Giải Pháp Và Kiến Nghị Nâng Cao Tính Thanh



sản xuất nên giai đoạn này ngân hàng thường có mức độ đầu tư cao và lợi nhuận cao. Trong thời kỳ này, các ngân hàng thường nắm giữ tài sản ít thanh khoản, cho vay nhiều hơn. Aspachs et al. (2005) chỉ ra rằng các ngân hàng dự trữ thanh khoản cao trong thời kỳ suy thoái kinh tế do thắt chặt cho vay và thanh khoản giảm trong nền kinh tế phát triển do nắm nhiều tài sản rủi ro và cho vay nhiều hơn. Kết quả này ngược lại với nghiên cứu của Vodová, P., 2011a; Teixeira, D., 2013; Vodová, P., 2012. Trong khi Moussa, M. A. B., 2015; Vodová, P., 2013 thì tìm thấy tác động không rõ ràng của tăng trưởng GDP đến thanh khoản ngân hàng.

Công cụ chính sách tiền tệ (MIR)


Kết quả nghiên cứu cho thấy công cụ chính sách tiền tệ (MIR) tác động cùng chiều tài sản thanh khoản chi tổng tài sản (L1), tài sản thanh khoản chia tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn (L2) và ngược chiều với dư nợ chia tổng tài sản (L3), dư nợ chi tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn (L4). Như vậy, công cụ chính sách tiền tệ tác động công chiều với thanh khoản, phù hợp với giải thuyết đặt ra. Nghiên cứu này giống với kết quả nghiên cứu của Lucchetta, M., 2007; Malik, M. F. et al, 2013. Kết quả này phù hợp với thực tế, khi nền kinh tế lạm phát cao, tăng trưởng nóng, Ngân hàng Nhà Nước tăng lãi suất tái cấp vốn hi đó, các ngân hàng thương mại bị thiếu thanh khoản sẽ vay Ngân hàng Nhà nước với lãi suất cao, do đó các ngân hàng tăng nắm giữ tài sản thanh khoản và hạn chế cho vay, hạn chế đầu tư vào các dự án rủi ro, nhất là ngân hàng nhỏ làm cho thanh khoản ngân hàng thương mại tăng. Ngược lại nếu Ngân hàng Nhà nước muốn tăng cung tiền, kích thích nền kinh tế thì sẽ giảm lãi suất chiếc khấu, hi đó các ngân hàng thương mại sẽ tăng cường cho vay và đầu tư các dự án rủi ro, dẫn đến thanh khoản thấp. Nghiên cứu này khác với nghiên cứu của Aspachs, O., et al, 2005; Vodová, P., 2013, thì cho rằng công cụ chính sách tiền tệ tác động ngược chiều đến thanh khoản.


]



Bảng 4.12 Tóm tắt kết quả nghiên cứu



STT


Tên biến


Giả thuyết

Kết quả nghiên cứu


Những nghiên cứu có cùng kết quả


1


CAP


+


-

Vodová, P., 2013; Vodová, P., 2011a;

Vodová, P., 2012.


2


NPL


-


-

Vodová, P., 2011a; Deléchat, C. et al, 2012; Vodová, P., 2012; Trương Quang

Thông và Phạm Minh Tiến, 2014.


3


TOA


+


-

Lucchetta, M., 2007; Vodová, P., 2013; Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016; Diana Teixeira 2013; Vodová, P., 2012;

Vodová, P., 2011b.


4


ROE


+


-

Vodová, P., 2013; Diana Teixeira,

2013; Moussa, M. A. B., 2015.


5


MIR


+


+

Lucchetta, M., 2007; Malik, M. F. et al,

2013.


6


GDP


-


-

Aspachs, O., et al, 2005; Deléchat, C. et al, 2012; Cucineli, D., 2013; Vodová, P., 2011b; Trương Quang Thông và

Phạm Minh Tiến, 2014.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 9

Nguồn: Tác giả tổng hợp



Tóm tắt chương 4


Trong chương này, bài nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu theo phương pháp bình phương bé nhất dạng gộp Pooled OLS, phương pháp tác động cố định FEM (Fixed Effect Model), phương pháp tác động ngẫu nhiên REM (Random Effect Model), dựa vào kết quả kiểm định F-test và kiểm định Hausman, mô hình được lựa chọn là FEM (Fixed Effect Model). Kết quả kiểm định những giả định hồi quy cho thấy mô hình FEM không bị vi phạm các giả định hồi quy.

Từ ết quả nghiên cứu, tác giả đã so sánh với lý thuyết ở phần cơ sở lý luận, so sánh với giả thuyết đã đặt ra ở chương 3 và so sánh với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu và các thảo luận là cơ sở để tiến hành đưa ra những gợi ý chính sách trong chương 5.


CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH THANH

KHOẢN CỦA CÁC


5.1 Kết luận chung về đề tài nghiên cứu


Bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016, thông qua mẫu khảo sát gồm 26 NHTMCPVN. Bài nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu theo phương pháp bình phương bé nhất dạng gộp Pooled OLS, phương pháp tác động cố định FEM (Fixed Effect Model), phương pháp tác động ngẫu nhiên REM (Random Effect Model), dựa vào kết quả kiểm định F-test và kiểm định Hausman, mô hình được lựa chọn là FEM (Fixed Effect Model). Kết quả kiểm định những giả định hồi quy cho thấy mô hình FEM đã vi phạm các giả định hồi quy như phương sai thay đổi và tự tương quan, để khắc phục hiện tượng này tác giả đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (GLS).

Kết quả hồi quy ở các mô hình cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu (NPL), quy mô ngân hàng (TOA), tăng trưởng kinh tế (GDP) tác động ngược chiều với thanh khoản ngân hàng và ngược lại công cụ chính sách tiền tệ tác động cùng chiều với thanh khoản hàng. Mặc khác, bài nghiên cứu cũng cho ết quả tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TOA) và tỷ suất sinh lợi (ROE) có tác động hông rõ ràng đến thanh khoản ngân hàng.

5.2 Đề xuất một số chính sách


Với kết quả nghiên cứu trên tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách giúp ngân quản lý thanh khoản hiệu quả hơn để góp phần làm lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Khoảng vài năm trở lại đây, hi Chính phủ luôn cố gắng phấn đấu phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao thì tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng luôn xảy ra. Sau đó là dẫn đến lạm phát (hoặc nguy cơ lạm phát) rồi hạn chế hoặc dừng hẳn tăng trưởng tín dụng, hút tiền từ lưu thông về thì thanh khoản của hệ thống ngân hàng lại căng thẳng, người dân lại càng hoang mang cho những khoản tiền



gửi tiết kiệm của mình. Do đó, các ngân hàng thường xuyên dự báo tăng trưởng kinh tế một cách thận trọng từ đó có chính sách phù hợp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu là yếu tố quan trọng và tác động mạnh nhất đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Như vậy, ngân hàng quản lý tốt nợ xấu sẽ cải thiện tỷ lệ thanh khoản đáng ể. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần quan tâm kiểm soát chặt chẽ những rủi ro có thể gặp phải hi tăng trưởng tín dụng để khắc phục kịp thời việc tăng tỷ lệ trích lập dự phòng, bên cạnh đó, đối với các khoản nợ xấu và nợ quá hạn cần quan tâm xử lý kịp thời nhằm giảm các rủi ro và tăng tính thanh hoản của các ngân hàng thương mại.

Công cụ chính sách tiền tệ mà cụ thể là lãi suất tái cấp vốn là công cụ điều tiết của ngân hàng Nhà nước can thiệt vào thị trường, trong giai đoạn nền kinh tế ổn định, lạm phát vừa phải thì công cụ này ít được sử dụng, cụ thể là lãi suất tái cấp vốn không thay đổi từ 18/03/2014 đến nay là 6,5%.

Về tỷ suất lợi nhuận, thường thì những ngân hàng có khả năng sinh lời cao phải đối mặt với các rủi ro cao, trong đó có rủi ro thanh khoản, có nghĩa là tỷ lệ thanh khoản thấp do ngân hàng chấp nhận những khoản đầu tư mạo hiểm, hoặc những món vay có độ rủi ro cao, dẫn đến tài sản thanh khoản giảm. Do đó, các ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả, tăng sức cạnh tranh, có các chính sách linh hoạt đáp ứng kịp thời các biến động của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu của ngân hàng là nâng cao khả năng sinh lời. Song, cũng cần quan tâm giảm các khoản đầu tư mạo hiểm hoặc cho vay có độ rủi ro cao nhằm tăng tính thanh hoản của các ngân hàng thương mại.

Quy mô ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ thanh khoản càng thấp, tại Việt Nam, những ngân hàng có quy mô nhỏ thường chịu sức ép lớn về thanh khoản hơn những ngân hàng có quy mô lớn, do đó những ngân hàng có quy mô nhỏ chủ động duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao để đáp ứng yêu cầu thanh toán cũng như đối phó với những biến động của thị trường. Mặt hác, cũng có những lập luận cho rằng, những ngân hàng có quy mô nhỏ sẽ hó hăn hơn trong việc tiếp cận vốn từ thị trường, ngược lại những ngân hàng có quy mô lớn thì khả năng huy động vốn sẽ dễ dàng hơn nhờ vào uy tín ngân hàng cũng như mạng lưới chi nhánh rộng khắp, nên chỉ cần duy trì một tỷ lệ thanh khoản thấp.



