Về Trình Tự, Thủ Tục Mua Lại, Sáp Nhập Ngân Hàng Thương Mại

Thông tư 04/2010/TT-NHNN của NHNN. Đề án sáp nhập giữa hai ngân hàng SHB và HBB xác định vốn điều lệ mới của ngân hàng sau sáp nhập là vốn điều lệ cộng ngang của hai ngân hàng, được phân chia cho các cổ đông của SHB và HBB theo tỷ lệ trong thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa hai ngân hàng. Ngân hàng sau khi sáp nhập đăng ký vốn điều lệ mới của ngân hàng là 8.865.795.470.000 đồng. Đề án sáp nhập xác định theo Luật kế toán và Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ, lỗ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh không được cấn trừ vào vốn điều lệ mà được mang sang thành lỗ lũy kế trong các năm tiếp theo và TCTD phải có trách nhiệm sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để bù đắp cho khoản lỗ lũy kế này [64]. Tuy nhiên, sau này khi Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã quy định giá trị thực của vốn điều lệ được xác định bằng vốn điều lệ thực góp, vốn được cấp, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối.

Đề án sáp nhập hai ngân hàng cũng cho biết, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của HBB đã được kiểm toán soát xét đặc biệt theo yêu cầu của NHNN và tạo ra một khoản lỗ 4.066 tỷ đồng so với vốn điều lệ là 4.050 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông cũng như tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng sau sáp nhập, SHB sau sáp nhập đã đề nghị xin cổ đông thông qua phương án trích dự phòng rủi ro cho các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu của Vinashin trong vòng 5 năm, mỗi năm khoảng 372 tỷ đồng dự phòng cho vay và 75,2 tỷ đồng dự phòng trái phiếu Vinashin. Theo đó, số lỗ lũy kế HBB tại thời điểm 29/02/2012 sẽ là 1.829 tỷ đồng [64]. Nếu không xử lý trích lập dự phòng như vậy, trường hợp HBB có khoản lỗ lớn hơn vốn điều lệ sẽ bị mua lại bắt buộc theo quy định hiện hành chứ không thể thực hiện tự nguyện giữa các bên.

Theo yêu cầu của Thông tư số 13/2010-TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN, các TCTD cần duy trì tỷ lệ an toàn tối thiểu ở mức 9%. Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2012, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của SHB luôn ở mức trên 13% (tính đến ngày 31/12/2011 là 13,37%; đến ngày 29/02/2012 là 15,39%). Đối với HBB, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của HBB tính đến ngày 31/12/2011 là 16,45%, đến ngày 29/02/2012 là 18,81%. Điều này thể hiện mức độ an toàn cao của các tài sản ngân hàng trước các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh đặc biệt trong điều kiện kinh tế bất ổn hiện nay. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của HBB trong giai đoạn 2008-2011

đã tăng lên từ 3,2% năm 2008 lên 4,4% vào năm 2011 (không bao gồm dư nợ cho vay Vinashin), so với các ngân hàng cùng quy mô là tương đối cao (khoảng 2,5%). Nếu tính cả dư nợ cho vay Vinashin, tỷ lệ nợ xấu trong năm 2010 và 2011 là sẽ là 15,16% và 16,73% [64].

Đề án sáp nhập HBB vào SHB được SHB trình trong đại hội đồng cổ đông có những nội dung chính theo quy định của Thông tư 04/2010/TT-NHNN của NHNN. Các yêu cầu về giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động được đảm bảo và làm rõ trong đề án sáp nhập. Do HBB sáp nhập vào SHB, không phải hợp nhất nên ngân hàng sau sáp nhập vẫn giữ pháp nhân của SHB và hoạt động với Hội đồng Quản trị và Ban điều hành của SHB. Về cơ bản, ngân hàng sau sáp nhập vẫn giữ nguyên cơ cấu nhân sự hiện tại của SHB, có bổ sung thêm một số cá nhân có năng lực quản trị và năng lực chuyên môn từ HBB mà SHB đánh giá đáp ứng đủ điều kiện để tham gia điều hành. Cơ cấu nhân sự của hội đồng quản trị, ban kiểm soát cuối cùng được đại hội đồng cổ đông quyết định. Bộ máy tổ chức của HBB sau khi sáp nhập sẽ được thực hiện theo bộ máy tổ chức của SHB. Ngân hàng sau sáp nhập sẽ tiếp tục và sử dụng tất cả những cán bộ, nhân viên hiện tại của SHB và HBB vào Ngày sáp nhập. Cán bộ nhân viên thì căn cứ theo năng lực và nhu cầu sẽ được tiếp nhận nguyên nhưng sẽ sắp xếp công việc theo năng lực phù hợp nghiệp vụ, bộ máy tổ chức, đảm bảo sau sáp nhập hoạt động chuyên nghiệp [64].

- Trường hợp NHNN mua lại bắt buộc VNCB

Về mặt pháp lý, VNCB đã rơi vào ít nhất một trong các trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Khoản 3, Điều 146 Luật các TCTD (2010) về áp dụng kiểm soát đặc biệt, đó là có nguy cơ mất khả năng chi trả; nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán; khi số lũy kế lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán; hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém; không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong thời hạn một năm liên tục... Với tổn thất tài chính nặng nề, trong khi VNCB không có các giải pháp tái cơ cấu khả thi theo yêu cầu của NHNN, NHNN đã đặt VNCB trong tình trạng kiểm soát đặc biệt và khẳng định việc mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của các ngân hàng yếu kém này. Đây là điều kiện tiên quyết để NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của VNCB [61].

Để thực hiện mua lại bắt buộc đối với VNCB, NHNN đã dựa trên một số cơ sở pháp lý là: Luật NHNN Việt Nam (2010); Luật các TCTD (2010); Luật doanh

nghiệp (năm 2005 và 2014); Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015”; Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ (đây Quyết định mật nên không rõ tên gọi và nội dung); Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 01/08/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt.

Một số quy định về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt như sau: “Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, nếu chủ sở hữu không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn” (Khoản 2, Điều 149, Luật các TCTD)”, “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc chỉ định tổ chức tín dụng tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc trực tiếp tham gia góp vốn, mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng khác không đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định này” (Khoản 1, Điều 4, Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg). Điều 13, Quyết định 48/2013 về “Quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu, các thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt” quy định chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của TCTD được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm: Chấp nhận kết quả đánh giá của kiểm toán độc lập về thực trạng tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ; chuyển nhượng cổ phần, phần góp vốn cho NHNN hoặc TCTD được chỉ định theo yêu cầu của NHNN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Với những quy định này cho thấy, việc kiểm soát đặc biệt đối với NHTM là đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, các TCTD đã được kiểm toán độc lập, kết quả kiểm toán cho thấy giá trị thực của vốn điều lệ bị âm, NHNN được quyền mua lại cổ phần của các chủ sở hữu TCTD được kiểm soát đặc biệt nếu như các chủ sở hữu không thực hiện việc tăng vốn theo yêu cầu.

Có thể xem rằng, việc NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của ngân hàng yếu kém và chuyển thành ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước như áp dụng đối với VNCB là biện pháp mạnh, khẳng định quyết tâm của Chính phủ, NHNN kiên quyết xử lý triệt để, tái cơ cấu những tổ chức này, đồng thời cảnh báo trách nhiệm của các cổ đông nói chung, nhất là các cổ đông lớn trong việc quản trị, điều hành,

Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay - 15

giám sát hoạt động của các TCTD [70].

3.2.1.2. Về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

- Trường hợp HBB sáp nhập vào SHB:

(1) Để triển khai sáp nhập, hai ngân hàng đã phối hợp xây dựng đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ của SHB - là TCTD nhận sáp nhập theo quy định của Thông tư 04/2010/TT-NHNN. Dự thảo đề án sáp nhập HBB vào SHB được hội đồng quản trị của HBB trình đại hội đồng cổ đông xem xét (ngày 28/4/2012). Đối với các ngân hàng HBB và SHB, do là hai ngân hàng niêm yết nên phải có quyết định ở ba cấp thẩm quyền là đại hội đồng cổ đông, NHNN và UBCKNN mới được tiến hành sáp nhập. Phương án sáp nhập đã được hơn 85% cổ đông HBB thông qua tại Đại hội cùng các văn bản là đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập, điều lệ ngân hàng sau sáp nhập, cao hơn quy định tại điều lệ của HBB là ít nhất phải được 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thông qua [147].

Đại hội đồng cổ đông SHB (ngày 5/5/2012) được 99,4% cổ đông biểu quyết thông qua giao dịch sáp nhập HBB vào SHB, bao gồm cả việc thông qua đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập, điều lệ của ngân hàng sau sáp nhập. Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu để thực hiện giao dịch sáp nhập cũng được thông qua. Theo quy định, đề án sáp nhập HBB vào SHB đã được ban lãnh đạo hai ngân hàng thông qua, hoàn tất thủ tục theo quy định, được SHB trình lên NHNN (công văn số 110/HĐQT ngày 12/6/2012). Hai ngân hàng cũng đã có văn bản thông báo sáp nhập cho Cục quản lý cạnh tranh để có ý kiến không phản đối đối với giao dịch sáp nhập. Công việc này được các bên sáp nhập xác định là một trong những điều kiện tiên quyết của hoạt động sáp nhập [147].

(2) Để được chấp thuận nguyên tắc sáp nhập, SHB và HBB đã phối hợp lập hồ sơ theo quy định gửi Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét, quyết định. Trên cơ sở ý kiến tham gia của các cơ quan, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng đã thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến, trình Thống đốc NHNN xem xét chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập. NHNN đã có văn bản số 3651/NHNN ngày 15/6/2012, chấp thuận về nguyên tắc việc sáp nhập HBB vào SHB. NHNN yêu cầu các ngân hàng SHB và HBB có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Thống đốc xem xét chấp thuận sáp nhập chính thức. SHB đã nộp hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán lên UBCKNN; nhận giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng. Căn cứ nội dung yêu cầu hoàn tất hồ sơ, các bên đã phối hợp chỉnh sửa đề án sáp nhập, lấy ý

kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định của ngân hàng để thông qua các nội dung thay đổi tại đề án sáp nhập và các vấn đề có liên quan, lập bộ hồ sơ theo quy định gửi Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét chấp thuận. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng đã tiến hành thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến, trình Thống đốc NHNN chấp thuận chính thức việc sáp nhập [147].

(3) Chấp thuận sáp nhập: Thống đốc NHNN đã có Quyết định số 1559/QĐ- NHNN ngày 7/8/2012 về việc sáp nhập HBB vào SHB. Quyết định có hiệu lực từ ngày 28/8/2012. Khi quyết định của Thống đốc NHNN có hiệu lực, HBB phải bàn giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cho SHB. Theo quyết định, tên TCTD sau khi sáp nhập là SHB với tổng vốn điều lệ 8.865.795.470.000 đồng. Cũng tại quyết định này, NHNN thu hồi Giấy phép hoạt động của HBB. SHB có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của HBB; hoàn tất các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp và bố cáo sáp nhập theo quy định của pháp luật. Đồng thời, SHB thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan. HBB có trách nhiệm bàn giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cho SHB; bố cáo sáp nhập, bố cáo chấm dứt hoạt động và giải quyết các quyền và nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật; thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Hai bên tiến hành các thủ tục để thoái niêm yết cổ phiếu HBB tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hoàn thiện hồ sơ, xin phép UBCKNN phát hành cổ phiếu hoán đổi. SHB đã hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh và đăng bố cáo sáp nhập theo quy định. HBB hoàn tất các thủ tục rút Giấy phép thành lập và hoạt động [143].

