Lãi Thuần Từ Dịch Vụ Thanh Toán Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


đổi thông tin, phân tích tình hình thị trường trong và ngoài nước đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán.

Thanh toán quốc tế

Dịch vụ thanh toán quốc tế của các NHTM Việt Nam ngày càng có sự phát triển nhờ vào mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới. Các NHTM Việt Nam triển khai tương đối đầy đủ các dịch vụ thanh toán quốc tế như: điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer Remittance), thư chuyển tiền (MTR: Mail Tranfer Remittance), nhờ thu, thanh toán biên giới, chuyển tiền đi và đến trong và ngoài nước, dịch vụ séc quốc tế và Bankdraft, dịch vụ kiều hối Western Union, Money Gram…

Cần tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại bằng cách lập các văn phòng đại diện, thiết lập các mối quan hệ đại lý... Mở rộng phạm vi thanh toán quốc tế. Đẩy mạnh các dịch vụ mới và dịch vụ trọn gói trong thanh toán quốc tế cho các khách hàng như các dịch vụ kết hợp giữa thanh toán quốc tế - kinh doanh ngoại tệ.

Kết quả dịch vụ thanh toán

Dịch vụ thanh toán là dòng sản phẩm chủ lực đem lại nguồn thu lớn nhất trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của các NHTM Việt Nam. Với ưu thế về mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú với chi phí thấp, tốc độ nhanh và độ an toàn cao, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các định chế tài chính trong và ngoài nước. Và cũng do có mạng lưới rộng nên dịch vụ thanh toán thực sự có ưu thế so với các ngân hàng nước ngoài.

Bảng 3.7: Lãi thuần từ dịch vụ thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam


ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2013

2014

2015

2016

Thu nhập dịch vụ thanh toán

6087

7057

8053

9782

Chi phí dịch vụ thanh toán

1619

1934

2250

3143

Lãi thuần dịch vụ thanh toán

4468

5123

5803

6639

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 7


Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ thanh toán (%)


73.4


72.6


72.1


67.9

Tốc độ tăng/giảm lãi thuần dịch vụ thanh toán so với năm trước (%)



14.7


13.3


14.4

Nguồn: Báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả


Bảng 3.7 cho ta thấy, tỷ suất lợi nhuận của dịch vụ thanh toán tuy có giảm theo từng năm, nhưng luôn đạt mức cao trên dưới 70%. Như vậy dịch vụ thanh toán là dịch vụ mang lại tỷ suất lợi nhuận rất cao cho các NHTM Việt Nam.

Dịch vụ ngân quỹ


Sản phẩm và tính năng sản phẩm

Các sản phẩm của dịch vụ ngân quỹ bao gồm dịch vụ thu hộ và chi hộ với các tính năng gửi và rút tiền an toàn, nhanh chóng; thu nhận, đổi tiền mặt VND không đủ tiêu chuẩn lưu thông; nhận nhờ thu các loại ngoại tệ mặt bị mục, nhàu nát, dính hóa chất, cháy, mối xông, hết hạn lưu hành, không đủ tiêu chuẩn lưu thông; hướng dẫn nghiệp vụ nhận biết thật giả các loại ngoại tệ cho các đơn vị được ngân hàng ủy nhiệm làm đại lý thu đổi và các đơn vị khác.

Tiện ích và chất lượng sản phẩm

Thủ tục mở tài khoản và phương thức giao dịch đơn giản; có thể mở tài khoản bằng VND hoặc ngoại tệ; tiền trên tài khoản của doanh nghiệp sẽ được an toàn, bảo mật; gửi và rút tiền dễ dàng thuận tiện tại tất cả các chi nhánh ngân hàng; thực hiện chuyển khoản tức thời; sử dụng các dịch vụ thanh toán đa dạng một cách thuận tiện và chi phí thấp nhất thông qua mạng lưới chi nhánh và ngân hàng đại lý rộng khắp của các ngân hàng.

Kết quả dịch vụ ngân quỹ

Bảng 3.8: Lãi thuần từ dịch vụ ngân quỹ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam



Chỉ tiêu


2013



2016

Thu nhập dịch vụ ngân quỹ

890

851

338

390

Năm

2014


2015

ĐVT: tỷ đồng


Chi phí dịch vụ ngân quỹ

757

948

709

805

Lãi thuần dịch vụ ngân quỹ

133

-97

-371

-415

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ ngân quỹ (%)


14.9


-11.4


-109.8


-106.4

Tốc độ tăng trưởng lãi thuần dịch vụ ngân quỹ so với năm trước (%)



-172.9


-282.5


-11.9

Nguồn: Báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả


Qua bảng 3.8, ta nhận thấy thu nhập từ dịch vụ ngân quỹ giảm mạnh qua từng năm. Nguyên nhân một phần là do một số ngân hàng đã nhập chung phần thu nhập của dịch vụ ngân quỹ vào thu nhập của các dịch vụ khác (hoặc bỏ luôn phần thu nhập dịch vụ ngân quỹ như Vietinbank), do đó vô hình chung làm cho thu nhập của dịch vụ ngân quỹ giảm mạnh trên các bảng báo cáo tài chính. Tuy nhiên, dịch vụ ngân quỹ vẫn là một phần không thể thiếu của dịch vụ ngân hàng thương mại. Ngoài các dịch vụ hiện có như kiểm, đếm, thu, chi hộ theo yêu cầu của khách hàng thì các ngân hàng thương mại cần triển khai thêm các dịch vụ như cho thuê két sắt; thu, chi hộ tiền mặt lưu động tại các địa chỉ cá nhân.

3.3. Thu nhập từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối


Ngoại hối


Giao dịch ngoại hối giao ngay: nhanh chóng đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ; áp dụng cho bất kỳ cặp tiền tệ quy đổi nào; thủ tục nhanh chóng, đơn giản; không giới hạn quy mô giao dịch.

Giao dịch ngoại hối kỳ hạn: giao dịch cố định ngay tỷ giá, tránh được rủi ro biến động trong tương lai; tính toán ngay được chi phí phát sinh nếu phải chi tiêu bằng ngoại tệ; tránh được rủi ro khan hiếm ngoại tệ trên thị trường.

Bảng 3.9: Lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối giao ngay



Chỉ tiêu


2013

2014


2016

Thu dịch vụ KDNH giao ngay

7303

7854

10119

8271

Chi dịch vụ KDNH giao ngay

4723

3220

12234

4659

Năm


2015

ĐVT: tỷ đồng


Lãi thuần từ dịch vụ KDNH giao

ngay


2580


4634


-2115


3612

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ KDNH giao ngay (%)


35.3


59.0


-20.9


43.7

Tốc độ tăng giảm lãi thuần dịch vụ KDNH giao ngay (%)



79.6


-145.6


270.8

Nguồn: Báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả


Các sản phẩm phái sinh ngoại hối


Bảng 3.10: Lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh


Đvt: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2013

2014

2015

2016

Thu dịch vụ KDNH phái sinh

3531

2972

9220

5406

Chi dịch vụ KDNH phái sinh

4322

5054

5926

5189

Lãi thuần từ dịch vụ KDNH phái

sinh


-791


-2082


3294


217

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ KDNH phái sinh (%)


-22.4


-70.1


35.7


4.0

Tốc độ tăng giảm lãi thuần dịch vụ KDNH phái sinh (%)



-163.2


258.2


-93.4

Nguồn: Báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả


Lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm: lãi/lỗ thuần từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay; lãi/lỗ thuần từ kinh doanh vàng; lãi/lỗ thuần từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ; lãi/lỗ từ việc đánh giá lại ngoại tệ, vàng và các công cụ tài chính.

Bảng 3.11: Lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2013

2014

2015

2016

Thu nhập dịch vụ KDNH

15406

12386.4

20841.7

15229.6

Chi phí dịch vụ KDNH

13875.4

9658.6

19079.8

11504.7

Lãi thuần dịch vụ KDNH

1530.6

2727.8

1761.9

3724.9


Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ KDNH (%)


9.9


22.0


8.5


24.5

Tốc độ tăng giảm lãi thuần dịch vụ KDNH (%)



78.2


-35.4


111.4

Nguồn: Báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả


Qua bảng 3.11, ta thấy được tỷ suất lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam có sự bất ổn, đặc biệt là sự giảm mạnh vào năm 2015. Nguyên nhân là do lợi nhuận kinh doanh ngoại hối phụ thuộc lớn vào biến động của tỷ giá, trong khi năm 2015 tỷ giá lại gặp nhiều sóng gió. Việc ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh tỷ giá tới 3 lần và 2 lần nới biên độ khiến cho tiền đồng giảm giá tổng cộng hơn 5% so với USD, cùng với việc hạ lãi suất tiền gửi USD về 0% đã khiến các ngân hàng thương mại phải liên tục thay đổi để thích ứng với thị trường.

Việc kinh doanh ngoại hối tuy không mang lại tỷ suất lợi nhuận cao như dịch vụ thanh toán, nhưng lại hỗ trợ cho các dịch vụ khác như chuyển tiền quốc tế.

Trong các dịch vụ kinh doanh ngoại hối thì dịch vụ kinh doanh ngoại tệ giao ngay có sự phát triển hơn các dịch vụ khác.

Muốn phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại hối và các giao dịch phái sinh có liên quan, trước tiên, ngân hàng phải xây dựng được chương trình kinh doanh ngoại tệ trực tuyến áp dụng cho toàn hệ thống chi nhánh của mỗi ngân hàng. Chú trọng giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Xây dựng được một tỷ giá mang tính linh hoạt và cạnh tranh, phù hợp và kịp thời với các biến động tỷ giá trên thế giới.

3.4. Thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh


Chứng khoán kinh doanh bao gồm chứng khoán nợ, chứng khoán vốn và các chứng khoán khác được ngân hàng mua và nắm giữ trong vòng một năm nhằm mục đích kinh doanh trong ngắn hạn.

Chứng khoán kinh doanh được ghi nhận ban đầu theo giá vốn. Sau đó, chứng khoán kinh doanh được ghi nhận trên nguyên tắc lấy giá vốn trừ cho dự phòng giảm giá. Lãi hoặc lỗ từ việc bán chứng khoán kinh doanh được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo số thuần.


Bảng 3.12: Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh tại các NHTM Việt Nam

ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2013

2014

2015

2016

Thu nhập từ mua bán CKKD

1057

1373

1304

2121

Chi phí mua bán CKKD

504

727

915

1044

Hoàn nhập/trích lập dự phòng

CKKD


156.5


492.2


462


215

Lãi thuần từ mua bán CKKD

709.5

1138.2

851

1292

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập mua bán CKKD


67.1


82.9


65.3


60.9

Tốc độ tăng giảm lãi thuần mua bán CKKD



60.4


-25.2


51.8

Nguồn: Báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả


3.5. Thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư


Chứng khoán đầu tư được phân loại theo hai loại: chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn.

Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán: đây là loại chứng khoán rất khó để nhận biết. Không có quy định cụ thể về loại chứng khoán này. Tùy thuộc vào từng ngân hàng mà loại chứng khoán này được định nghĩa khác nhau. Tóm lại, chứng khoán nào không phải là chứng khoán kinh doanh và chứng khoán giữ đến đáo hạn có thể xếp vào loại này.

Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn: là các tài sản tài chính có kỳ hạn cố định và các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được, các ngân hàng có ý định và có khả năng nắm giữ các chứng khoán này đến ngày đáo hạn.

Bảng 3.13: Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tại các NHTM Việt Nam


Chỉ tiêu


2013

2014


2016

Thu nhập từ mua bán CKĐT

2748

3753

2328

2342

Chi phí mua bán CKĐT

1318

575

1510.6

805

Năm


2015

ĐVT: tỷ đồng


Hoàn nhập/trích lập dự phòng mua bán CKĐT


750


-475


-203


-57

Lãi thuần từ mua bán CKĐT

2180

2703

614.4

1480

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập mua bán CKĐT


79.3


72.0


26.4


63.2

Tốc độ tăng giảm lãi thuần mua bán CKĐT



24.0


-77.3


140.9

Nguồn: Báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả


3.6. Thu nhập khác


Các dịch vụ phi tín dụng khác của ngân hàng gồm các sản phẩm phái sinh lãi suất, quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ chứng khoán, tư vấn, dịch vụ quản lý quỹ, dịch vụ mua bán, thu hồi và thẩm định, dịch vụ cho thuê,…

Bảng 3.14: Lãi thuần từ dịch vụ khác của các ngân hàng thương mại Việt Nam


ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm

2013

2014

2015

2016

Thu nhập dịch vụ khác

7302

11683

14091

14267

Chi phí dịch vụ khác

2750

5479

4503

5065

Lãi thuần dịch vụ khác

4552

6204

9588

9202

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ khác (%)


62.3


53.1


68.0


64.5

Tốc độ tăng giảm lãi thuần dịch vụ khác (%)



36.3


54.5


-4.0

Nguồn: Báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam và xử lý của tác giả


Tóm tắt chương 3


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong bối cảnh cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt. Nhu cầu phát triển các dịch vụ phi tín dụng nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng nhiều của khách hàng được xem là điều tất yếu. Không chỉ góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa nguồn thu của ngân hàng; dịch vụ phi tín dụng còn góp phần giảm bớt và phân tán rủi ro cho ngân hàng; tăng cường được uy tín và thương hiệu của ngân hàng. Chương 3 đã tóm tắt một cách ngắn gọn thực trạng hiện nay của dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.


CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Giới thiệu chương

Chương 4 sẽ giới thiệu mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu, các giả thuyết được đặt ra để giải đáp câu hỏi được đặt ra ở chương 1: các yếu tố nào đang tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các NHTM. Ở chương này cũng đồng thời trình bày các kết quả thu thập được từ thực tế tại Việt Nam.

4.1. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp ước lượng cho mô hình nghiên cứu trong bài là phương pháp ước lượng SUR (Seemingly unrelated regressions – hệ thống các biểu thức gần như không liên quan). Mô hình SUR được sử dụng vì các tham số trong các biểu thức khác nhau có mối liên quan với nhau. Vì trong mô hình được sử dụng có ba biểu thức, và các biểu thức đó đều có mối liên quan với nhau nên mô hình SUR là mô hình thích hợp để thực hiện nghiên cứu. Mô hình SUR cơ bản với M biểu thức được xem là có quan hệ với nhau được viết như sau:

yt = xiβi + εi với i = 1,2,…, M


Trong đó yi là một vector cột Tx1 của các quan sát cho biến phụ thuộc thứ i; xi là một ma trận TxK của các quan sát; βi là vector cột Kx1 của các tham số cho biểu thức thứ I; và εi là vector cột Tx1 của thành phần sai số cho biểu thức thứ i. T là số quan sát, K là số biến giải thích, M là số phương trình.

Một cách tổng quát, hệ thống gồm M biểu thức hồi quy dường như không liên quan này có thể được viết lại dưới dạng ma trận như sau:

𝑦1

𝑋1

𝛽1

𝜀1

2

𝑦

[ ] =

𝑋2

[ 𝛽2 ] + [ 𝜀2 ]

𝑦𝑀 [

𝑋𝑀 ]

𝛽𝑀

𝜀𝑀

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022