5.3 Hạn chế của đề tài


Do thời gian nghiên cứu ngắn, việc thu thập dữ liệu gặp nhiều hó hăn, nguồn thông tin tác giả nghiên cứu thu thập chủ yếu trên các báo cáo tài chính mà ngân hàng cung cấp, tính minh bạch thông tin, tình trạng công bố thông tin còn thiếu và chưa chuyên nghiệp, với 26 ngân hàng còn thiếu so với hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu không thực hiện lấy dữ liệu điều tra của tổng thể nên các mối quan hệ ước lượng chưa được chính xác, các kết luận từ kiểm định giả thuyết có thể phạm vào sai lầm do chấp nhận một giả thuyết sai hoặc sai lầm do bác bỏ một giả thuyết đúng ở mức ý nghĩa nhất định. Nghiên cứu này chưa xét đến độ trễ của dữ liệu và mối quan hệ phi tuyến tính.

Bài nghiên cứu chưa xem xét đến tác động khủng hoảng kinh tế, tách giữa ngân hàng có nhà nước sở hữu trên 51% vốn, lãi suất bình quân lên ngân hàng. Bài nghiên cứu còn có một số hạn chế như chưa xét đến các loại hình ngân hàng khác (ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh), số lượng quan sát đưa vào nghiên cứu còn hạn chế do có khá nhiều ngân hàng không công bố đầy đủ dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu.

5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo


Hướng nghiên cứu tiếp theo cho các nghiên cứu lặp lại vấn đề này là nghiên cứu với ích cỡ mẫu lớn hơn với phạm vi thời gian dài hơn hoặc nếu có thể nghiên cứu tất cả các ngân hàng tại Việt Nam bao gồm cả ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh thì ết quả sẽ rất chính xác. Các nghiên cứu tiếp theo có thể bổ sung thêm nhiều yếu tố hác có ảnh hưởng đến thanh hoản ngân hàng, các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng thêm những biến độc lập như: biến giả khủng hoảng kinh tế và lãi suất bình quân liên ngân hàng (VNIBOR) và cần xem xét thêm mối quan hệ phi tuyến tính và độ trễ các biến vĩ mô.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt


[1] Duttweiler, R., 2009. Quản lý thanh khoản trong ngân hàng. Dịch từ tiếng Anh, người dịch Thanh Hằng (2010), Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

[2] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức.

[3] Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016. Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, Số 9/2016.

[4] Trần huy hoàng, 2010. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

[5] Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014. Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản, trường hợp các NHTMCPVN, Thị trường tài chính tiền tệ, số 21(414), 33-38.

[6] Trương Quang Thông, 2010. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.

[7] Mối quan hệ giữa quản trị công ty và thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

[8] Trần Hoàng Ngân và Phạm Quốc Việt, 2016. Mối quan hệ giữa quản trị công ty và thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 3+4/2016.

Tài liệu tiếng Anh


[9] Aspachs, O. et al., 2005. Liquidity, Banking Regulation and the Macroeconomy. Evidence on bank liquidity holdings from a panel of UK-resident banks. Bank of England Working Paper, 1 – 26.

[10] Basel I: International Convergence Of Capital Measurement and Capital Standards, Bank for international settlements, 1988.

[11] Basel II: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, Bank for international settlements, 2006.

[12] Basel III: A global regulatory framework for more resilient banks and banking systems, Bank for international settlements, 2010.

[13] Brooks, C., 2008. Introductory econometrics for finance, 2nd, Cambridge University Press.

[14] Bunda, I. et al., 2008. The bank liquidity smile across exchange rate regimes,

International Economic Journal, Vol. 22, No. 3, 361–386.


[15] Cucinelli, D., 2013. The Determinants of Bank Liquidity Risk within the Context of Euro Area, Interdisciplinary Journal of Research in Business, Vol. 2, Issue. 10, 51- 64.

[16] Deléchat, C. et al., 2012. The Determinants of Banks' Liquidity Buffers in Central America, International Monetary Fund, WP/12/301.

[17] Lucchetta, M., 2007. What Do Data Say About Monetary Policy, Bank Liquidity and Bank Risk Taking? Economic Notes by Banca Monte dei Paschi di Siena SpA, vol. 36, no. 2, 189–203.

[18] Malik, M. F. et al., 2013. Commercial Banks Liquidity in Pakistan: Firm Specific and Macroeconomic Factors, The Romanian Economic Journal, Year XVI, No. 48, 139-154.

[19] Mousa, M., 2015. The Determinants of Bank Liquidity: Case of Tunisia,

International Journal of Economics and Financial, Issues. 5, 249-259.


[20] Teixeira, D., 2013. Off-balance sheet items in European banking: A panel data econometric model on risk and liquidity, Universidade do Porto.

<https://repositorio-aberto.up.pt/bitstream/10216/69845/2/15614.pdf> [Accessed 22 July 2016].

[21] Vodová, P., 2011a. Liquidity of Czech Commercial Banks and its Determinants, International Journal of Mathematical Models and Methods in Applied Sciences, 5, 1060-1067.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí