nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư. Người cho vay vốn và cung ứng vật liệu có thể xem xét tình hình thanh khoản từ báo cáo tài chính của các công ty để đưa ra quyết định có giao dịch với doanh nghiệp hay không.
Đối với nền kinh tế: Các cơ quan chức năng có thể sử dụng báo cáo tài chính để theo dòi quá trình hoạt động của các doanh nghiệp , cấu trúc tài chính, từ đó các nguy cơ khủng hoảng kinh tế cũng được giảm bớt. Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn dùng báo cáo tài chính để đưa ra các chính sách kinh tế hợp lý, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
2.1.1.3. Mục đích của báo cáo tài chính
Theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IASB, 2010) cho rằng mục tiêu của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin hữu ích về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và những thay đổi về tài chính của một doanh nghiệp cho nhiều đối tượng sử dụng các thông tin này để đưa ra các quyết định kinh tế.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 –Mục đích của báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính , tình hình kinh doanh và các luồng
tiền của môt
doanh nghiêp
, đáp ứ ng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiêp
, cơ quan
Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử duṇ g trong viêc đưa ra cać quyêt́
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - 2
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - 3
- Mô Hình Nghiên Cứu “Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Kịp Thời Của Bctc Các Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Thành Phố Hà Nội”.
- Thực Trạng Công Bố Thông Tin Trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội
- Thực Trạng Vấn Đề Công Bố Thông Tin Trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
điṇ h kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
a) Tài sản;
b) Nơ ̣ phải trả;
c) Vốn chủ sở hữu;
d) Doanh thu, thu nhâp
khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
e) Các luồng tiền.
Ngoài các thông tin này , doanh nghiêp
còn phải cung cấp các thông tin khác
trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải t rình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng
để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lâp
và trình bày Báo cáo tài chính .
Thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu qua Bảng cân đối kế toán. Thông tin về tình hình tài chính giúp người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá khả năng tạo ra tiền trong tương lai của doanh nghiệp đó, dự đoán
khả năng trả nợ vay, phân phối cổ tức, nhu cầu thanh toán và khả năng huy động vốn từ các nguồn tài trợ.
Thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp được cung cấp qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính dự đoán được khả năng sinh lời trong tương lai, khả năng tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
Thông tin về những biến động trong tình hình tài chính được cung cấp qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Người sử dụng Báo cáo tài chính có thể đánh giá khả năng tạo ra các nguồn tiền và các khoản tương đương tiền cũng như việc sử dụng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền này thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài ra, những thông tin khác liên quan đến trình bày báo cáo tài chính được thể hiện trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo này được dùng để mô tả hoặc phân tích các thông tin số liệu đã được trình bày trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán cụ thể.
2.1.2. Các giả thuyết và nguyên tắc kế toán chi phối đến việc lập báo cáo tài chính
2.1.2.1. Các giả thuyết kế toán a/ Giả thuyết kỳ kế toán
Giả thuyết kỳ kế toán yêu cầu kế toán phải công bố thông tin định kỳ của doanh nghiệp theo từng kỳ bằng cách phân chia đời sống của doanh nghiệp thành từng niên độ. Điều này xuất phát từ nhu cầu của người sử dụng thông tin tài chính muốn biết tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
b/ Giả thuyết về tính độc lập và trọn vẹn của một đơn vị kế toán
Giả thuyết này bao gồm:
- Phân biệt tình hình hoạt động và tài sản của từng doanh nghiệp.
- Phân biệt kết quả hoạt động và tài sản của doanh nghiệp với các giao dịch thương mại và tài sản của chủ sở hữu.
c/ Giả thuyết về đơn vị tính toán
Thông tin do kế toán cung cấp phải được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ. Tất cả tài sản và mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp đều được kế toán ghi chép và thể hiện bằng đơn vị đo lường tiền tệ. Nhờ vậy, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được kế toán ghi nhận một các kịp thời và chính xác.
2.1.2.2. Các nguyên tắc kế toán
Theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 01 “Chuẩn mực chung”, việc lập và trình bày báo cáo tài chính bao gồm những nguyên tắc sau:
a/ Nguyên tắc dồn tích
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
b/ Nguyên tắc hoạt động liên tục
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
c/ Nguyên tắc giá gốc
Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
d/ Nguyên tắc phù hợp
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
e/ Nguyên tắc nhất quán
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
f/ Nguyên tắc thận trọng
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
g/ Nguyên tắc trọng yếu
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
2.1.3. Các đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính cần thỏa mãn các đặc điểm chất lượng nếu muốn cung cấp thông tin hữu ích đến người sử dụng báo cáo tài chính. Hai nhóm đặc điểm chất lượng báo cáo tài chính được đưa ra trong khuôn mẫu lý thuyết IASB (2010) bao gồm:
- Nhóm đặc điểm về chất lượng cơ bản: Thích hợp và phản ánh trung thực.
- Nhóm đặc điểm về chất lượng nâng cao: Có thể so sánh, có thể kiểm tra, kịp thời và có thể hiểu được.
Các đặc điểm chất lượng cơ bản bao gồm:
- Thích hợp: Thông tin được xem là thích hợp khi thông tin đó có thể giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra quyết định khác hơn khi không có thông tin này. Thông tin có tính thích hợp khi thông tin đó có giá trị dự đoán và giá trị khẳng định.
Giá trị dự đoán là khả năng giúp dự đoán kết quả cuối cùng của các sự kiện đã diễn ra hay đang diễn ra. Người đọc thông tin có thể tự đưa ra dự đoán của mình khi có giá trị dự đoán. Giá trị khẳng định là cung cấp phản hồi về dự đoán trước đó. Tính thích hợp của thông tin liên quan đến nội dung và mức trọng yếu của thông tin. Thông tin được xem là trọng yếu khi thông tin trình bày sai hoặc thiếu thông tin sẽ ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Như vậy, tính trọng yếu được xem là một khía cạnh của thích hợp.
- Phản ánh trung thực: Thông tin báo cáo tài chính được xem là hữu ích khi chúng được lập trên cơ sở các thông tin kế toán phản ánh trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã xảy ra và có liên quan đến việc xác định các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính ngay tại thời điểm lập và trình bày báo cáo tài chính. Thông tin cần phải đầy đủ, khách quan và không sai sót thì thông tin đó mới được xem là trung thực. Thông tin đầy đủ nghĩa là phải bao gồm những thông tin cần thiết để hiểu được bản chất của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không bỏ sót phần nào kể cả giải thích, diễn giải. Thông tin khách quan nghĩa là khi lựa chọn và trình bày thông tin đó sẽ không có sự thiên vị. Để thông tin được trình bày trung thực đòi hỏi không có sai sót hay bỏ sót trong các thông tin cần thiết để hiểu được những nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Các đặc điểm chất lượng nâng cao:
- Có thể so sánh: Báo cáo tài chính chỉ hữu ích cho người sử dụng khi có thể so sánh với các năm trước, với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, các nghiệp vụ giống nhau phải được ghi nhận một cách nhất quán trong toàn doanh nghiệp, giữa các thời kỳ và giữa các doanh nghiệp.
- Có thể kiểm tra: Đây là đặc điểm cần thiết để đảm bảo sự trình bày trung thực của thông tin. Có thể kiểm tra là khả năng thông qua sự đồng thuận giữa những người đánh giá (đủ năng lực và độc lập) để đảm bảo thông tin phù hợp với nghiệp vụ muốn trình bày hoặc phương pháp đánh giá được chọn không có sai sót hoặc thiên lệch. Có hai loại kiểm chứng là kiểm chứng trực tiếp và kiểm chứng gián tiếp. Kiểm chứng trực tiếp là xác minh lại thông tin bằng phương pháp quan sát trực tiếp. Loại kiểm chứng này có thể phát hiện được thiên lệch do phương pháp, ví dụ như kiểm chứng giá trị của một nhà xưởng có thể kiểm chứng được thiên lệch do người đo lường và phương pháp đo lường. Kiểm chứng gián tiếp là làm lại thủ tục kế toán, loại kiểm chứng này có thể phát hiện được sai lệch do người đo lường gây ra, ví dụ như kiểm tra lại phương pháp khấu hao tài sản cố định.
- Kịp thời: Báo cáo tài chính được xem là kịp thời khi báo cáo tài chính cung cấp thông tin đến người sử dụng ngay khi người sử dụng cần đưa ra quyết định. Thông tin càng cũ thì tính hữu dụng của thông tin ấy càng sẽ càng thấp.
- Có thể hiểu được: Thông tin báo cáo tài chính chỉ hữu ích khi thông tin ấy phải được người sử dụng hiểu được và đưa ra quyết định. Thông tin phức tạp cần phải được trình bày và giải thích trên thuyết minh báo cáo tài chính.
Dựa vào khuôn mẫu lý thuyết IASB, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” đã đưa ra các yêu cầu cơ bản đối với thông tin kế toán như: Trung thực, đầy đủ, kịp thời, khách quan, dễ hiểu và có thể so sánh được.
Ngoài ra, Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” cũng quy định các đặc điểm chất lượng của thông tin được cung cấp từ báo cáo tài chính trong phần quy định về chính sách kế toán, theo đó báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin đáp ứng được các yếu tố sau:
a/ Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng; b/ Đáng tin cậy, khi:
- Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;
- Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;
- Trình bày khách quan, không thiên vị;
- Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;
- Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
Như vậy, hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện tại cũng thể hiện chi tiết các yêu cầu về việc lập, trình bày và công bố báo cáo tài chính. Các yêu cầu này cũng đồng nhất với các quy định về chất lượng thông tin báo cáo tài chính của IASB. Có thể thấy, việc lập và trình bày báo cáo tài chính đã được quy định trong một khuôn khổ pháp lý thống nhất và tương đối ổn định thông qua hệ thống chế độ và chuẩn mực kế toán, đã đạt tới mức độ hòa hợp đáng kể với thông lệ và chuẩn mực Kế toán quốc tế về quan điểm đo lường, ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính.
2.1.4. Khái niệm tính kịp thời báo cáo tài chính
Theo FASB và IASB, kịp thời là một trong những đặc tính giúp cho chất lượng thông tin được nâng cao. Kịp thời có nghĩa là việc cung cấp thông tin đến người sử dụng kịp thời có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của họ. Mức độ hữu dụng của thông tin sẽ càng bị giảm khi thông tin đó càng lỗi thời (FASB, 2010). Hay phương tiện kịp thời với thông tin có sẵn giúp cho người sử dụng thông tin ra các quyết định trong tương lai, do đó quyết định của người sử dụng thông tin sẽ bị ảnh hưởng nếu thông tin đó không được cung cấp kịp thời. Nói cách khác, thông tin sẽ bị giảm đi tính hữu ích nếu như thông tin đó quá cũ. Ngoài ra, theo chuẩn mực chung trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, tính kịp thời được hiểu là các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
2.2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
2.2.1. Lý thuyết cơ sở
2.2.1.1. Lý thuyết ủy nhiệm
Lý thuyết ủy nhiệm xuất hiện vào những năm 1970, nội dung của lý thuyết ủy nhiệm đề cập đến mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (một người hoặc nhiều người) và bên được ủy nhiệm, trong đó bên được ủy nhiệm sẽ thay mặt bên ủy nhiệm điều hành doanh nghiệp và thực hiện một số công việc được ủy nhiệm. Lý thuyết này giả định rằng hai bên đều tối đa hóa lợi ích của mình. Khi bên được ủy nhiệm hành động vì lợi ích của riêng mình mà gây bất lợi cho bên ủy nhiệm, ví dụ như nhà quản lý sẽ tăng lợi ích của mình thông qua việc chi tiêu như xây dựng văn phòng lớn, chi phí đi lại lớn,... và số tiền này được lấy từ doanh nghiệp, qua đó làm giảm lợi nhuận của các cổ đông. Sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản trong công ty phát sinh ra các mâu thuẫn. Những vấn đề này làm phát sinh ra chi phí ủy nhiệm. Chi phí ủy nhiệm gồm có chi phí giám sát (Monitoring cost), chi phí liên kết (Bonding cost) và chi phí khác (Residual cost) nhằm chi trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên.
Theo lý thuyết ủy nhiệm, mâu thuẫn giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm là rất đáng kể vì người điều hành doanh nghiệp thường có cổ phần rất ít trong doanh nghiệp. Vì vậy, để hạn chế chi phí ủy nhiệm và đạt được sự cân bằng lợi ích giữa hai bên, bên ủy nhiệm yêu cầu thông tin cần được công bố nhiều hơn và kịp thời. Do đó, lý thuyết ủy nhiệm đã góp phần giải thích ảnh hưởng của yếu tố quy mô công ty đến việc công bố thông tin. Ngoài ra, lý thuyết ủy nhiệm cũng cho rằng yếu tố lợi nhuận có ảnh hưởng đến việc công bố thông tin, vì đối với những công ty có lợi nhuận cao,
người quản lý thường muốn công bố thông tin nhiều hơn nhằm thể hiện khả năng quản lý, nâng cao uy tín của bản thân và tạo lòng tin đối với bên ủy nhiệm.
2.2.1.2. Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định
Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định (Decision Usefulness Theory) xuất phát từ mục tiêu của kế toán là giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định kinh tế bằng cách cung cấp các thông tin hữu ích. Trên cơ sở đó, các đặc điểm chất lượng báo cáo tài chính được xác định. Trước hết, báo cáo tài chính phải gồm những thông tin hữu ích, nghĩa là các thông tin đó có thể giúp người sử dụng đánh giá được tình hình quá khứ và dự đoán được tình hình tương lai của doanh nghiệp. Không những vậy, các thông tin này còn phản ảnh trung thực tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có những yêu cầu khác trình bày dễ hiểu, khả năng kiểm tra, khả năng so sánh và tính kịp thời. Các đặc điểm chất lượng đã nêu trên là nền tảng để xây dựng hoặc lựa chọn chính sách kế toán cho doanh nghiệp (IASB, 2010).
Áp dụng vào vấn đề công bố thông tin báo cáo tài chính, lý thuyết này yêu cầu báo cáo tài chính công bố phải đầy đủ thông tin cần thiết và kịp thời cho việc ra quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.
2.2.2. Một số nghiên cứu trước đây
2.2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Năm 1989, nghiên cứu của Robert H.Ashton và cộng sự thực hiện tại thị trường chứng khoán Canada từ năm 1977 - 1982 khảo sát dựa trên 465 công ty. Kết quả cho thấy, có 4 biến tác động đến tiến độ hoàn tất báo cáo kiểm toán bao gồm: Lĩnh vực hoạt động, loại kiếm toán viên, các sự kiện đặc biệt và dấu hiệu của thu nhập ròng.
Nghiên cứu của Waresul Karim và Jamal Uddin Ahmed năm 2005 tại thị trường chứng khoán Bangladesh cho thấy sự thay đổi của các quy định pháp lý có ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Karim và các cộng sự vào năm 2006 lại cho thấy những thay đổi trong pháp lý không có ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Bangladesh.
Stepen Owusu-Anahsa và Stergios Leventis trong nghiên cứu năm 2006 đã tiến hành xem xét sự ảnh hưởng đến tính kịp thời báo cáo tài chính của 95 công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hy Lạp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn, các công ty được kiểm toán bởi các công ty