Xây Dựng Bảng Câu Hỏi - Thiết Kế Mẫu


CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU


Chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng và đánh giá thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết đã đề ra, bao gồm:

(1) Thiết kế nghiên cứu.

(2) Nghiên cứu chính thức: thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi, diễn đạt và mã hóa thang đo, thiết kế mẫu.


3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU‌

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp: định tính và định lượng.

3.1.1.1 Nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu: Thảo luận nhóm

Bảng câu hỏi được sử dụng cho bước nghiên cứu định tính này được tác giả tạm dịch trực tiếp từ bảng câu hỏi gốc bằng tiếng Anh.

Kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng nhằm để điều chỉnh cách đo lường các khái niệm cho phù hợp với điều kiện ngân hàng.

Các thông tin cần thu thập:

- Đối với cấp quản lý: xác định xem các nhà quản lý cấp trung hiểu về nhân viên và nhu cầu của nhân viên họ như thế nào? Theo họ, các yếu tố nào tác động đến sự thỏa mãn của người lao động trong công việc?...

- Đối với nhân viên: xác định xem nhân viên mong đợi gì ở tổ chức? Theo nhân viên, những yếu tố nào làm cho họ thỏa mãn với công việc họ đang làm?

Từ các biến đo lường ở giai đoạn nghiên cứu này, xác định các nhân tố và các thuộc tính đo lường và cho ra các mục cần hỏi. Thực hiện phỏng vấn thử một lần (đối tượng phỏng vấn: 05 cán bộ quản lý và 15 nhân viên của ngân hàng), điều chỉnh các mục cần hỏi và cho ra bảng câu hỏi chính thức.


Đối tượng phỏng vấn thử:

- Cấp quản lý:

Tại chi nhánh Thành phố: phỏng vấn trực tiếp 01 Trưởng phòng nhân sự. Tại chi nhánh Bến Thành: phỏng vấn trực tiếp 01 Trưởng phòng marketing và 01 Phó phòng kinh doanh. Tại chi nhánh Sài Gòn: phỏng vấn trực tiếp 01 Trưởng phòng kinh doanh. Tại chi nhánh Quận 1: phỏng vấn trực tiếp 01 Trưởng phòng nhân sự.

- Nhân viên:

Tại chi nhánh Thành phố: phỏng vấn trực tiếp 4 nhân viên ở các phòng khác nhau Tại chi nhánh Bến Thành: phỏng vấn trực tiếp 4 nhân viên ở các phòng khác nhau Tại chi nhánh Sài Gòn: phỏng vấn trực tiếp 4 nhân viên ở các phòng khác nhau Tại chi nhánh Quận 1: phỏng vấn trực tiếp 3 nhân viên ở các phòng khác nhau.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ sẽ là cơ sở dùng để thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi chính thức trước khi phát ra sẽ tham khảo ý kiến của chuyên gia và thu thập thử tại NHNoVN – Chi nhánh Thành Phố để kiểm tra thử về cách thể hiện ngôn ngữ và cách trình bày. (Dàn bài thảo luận nghiên cứu sơ bộ - Phụ lục 1)

3.1.1.2 Nghiên cứu định lượng

Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn 320 người lao động hiện đang làm việc cho NHNoVN tại 10 chi nhánh trên địa bàn TP.HCM và 30 nhân viên đã nghỉ việc (từ năm 2008 đến năm 2012) thông qua bảng câu hỏi chính thức. Dữ liệu thu thập được xử ký bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các bước sau:

+ Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị các thang đo. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu từ 0.6 trở lên.

+ Tiếp theo phân tích nhân tố sẽ được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) < 0.5 sẽ bị loại. Phương pháp trích “Principal Axis


Factoring” được sử dụng kèm với phép quay “Varimax”. Điểm dừng trích khi các yếu tố có “Initial Eigenvalues” > 1.

+ Kiểm định mô hình lý thuyết.

+ Hồi quy bội và kiểm định với mức ý nghĩa 5%.

3.1.2 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của tác giả được thực hiện theo trình tự sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu 1 Mô hình nghiên cứu 2 Thiết kế thang đo 3 Nghiên cứu 1

Mục tiêu nghiên cứu (1)


Mô hình nghiên cứu (2)


Thiết kế thang đo (3)


Nghiên cứu định tính (4)


Xây dựng bảng câu hỏi (5)


Khảo sát chính thức (6)


Kiểm định thang đo (7)


Phân tích dữ liệu (8)


Kết luận (9)


3.2 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC


3.2.1 Thiết kế thang đo‌

- Đối với các yếu tố liên quan đến cảm nhận của người lao động: thang đo Likert 5 bậc được sử dụng.

Trong đó, bậc 1 là hoàn toàn không đồng ý/không hài lòng và bậc 5 là hoàn toàn đồng ý/ hài lòng. Ví dụ về câu hỏi khảo sát sau:

Công việc hiện tại phù hợp với trình độ chuyên môn, phát huy được năng lực cá nhân của anh/chị? Có 5 lựa chọn tương ứng:

1

2

3

4

5

Rất không đồng ý

Không đồng ý

Tạm đồng ý

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Rất không hài lòng

Không hài lòng

Tạm hài lòng

Hài lòng

Hoàn toàn hài lòng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


Đối với các yếu tố về đặc điểm cá nhân: sử dụng kết hợp các thang đo như: thang đo định danh đối với giới tính, trình độ, chức vụ…, và thang đo thứ bậc đối với tuổi tác, thu nhập…

3.2.2 Xây dựng bảng câu hỏi - thiết kế mẫu

3.2.2.1 Xây dựng bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi phỏng vấn bao gồm 36 biến quan sát định lượng, được chia làm 7 nhóm yếu tố và 6 biến quan sát định danh.

Bảng 3.1: Nội dung thông tin biến



Ký hiệu biến


Nội dung thông tin biến

Bản chất công việc

c1

Công việc hiện tại phù hợp với trình độ chuyên môn, phát huy được

năng lực cá nhân của tôi

c2

Công việc mang lại nhiều kiến thức và phát triển được khả năng tư

duy của tôi

c3

Công việc hấp dẫn, thách thức và mang lại nhiều cơ hội thăng tiến

cho tôi

c4

Công việc không cần nhiều thời gian làm ngoài giờ

c5

Công việc ổn định, tôi không phải lo lắng mất việc làm

Thu nhập


c6

Tôi nhận được thu nhập xứng đáng với những gì tôi làm

c7

Thu nhập của tôi phù hợp với vị trí hiện tại ở ngân hàng khác

c8

Trợ cấp của ngân hàng công bằng cho tất cả các nhân viên

c9

Quá trình tăng lương được phổ biến cho tất cả các nhân viên

c10

Tôi có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ ngân hàng

Đồng nghiệp

c11

Đồng nghiệp của tôi luôn hòa nhã và thân thiện

c12

Tôi luôn thoải mái bày tỏ quan điểm của mình trong công việc

c13

Ý tưởng và ý kiến của tôi luôn được đồng nghiệp ủng hộ

c14

Tôi và đồng nghiệp phối hợp làm việc vì sự phát triển của ngân hàng

c15

Làm việc nhóm được khuyến khích phát triển tại ngân hàng

Lãnh đạo

c16

Lãnh đạo luôn tôn trọng tôi

c17

Lãnh đạo lắng nghe những gì tôi nói

c18

Lãnh đạo cho tôi những lời khuyên hữu ích khi tôi cần

c19

Lãnh đạo đánh giá cao năng lực của tôi và những gì tôi cống hiến

c20

Sự thỏa mãn trong công việc của của nhân viên là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

c21

Tôi được đào tạo tốt cho công việc

c22

Tôi được khuyến khích học hỏi từ những sai sót của mình

c23

Tôi có cơ hội thăng tiến thỏa đáng ở ngân hàng

c24

Lãnh đạo quan tâm tích cực đến sự phát triển và thăng tiến của tôi

c25

Chính sách đề bạt, thăng tiến của ngân hàng là công bằng, minh

bạch

Điều kiện làm việc

c26

Nơi làm việc của tôi được bố trí sạch đẹp

c27

Nơi làm việc của tôi an toàn

c28

Địa điểm nơi làm việc phù hợp với nơi ở của tôi

c29

Trang thiết bị làm việc hiện đại


c30

Tôi được cung cấp đầy đủ các nguồn lực để làm tốt công việc

Thỏa mãn chung

c31

Tôi thấy hài lòng khi làm việc tại ngân hàng

c32

Tôi thấy tự hào khi làm việc tại ngân hàng

c33

Tôi hoàn toàn tin tưởng vào ngân hàng

c34

Tôi sẽ nỗ lực hết mình vì ngân hàng

c35

Tôi sẽ làm việc lâu dài với ngân hàng

c36

Tôi sẽ giới thiệu ngân hàng là nơi làm việc tốt nhất

Đặc điểm cá nhân

c37

Giới tính

c38

Tuỗi

c39

Thâm niên

c40

Trình độ học vấn

c41

Thu nhập

c42

Chức vụ


3.2.2.2 Thiết kế mẫu

* Khung lấy mẫu: 350 mẫu, trong đó, 320 nhân viên đang làm việc tại 10 chi nhánh NHNoVN trên địa bàn TP.HCM và 30 nhân viên đã nghỉ việc từ năm 2008 đến năm 2012.

* Phương pháp lấy mẫu:

Tiến hành lấy mẫu các nhân viên (có hợp đồng lao động không thời hạn) đang làm việc tại 10 chi nhánh NHNoVN trên địa bàn TP.HCM và gửi mail bảng câu hỏi cho các nhân viên đã nghỉ việc. Tổng số mẫu dự kiến thu về là 330 mẫu, trong đó 20 mẫu từ bộ phận nhân viên đã nghỉ việc, còn lại 310 mẫu chia đều cho 10 chi nhánh NHNoVN tại TPHCM. Cụ thể như sau:


Bảng 3.2: Số lượng mẫu


STT

Chi nhánh

Số lượng mẫu phát ra

Số lượng mẫu

thu về

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

CN. Thành Phố

40

11.43%

40

2

CN. Bến Thành

30

8.57%

30

3

CN. Sài Gòn

40

11.43%

35

4

CN. Mạc Thị Bưởi

30

8.57%

30

5

CN. Nam Sài Gòn

30

8.57%

30

6

CN. Chợ Lớn

30

8.57%

30

7

CN. Hùng Vương

25

7.14%

25

8

CN. Quận 1

30

8.57%

30

9

CN. Quận 3

30

8.57%

30

10

CN. Quận 5

35

10.00%

30

11

Nhân viên đã nghỉ việc

30

8.57%

20

Tổng

350

100%

330


Số mẫu dự kiến thu về được chiếm 94.28% tổng số mẫu phát ra.

3.2.3 Phỏng vấn – thu thập dữ liệu

* Thực hiện phỏng vấn người lao động tại các chi nhánh NHNoVN trên địa bàn TP.HCM bằng các phương thức sau:

- Thực hiện phỏng vấn trực tiếp một số lãnh đạo phòng và giám đốc, phó giám đốc chi nhánh.

- Gửi bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp đến các nhân viên ở các chi nhánh trên địa bàn TP.HCM.

- Liên hệ bằng điện thoại và gửi email cho 30 nhân sự đã nghỉ việc tại các chi nhánh NHNoVN trên địa bàn TP.HCM

* Kết quả thông tin khảo sát thu được như sau:

- Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 350 mẫu, trong đó, 320 mẫu gửi đến 10 chi nhánh NHNoVN trên địa bàn TPHCM và 30 mẫu gửi qua email.


- Tổng số mẫu thu về là 316 mẫu, chiếm tỷ lệ 90.28%, gồm 305 mẫu thu được từ 10 chi nhánh NHNoVN tại TP.HCM và 11 mẫu thu được qua email.

- Trong 316 mẫu thu được có 11 mẫu không thực hiện đầy đủ các yêu cầu khảo sát đưa ra, nên bị loại. Còn 305 mẫu sẽ được hiệu chỉnh trước khi đưa vào phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.

3.2.4 Đánh giá thang đo

Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo. Hay nói cách khác đo lường đó vắng mặt cả hai loại sai lệch: sai lệch hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt độ tin cậy, nghĩa là thang đo đó phải cho ra cùng một kết quả khi đo lặp đi lặp lại.

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại (internal consistentcy) thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation).

3.2.4.1 Hệ số Cronbach Alpha

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là có thể sử dụng được. Tuy nhiên, cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới, hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được.

Hệ số tương quan biến tổng (Item–total correclation) là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với biến khác trong nhóm càng cao. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022