qua tài khoản và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản”.
Theo một số quan điểm khác, Đặng Công Hoàn (2015) định nghĩa: “Thanh toán không dùng tiền mặt là một hoạt động dịch vụ thanh toán được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ/phương thức thanh toán để bù trừ tiền từ tài khoản/hạn mức tiền của người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng hoặc được bù trừ lẫn nhau thông qua đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán”.
Theo tác giả Đỗ Thị Khánh Ngọc (2014): “Thanh toán không sử dụng tiền mặt là những khoản thanh toán thực hiện bằng cách trích tiền từ tài khoản của người phải trả sang tài khoản của những người thụ hưởng hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”. Theo các quan điểm này thì TTKDTM là một hình thức vận động của tiền tệ. Trong TTKDTM, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức hành chính vi mô đóng vai trò là trung gian thực hiện yêu cầu của khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ thông qua các hình thức thanh toán, thu hộ, chi hộ, chuyển tiền,… bằng cách trích chuyển trên sổ sách, ghi chép cắt chuyển từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác không sử dụng đến tiền mặt. Như vậy, TTKDTM là sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung ứng cho khách hàng để thực hiện quyền nhận chi trả hoặc/và nghĩa vụ phải chi trả trong các giao dịch có liên quan đến tiền tệ, theo đó ngân hàng sẽ đại diện cho khách hàng thực hiện thực hiện nghĩa vụ chi trả thay; thực hiện quyền được chi trả; hoặc là trung gian (tổ chức cung ứng dịch vụ được Ngân hàng Nhà nước cấp phép) chi trả cho các chủ thẻ trong quan hệ kinh tế.
Thanh toán không dùng tiền mặt thông thường gồm có 4 bên:
- Bên mua hàng hay nhận dịch vụ cung ứng
- Ngân hàng phục vụ bên mua, tức là Ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản giao dịch
- Bên bán, tức là bên cung ứng hàng hóa và dịch vụ
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương - 2
- Cơ Sở Khoa Học Của Việc Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Thanh Toán Không Sử Dụng Tiền Mặt Của Khách Hàng
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dịch Vụ Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt
- Mô Hình Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Của Khách Hàng
- Cơ Sở Thực Tiễn Của Việc Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Của Khách Hàng
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
- Ngân hàng phục vụ bên bán tức Ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao
dịch
Từ những phân tích trên thì dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là một hình
thức thanh toán tiền, hàng hóa dịch vụ của khách hàng thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng bằng cách trích từ tài khoản này chuyển trả vào tài khoản khác theo lệnh của chủ tài khoản thông qua hình thức thanh toán do Pháp luật quy định.
1.1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Về cơ bản, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, sự vận động của tiền tệ có thể tách rời hoặc độc lập tương đối với sự vận động của hàng hóa cả về không gian và thời gian. Cụ thể hơn, việc giao nhận hàng hóa có thể được tiến hành tại một thời điểm của một nơi nào đó nhưng việc thanh toán có thể được thực hiện tại một thời điểm của một nơi khác.
Thứ hai, trong thanh toán không dùng tiền mặt không có sự hiện diện của tiền mặt trong thanh toán. Vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán bằng tiền mặt theo kiểu hàng – tiền – hàng mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền ghi sổ (tiền ngân hàng) và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách. Do vậy, TTKDTM yêu cầu các bên tham gia phải mở tài khoản tại các NHTM để tham gia giao dịch.
Thứ ba, trong thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò của ngân hàng là đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong phương thức thanh toán này. Nếu như thanh toán bằng tiền mặt được thực hiện bằng mối quan hệ trực tiếp giữa người mua và người bán thì thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện thông qua sự tham gia của ít nhất một ngân hàng. Do đó, ngân hàng đóng vai trò không thể thiếu trong thanh toán chuyển khoản và trở thành trung tâm thanh toán cho toàn xã hội.
1.1.2.3 Vai trò của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân,
đặc biệt là trong cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.
Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, đẩy nhanh quá trình sản xuất và tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội, bởi tiền tệ vừa là khởi đầu vừa là kết thúc của một chu kỳ sản xuất.
Thanh toán không dùng tiền mặt giúp tiết kiệm được chi phí lưu thông nhờ làm
giảm chi phí in ấn, bảo quản và vận chuyển tiền mặt.
Tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý và kiểm tra được quá trình sản xuất và lưu
thông của nền kinh tế.
Tạo điều kiện cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua hoạt động mở tài khoản thanh toán của tổ chức và cá nhân.
Đối với Ngân hàng
Cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng và nền kinh tế, giúp các ngân hàng tăng thu nhập từ thu phí dịch vụ, góp phần thay đổi cơ cấu thu nhập trong tổng thu nhập, nâng cao khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh và tạo sự phát triển bền vững. Nhờ việc khai thác và sử dụng linh hoạt nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán, giúp gia tăng hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn phát triển dịch vụ TTKDTM tạo bàn đạp cho sự phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng liên quan qua dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán trực tuyến,…Đây cũng là điều kiện thu hút, hấp dẫn khách hàng quan hệ với Ngân hàng. Thông qua hoạt động này ngân hàng nắm được những thông tin về tình hình thanh toán, giao dịch của khách hàng. Đây cũng chính là nguồn dữ liệu quan trọng đối với hoạt động tín dụng.
Đối với khách hàng
Nhờ việc thanh toán không dùng tiền mặt mà khách hàng tiết kiệm được các chi phí phát sinh (chi phí vận chuyển, chi phí đếm tiền,…), giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đảm bảo tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật cho khách hàng, đặc biệt, khi việc ứng dụng công nghệ thông tin của các NHTM ngày càng cao. Cụ thể: Chỉ bằng một lệnh của chủ tài khoản thì một giao dịch có thể được thực hiện ngay chỉ với thiết bị được kết nối Internet, đây cũng là sự tiện ích của dịch vụ thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay.
Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán (nhất là các loại thẻ ngân hàng), tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn sao cho phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất với mỗi công việc trong đời sống của mỗi khách hàng.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn về vốn, tài sản đồng thời giảm được rủi ro.
Đối với nền kinh tế
Hiệu quả dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mang tính vĩ mô, có ý nghĩa
Kinh tế - Xã hội cao:
Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khai thác tốt nhất chức năng trung gian thanh toán của nền kinh tế, thực hiện quá trình chu chuyển tiền tệ kinh tế, khai thác và sử dụng nguồn vốn trong nền kinh tế.
Tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy nguồn vốn luân chuyển nhanh chóng, góp phần đẩy nhanh tăng tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hóa.
Góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông trên thị trường, hạn chế lạm phát, lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, tạo điều kiện cho ngân hàng nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa tiền tệ, kiểm soát các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt giữa các ngân hàng khác hệ thống, thường xuyên nắm được khối lượng chu chuyển tiền tệ không bằng tiền mặt, nâng cao hiệu lực thi hành chính sách tiền tệ quốc gia.
1.1.2.4 Các nguyên tắc trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân
hàng thương mại
Các cá nhân và đơn vị muốn thực hiện thanh toán qua Ngân hàng cần phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng đồng thời tài khoản tiền gửi có đủ số dư để chi trả và chấp hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 226/2002/QĐ - NHNN ban hàng ngày 26 tháng 03 năm 2020 “Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán” và Thông tư 46/2014/TT - NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2014 v/v “Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt” thì việc thanh toán không dùng tiền mặt phải tuân theo các quy định sau:
Các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được quyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.
Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam. Trường hợp mở tài khoản và thanh toán bằng ngoại tệ phải được thực hiện theo Quy chế quản lý ngoại hối của Chính phủ Việt Nam ban hành.
Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời, các chủ tài khoản (bên trả tiền) phải có đủ điều tiền trên tài khoản. Mọi trường hợp thanh toán vượt quá số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước là phạm pháp và bị xử lý theo pháp luật
Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:
Thực hiện các ủy nhiệm thanh toán của chủ tài khoản bảo đảm chính xác, an toàn, thuận tiện; chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản.
Kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản (bên trả tiền) trước khi thực hiện thanh toán và được quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền, đồng thời không chịu trách nhiệm về những nội dung liên đới của hai bên khách hàng.
Nếu thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước phải bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi phạm có thể xử lý theo Pháp luật.
Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản khách hàng cho các cơ quan ngoài ngành khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng được thu phí
theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.1.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Theo nghị định số 101/2012/NĐ - CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ TTKDTM do ngân hàng cung cấp bao gồm:
Thanh toán bằng Séc (Cheque, Check)
Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi (Lệnh chi)
Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu (Nhờ thu)
Thanh toán bằng thư tín dụng
Thanh toán bằng phương tiện điện tử
1.1.3.1 Thanh toán bằng Séc (Cheque, Check)
Theo khoản 1, điều 3 của thông tư số 22/2015/TT-NHNN ngày 20/11/2015 Quy định hoạt động cung ứng và sử dụng Séc: “Séc là tờ giấy có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình để thanh toán cho người thụ hưởng”.
Các chủ thểm tham gia thanh toán Séc bao gồm:
- Người ký phát là người lập và ký phát Séc.
- Người bị ký phát là ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho người ký phát có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người ký phát.
- Người thụ hưởng là một trong những người sau đây:
+ Người được nhận số tiền ghi trên séc theo chỉ định của người ký phát.
+ Người nhận chuyển nhượng séc theo các hình thức chuyển nhượng quy định tại Thông tư này.
+ Người cầm giữ Séc có ghi trả cho người cầm giữ.
- Người có liên quan là người tham gia vào quan hệ thanh toán séc bằng cách ký tên trên séc với tư cách là người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo lãnh, người bảo chi.
- Người thu hộ là ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước làm dịch vụ thu hộ séc được người thụ hưởng nhờ thu hộ.
- Người bảo lãnh là người được người bảo lãnh cam kết trả thay nghĩa vụ trả tiền cho người thụ hưởng.
Trường hợp ký phát, thanh toán séc ghi số tiền bằng ngoại tệ:
Ký phát séc được chi ghi trả bằng ngoại tệ: Séc được ký phát với số tiền
được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của Pháp luật về quản lý ngoại hối.
Thanh toán séc được chi trả bằng ngoại tệ:
- Séc được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của Khoản 1 Điều 3 số 22/2015/TT - NHNN ngày 20/11/2015 quy định được thanh toán số tiền ghi trên séc bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luận về quản lý ngoại hối.
- Séc được ghi trả bằng ngoại tệ nhưng người thụ hưởng cuối cùng là người không được phép thu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối thì số tiền ghi trên séc được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán hoặc theo tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thực hiện việc thanh toán công bố tại thời điểm thanh toán.
Séc được phân loại dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau. Căn cứ vào hình thức
thanh toán, séc được chia thành ba loại:
Séc tiền mặt: là séc dùng để rút tiền mặt tại ngân hàng – nơi đơn vị (người ký phát) mở tài khoản. Trên tờ séc nếu không có cụm từ “trả vào tài khoản” thì người thụ hưởng có quyền lĩnh tiền mặt.
Séc chuyển khoản: là loại séc được thanh toán chuyển khoản bằng cách trích tiền từ tài khoản của người ký phát chuyển vào tài khoản người thụ hưởng. Người phát séc chuyển khoản phải đánh dấu (hoặc ghi) cụm từ “trả vào tài khoản” trên tờ séc để thể hiện chỉ được trả vào tài khoản (không được lĩnh tiền mặt).
Séc bảo chi: là loại séc được ngân hàng (người bị ký phát) đảm bảo khả năng chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc phát hành từ tài khoản của người trả tiền vào một tài khoản riêng (tài khoản tiền ký gửi đảm bảo thanh toán séc) được ngân hàng làm thủ tục bảo chi. Séc đã lưu ký do đó người chịu trách nhiệm thanh toán tờ séc là ngân hàng bảo chi séc.
1.1.3.2 Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi (lệnh nhờ chi)
Ủy nhiệm chi (UNC) là lệnh chi tiền của chủ tài khoản (được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, kho bạc nhà nước) yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước nơi mà chủ tài khoản mở tài khoản tiền gửi trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng
Khi nhận được ủy nhiệm chi, trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phục vụ người trả tiền phải hoàn tất lệnh chi hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của khách hàng không đủ tiền hoặc lệnh chi lập không hợp lệ.
Với các dùng thuận tiện, UNC thưởng được dùng để thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ, vật tư hoặc dùng chuyển tiền rộng rãi, phổ biến trong cả nước không phân biệt trong cùng hệ thống hay khác hệ thống ngân hàng.
1.1.3.3 Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu (lệnh nhờ thu)
Ủy nhiệm thu (UNT) là một thể thức thanh toán được tiến hàng trên cơ sở giấy UNT và các chứng từ hóa đơn do người bán lập và chuyển đến ngân hàng để yêu cầu thu hộ tiền từ người mua về hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng phù hợp với những điều kiện thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế.
Khi nhận được giấy UNT, trong vòng một ngày làm việc Ngân hàng phục vụ bên trả tiền phải trích tài khoản của bên trả tiền để trả ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán.
UNT thường được áp dụng phổ biến trong mọi trường hợp với điều kiện hai bên mua và bán phải thống nhất với nhau và phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng về việc áp dụng thể thức UNT để ngân hàng làm căn cứ tổ chức thực hiện thanh toán.
1.1.3.4 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
Thẻ thanh toán là công cụ do Ngân hàng phát hành cho khách hàng sử dụng để