Kết Quả Chạy Ước Lượng Sur, Biến Phụ Thuộc Niiratio (Phương Trình 1)


Trong đó yi là một vector cột Tx1 của các quan sát cho biến phụ thuộc thứ i; Xi là một ma trận TxK của các quan sát cho các biến giải thích; βi là vector cột Kx1 của các tham số cho biểu thức thứ i; và εi là vector cột Tx1 của thành phần sai số cho biểu thức thứ i. T là số quan sát, K là số biến giải thích, M là số phương trình.

Mô hình này được dựa trên các giả định sau:


- Dạng hàm của biểu thức tổng quát là dạng tuyến tính theo các tham số.


- Thành phần sai số của biểu thức tổng quát có giá trị trung bình bằng 0.


- Phân bố của sai số trong biểu thức tổng quát không có dạng phân bố hình cầu (nonspherical) và thỏa mãn các giả định sau:

Phương sai sai số của mỗi biểu thức riêng rẽ là không đổi;

Phương sai của sai số có thể khác nhau ở các biểu thức riêng rẽ;

Các sai số của mỗi biểu thức riêng rẽ là không có sự tương quan;

Các sai số giữa các biểu thức khác nhau là có sự tương quan đồng thời.

- Thành phần sai số của biểu thức tổng quát có phân phối chuẩn.


- Thành phần sai số của biểu thức tổng quát không có tương quan với các biến giải thích trong xác định ma trận phương sai – hiệp phương sai trên.

Ma trận Sigma (∑) là một ma trận MxM bao gồm phương sai và hiệp phương sai của M biểu thức riêng rẻ; ma trận đơn vị I và tích Kronecker của ∑ và I, được trình bày như sau:

𝜎11 𝜎12

𝜎21 𝜎22


T


0

𝜎𝑀𝑀

0

0

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

∑ = [

𝜎𝑀1

… 𝜎1𝑀

] I

1 0

= [ 0 1

… 0

]

𝑇𝑥𝑇


𝜎11𝐼𝑇 𝜎12𝐼𝑇

𝜎21𝐼𝑇 𝜎22𝐼𝑇

⋯ 𝜎1𝑀 𝐼𝑇

W = ∑ x IT = [

𝜎𝑀1𝐼𝑇

⋱ ⋮

⋯ 𝜎𝑀𝑀 𝐼𝑇

]


(𝑀×𝑇)𝑥(𝑀×𝑇)


Y = xβ + ε ε~N(0, ∑ x IT) Hay: y~N(xβ, ∑ x IT)


Mô hình nghiên cứu


Mô hình được sử dụng trong bài là mô hình được sử dụng để đánh giá sự tương tác giữa thu nhập ngoài lãi, hiệu quả tài chính và nền kinh tế được rút ra từ nghiên cứu của De Young & Rice (2003) và Craigwell and Maxwell (2005) bao gồm ba phương trình chính:

Phương trình đầu tiên trong mô hình miêu tả các tác động của đặc điểm ngân hàng, trình độ công nghệ và các điều kiện của thị trường đối với thu nhập ngoài lãi. Phương trình thứ hai và thứ ba trong mô hình được dùng để xem xét liệu thu nhập ngoài lãi có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng hay không sau khi đã tính toán xong các yếu tố như đặc điểm của ngân hàng, trình độ công nghệ và điều kiện của thị trường.

Biến phụ thuộc trong phương trình 1 được ký hiệu là NIITA; t và i đại diện cho khoảng thời gian và ngân hàng tương ứng.

NIIRATIO t,i = β0 + β1RELROAt,i + β2CORERATIOt,i + β3LOANRATIOt,i + β4PSLSHAREt,i + β5LOANQUALITYt,i + β6INVESTRATIOt,i + β7HHIt,i + β8ATMt,i +

β9GDPgwtht,i + β10EXRVOLt,i + εt,i (1)


Các biến độc lập trong phương trình bao gồm:


- RELROA: là biến đại diện cho chất lượng quản lý của ngân hàng. Các ngân hàng có chất lượng quản lý tốt có thể tiết kiệm và giảm thiểu được chi phí trước áp lực cạnh tranh từ những ngân hàng khác. Đồng thời, có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm mới với chất lượng tốt hơn (De Young and Rice, 2003). Biến này được lấy từ báo cáo thường niên và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2016.

- CORERATIO: tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng nợ phải trả: chỉ tiêu này cho thấy cấu trúc tài trợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao sẽ gia tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng do tiết kiệm được từ chi phí vốn vì nguồn vốn từ tiền gửi khách hàng được cho là nguồn tài trợ ổn định và rẻ hơn so với các nguồn tài trợ khác (Lê Quốc Hậu, Phạm Xuân Quỳnh – tạp chí ngân hàng số 9, 2016). Biến CORERATIO được lấy từ báo cáo thường niên và báo cáo hoạt động kinh doanh


của 15 ngân hàng trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2016 và qua tính toán của tác giả.

- Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANRATIO) và cho vay kinh doanh trên tổng tài sản (PSLSHARE) đại diện cho chiến lược cho vay của từng ngân hàng. Theo Chiorazzo (2008) và Stiroh (2004), các ngân hàng tập trung vào mục đích cho vay sẽ ít chú ý đến hoạt động khác và ngược lại. 2 biến trên cũng được lấy từ các báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và được sự tính toán của tác giả.

- Biến (ATM) được đưa vào để thể hiện sự phát triển công nghệ của ngân hàng. Biến ATM được biểu thị bởi số lượng ATM tăng lên hàng năm của 15 ngân hàng từ năm 2006 đến 2016. Do trong các mô hình của các nghiên cứu trước đây, biến ATM đều được sử dụng để đo lường mức độ phát triển công nghệ của ngân hàng, và yếu tố này cũng có thể đo lường được tại Việt Nam, nên biến ATM (cụ thể là số lượng ATM tăng lên hàng năm) sẽ đại diện cho mức độ phát triển công nghệ của ngân hàng. Ngoài ra, chất lượng cho vay của ngân hàng (LOANQUALITY) và tỷ lệ thu nhập đầu tư (INVESTRATIO) được đưa vào để nắm bắt được ảnh hưởng đối với thu nhập phi lãi. Chất lượng cho vay của ngân hàng được tính bằng tỷ lệ % bằng cách cộng các nhóm nợ 3,4,5 trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập đầu tư được lấy số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính và qua sự tính toán của tác giả.

- Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) được đưa vào phân tích nhằm nắm bắt được những đặc điểm của môi trường kinh doanh.

- Ngoài ra, các biến tăng trưởng GDP trong nước (GDPgwth) và tỷ giá hối đoái (EXRVOL) đại diện cho những thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô trong nước.

Phương trình 2 và 3 của mô hình được sử dụng để thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Các biến phụ thuộc trong phương trình 2 và 3 để thể hiện lợi nhuận của ngân hàng và sự thay đổi trong thu nhập của ngân hàng. Lợi nhuận của ngân hàng được thể hiện bằng tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), trong khi sự thay đổi trong thu nhập là độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản (STDEVROA).


Các biến độc lập trong phương trình 2 và 3 tương tự như của phương trình 1, tuy nhiên cũng có một vài sự thay đổi. Đầu tiên, biến NIIRATIO được đưa vào thành biến độc lập. Các biến cho vay kinh doanh trên tổng tài sản (PSLSHARE), (ATM) bị loại bỏ.

ROA t,i = β1 + β2NIIRATIOt,i + β3CORERATIOt,i + β4LOANRATIOt,i + β5LOANQUALITYt,i + β5INVESTRATIOt,i + β6HHIt,i + β7GDPgwtht,i + β8EXRVOLt,i

+ εt,i (2)


STDEVROAt,i = β1 + β2NIIRATIOt,i + β3CORERATIOt,i + β4LOANRATIOt,i + β5LOANQUALITYt,i + β5INVESTRATIOt,i + β7GDPgwtht,i + β8EXRVOLt,i + εt,i (3)

Trong khuôn khổ của bài nghiên cứu, do phương trình (2) và phương trình (3) thể hiện mối quan hệ của các yếu tố như thu nhập ngoài lãi, môi trường kinh doanh, đặc trưng của ngân hàng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và không liên quan đến chủ đề nghiên cứu, nên tác giả chỉ sử dụng phương trình (1) để làm mô hình nghiên cứu và đặt các giả thuyết liên quan.

Các kết quả nghiên cứu trước đây về thu nhập ngoài lãi tại các nước và khu vực khác đều có đặc điểm chung: các nhân tố về chất lượng quản lý, cấu trúc tài trợ của ngân hàng, chiến lược kinh doanh và khoa học công nghệ đều có ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi. Yếu tố về môi trường kinh doanh của ngân hàng cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô là khác nhau tùy thuộc vào từng nước, từng khu vực. Do đó, tác giả đề ra các giả thuyết nghiên cứu sau đây:

Các giả thuyết:


- H1: Chất lượng quản lý của ngân hàng tác động dương đến thu nhập ngoài lãi.

- H2: Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản tác động dương đến thu nhập ngoài lãi.

- H3: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tác động âm đến thu nhập ngoài lãi.


H4: Sự phát triển của công nghệ ngân hàng tác động dương đến thu nhập ngoài lãi.


4.2. Dữ liệu nghiên cứu


Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được công bố trong các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo thường niên của 15 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016 (chiếm 48.39% số lượng ngân hàng thương mại tại Việt Nam). Dữ liệu được thu thập trên website của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước và các chỉ số kinh tế vĩ mô thu thập từ IMF và Tổng cục thống kê Việt Nam. (Tham khảo phụ lục 1 và 2).

4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết


Bảng 4.1: Kết quả chạy ước lượng SUR, biến phụ thuộc NIIRATIO (phương trình 1)


NIIRATIO

Coef.

Std. Err.

z

P>|𝐳|

[95% Conf. Interval]

ROA

909.5993

196.2413

4.640

0.0000

524.9734

1294.225

CORERATIO

-74.5326

1019.6510

-0.070

0.9420

-2073.011

1923.946

LOANRATIO

5024.3210

938.2168

5.360

0.0000

3185.4500

6863.192

PSLSHARE

6.0365

1081.2970

0.010

0.9960

-2113.267

2125.34

LOANQUALITY

-153.2574

87.0321

-1.760

0.0780

-323.8371

17.3223

INVESTRATIO

-102.1903

100.3527

-1.020

0.3090

-298.8779

94.4973

HHI

0.3383

1.1160

0.300

0.7620

-1.8490

2.5256

ATM

0.2721

0.1785

1.520

0.1270

-0.0777

0.6220

GDPgwth

10.3624

142.9152

0.070

0.9420

-269.7462

290.4711

EXRVOL

-0.2686

0.3008

-0.890

0.3720

-0.8581

0.3210

_cons

14291.92

9100.611

1.570

0.1160

-3544.953

32128.79

Nguồn: Xử lý số liệu bằng Stata 12


Bảng 4.2: Kết quả chạy ước lượng SUR, biến phụ thuộc ROA (phương trình 2)


ROA

Coef.

Std. Err.

z

P>|𝐳|

[95% Conf. Interval]

NIIRATIO

0.0001

0.0000

3.880

0.0000

0.0001

0.0002

CORERATIO

-0.4027

0.4094

-0.980

0.3250

-1.2051

0.3997

LOANRATIO

-0.9671

0.4544

-2.130

0.0330

-1.8577

-0.0765

LOANQUALIT

Y

0.2019

0.0356

5.670

0.0000

0.1321

0.2718

HHI

0.0010

0.0003

3.690

0.0000

0.0005

0.0016

GDPgwth

0.0854

0.0547

1.560

0.1190

-0.0218

0.1927

INVESTRATIO

0.1108

0.0446

2.480

0.0130

0.0234

0.1983

_cons

-20.1475

3.5285

-5.710

0.0000

-27.0632

-13.2318

Nguồn: Xử lý số liệu bằng Stata 12


Bảng 4.3: Kết quả chạy ước lượng SUR, biến phụ thuộc STDEVROA (phương trình 3)


STDEVROA

Coef.

Std. Err.

z

P>|𝐳|

[95% Conf. Interval]

NIIRATIO

-0.0001

0.0000

-5.980

0.0000

-0.0001

0.0000

CORERATIO

0.6461

0.1209

5.340

0.0000

0.4091

0.8830

LOANRATIO

-0.6890

0.1343

-5.130

0.0000

-0.9522

-0.4258

LOANQUALITY

0.0393

0.0104

3.770

0.0000

0.0189

0.0597

INVESTRATIO

-0.0143

0.0132

-1.080

0.2790

-0.0401

0.0116

GDPgwth

-0.0155

0.0129

-1.200

0.2290

-0.0407

0.0098

_cons

-3.1140

1.0215

-3.050

0.0020

-5.1162

-1.1119

Nguồn: Xử lý số liệu bằng Stata 12


Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu


- H1: Chất lượng quản lý của ngân hàng tác động dương đến thu nhập ngoài lãi.

Với độ tin cậy 95%, giả thuyết H1 được chấp nhận (β > 0 và p = 0.000 < 0.05) có nghĩa là chất lượng quản lý của ngân hàng tăng thì thu nhập ngoài lãi tăng và ngược lại (trong điều kiện các giả định khác là không đổi).

- H2: Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản tác động dương đến thu nhập ngoài lãi.

Với độ tin cậy 95%, giả thuyết H2 bị bác bỏ (p = 0.94 > 0.05), nghĩa là tỷ lệ tiền gửi của khách hàng không tác động đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng.

- H3: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tác động âm đến thu nhập ngoài lãi.


Với độ tin cậy 95%, các kết quả lại cho thấy tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tác động dương đến thu nhập ngoài lãi (β > 0 và p = 0.000 < 0.05), điều này ngược với giả thuyết được đặt ra. Có nghĩa là tỷ lệ cho vay tăng thì thu nhập ngoài lãi tăng và ngược lại (trong điều kiện các giả định khác là không đổi).

- H4: Sự phát triển của công nghệ ngân hàng tác động dương đến thu nhập ngoài lãi.

Với độ tin cậy 95%, giả thuyết H4 bị bác bỏ (p = 0.127 > 0.05). Tuy nhiên, khi hạ thấp độ tin cậy xuống còn khoảng 85%, thì sự phát triển của công nghệ lại có tác động dương đến thu nhập ngoài lãi (β > 0 và p = 0.127 < 0.15), nghĩa là khi công nghệ


ngân hàng phát triển, thì thu nhập ngoài lãi cũng tăng theo (với điều kiện các giả định khác là không đổi).

Vậy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là: chất lượng quản lý của ngân hàng và tỷ lệ cho vay của ngân hàng (với độ tin cậy 95%); chất lượng quản lý của ngân hàng, tỷ lệ cho vay của ngân hàng, sự phát triển của công nghệ và chất lượng nợ của ngân hàng (với độ tin cậy 85%).

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (yếu tố nào ảnh hưởng nhiều, yếu tố nào ảnh hưởng ít), ta phải xét đến hệ số β. Nếu trị tuyệt đối của hệ số β càng lớn, thì mức độ ảnh hưởng càng nhiều và ngược lại. Kết quả cho thấy tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản là nhân tố tác động mạnh nhất đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng. Yếu tố tác động mạnh thứ hai là chất lượng quản lý của ngân hàng. Yếu tố tác động ít nhất (ở mức tin cậy 85%) là sự phát triển của công nghệ ngân hàng (β = 0.2721).

4.4. Kết quả nghiên cứu


Dựa vào mô hình nghiên cứu trước đây về thu nhập ngoài lãi, hiệu quả của ngân hàng (De Young and Rice, 2003), (Craigwell and Maxwell, 2005), nghiên cứu đưa ra mô hình ban đầu bao gồm 11 biến độc lập. Tuy nhiên, do điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 4 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi thực tế tại các ngân hàng thương mại.

Yếu tố đầu tiên đó là chất lượng quản lý của ngân hàng. Đây là yếu tố có tác động lớn và tích cực đến thu nhập ngoài lãi tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Bailey và Tapper (2010) tại Jamaica. Có thể giải thích điều này là do khi được quản lý tốt, một ngân hàng có thể giảm thiểu chi phí, đồng thời gia tăng và kiểm soát tốt được các hoạt động dịch vụ, đầu tư, kinh doanh khác…

Về tỷ lệ cho vay, kết quả thu được hoàn toàn trái ngược với các nghiên cứu của Young and Rice (2003) ở Mỹ. Tuy nhiên, có thể giải thích được rằng việc cho vay tiêu dùng nhiều sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng cung cấp các dịch vụ có thu phí, cũng như khi cho vay thương mại, ngân hàng cũng có thể cung cấp các dịch vụ khác để tăng thu nhập ngoài lãi. Các ngân hàng đang hoạt


động trong vĩnh vực kinh doanh thẻ tín dụng cũng có xu hướng tạo thêm thu nhập từ phí (Craigwell and Maxwell, 2005). Mặt khác, cũng có thể giải thích rằng là do ở Mỹ, người dân có xu hướng đi vay thế chấp cũng như các khoản vay khác ở các tổ chức không phải là ngân hàng thương mại.

Chất lượng nợ của ngân hàng tác động ngược chiều với thu nhập ngoài lãi. Khi một ngân hàng có chất lượng nợ tốt, có nghĩa là thu nhập thuần lãi của ngân hàng tốt, ngân hàng có xu hướng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh truyền thống này của mình, do đó thu nhập ngoài lãi sẽ giảm. Và ngược lại, khi nợ xấu tăng cao, ngân hàng hạn chế cho vay, và phải tăng cường các hoạt động dịch vụ, đầu tư,… từ đó thu nhập ngoài lãi sẽ tăng.

Trình độ phát triển công nghệ. Đây là yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng cung ứng dịch vụ của các ngân hàng thương mại. Việc phát triển và mở rộng các loại hình dịch vụ hiện đại luôn gắn liền với yếu tố công nghệ như thanh toán bằng thẻ, Internet banking, phone banking, máy POS… Ở Việt Nam, ngân hàng có công nghệ tiên tiến, an toàn và thuận tiện hơn luôn tạo ra thu nhập ngoài lãi cao hơn.

Ngoài ra, kết quả ở bảng 4.2 và 4.3 (tương ứng cho phương trình 2 và 3 của mô hình) cũng cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu tác động thuận chiều của các yếu tố: thu nhập ngoài lãi (NIIRATIO), chất lượng nợ (LOANQUALITY), môi trường hoạt động của ngành (HHI) và tỷ lệ hoạt động đầu tư của ngân hàng (INVESTRATIO), nhưng lại bị tác động âm của tỷ lệ cho vay (LOANRATIO).

Tóm tắt chương

Chương 4 đã trình bày mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cách thức thu thập và xử lý dữ liệu, kiểm định các giả thuyết cũng như kết quả của nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả cho thấy có 4 yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi là chất lượng quản lý của ngân hàng, chất lượng cho vay, tỷ lệ cho vay của ngân hàng và sự phát triển của công nghệ. Kết quả cũng cho thấy được các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây là những cơ sở quan trọng trong việc khuyến nghị và gợi ý các chính sách trong chương 5.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí