Lược Khảo Các Nghiên Cứu Trước Đây Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Nhập Lãi Cận Biên Của Các Ngân Hàng Thương Mại


phân tích mô hình đại lý của Ho và Saunders (1981), do vậy trong nghiên cứu này tôi cũng chỉ tập trung phân tích thu nhập lãi cận biên theo phương pháp tiếp cận của mô hình đại lý.


Ho và Saunders (1981) cho rằng, thu nhập lãi cân biên ở một quốc gia nhất định có thể được ước lượng bằng việc sử dụng mô hình lý thuyết, trong đó các ngân hàng là các đại lý e ngại rủi ro (risk-averse) trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Các ngân hàng nhận tiền gửi từ các khách hàng trong các giai đoạn khác nhau, và sau đó sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn. Sự chênh lệch cốt lõi giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, là phần bù rủi ro dành cho các ngân hàng chấp nhận sự gia tăng trong sự không chắc chắn của việc cấp tín dụng và các yêu cầu bất thường đến từ người gửi tiền. Trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, mô hình hồi quy hai bước đã được sử dụng để xác định thu nhập lãi cận biên. Trong bước đầu, thu nhập lãi cận biên được hồi quy bởi các biến thể hiện đặc điểm của ngân hàng, chẳng hạn như tỷ lệ tài sản không sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, và tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản. Hệ số chặn có được từ phương trình hồi quy bước đầu là một đo lường cho sự chênh lệch của hệ thống ngân hàng của quốc gia này (một phần của sự chênh lệch không thuộc về các đặc điểm riêng biệt của ngân hàng). Trong bước thứ hai, hệ số chặn có thể nắm bắt được ảnh hưởng của cấu trúc thị trường đến việc xác định chênh lệch (phần chênh lệch này không được giải thích bởi các đặc điểm của ngân hàng cũng như sự biến động lãi suất). Ho và Saundes (1981) cho rằng chênh lệch lãi suất phụ thuộc vào quy mô giao dịch của ngân hàng, cấu trúc thị trường của ngành ngân hàng, sự biến động lãi suất và mức độ e ngại rủi ro của các nhà quản trị. Bằng việc sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại ở Mỹ, các tác giả cho thấy rằng chênh lệch lãi suất có tương quan cùng chiều với sự thay đổi trong lãi suất trái phiếu, như đã được dự đoán trong mô hình của các tác giả. Cũng như vậy, các ngân hàng có quy mô nhỏ có chênh lệch trung bình xấp xỉ 1/3 so với các ngân hàng có quy mô lớn. Sự khác biệt này do cấu trúc thị trường.


Phương pháp tiếp cận hai bước của Ho và Saunders (1981) khi xác định chênh lệch lãi suất của các ngân hàng được các nghiên cứu sau này sử dụng: chẳng hạn như của McShane và Sharpe (1985), Allen (1988), Angbazo (1997), Wong (1997), Saunders và Schumacher (2000), Brock và Suarez (2000), Drakos (2003) và Doliente (2005). Trong đó, McShane và Sharpe (1985) xem xét thị trường của Úc, nhưng thay vì sử dụng chênh lệch lãi suất hoặc thu nhập lãi cân biên thì các tác giả sử dụng thu nhập trước thuế như là biến phụ thuộc. Các tác giả tìm thấy bằng chứng rằng thu nhập trước thuế có tương quan với sức mạnh thị trường (market power), sự biến động của lãi suất và mức độ e ngại rủi ro. Allen (1988) mở rộng mô hình đại lý của Ho và Saunders (1981) bằng việc đưa thêm các khoản cho vay và tiền gửi của ngân hàng, và khẳng định rằng, chênh lệch lãi suất có thể giảm thiểu bằng việc việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng cung cấp cho khách hàng.


Brock và Suarez (2000) nghiên cứu các yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên, bằng việc sử dụng nhiều các định nghĩa thu nhập lãi cận biên khác nhau ở 7 quốc gia Mỹ Latin, và tìm thấy bằng chứng rằng mức độ nợ xấu và chi phí hoạt động có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Hơn thế nữa, các khoản nợ không thu hồi vốn và vốn ngân hàng thì có mối tương quan ngược chiều với chênh lệch lãi suất của ngân hàng ở hầu hết các quốc gia trong mẫu nghiên cứu, kết quả này trái ngược với các bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia đã phát triển được cung cấp bởi Ho và Saunders (1981) và Saunders và Schumacher (2000).


Saunders và Schumacher (2000) sử dụng các dữ liệu trong giai đoạn 1988 đến 1995 cho 6 quốc gia trong Châu Âu, và tìm thấy rằng các ràng buộc đối với các khoản tiền gửi (chẳng hạn như trần lãi suất), dự trữ bắt buộc và tỷ lệ vốn trên tài sản, cũng như biến động lãi suất có tác động đáng kể đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Điều này cho thấy rằng hệ thống ngân hàng càng có nhiều ràng buộc, sức mạnh độc quyền sẽ càng lớn và chênh lệch lãi suất sẽ càng cao. Cũng như các nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.


trước đây, biến động lãi suất là yếu tố quyết định đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam - 4


Drakos (2003) tìm thấy sự sụt giảm đáng kể trong thu nhập lãi cận biên ở các nhóm quốc gia Đông Âu sau khi các quốc gia này chuyển đổi thành nền kinh tế thị trường. Hơn thế nữa, tác giả tìm thấy rằng các ngân hàng nhà nước bắt đầu thiết lập thu nhập lãi cận biên thấp hơn, với dấu hiệu này tác giả khẳng định rằng tồn tại bằng chứng cho rằng có sự hoạt động không hiệu quả ở các ngân hàng này.


Doliente (2005) sử dụng dữ liệu của các quốc gia Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines để tìm thấy rằng, các biến đặc điểm ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Các yếu tố này bao gồm các khoản thế chấp và chất lượng khoản vay và nhiều yếu tố khác, như được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây khi xác định thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.


2.5. Lược khảo các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại


Mô hình đại lý e ngại rủi ro của Ho và Saunders (1981) đã trở thành mô hình chuẩn khi giải thích và hiểu rõ các yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên. Mô hình này giả định rằng mức độ e ngại rủi ro, cấu trúc thị trường trường, quy mô của ngân hàng (được thể hiện thông qua các giao dịch của ngân hàng bao gồm cho vay và huy động) và sự biến động trong lãi suất cho vay và lãi suất huy động có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập lãi cận biên. Bằng việc sử dụng dữ liệu của 100 ngân hàng chính yếu ở Mỹ trong giai đoạn 1976 – 1979 theo quý, đầu tiên các tác giả ước lượng hồi quy của từng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng với một vài biến thể hiện đặc điểm của ngân hàng, bao gồm lãi suất tiềm ẩn (implicit interest payment), chi phí cơ hội của dự trữ tại ngân hàng nhà nước (OCRR), và phần bù rủi ro; hệ số chặn trong mô hình thể


hiện phần chênh lệch, và phần chênh lệch này không được giải thích bởi các đặc điểm của ngân hàng.


Sau khi Ho và Saunders (1981) xây dựng mô hình đại lý, nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện việc mở rộng, xác định lại và điều chỉnh mô hình đại lý này để nắm bắt các đặc điểm ngân hàng khác và đặc điểm của các quốc gia. Chẳng hạn như, Angbazo (1997) sử dụng dữ liệu của các ngân hàng Mỹ nhưng trong một giai đoạn khác (từ năm 1989 đến 1993), và đưa một số yếu tố khác vào mô hình nghiên cứu bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, chỉ số Lerner, chi phí hoạt động, chất lượng quản trị. Tác giả tìm thấy bằng chứng rằng thu nhập lãi cận biên có tương quan ngược chiều với mức độ cạnh tranh toàn cầu và chi phí hoạt động. Đồng thời biến động thu nhập và sức mạnh thị trường có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng tại Mỹ.


Sau nghiên cứu của Angbazo (1997), Saunders và Schumacher (2000) sử dụng phương pháp tiếp cận của Ho và Saunders (1981) để giải thích các yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở Mỹ và 6 quốc gia Châu Âu. Bằng việc sử dụng dữ liệu của 614 ngân hàng trong giai đoạn 1988 – 1995. Các tác giả xác định rằng các quy định ngành ngân hàng, cấu trúc thị trường và phần bù rủi ro là các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên. Cụ thể hơn, việc duy trì tỷ lệ vốn an toàn cao sẽ làm giảm thu nhập lãi cận biên. Các tác giả cũng cho rằng, hệ thống ngân hàng càng tập trung ở cả khía cạnh hoạt động lẫn địa lý, thì sẽ làm gia tăng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng do các ngân hàng này sẽ có thể độc quyền trong việc thiết lập giá cả, thông qua lãi suất huy động và lãi suất cho vay đối với các khách hàng. Hơn thế nữa, biến động lãi suất có thể làm gia tăng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.


Trong khi đó, Brock và Suarez (2000) đã nghiên cứu thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Mexico, Peru và Uruguay trong suốt thập niên 1990. Các tác giả tìm thấy phát hiện cho thấy chi phí hoạt động của ngân


hàng càng cao sẽ càng làm gia tăng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng, cũng như nợ xấu của các ngân hàng sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở Colommbia và ngược chiều ở các ngân hàng Argentina và Peru, và độ lớn của các ảnh hưởng thì có sự khác biệt giữa các quốc gia. Ngoài ra, dự trữ tại ngân hàng nhà nước có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên. Đồng thời, các tác giả cũng đưa một số biến số kinh tế vĩ mô vào mô hình nghiên cứu bao gồm biến động lãi suất, lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên các tác giả chỉ tìm thấy mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê giữa lạm phát và thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.


Gần đây hơn, Maudos và Guevara (2004) đã đưa thêm chi phí hoạt động như là yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng, và ước lượng mô hình cho ngành ngân hàng ở Châu Âu (bao gồm các nước Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha) trong giai đoạn 1993 – 2000. Các tác giả cũng thay thế đo lường cấu trúc thị trường (được đại diện bởi mức độ tập trung của ngành ngân hàng) bởi cách đo lường trực tiếp hơn (chỉ số Lerner). Kết quả của các tác giả cho thấy rằng chỉ số Lerner, chi phí hoạt động, e ngại rủi ro, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, lãi suất tiềm ẩn, chi phí cơ hội của dự trữ tại ngân hàng nhà nước và chất lượng quản trị đều có tương quan cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Mặt khác, hiệu quả chi phí và quy mô của ngân hàng thể hiện tác động ngược chiều đếu thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.


Aboagye và các cộng sự (2008) giải thích thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng của 17 Ngân hàng ở Ghana trong giai đoạn 2001 – 2006 bằng việc thay đổi các đặc điểm của ngân hàng, yếu tố vĩ mô và đặc trưng ngành. Các tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi và tìm thấy bằng chứng rằng chi phí nhân viên, lạm phát, mức độ tập trung, chi phí điều hành, quy mô ngân hàng và sự e ngại rủi ro của các ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Ngược lại, hiệu quả quản trị càng cao, dự trữ của ngân hàng càng dư thừa, và lãi


suất cho vay của Ngân hàng Trung Ương có tác động ngược chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.


Maudos và Sólis (2009) phát triển mô hình nghiên cứu thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng, bằng việc kết hợp mô hình gốc của Ho và Saunders (1981) và một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây (bao gồm nghiên cứu của Angbazo, 1997 và Maudos và Ferrnandez de Guevara, 2004) và ước lượng mô hình này cho hệ thống ngân hàng ở Mexico từ năm 1993 – 2005 với 43 ngân hàng thương mại. Các tác giả tìm thấy bằng chứng rằng chi phí hoạt động, chỉ số Lerner và rủi ro lãi suất có tác động cùng chiều và đáng kể đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Ngoài ra, mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng còn được tìm thấy ở các biến thể hiện chất lượng quản trị, lãi suất tiềm ẩn.


Cũng cùng ý tưởng với Maudos và Sólis (2009), Ben Khediri và Ben - Khedhiri (2011) đề cử việc sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, để giải thích các yếu tố quyết định thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở Tunisia. Các tác giả tìm thấy bằng chứng cho rằng chi phí hoạt động, chi phí cơ hội của dự trữ tại Ngân hàng nhà nước, lãi suất tiềm ẩn và vốn chủ sở hữu có tương quan cùng chiều và đáng kể với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng, và chất lượng quản trị cũng có tác động đáng kể đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng nhưng tác động này lại là ngược chiều.


Sharma và Grounder (2011) phân tích thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở Fiji trong giai đoạn 2000 – 2010. Bằng việc phát triển mô hình đại lý của Ho và Saunders (1981) và phương pháp hồi quy dạng bảng để kiểm soát vấn đề phương sai thay đổi, các tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng các kết quả của các tác giả phù hợp với mô hình lý thuyết của Ho và Saunders (1981). Cụ thể, thu nhập lãi cận biên có mối quan hệ cùng chiều với chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng. Đồng thời, chất lượng quản trị và rủi ro thanh khoản có ảnh hưởng ngược chiều với thu nhập lãi cận biên của


các ngân hàng. Tuy nhiên, tác động của vốn chủ sở hữu và chi phí cơ hội của việc dự trữ tại ngân hàng nhà nước đến thu nhập lãi cận biên lại không được tìm thấy.


