11h).
19/11/2007: Mở rộng thời gian giao dịch từ 8h30 đến 11h (thay vì từ 9h đến
19/03/2008: Trung tâm GDCK Hà Nội vinh dự được đón nhận Huân chương
Lao động hạng Ba theo Quyết định số 1455/2007/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của thị trường chứng khoán, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
30/10/2008: Vận hành Hệ thống giao dịch từ xa, cho phép các công ty chứng khoán kết nối thẳng với máy chủ giao dịch của Trung tâm GDCK Hà Nội để thực hiện nhập lệnh giao dịch cho nhà đầu tư.
02/01/2009: Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg về việc thành lập Sở GDCK Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm GDCK Hà Nội, từ đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
24/06/2009: Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt đồng thời khai trương vận hành thị trường đăng ký giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).
24/09/2009: Hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt chính thức vận hành, là cơ sở phát triển thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ thứ cấp theo chuẩn quốc tế.
Ngày 18/11/2009: Phiên giao dịch thứ 1.000 chính thức được thực hiện tại Sở GDCK Hà Nội. Sau hơn 4 năm hoạt động, với 1.000 phiên giao dịch an toàn, hiệu quả và quy tụ được trên 250 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên địa bàn cả nước, 98 công ty chứng khoán thành viên với gần 700.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, tổng mức vốn hóa thị trường tại SGDCK Hà Nội đạt 135.500 tỷ đồng, chiếm gần 10% GDP, gấp gần 70 lần giá trị vốn hoá thị trường tại thời điểm khai trương.
08/02/2010: Triển khai công nghệ giao dịch trực tuyến trên thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết, cho phép nhà đầu tư nhập lệnh trực tiếp vào hệ thống của Sở GDCK Hà Nội, rút ngắn thời gian truyền lệnh, cải thiện năng lực khớp lệnh của hệ thống.
15/04/2010: Sở GDCK Hà Nội chính thức gia nhập và là thành viên thứ 19 của Liên đoàn các Sở GDCK Châu Á và Châu Đại Dương (AOSEF).
21/6/2010: Sở GDCK Hà Nội đón cổ phiếu thứ 300 tham gia niêm yết, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán PVR).
18/07/2010: Sở GDCK Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
theo Quyết định số 995/QĐ-CTN của Chủ tịch nước ngày 12/07/2010 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2005-2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng
CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
19/07/2010: Áp dụng bổ sung phương thức khớp lệnh liên tục đối với thị trường UPCoM, bên cạnh phương thức giao dịch thỏa thuận.
11/05/2011: Bộ Tài chính chính thức phê duyệt việc Sở GDCK Hà Nội tham gia Diễn đàn thị trường trái phiếu Asean+3 (ABMF) với vai trò là "thành viên chính thức cấp quốc gia".
30/5/2011: Bộ Tài chính chấp thuận cho Sở GDCK Hà Nội tham gia Liên đoàn các Sở GDCK Thế giới (WFE) và chính thức được kết nạp "thành viên thông tin" vào tháng 6/2011.
2/12/2011:Sở GDCK Hà Nội đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng Giám đốc các Sở GDCK ASEAN lần thứ 15 tại Hà Nội. Hội nghị tuyên bố kết nối ASEAN Link vào tháng 6/2012.
15/1/2012: Khánh thành và đưa vào sử dụng công trình trụ sở mới của Sở GDCK Hà Nội. Đây là công trình trọng điểm của ngành tài chính, được đầu tư xây dựng hiện đại, đồng bộ thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đối với việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả cho công cuộc phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán Việt Nam.
05/03/2012: Áp dụng thời gian giao dịch cổ phiếu từ 9h00 đến 14h15 (nghỉ giữa giờ từ 11h30-13h00).
09/07/2012: Ra mắt chỉ số HNX 30, là chỉ số giá của 30 cổ phiếu có tính thanh khoản nhất trên thị trường cổ phiếu niêm yết.
06/08/2012: Áp dụng hệ thống đấu thầu trái phiếu điện tử, cho phép thành viên đấu thầu có thể nhập phiếu dự thầu từ xa, sửa/hủy phiếu thầu theo diễn biến của thị trường, nhận kết quả đấu thầu trực tuyến tức thời, giúp rút ngắn thời gian xét thầu, xác định kết quả đấu thầu và kết nối cơ quan quản lý, tổ chức phát hành, tổ chức thị trường với toàn thể thành viên đấu thầu Trái phiếu Chính phủ.
24/08/2012: Khai trương Hệ thống giao dịch tín phiếu Kho bạc, góp phần tạo tính thanh khoản cho tín phiếu đồng thời thể hiện sự kết nối công cụ ngắn hạn và dài hạn của Trái phiếu Chính phủ.
1/10/2012: Chính thức áp dụng Hệ thống ngành kinh tế HaSIC (Hanoi Stock Exchange Standard Industrial Classification) đối với các doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội.
18/03/2013: Chính thức vận hành hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ phiên bản 2, cho phép hỗ trợ giao dịch đa thị trường, đa tiền tệ, tích hợp các hoạt động đấu thầu, giao dịch tín phiếu, trái phiếu và công bố thông tin, tạo sự liên thông giữa thị trường nợ sơ cấp và thứ cấp.
18/03/2013: Triển khai hệ thống Đường cong lợi suất TPCP, một trong những chỉ báo thanh khoản quan trọng giúp cơ quản lý, tổ chức phát hành và nhà đầu tư nhận định xu hướng thị trường và định giá trái phiếu.
29/07/2013: Chính thức vận hành Hệ thống giao dịch cổ phiếu phiên bản 5, (core i5) với năng lực xử lý của hệ thống tăng gấp 20-30 lần, cho phép triển khai nhiều tiện ích giao dịch.
29/07/2013: Kéo dài thời gian giao dịch đến 15h00 trên thị trường cổ phiếu đồng thời thay đổi kết cấu phiên giao dịch và bổ sung các loại lệnh mới (ATC, lệnh thị trường) trên thị trường cổ phiếu niêm yết.
2/12/2013: Chính thức vận hành hệ thống chỉ số bao gồm chỉ số tổng hợp (HNX FF Index), bộ chỉ số quy mô (Large Cap Index và Medium/Small Cap Index), và bộ chỉ số ngành (Công nghiệp, Xây dựng và Tài chính).
3.4. Thực trạng vấn đề công bố thông tin trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Theo nghiên cứu trong Báo cáo đánh giá tình hình CBTT&MB của các công ty niêm yết trên HNX 2015 – 2016 do HNX phát hành thì điểm trung bình CBTT&MB theo trọng số của các công ty niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội đạt 51,3%, cao hơn 0,5% so với năm 2015. Trong đó, số công ty niêm yết đạt chất lượng “xuất sắc” CBTT&MB là 2,1%; 17,7%, công ty đạt mức “tốt” và 41,3% công ty đạt mức “trung bình”. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra còn khoảng 39% số công ty niêm yết cần phải cải thiện chất lượng CBTT&MB.
Các công ty niêm yết thuộc nhóm HNX30 có điểm trung bình CBTT&MB cao hơn 4,2%. Một điểm đáng lưu ý là các công ty thuộc nhóm HNX30 có điểm tuân thủ cao hơn 3,9% và điểm thông lệ cao hơn 0,7% so với toàn bộ công ty niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội.
Điểm trung bình CBTT&MB còn có sự thay đổi lớn theo ngành, các công ty thuộc ngành Tài chính có chất lượng CBTT&MB tốt nhất trong năm 2016. Sau các công ty thuộc ngành Tài chính là các công ty thuộc ngành Vận tải kho bãi và ngành Y tế. Các công ty niêm yết thuộc ngành Thông tin và truyền thông có chất lượng CBTT&MB thấp nhất, tiếp đến công ty thuộc ngành Bất động sản và Xây dựng.
Bên cạnh đó, tính kịp thời cũng là một yếu tố đáng quan tâm, một số công ty niêm yết đã phải xin gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính như: CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC), CTCP Ligogi 166 (LCS), CTCP Đầu tư và phát triển Công nghiệp Bảo Thư (QNC), CTCP Xi măng và xây dựng Quảng Ninh (QNC) và một số công ty khác. Tình đến thời điểm ngày 28/04/2016, đã có tổng cộng 373 công ty niêm yết công bố báo cáo tài chính, chiếm 97,64% số lượng công ty niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội, tuy nhiên, vẫn còn 9 công ty chưa công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2016 mặc dù đã quá hạn 90 ngày theo quy định, đây là vấn đề cần được quan tâm và cải thiện trong thời gian tới.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả mẫu điều tra
Mẫu điều tra gồm 474 quan sát (BCTC của 158 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội từ năm 2014 đến năm 2016) được phân bổ như sau:
Số quan sát | Tỷ lệ trong mẫu (%) | ||
Loại công ty kiểm toán | Big 4 | 72 | 15,19 |
Non-Big 4 | 402 | 84,81 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giả Thuyết Và Nguyên Tắc Kế Toán Chi Phối Đến Việc Lập Báo Cáo Tài Chính
- Mô Hình Nghiên Cứu “Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Kịp Thời Của Bctc Các Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Thành Phố Hà Nội”.
- Thực Trạng Công Bố Thông Tin Trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - 8
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội - 9
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
Nguồn: Dữ liệu thu thập của nghiên cứu do tác giả thống kê
Bảng 4.1 Phân bổ mẫu điều tra
Qua bảng 4.1 Phân bổ mẫu điều tra, số lượng báo cáo tài chính được kiểm toán bởi các công ty thuộc Big 4 là 72 báo cáo tài chính (chiếm 15,19%), số lượng báo cáo tài chính được kiểm toán bởi các công ty không thuộc Big 4 là 402 báo cáo tài chính (chiếm 84,81%).
4.2. Thống kê mô tả
Tên biến (Variables) | Số mẫu quan sát (N) | Giá trị nhỏ nhất (Minimum) | Giá trị lớn nhất (Minimax) | Giá trị trung bình (Mean) | Độ lệch chuẩn (Std.) | |
1 | SIZE | 474 | 10,13225 | 12,96941 | 11,41724 | 0,556199 |
2 | ROE | 474 | -1,432376 | 0,711500 | 0,106307 | 0,149084 |
3 | DEBT | 474 | 0,010988 | 0,928134 | 0,482065 | 0,237996 |
4 | ADL | 474 | 10 | 358 | 69,48312 | 25,18298 |
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến định lượng trong mô hình
Bảng 4.2 thống kê mô tả các biến định lượng trong mô hình. Trong số báo cáo tài chính khảo sát thì quy mô công ty thấp nhất là 10,13225 và cao nhất là 12,96941; Lợi nhuận (ROE) thấp nhất là -1,432376 và cao nhất là 0,711500. Đòn bẫy tài chính thay đổi từ mức 0,010988 đến 0,928134. Số ngày từ ngày kết thúc năm tài chính đến
ngày ký báo cáo kiểm toán dao động từ 10 ngày cho đến 358 ngày, thời hạn trung bình là 69,48312 ngày. Độ lệch chuẩn phản ánh mức chênh lệch bình quân giữa thời gian ký báo cáo kiểm toán của các công ty niêm yết trong mẫu xấp xỉ 25,18298 ngày.
4.3. Phân tích tương quan
ADL | SIZE | ROE | DEBT | AUD | |
ADL | 1,000000 | ||||
SIZE | -0,093242** | 1,000000 | |||
ROE | -0,179419** | 0,120951 | 1,000000 | ||
DEBT | -0,069955 | 0,509039 | 0,028928 | 1,000000 | |
AUD | -0,050886 | 0,376330 | 0,024640 | 0,211310 | 1,000000 |
Ghi chú: ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình
Bảng 4.3 cho thấy hệ số tương quan giữa tính kịp thời của báo cáo tài chính (biến ADL) và các biến độc lập dao động từ -0,179419 đến -0,050886. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập có giá trị lớn nhất là 0,509039, nhỏ hơn 0,8. Như vậy, hiện tượng đa cộng tuyến sẽ ít xảy ra trong quá trình chạy mô hình hồi quy.
4.4. Kết quả phân tích hồi quy
Do dữ liệu của nghiên cứu là dữ liệu bảng nên nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích hồi quy bằng phương pháp tác động cố định (FE) và phương pháp tác động ngẫu nghiên (RE), sau đó sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa phương pháp FE và phương pháp RE.
Phương pháp RE | Phương pháp FE | ||||
Hệ số β | Mức ý nghĩa | Hệ số β | Mức ý nghĩa | ||
Hằng số | 132,3187 | 0,0000 | 916,5654 | 0,0000 | |
SIZE | -5,324837*** | 0,0696 | -76,12002** | 0,0000 | |
ROE | -20,53473** | 0,0097 | 11,32422 | 0,3029 | |
DEBT | 0,266940 | 0,9667 | 41,45336** | 0,0187 | |
AUD | 0,090093 | 0,9815 | 5,085887 | 0,5911 | |
Số quan sát | 474 | 474 | |||
R-squared | 0,024250 | 0,566610 | |||
Durbin- Watson | 1,845395 | 2,322668 | |||
Kiểm định Hausman | P-value: 0,0000 |
Ghi chú: **,*** có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 5% và 10%
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp RE và FE
Để rò hơn, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Hausman để lựa chọn giữa phương pháp RE và phương pháp FE. Kết quả kiểm định Hausman có P-value
= 0,0000 nhỏ hơn 5%. Do đó phương pháp FE sẽ được lựa chọn thay cho phương pháp RE.
Dựa vào kết quả chạy mô hình hồi quy bằng phương pháp tác động cố định (FE) cho thấy biến SIZE và biến DEBT có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Còn lại hai biến ROE và AUD không có ý nghĩa thống kê ở cả mức ý nghĩa 5% và 10%. Kết quả hồi quy theo phương pháp FE ở bảng 4.4 cho thấy các hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện ảnh hưởng các yếu tố trong mô hình hồi quy trên ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến tính kịp thời của báo cáo tài chính và ngược lại, các yếu tố có hệ số hồi quy âm ảnh hưởng nghịch chiều đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.
Nhân tố quy mô trong mô hình hồi quy trên tác động nghịch chiều với tính kịp thời của báo cáo tài chính. Cụ thể là khi nhân tố quy mô tăng lên 1% thì thời gian công bố của báo cáo tài chính sẽ giảm xuống 76,120023 ngày. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của El Gabr năm 2006. Điều này được lý giải là do các công ty lớn thì số lượng nhân viên kế toán sẽ nhiều hơn, sử dụng các phần mềm kế toán hỗ trợ
nên số ngày tổng hợp và xử lý số liệu, lập báo cáo tài chính sẽ nhanh hơn. Công việc kiểm toán cũng nhờ vậy mà dễ dàng hơn. Như vậy, giả thuyết H1 được chấp nhận.
Nhân tố đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều với tính kịp thời của báo cáo tài chính. Cụ thể là khi đòn bẩy tài chính tăng 1% thì xu hướng công bố thông tin chậm trễ của công ty sẽ tăng lên, có nghĩa là thời gian báo cáo tài chính sẽ tăng thêm ngày 41,45336. Từ đó ta thấy được giả thuyết H3 cũng được chấp nhận. Kết quả này đồng quan điểm với nghiên cứu của của Owusu-Ansah năm 2000 và nghiên cứu của Ahmed và Hossain năm 2010.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy bằng chứng thực nghiệm về lý thuyết ủy nhiệm áp dụng vào lĩnh vực công bố báo cáo tài chính của các công ty niêm yết Sở GDCK Hà Nội. Theo lý thuyết ủy nhiệm, các công ty lớn thường có chi phí ủy nhiệm liên quan đến sự tách biệt quyền quản lý và quyền sở hữu. Chi phí ủy nhiệm có xu hướng tăng cùng với quy mô công ty. Các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ phải cung cấp nhiều thông tin hơn để nỗ lực làm giảm chi phí ủy nhiệm này. Cụ thể các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ cung cấp báo cáo tài chính kịp thời hơn các doanh nghiệp khác.
Ngoài ra hai biến là ROE và AUD đều không có ý nghĩa thống kê ở cả hai mức ý nghĩa 5% và 10%. Có thể là do số quan sát về lợi nhuận (ROE) và loại công ty kiểm toán không đủ để suy rộng ra cho tổng thể dẫn đến các nhân tố này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê.
Để nâng cao tính kịp thời của báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội, khóa luận đưa ra một số kiến nghị ở chương tiếp theo.