Thực Trạng Về Thu Nhập Ngoài Lãi Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


Giới thiệu chương

Để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi, ngoài những tổng quan về lý thuyết như đã giới thiệu ở chương 2 thì tìm hiểu về thực trạng của thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng hiện nay là rất cần thiết. Cụ thể hơn, ở chương 3 sẽ đi vào phân tích về tính cần thiết của đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng nói chung và thu nhập ngoài lãi nói riêng; thực trạng về thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

3.1. Mức độ tăng trưởng doanh số và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng và hoạt động đầu tư

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng thương mại Việt Nam


ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Thu nhập lãi thuần

86648

86123

79384

88107

108104

128436

Lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ

10336

8453

10194

10203

11035

13427

Lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng


912


79


1703


2709


1919


4288

Lãi/lỗ từ mua bán chứng khoán kinh doanh


-301


689


715


1082


574


1242

Lãi/lỗ từ mua bán chứng khoán đầu tư


-1193


200


3485


3646


105


1261

Lãi/lỗ từ hoạt động khác

1587

5211

5517

6610

10640

10393

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần


1692


1067


2012


1513


1645


1696.47

Chi phí hoạt động

32408

39570

40804

44493

53618

63567

Chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng


8556


45894


17107


23217


28767


35648

Tổng lợi nhuận trước thuế

27171

18360

23316

25130

28839

30708.9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

Nguồn: Báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả


Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng của các hoạt động phi lãi tại các NHTM Việt Nam


Chỉ tiêu

Mức độ tăng trưởng (%)

2012/2011

2013/2012

2014/2013

2015/2014

2016/2015

Lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ

-18.22%

20.60%

0.09%

8.15%

21.68%

Lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng


-91.34%


2055.70%


59.07%


-29.16%


123.45%

Lãi/lỗ từ mua bán chứng khoán kinh doanh


-328.90%


3.77%


51.33%


-46.95%


116.38%

Lãi/lỗ từ mua bán chứng khoán đầu tư


-116.76%


1642.50%


4.62%


-97.12%


1100.95%

Lãi/lỗ từ hoạt động khác

228.36%

5.87%

19.81%

60.97%

-2.32%

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần


-36.94%


88.57%


-24.80%


8.72%


3.13%

Nguồn: Báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả


Qua bảng 3.2, ta thấy thu nhập từ các hoạt động phi lãi là không ổn định qua các năm. Trong đó các hoạt động kinh doanh ngoại hối/vàng và hoạt động mua bán chứng khoán có sự bất ổn cao nhất trong giai đoạn từ 2011-2016.

Hình 3.1: Cơ cấu thu nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam


Chart Title

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Thu nhập thuần lãi

Thu nhập ngoài lãi

ĐVT: %




















































































2011 2012 2013 2014 2015 2016

Năm


Bảng 3.1 thể hiện kết quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, bảng

3.1 chưa thể hiện được lãi thuần theo từng hoạt động kinh doanh do có tổng chi phí hoạt động chung và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được đặt sau lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Do đó, sau khi tiến hành phân bổ tổng chi phí hoạt động cho từng hoạt động kinh doanh, ta có bảng sau.

Bảng 3.3: Chi phí hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam khi phân bổ cho hoạt động tín dụng, phi tín dụng và hoạt động khác

ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Chi phí phân bổ cho hoạt động tín dụng


28171


33469


31445


34426


43249


50791

Chi phí phân bổ cho hoạt động phi tín dụng


3721


4076


7173


7484


6112


8666

Chi phí phân bổ cho hoạt động khác


516


2025


2185


2583


4257


4110

Nguồn: Báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả


Bảng 3.4: Lợi nhuận thuần từng hoạt động kinh doanh tại các NHTM Việt Nam


ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Thu nhập hoạt động tín dụng

86648

86123

79384

88107

108104

128436

Chi phí phân bổ cho hoạt động tín dụng


28171


33469


31445


34426


43249


50791

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

8556

45894

17107

23217

28767

35648


Lãi thuần từ hoạt động tín dụng sau dự phòng rủi ro tín dụng và

phân bổ chi phí hoạt động


49921


6760


30832


30464


36088


41997


Lãi thuần từ dịch vụ phi tín dụng


11446


10488


18109


19153


15278


21914.5

Chi phí phân bổ cho hoạt động phi tín dụng


3721


4076


7173


7484


6112


8666

Lãi thuần từ hoạt động phi tín dụng sau phân bổ chi phí hoạt động


7725


6412


10936


11669


9166


13248

Lãi thuần từ hoạt động khác

1587

5211

5517

6610

10640

10393


Chi phí phân bổ cho hoạt động khác


516


2025


2185


2583


4257


4110

Lãi thuần từ hoạt động khác sau phân bổ chi phí hoạt động


1071


3186


3332


4027


6383


6283


Tổng lãi thuần từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Tổng lợi nhuận trước thuế)


58717


16358


45099


46160


51637


61528

Nguồn: Báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả


Bảng 3.4 là kết quả thu nhập thuần từng hoạt động kinh doanh (gồm hoạt động tín dụng, hoạt động phi tín dụng và hoạt động khác) khi ta tiến hành chuyển chi phí dự phòng rủi ro tín dụng vào tính lãi thuần hoạt động tín dụng và phân bổ tổng chi phí hoạt động cho từng hoạt động kinh doanh (kết quả phân bổ tại bảng 3.3). Sau khi tiến hành phân bổ chi phí hoạt động vào từng hoạt động kinh doanh thì tổng lãi thuần từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng chính là tổng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, ta nhìn nhận mức độ đóng góp vào lợi nhuận trước thuế của từng hoạt động kinh doanh hợp lý hơn.

Bảng 3.5: Tỷ trọng lãi thuần từng hoạt động kinh doanh/Tổng lợi nhuận trước thuế

ĐVT: %


Chỉ tiêu

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Lãi thuần từ hoạt động tín dụng sau dự phòng rủi ro tín dụng và phân bổ chi phí hoạt động


85.02


41.32


68.36


66.00


69.89


68.26

Lãi thuần từ hoạt động phi tín dụng sau phân bổ chi phí hoạt động


13.16


39.20


24.25


25.28


17.75


21.53

Lãi thuần từ hoạt động khác sau phân bổ chi phí hoạt động


1.82


19.48


7.39


8.72


12.36


10.21

Nguồn: Báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả


Bảng 3.6: Cơ cấu thu nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam


ĐVT: %


Chỉ tiêu

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Lãi thuần từ hoạt động tín dụng

86.93

84.58

77.06

77.38

80.66

79.90

Lãi thuần từ hoạt động phi tín dụng


11.48


10.30


17.58


16.82


11.40


13.63

Lãi thuần từ hoạt động khác

1.59

5.12

5.36

5.80

7.94

6.47

Nguồn: Báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả


Bảng 3.5 và 3.6 thể hiện lãi thuần từ hoạt động tín dụng sau dự phòng rủi ro tín dụng và phân bổ chi phí hoạt động thì lại đóng góp vào lợi nhuận trước thuế với tỷ trọng thấp hơn tỷ trọng lãi thuần từ hoạt động tín dụng đóng góp vào thu nhập hoạt động qua các năm 2011-2016. Điều này thể hiện, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM nhưng đây là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trong khi đó, thu nhập từ hoạt động ngoài lãi sau khi dự phòng rủi ro tín dụng chuyển vào tính kết quả hoạt động tín dụng và phân bổ chi phí hoạt động thì luôn đóng góp vào lợi nhuận trước thuế với tỷ trọng cao hơn tỷ trọng lãi thuần từ hoạt động ngoài lãi qua các năm 2011-2016. Điều này thể hiện thu nhập ngoài lãi ít rủi ro hơn và mang lại lợi nhuận chắc chắn hơn cho các NHTM.

3.2. Hoạt động dịch vụ


Dịch vụ thẻ


Theo công ty cổ phần Chuyển mạch quốc gia Việt Nam (Banknetvn), thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thẻ phát triển năng động nhất thế giới với tốc độ phát triển trung bình 25-35% trong vòng ba năm trở lại đây.


Kể từ khi thị trường Việt Nam có tấm thẻ ngân hàng đầu tiên năm 1996, đến tháng 6/2016, số lượng thẻ phát hành đạt mức trên 106 triệu thẻ (tăng gấp 3,4 lần so với cuối năm 2010) với 48 ngân hàng phát hành. Trong đó, thẻ ghi nợ chiếm 90,66%, thẻ tín dụng chiếm 3,53%, thẻ trả trước là 5,81%.

Về mạng lưới, cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ ngân hàng được cải thiện chất lượng, tập trung đầu tư phát triển, số lượng các máy chấp nhận thẻ (POS) có tốc độ tăng trưởng nhanh; đến cuối tháng 6/2016, trên toàn quốc có trên 17300 ATM và hơn 293000 POS được lắp đặt.

Tuy đã được nhiều thành tựu trong những năm vừa qua, tuy nhiên, hiện nay dịch vụ thẻ cũng phải đối mặt với không ít bất lợi như:

Các hành vi gian lận trong hoạt động thẻ như giả mạo thẻ, đánh cấp thông tin người sử dụng, sửa đổi thông tin giao dịch…

Chủ thẻ không có khả năng thanh toán các khoản chi tiêu khi sử dụng thẻ tín dụng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục thì ngân hàng có nguy cơ đối diện với rủi ro tín dụng.

Các sự cố liên quan đến kỹ thuật như: lỗi kết nối, lỗi bảo mật… do hệ thống thẻ của ngân hàng được kết nối chung với hệ thống thẻ trên thế giới nên nếu có sự cố lớn xảy ra thì tổn thất sẽ khó có thể kiểm soát được.

Dịch vụ thẻ đang bị cạnh tranh một cách rất gay gắt. Do đó, việc phân loại khách hàng cũng như điều tra nhu cầu của các đối tượng khách hàng để có cơ sở phát hành nhiều chủng loại thẻ sẽ giúp cho ngân hàng thành công hơn.

Dịch vụ ngân hàng điện tử


Cùng với sự gia tăng về số lượng thẻ và đầu tư cơ sở hạ tầng thanh toán, hiện nay, các ngân hàng đã cung cấp khá tốt các tiện ích cơ bản trên ngân hàng điện tử như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn dịch vụ điện, nước, internet, điện thoại, truyền hình cáp, mua vé máy bay, mua hàng trực tuyến, đóng phí bảo hiểm…


Ngân hàng điện tử đã được quan tâm xây dựng như một kênh giao dịch tài chính

– ngân hàng dành cho mọi đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, giúp khách hàng làm chủ nguồn tài chính mọi lúc, mọi nơi.

Kết quả điều tra, khảo sát tình hình ứng dụng thương mại điện tử năm 2015 của Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ công thương cho thấy, trong các hình thức thanh toán chủ yếu mà người mua hàng trực tuyến thực hiện có 48% người mua (tham gia khảo sát) sử dụng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 20% người tham gia khảo sát cho biết từng sử dụng các loại thẻ thanh toán; đối với doanh nghiệp, có 97% doanh nghiệp được khảo sát chấp nhận cho khách hàng thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 16% doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán.

Dịch vụ ngân hàng điện tử đã và đang phát triển theo chiều hướng ngày càng tiện lợi cho việc sử dụng của khách hàng. Nâng cao chất lượng là vấn đề sống còn trong cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. Ngoài các biện pháp căn bản như nâng cao chất lượng, thái độ của nhân viên, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ thì ngân hàng cần phải đặc biệt chú trọng đến tính an toàn và bảo mật của hệ thống. Đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, quản lý rủi ro; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Trong đó, quan trọng nhất là vấn đề công nghệ và an toàn bảo mật. Có thể nói đây là “trái tim” của các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Dịch vụ bảo lãnh

Về tính năng dịch vụ bảo lãnh: các dịch vụ bảo lãnh hiện được các NHTM Việt Nam cung cấp là bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu,

bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.

Về tiện ích và chất lượng dịch vụ bảo lãnh

Các NHTM Việt Nam ngày càng nâng cao được uy tín của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Cùng kinh nghiệm lâu năm trong việc tư vấn và cung cấp các sản phẩm bảo lãnh trong nước cũng như bảo lãnh có yếu tố nước ngoài.


Các NHTM thiết lập mối quan hệ rộng khắp cả nước và quan hệ đại lý với các ngân hàng hàng đầu tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Rủi ro dịch vụ bảo lãnh có thể gây tổn thất lớn cho các NHTM Việt Nam. Rủi ro dịch vụ bảo lãnh khả năng xảy ra tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo cam kết với bên được bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh do bên nhận bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phải thanh toán và khách hàng (bên được bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng cơ sở hoặc bên nhận bảo lãnh không trung thực muốn lừa đảo ngân hàng.

Dịch vụ thanh toán


Thanh toán trong nước

Các sản phẩm thanh toán trong nước gồm ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán séc và thanh toán thẻ.

Hiện nay các NHTM Việt Nam quan tâm đến các món thanh toán định kỳ như thanh toán tiền điện, tiền nước, điện thoại trả sau, tiền internet…thông qua việc khách hàng ký với các NHTM hợp đồng ủy nhiệm thu tiền. Hàng tháng, dựa trên hợp đồng đã được ký kết với khách hàng, các ngân hàng sẽ thực hiện trích nợ tài khoản của khách hàng chuyển trả cho điện lực, công ty cấp nước, các mạng điện thoại, internet…theo hợp đồng đã ký kết với nhau.

Để phục vụ các chủ thẻ một cách tốt nhất, các NHTM Việt Nam không ngừng mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ cũng như mạng lưới ATM để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng trong và ngoài nước.

Điểm nổi bật của thanh toán trong nước là việc thanh toán qua ngân hàng càng được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật. Tuy nhiên, thanh toán trong nước cũng chỉ dừng lại ở các hình thức truyền thống như thành toán bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán bằng séc và thanh toán bằng thẻ.

Để phát triển dịch vụ thanh toán trong nước, các ngân hàng thương mại cần tiếp tục hợp tác để phát triển thêm mạng lưới thanh toán song phương, góp phần tăng tốc độ thanh toán và giảm thiểu chi phí giao dịch cho khách hàng. Cần tìm hiểu nhu cầu khách hàng về các dịch vụ thanh toán chuyển tiền mới. Tăng cường hoạt động phối hợp, trao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022