Bektas (2014) thực hiện nghiên cứu với mục đích xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của 24 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2003 – 2009. Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu dạng bảng, tác giả tìm thấy bằng chứng rằng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, vốn chủ sở hữu, chỉ số Lerner, chi phí hoạt động, dư nợ cho vay và lãi suất có ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Ngược lại, rủi ro lãi suất, chính sách dự trữ của Ngân hàng nhà nước, lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Ngoài ra, tác giả chưa tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa tài sản thanh khoản, tài sản sinh lời với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.


Bên cạnh các bằng chứng thực nghiệm xem xét thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng, một số nghiên cứu đã được thực hiện để phân tích các yếu tố tác động đến chênh lệch lãi suất, mà theo các tác giả này cho rằng chênh lệch lãi suất và thu nhập lãi cận biên có cùng bản chất như nhau. Trong đó, chênh lệch lãi suất được đo lường bởi lãi suất cho vay trừ cho lãi suất tiền gửi, đôi khi cũng được tính như là thu nhập lãi trên dư nợ cho vay trừ cho chi phí lãi trên tiền gửi của khách hàng. Do đó, xét về bản chất, thì chênh lệch lãi suất cũng có thể đại diện cho thu nhập lãi cận biên và ngược lại.


Beck và Hesse (2009) phân tích các yếu tố giải thích chênh lệch lãi suất ở Uganda và so sánh với các quốc gia ở Châu Phi trong giai đoạn 1999 đến 2005. Các tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng của 1390 ngân hàng từ 86 quốc gia, đồng thời sử dụng các yếu tố bao gồm quy mô ngân hàng, tỷ giá, lãi suất T-bill, tỷ lệ thanh khoản, mức độ tập trung, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, sự phát triển thể chế và chi phí hoạt động. Các tác giả tìm thấy bằng chứng rằng, hầu hết các đặc điểm của ngân hàng cũng như yếu tố kinh tế vĩ mô đều có thể sử dụng để giải thích thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng


ở Uganda. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài và sự thay đổi trong cấu trúc thị trường lại không có quan hệ đáng kể với chênh lệch lãi suất.


Akinlo và Owoyemi (2012) giải thích các yếu tố quyết định chênh lệch lãi suất ở Nigeria bằng việc sử dụng dữ liệu dạng bảng của 12 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 1986 – 2007. Kết quả của tác giả cho rằng tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước, dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi, và GDP có ảnh hưởng cùng chiều đến chênh lệch lãi suất của các ngân hàng. Tuy nhiên, thu nhập phi lãi trên tổng tài sản và sự phát triển thị trường chứng khoán sẽ có mối quan hệ ngược chiều với chênh lệch lãi suất của các ngân hàng.


Sử dụng dữ liệu của 11 quốc gia CEE: Bulgaria, Croatia, Cộng Hòa Séc, Estonia, Hungary, Lativia, Lithuania, Ba Lan, Romania, Cộng hòa Slovak và Slovenia; Dumicic và Ridzak (2013) đã nghiên cứu các yếu tố chính yếu trong việc quyết định thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng này. Với tổng mẫu nghiên cứu bao gồm 12 năm (từ năm 1999 – 2010) và 152 ngân hàng, các tác giả tìm thấy rằng nhu cầu tín dụng thấp (dư nợ cho vay), vốn hóa càng cao và nợ xấu càng cao sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng này.


Were và Wambua (2014) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến chênh lệch lãi suất của ngành ngân hàng Kenya. Kết quả thực nghiệm của các tác giả cho rằng các yếu tố đặc điểm của ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chênh lệch lãi suất. Các yếu tố này bao gồm, quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng được đo lường bởi nợ xấu, rủi ro thanh khoản, lợi nhuận và chi phí hoạt động. Ngoài ra các yếu tố thể hiện đặc điểm kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế và lạm phát lại không có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.


Phạm Hoàng Ân và Nguy n Thị Ngọc Hương (2013) phân tích các yếu tố quyết định đến thu nhập lãi cận biên của NHTM ở Việt Nam với sự nhấn mạnh đặc biệt về

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí