Các Lý Thuyết Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Hợp Tác Của Công Ty Lữ Hành Với Các Nhà Cung Cấp


2.3. Các lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

2.3.1. Lý thuyết chi phí giao dịch

Lý thuyết Chi phí giao dịch (TCT) có nguồn gốc từ Ronald Coase (1937) – là người đã phát triển lý thuyết từ các tác phẩm của Chester Barnard và Herbert Simon (Williamson, 2005b). TCT đã được phát triển thêm bởi một loạt các công trình nghiên cứu của Williamson (1971, 1973, 1981, 1985, 1996, 2005a, 2005b, 2008, 2009, 2010).

Sau đó Coase và Williamson đã được trao giải thưởng Nobel dựa trên sự đóng góp về mặt lý thuyết Chi phí giao dịch vào năm 1991 và 2009 (Williamson, 2010).

Khái niệm chi phí giao dịch được đưa ra lần đầu tiên bởi Ronald Coase trong tác phẩm “Bản chất của hãng (Nature of Firms)” (Coase, 1937). Mục đích chính của lý thuyết này nhằm giải thích tại sao một số hoạt động được đưa vào trong nội bộ doanh nghiệp và tại sao có một số hoạt động lại được tiến hành bên ngoài thị trường. Khi đó doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định lựa chọn để cho thị trường cung cấp cho mình những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp từ bỏ việc sản xuất hay doanh nghiệp sẽ tự huy động và tổ chức sản xuất. Coase (1937) (trích dẫn trong Williamson, 2010) cho rằng công ty tồn tại khi việc chuẩn bị, thiết lập và theo dõi các hợp đồng để trợ giúp cho việc huy động và tổ chức sản xuất sẽ ít tốn kém hơn so với việc tìm mua các nguồn lực được sản xuất bên ngoài doanh nghiệp. Và quy mô của hãng sẽ tăng cho đến khi chi phí tổ chức sản xuất trong nội bộ hãng lớn hơn các chi phí giao dịch gắn với việc thị trường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Trên cơ sở kế thừa và tiếp tục phát triển lý thuyết của Coase, Williamson (1975) đã chỉ ra khái niệm chi phí giao dịch trong tác phẩm “Những thị trường và thứ bậc (Markets and Hierarchies)”. Việc vận dụng khái niệm chi phí giao dịch đã trở thành hòn đá tảng trong các lý thuyết của ông về sau này, cụ thể là hai tác phẩm nổi bật The Economic Institutions of Capitalism (Những thể chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản, 1985) và The Mechanisms of Governance (Những cơ chế điều hành, 1986). Trong lý thuyết những thể chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản (1985) Williamson cho rằng nền kinh tế thị trường được thể hiện bằng những đánh đổi giữa những cách thức tổ chức các giao dịch và những quan hệ hợp đồng giữ một vai trò then chốt trong các đánh đổi trên và ý tưởng cho rằng doanh nghiệp quyết định hợp nhất các hoạt động chủ yếu bị chi phối bởi những nhận định về tính hiệu quả của các giao dịch. Hay nói cách khác, lý thuyết này đã giải thích cơ chế quản lý các giao dịch khác nhau trong quá trình trao đổi giữa các đối tác với mục tiêu tối ưu hóa lợi ích kinh tế của mỗi tổ chức.


Theo TCT, chi phí giao dịch bị chi phối bởi ba thành phần chính là tính chuyên biệt của tài sản (asset specificity), sự không chắc chắn (uncertainty) và tần suất giao dịch (frequency). Williamson, 1991 (trích dẫn trong Williamson, 2010) phân chia chi phí giao dịch thành bốn loại chi phí riêng biệt liên quan đến giao dịch, bao gồm; (1) chi phí tìm kiếm (search costs) bao gồm các chi phí thu thập, tìm kiếm thông tin để xác định và đánh giá các đối tác thương mại tiềm năng; (2) chi phí ký kết hợp đồng (contracting costs) bao gồm các chi phí đàm phán và thực hiện thỏa thuận với các đối tác; (3) chi phí giám sát (monitoring costs) được hiểu là các chi phí liên quan đến quá trình giám sát một thỏa thuận nhằm đảm bảo rằng mỗi bên sẽ thực hiện tốt các nghĩa vụ đã được quy định trước; (4) Chi phí thực thi (enforcement costs) gồm các chi phí liên quan đến thương lượng và xử phạt đối tác trong trường hợp họ không tuân thủ hợp đồng đã được ký kết.

Hơn nữa, lý thuyết chi phí giao dịch được xây dựng dựa trên hai giả định cơ bản đó là tính duy lý giới hạn (bounded rationality) và hành vi cơ hội (opportunism of human agents). Khái niệm tính duy lý bị giới hạn được đưa ra lần đầu tiên bởi Herbert Simon vào năm 1957, đề cập đến sự hạn chế về tri thức và ngôn ngữ của các cá nhân. Lý thuyết này cho rằng người ra quyết định bị hạn chế về khả năng tiếp nhận, lưu trữ, xử lý và truyền đạt thông tin.Chính những hạn chế này sẽ buộc nhà quản trị phải ra quyết định trong điều kiện thông tin không đầy đủ, hoặc không chắc chắn. Tính duy lý giới hạn sẽ gia tăng chi phí giao dịch trong quá trình ra quyết định và xử lý các vấn đề của doanh nghiệp. Giả định thứ hai là hành vi cơ hội. Hành vi xảy ra khi con người đưa ra các thông tin không đáng tin cậy hoặc không đầy đủ liên quan đến các hợp đồng trong tương lai. Theo TCT, hành vi này sẽ làm phát sinh chi phí giao dịch như chi phí giám sát hành vi, bảo vệ tài sản nhằm đảm bảo rằng các bên tham gia vào các giao dịch không thực hiện các hành vi cơ hội của mình.

Theo lý thuyết chi phí giao dịch của Williamson (1975), khi chi phí giao dịch thấp, các bên tham gia giao dịch có thể soạn thảo văn bản hợp đồng về những tình huống phát sinh nhằm bảo vệ lợi ích chặt chẽ của các bên. Khi đó, các giao dịch này sẽ được tiến hành ở bên ngoài thị trường và thị trường sẽ khuyến khích các bên tham gia giao dịch tối đa hóa hành vi hợp tác. Ngoài ra, các bên có thể dựa vào thông tin thị trường để xác định giá trị tài sản cũng như chi phí cơ hội. Do thông tin cân xứng đối với các bên tham gia hợp tác nên sẽ giúp gia tăng niềm tin đồng thời giảm thiểu nguy cơ của những hành vi cơ hội. Ngược lại, khi chi phí giao dịch cao, các mối quan hệ sẽ được đưa vào bên trong doanh nghiệp, và sẽ được quản lý dựa trên cơ cấu quản trị thứ bậc trong nội bộ doanh nghiệp. Những giao dịch có chi phí cao là những giao dịch liên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.


quan đến những tài sản có tính chuyên biệt cao, giao dịch được diễn ra thường xuyên trong một thời gian kéo dài. Và tính chuyên biệt của tài sản là nhân tố trọng tâm vì nó sẽ quyết định cường độ của những yếu tố khác như tần suất giao dịch hay sự không chắc chắn. Chính vì vậy, đối với những tài sản có tính chuyên biệt càng cao thì những giao dịch đó sẽ được đưa vào bên trong doanh nghiệp càng lớn. Và đây chính là nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch - 5

Theo Clemons và cộng sự, 1993 (trích dẫn trong Williamson, 2010) chi phí giao dịch (transaction costs) bao gồm hai phần chính là chi phí phối hợp (coordination costs) và rủi ro giao dịch (transaction risk). Trong đó, chi phí phối hợp là các chi phí có liên quan đến việc trao đổi và hợp nhất các thông tin có ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí giao dịch có thể phát sinh trước và sau khi ký kết hợp đồng (bao gồm chi phí soạn thảo, thương lượng và bảo vệ hợp đồng, chi phí kiểm soát các sai sót có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng, chi phí thương lượng khi giải quyết các vấn đề phát sinh sau ký kết hợp đồng, chi phí thực hiện cam kết, v.v.). Rủi ro trong giao dịch gồm các rủi ro liên quan đến việc các bên tham gia giao dịch trốn tránh trách nhiệm của mình. Ngoài ra, nghiên cứu của Clemons và cộng sự, 1993 (trích dẫn trong Williamson, 2010) đã nhấn mạnh đến hai khía cạnh của rủi ro giao dịch là chi phí thương lượng và sự mất kiểm soát các nguồn lực, từ đó dẫn đến hành vi cơ hội của các đối tác tham gia giao dịch. Chẳng hạn, khi đối tác sản xuất ra sản phẩm độc quyền và không có sản phẩm thay thế trên thị trường thì đối tác sẵn sàng tăng giá bán của sản phẩm để thu được lợi nhuận, từ đó gia tăng hành vi cơ hội của đối tác, kết quả là rủi ro giao dịch tăng lên và chi phí giao dịch tăng. Maia và cộng sự (2010) cho rằng có thể giảm hành vi cơ hội này bằng cách: (1) phải có sự đầu tư ngang bằng giữa các đối tác tham gia; (2) thiết lập cơ chế bảo vệ hợp đồng; (3) xây dựng niềm tin giữa các bên tham gia hợp tác. Các tác giả khác đồng ý rằng niềm tin là một trong những nhân tố quan trọng để giảm chi phí giao dịch; khuyến khích đầu tư vào các mối quan hệ liên quan đến các tài sản chuyên biệt; thúc đẩy việc chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các đối tác (Dyer, 1997).

Dyer (1997) cho rằng việc xây dựng niềm tin sẽ giúp gia tăng hiệu quả MQHHT giữa các doanh nghiệp. Bởi vì niềm tin giúp giảm chi phí giao dịch và qua đó gia tăng khả năng doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản chuyên biệt. Hơn nữa, chính việc sự đầu tư này sẽ tạo điều kiện củng cố niềm tin cũng như sự tín nhiệm giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, chi phí giao dịch thấp hơn và mức đầu tư lớn hơn vào tài sản chuyên biệt giữa các đối tác sẽ giúp tối đa hóa giá trị giao dịch và nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động giao dịch chung. Do đó, việc xây dựng cơ chế quản lý hiệu


quả (dựa trên niềm tin giữa các đối tác) sẽ góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty tham gia hợp tác.

Lý thuyết chi phí giao dịch được áp dụng trong luận án này nhằm lý giải nguyên nhân các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng du lịch phải tham gia hợp tác với nhau. Do xây dựng niềm tin giúp giảm chi phí giao dịch và đồng thời kiểm soát hành vi cơ hội nên niềm tin (sự tín nhiệm) được xác định như một lợi thế về nguồn lực. Việc xây dựng niềm tin được thể hiện qua: (1) sự cam kết trong các giao dịch tương lai (biểu hiện bằng sự gia tăng khối lượng các giao dịch giữa các bên), (2) số lượng các thông tin chia sẻ tăng lên, (3) sử dụng các biện pháp thực thi nhằm quản lý các MQHHT. Mặt khác, tham gia vào MQHHT giúp doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng du lịch giảm thiểu chi phí so với tự sản xuất và các doanh nghiệp chưa có MQHHT trên thị trường. Ngoài ra, việc doanh nghiệp quyết định sử dụng cơ chế hợp tác theo chiều dọc hoặc theo cơ chế thị trường sẽ phụ thuộc vào chi phí giám sát bắt nguồn từ tính duy lý giới hạn và tính không chắc chắn do các đối tác ưu tiên quyền lợi của mình và thực hiện các hành vi cơ hội (Kaufman và cộng sự, 2000). Trong trường hợp này, CTLH sẽ lựa chọn chiến lược liên kết dọc với các nhà cung cấp, mà ở đó các nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng những dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ tham quan và giải trí. Việc vận dụng lý thuyết TCT vào nghiên cứu thực tiễn MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL sẽ giúp cho các quản lý cũng như các nhà hoạch định chính sách đề xuất những chính sách khuyến khích sự liên kết và hợp tác giữa các bên tham gia. Vì vậy, việc áp dụng lý thuyết chi phí giao dịch không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch (như chi phí giám sát) của các khoản đầu tư vào các tài sản cụ thể, mà còn giúp giảm bớt những hành vi cơ hội của các đối tác (Son và cộng sự, 2005).

2.3.2. Lý thuyết vốn xã hội

Theo quan niệm truyền thống, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn con người tạo nên cơ sở cho sự phát triển kinh tế của quốc gia và hiệu quả hoạt động cho các công ty hoặc các quốc gia. Bên cạnh vốn kinh tế, vốn văn hóa, vốn con người, một số nghiên cứu gần đây cho rằng vốn xã hội là một loại vốn đóng vai trò quan trọng. Năm 1916, Hanifan là người đầu tiên đưa ra khái niệm về vốn xã hội, và khái niệm này được dùng để chỉ mối quan hệ tình thân, sự cảm thông lẫn nhau, cũng như sự tương tác giữa các cá nhân, hay giữa các gia đình trong đời sống xã hội. Hơn bốn mươi năm sau, Jane Jacobs (1960) đã nhắc đến khái niệm vốn xã hội trong nghiên cứu về môi trường sống đặc thù của xã hội thành thị. Jane Jacobs (1960) cho rằng vốn xã hội là “một hệ thống các mối quan hệ phức tạp của con người được xây dựng theo thời gian, nhằm hỗ trợ


lẫn nhau khi cần thiết đồng thời đảm bảo sự an toàn của đường phố cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân”. Tuy nhiên, khái niệm này thực sự đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu sau khi Bourdieu công bố tác phẩm “Các hình thức của vốn” vào năm 1986. Bourdieu (1986) (trích dẫn trong Nguyễn Quang A, 2006) cho rằng “vốn xã hội là một mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quen biết nhau và nhận ra nhau, những mối liên hệ này ít nhiều đã được thể chế hóa”. Hơn nữa, Bourdieu (1986) (trích dẫn trong Lê Thu Hà, 2012) cũng khẳng định “Vốn xã hội là một thuộc tính của mỗi cá nhân trong bối cảnh xã hội. Bất cứ ai cũng có thể thu thập vốn xã hội nếu người đó nỗ lực và chú tâm làm việc ấy và hơn nữa bất kỳ ai cũng có thể dùng vốn xã hội để mang lại những lợi ích kinh tế thông thường. Tuy nhiên, khả năng thực hiện điều ấy tùy thuộc vào trách nhiệm xã hội, sự kết nối và mạng lưới xã hội của người ấy”. Bourdieu (1986) cho rằng vốn xã hội của một cá nhân chính là mối quan hệ và danh tiếng của cá nhân đó trong xã hội và thực chất nó là mạng lưới xã hội của cá nhân. Một cá nhân có mạng lưới quen biết (trực tiếp hoặc gián tiếp) lớn thì sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm và khẳng định vị thế của họ trong xã hội. Cá nhân có thể tạo dựng thêm vốn xã hội cho mình bằng các hoạt động của bản thân và có thể sử dụng vốn xã hội để chuyển hóa thành vốn kinh tế.

James Coleman (1988) (trích dẫn trong Trần Hữu Quang, 2006) lại cho rằng “vốn xã hội bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như: mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội là những cái giúp cho các thành viên có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung”. Coleman đã gắn các giá trị của vốn xã hội với sự sáng tạo trong vốn con người cùng với các chuẩn mực xã hội khi đề cập đến khái niệm vốn xã hội. Trong khi đó, Robert Putnam (1995) đề cập đến lý thuyết vốn xã hội như là “giá trị cốt lõi của các mạng lưới xã hội. Và vốn xã hội cũng như vốn vật chất hay vốn con người đều là những loại vốn có khả năng làm tăng năng suất từ những tác động tương hỗ của các mối tương tác thông qua các mạng lưới xã hội, các quy tắc xã hội cũng như niềm tin của con người trong xã hội. Đóng góp quan trọng của Putnam đối với cách tiếp cận lý thuyết vốn xã hội chính là việc ông coi niềm tin của con người trong xã hội như một giá trị cốt lõi của vốn xã hội. Ngoài ra Putnam (1995) (trích dẫn trong Trần Hữu Quang, 2006) khẳng định “Vốn xã hội là những phương tiện và những kĩ năng đào tạo có tác dụng làm gia tăng năng suất cá nhân. Vốn xã hội nói tới những khía cạnh đặc trưng của tổ chức xã hội như các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội. Vốn xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp và sự hợp tác nhằm đạt đến lợi ích hỗ tương”. Qua thời gian, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều quan niệm và cách diễn giải khác nhau về vốn xã hội, song đều có một số điểm chung như sau:


Thứ nhất, vốn xã hội gắn liền với hệ thống các mạng lưới xã hội. Theo Bourdieu (1986), “vốn xã hội là toàn bộ nguồn lực thực tế hay tiềm ẩn xuất phát từ mạng lưới quan biết trực tiếp hay gián tiếp”; hoặc vốn xã hội chứa đựng những liên hệ xã hội (Coleman, 1988), vốn xã hội gắn với những mạng lưới xã hội và những quan hệ có đi có lại trong xã hội (Putnam, 2000).

Thứ hai, coi vốn xã hội là một dạng nguồn lực. Bourdieu (1986) cho rằng vốn xã hội là một sự hòa quyện giữa các nguồn lực và chính nó là yếu tố quyết định khả năng thành đạt của từng cá nhân. Hơn nữa, Bourdieu (1986) cũng khẳng định nguồn lực dựa trên mạng lưới được thừa nhận hoặc quen biết.

Thứ ba, vốn xã hội gắn liền với khả năng kết nối để thực hiện công việc trong xã hội. Theo Bourdieu (1986), vốn xã hội là toàn bộ các nguồn, các tiềm năng liên quan đến các quan hệ bền vững của một thực thể xã hội, tạo nên niềm tin, sự cảm thông, sự gắn kết, hợp tác và những hàng động mang tính tập thể. Coleman (1988) khẳng định rằng “vốn xã hội bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội với mục đích thiết lập và duy trì các mối quan hệ chung một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung cũng như tìm kiếm các khoản lợi ích”.

Thứ tư, khi bàn về vốn xã hội nhiều tác giả đã đề cập đến sự tin cậy và sự trao đổi qua lại lẫn nhau (trust and reciprocity). Bourdieu (1986) coi “vốn xã hội nằm trong các mối quan hệ của con người và được biểu hiện ra bên ngoài bằng niềm tin, sự tin cậy lẫn nhau; sự tương hỗ, có đi có lại; các quy tắc, hành vi mẫu mực và các thể chế; sự kết hợp với nhau tạo thành mạng lưới xã hội”. Coleman (1988) khẳng định trách nhiệm, sự mong đợi và niềm tin là các hình thức của vốn xã hội; trong đó trách nhiệm và sự mong đợi lẫn nhau là cơ sở để tạo ra niềm tin giữa các cá nhân với nhau. Putnam (2000) lại cho rằng vốn xã hội gồm các chuẩn mực của mối quan hệ trao đổi qua lại và sự tin tưởng.

Fukuyama (2001) cho rằng “phần lớn các khái niệm về vốn xã hội chỉ đề cập đến những mặt biểu hiện của vốn xã hội hơn là bản thân vốn xã hội”. Ông cho rằng vốn xã hội chính là thành tố văn hóa của các xã hội hiện đại, và “vốn xã hội là những quy tắc, chuẩn mực không chính thức nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều cá nhân”. Theo ông, trong các hoạt động kinh tế, mỗi cá nhân sẽ giảm được nhiều chi phí giao dịch nhờ vào vốn xã hội. Ngoài ra, trong khái niệm này Fukuyama còn nhấn mạnh hơn đến yếu tố “chuẩn mực xã hội”. Đây chính là hướng tiếp cận mang tính tổng thể đối với lý thuyết vốn xã hội bởi vì từ những chuẩn mực xã hội mà con người tạo ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai mà con người đã sáng tạo nên những giá trị mang


tính xã hội. Và những giá trị mang tính xã hội đó chính là sự tổng hợp cao nhất của vốn xã hội.

Lý thuyết vốn xã hội cho rằng các bên tham gia mạng lưới xã hội đạt được lợi ích bằng cách khai thác các nguồn lực nhờ vào các mối quan hệ (Bourdieu, 1986). Mỗi cá nhân tham gia vào các mối quan hệ ở mức độ khác nhau và có ảnh hưởng khác nhau trong từng mức độ. Ở cấp độ cá nhân, vốn xã hội mang lại sự nghiệp thành công và tạo ra vốn tri thức (Coleman, 1988). Ở cấp độ trong nội bộ và ngoài doanh nghiệp, vốn xã hội là cơ sở giúp trao đổi nguồn lực (như nguồn thông tin) và giúp doanh nghiệp đổi mới. Ở cấp độ quốc gia, vốn xã hội đóng góp vào phát triển kinh tế và tăng trưởng trong dài hạn (Putnam, 2000). Mặc dù có ba cấp độ của vốn xã hội, song trong luận án này xem xét vốn xã hội ở cấp độ giữa các doanh nghiệp.

Luận án này vận dụng lý thuyết vốn xã hội để nghiên cứu mối quan hệ giữa niềm tin và mối quan hệ cá nhân đến MQHHT của các bên tham gia trong chuỗi cung ứng du lịch. Nhiều nghiên cứu cho rằng niềm tin giúp làm giảm chi phí giao dịch đồng thời tăng cường MQHHT và tạo điều kiện cho sự thiết lập các mối quan hệ mới cũng như củng cố các mối quan hệ hiện tại giữa các nhà cung cấp (Uzzi, 1997). Hơn nữa, niềm tin còn gắn liền với các mối quan hệ cá nhân cũng như sự tương tác giữa các cá nhân với nhau, đồng thời niềm tin cũng gắn với sự chia sẻ các giá trị lợi ích có liên quan đến các mối quan hệ cá nhân. Ngoài ra, lý thuyết này cũng cho rằng mạng lưới các mối quan hệ cá nhân giúp cung cấp các giá trị và lợi ích cho các bên tham gia bằng cách khai thác các nguồn lực nhờ tận dụng các mối quan hệ cá nhân. Vốn xã hội có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đóng một vai trò trung tâm trong việc giảm chi phí giao dịch giữa các bên (Fukuyama, 2001). Nó cũng tạo điều kiện cho các bên phối hợp hành động để đạt được các mục tiêu mong muốn. Tuy nhiên, những lợi ích thu được từ vốn xã hội có thể không tồn tại nếu không có được niềm tin giữa các cá nhân cũng như giữa các cá nhân và các tổ chức. Nếu thiếu niềm tin, vốn xã hội không thể phát triển để kết nối các mối quan hệ giữa các bên với nhau. Vì vậy, niềm tin được coi như là một điều kiện tiên quyết để tạo ra vốn xã hội – mối quan hệ cá nhân. Những lợi ích thu được từ việc kết hợp giữa niềm tin và vốn xã hội trong một tổ chức được coi như một thuộc tính nhằm nâng cao vai trò của mối quan hệ cá nhân trong quá trình xây dựng niềm tin giữa các bên tham gia. Niềm tin giữa cá nhân sẽ giúp quá trình trao đổi thông tin diễn ra một cách dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thích nghi nhanh với môi trường, đồng thời góp phần tích cực vào MQHHT giữa các bên. Việc vận dụng lý thuyết vốn xã hội trong luận án này nhằm khẳng định vai trò của vốn xã hội đối với sự phát triển MQHHT của CTLH với


các nhà cung cấp trong CCƯDL. Nhờ có vốn xã hội mà các bên tham gia hợp tác có thể hình thành các mối tương tác và trao đổi xã hội trong đó các giá trị, chuẩn mực và niềm tin được hình thành. Kết quả là, các thành viên tham gia vào mạng lưới xã hội có thể chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như sự ràng buộc lẫn nhau về mặt lợi ích nhằm theo đuổi những mục tiêu chung. Ngoài ra, khi tham gia vào mạng lưới xã hội, các cá nhân không chỉ đóng vai trò gắn kết xã hội mà còn giúp cung cấp các thông tin chính xác, cần thiết góp phần làm giảm các chi phí giao dịch cho các bên tham gia mạng lưới.

2.3.3. Lý thuyết dựa trên nguồn lực

Lý thuyết dựa trên nguồn lực (RBV) được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong các nghiên cứu về quản lý có liên quan đến nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Người đầu tiên đặt nền tảng cho việc xây dựng lý thuyết nguồn lực của các doanh nghiệp là Wernerfelt (1984). Lý thuyết dựa trên nguồn lực phát triển nhanh chóng với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, và đáng chú ý hơn cả là Barney (1991). Barney, 1991 (trích dẫn trong Nguyễn Vũ Hùng, 2015) cho rằng “một doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp thực hiện các chiến lược tạo ra giá trị mà các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp không thể thực hiện được”. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể kiểm soát được các nguồn lực mà nó giúp doanh nghiệp hình thành và thực hiện chiến lược tăng cường hiệu quả hoạt động cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nguồn lực bao gồm: nguồn vốn vật chất, nguồn vốn con người và nguồn vốn tổ chức (Barney, 1991). Lợi thế cạnh tranh sẽ được duy trì khi các doanh nghiệp khác không thể thu được lợi ích tương tự bằng việc thực hiện chiến lược mà doanh nghiệp đã thực hiện. Tuy nhiên, để thực hiện các chiến lược mang lại lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần có các nguồn lực đảm bảo một số điều kiện cơ bản như có giá trị, khan kiếm, không thể bắt chước hoàn toàn, và không thể thay thế. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện các chiến lược tạo ra giá trị mà không được thực hiện bởi các đối thủ cạnh tranh khác (Dyer và Singh, 1998).

Nền tảng chính của lý thuyết dựa trên nguồn lực bao gồm nguồn lực của công ty, năng lực hoạt động, và tài sản chiến lược (Barney, 2001), theo đó hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên chiến lược. Những nguồn lực này bao gồm năng lực cốt lõi – là những đặc điểm quan trọng của các sản phẩm chính của công ty, năng lực thúc đẩy có liên quan đến cách thức mà các doanh nghiệp tạo ra và thu hút khả năng từ các nguồn lực và năng lực hấp thụ - là khả năng của công ty trong việc tận dụng các nguồn lực để đạt được hiệu quả và sáng tạo ra kiến thức. Trong các nguồn lực đã được đề cập ở trên, thì năng lực hấp thụ được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023