- Trường hợp NHNN mua lại bắt buộc VNCB:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đến thời điểm hiện tại không có văn bản pháp luật nào quy định về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM theo hình thức bắt buộc. Qua thực tế đối với trường hợp NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của ngân hàng yếu kém và chuyển thành ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước như áp dụng đối với VNCB, khái quát lại một số nội dung về trình tự, thủ tục mua lại bắt buộc đã được NHNN thực hiện như sau:

(1) VNCB tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2015 lần thứ 3 (ngày 31/1/2015). Tại Đại hội đã quyết định không thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng bằng mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng). NHNN đã tuyên bố sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn

cổ phần của ngân hàng với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần [147].

Ngày 05/03/2015, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 249/QĐ- NHNN, quyết định mua toàn bộ cổ phần và chuyển đổi VNCB thành công ty TNHH một thành viên (NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CBBank). Thông cáo báo chí của NHNN nêu rõ, thời gian qua, hoạt động của VNCB đã bộc lộ nhiều yếu kém, việc quản trị, điều hành ngân hàng vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Trước tình hình đó, để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của ngân hàng, NHNN đã quyết định đặt VNCB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật. VNCB không có các giải pháp tái cơ cấu khả thi theo yêu cầu của NHNN. NHNN đã tuyên bố quyết định sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của VNCB với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần. Theo đó, NHNN trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của VNCB, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông đối với các cổ đông hiện hữu của VNCB [61].

(2) Tại Lễ công bố quyết định chuyển đổi mô hình VNCB thành CBBank, NHNN thông báo các quyết định bổ nhiệm nhân sự chủ chốt của ngân hàng: Ông Nguyễn Văn Tuân, Phó Tổng Giám đốc NHTMCP Ngoại thương Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên. Các cán bộ khác của NHTMCP Ngoại thương cũng được bổ nhiệm các chức vụ trong Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát [146].

(3) Sau khi mua lại bắt buộc và chuyển đổi mô hình, vốn điều lệ của CBBank được NHNN công bố là 3.000 tỷ đồng - mức tối thiểu theo quy định hiện hành. Theo đó, mức vốn điều lệ 7.500 tỷ đồng mà VNCB tăng lên từ 3.000 tỷ đồng từ ngày 26/12/2013 không còn tồn tại. Mức 3.000 tỷ đồng được công bố là mức vốn điều lệ mới, sau khi NHNN trở thành chủ sở hữu và cấp vốn.

(4) NHNN tiến hành hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của VNCB, CBBank như thực hiện đăng ký kinh doanh, chuyển đổi hình thức pháp lý, đăng ký quyền sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ hay các thủ tục liên quan đến chứng khoán niêm yết...

3.2.1.3. Về hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

- Hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập NHTM qua nghiên cứu trường hợp thực hiện mua lại bắt buộc đối với VNCB:

Qua nghiên cứu trường hợp của VNCB, nếu để VNCB phá sản, người dân mất tiền sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội. Vì thế NHNN

mua lại bắt buộc ngân hàng này để củng cố, phục hồi lại hoạt động của ngân hàng, nhưng trước tiên và quan trọng nhất đó là nhằm mục tiêu có tiền chi trả cho người gửi tiền, đồng thời các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người gửi tiền tại VNBC sẽ tiếp tục được đảm bảo theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, khi NHNN thực hiện mua lại bắt buộc đối với VNCB, có một số hệ quả pháp lý được đặt ra như sau:

(1) NHNN trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của VNCB, còn các cổ đông hiện hữu của ngân hàng bị chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông. Tại thời điểm NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của VNCB, ngân hàng này có tổng cộng 551 cổ đông, trong đó 6 cổ đông pháp nhân và 545 cổ đông thể nhân. Như vậy, nếu như NHNN mua lại toàn bộ tài sản của VNCB với giá 0 đồng thì 551 cổ đông vẫn còn nguyên là cổ đông của ngân hàng này. Còn nếu muốn loại bỏ 551 cổ đông thì phải mua lại toàn bộ số cổ phần thuộc quyền sở hữu của tất cả cổ đông, không thể mua từ VNCB. Trong trường hợp này, kể từ ngày 05/03/2015 thì 551 cổ đông của VNCB đã bị chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông. Người vay tiền của ngân hàng vẫn phải có nghĩa vụ trả đầy đủ nợ vay. Người gửi tiền tại ngân hàng vẫn được bảo đảm chi trả toàn bộ số tiền gửi, gồm cả gốc và lãi.

Giao dịch mà NHNN thực hiện mua lại bắt buộc đối với VNCB cần được hiểu là mua lại ngân hàng hay mua cổ phần của ngân hàng. NHNN có thể mua số cổ phần của VNCB nhưng chỉ có thể mua lại cổ phần khi VNCB phát hành lần đầu khi mới thành lập hoặc khi tăng vốn điều lệ, mua bán cổ phiếu quỹ. NHNN không thể mua số cổ phần thẳng từ VNCB khi cổ phần đã được bán cho cổ đông vì số cổ phần đã phát hành và bán cho cổ đông là thuộc quyền sở hữu của cổ đông, chỉ cổ đông mới có quyền định đoạt. Theo quy định của Luật các TCTD và Luật chứng khoán, NHNN có thể mua bán cổ phiếu của cổ đông NHTM. Một vấn đề pháp lý đặt ra, dù là giao dịch mua bán cổ phiếu hoặc chuyển nhượng cổ phần thì cũng phải có đủ hai bên là bên mua hoặc bên nhận chuyển nhượng và bên bán hoặc bên chuyển nhượng. Tuy nhiên trên thực tế, trong trường hợp này chỉ có một bên mua hoặc chuyển nhượng là NHNN, mà không có bên bán hoặc chuyển nhượng là các cổ đông của NHTM. Do đó, việc mua bán hoặc chuyển nhượng bắt buộc trong trường hợp này có được áp dụng tương tự như đối với việc quốc hữu hóa hay trưng mua tài sản, mà không nhất thiết phải có sự đồng ý của bên bán hoặc bên chuyển nhượng hay cần được hiểu như thế nào?

Trong trường hợp này, quốc hữu hoá ngân hàng là không được phép vì Hiến pháp năm 1992 trước đây cũng như Điều 51 Hiến pháp năm 2013 hiện hành đã quy định “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.”. Còn theo Luật trưng mua, trưng dụng tài sản (2008) quy định trưng mua tài sản là việc nhà nước mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia (Khoản 1, Điều 2). Luật quy định tài sản thuộc đối tượng trưng mua bao gồm: nhà và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này; thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác; phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác (Điều 13). Quy định thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản thuộc về Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và Chủ tịch UBND cấp tỉnh nhưng không bao gồm Thống đốc NHNN (Điều 14). Theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng thì tài sản thuộc đối tượng trưng mua không bao gồm cổ phần, cổ phiếu và không có quy định cho phép nhận chuyển nhượng bắt buộc phần vốn góp hoặc cổ phần, cổ phiếu của các TCTD trong các trường hợp cần thiết. Trên thực tế, việc phá sản một ngân hàng có thể ảnh hưởng đến an ninh và lợi ích quốc gia do hậu quả của việc này làm mất niềm tin dân chúng, gây bất ổn xã hội, có thể gây đổ vỡ hệ thống ngân hàng và làm sụp đổ nền kinh tế. Tuy nhiên, việc trên này cũng không phải là hình thức trưng mua tài sản, vì không thuộc trường hợp nào trong số bốn trường hợp được phép trưng mua tài sản theo quy định tại Điều 5 về điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản của Luật trưng mua, trưng dụng (2008).

Như vậy, đã có sự chưa thống nhất hoàn toàn quy định của Hiến pháp (2013) Luật trưng mua, trưng dụng (2008), Luật doanh nghiệp (2014), Luật các TCTD (2010), Luật chứng khoán (2010) để bảo đảm chắc chắn và rõ ràng về cơ sở pháp lý đối với trường hợp mua lại bắt buộc VNCB, dẫn đến những hậu quả pháp lý như đã phân tích nêu trên.

(2) Trước khi bị mua lại bắt buộc, VNCB là NHTM trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Với hình thức pháp lý sau khi mua lại, VNCB phải tuân thủ các quy định của pháp luật về việc chuyển đổi hình thức pháp lý từ công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên. Do đó NHTM quốc

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí