Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AS Asset specificity Tính chuyên biệt của tài sản BU Behavioral uncertainty Sự không chắc chắn về hành vi CC Collaborative culture in the chain Văn hóa hợp tác trong chuỗi CCR Composite Construct Reliability Độ tin cậy tổng hợp

CCƯDL Tourism supply chain Chuỗi cung ứng du lịch

CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định CFI Comparative Fit Index Chỉ số thích hợp so sánh

CMIN/df (Viết tắt của từ tiếng Anh) Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do CNTT Information technology Công nghệ thông tin

CO Commitment Sự cam kết

CTLH Travel companies Công ty lữ hành

CUO Customer orientation policy Chính sách định hướng khách hàng DS Decision synchronization Đồng bộ hóa quyết định

EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá GFI Goodness of Fit Index Chỉ số phù hợp GFI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

IA Incentive alignment Tích hợp hệ thống khuyến thưởng

IS Information sharing Sự chia sẻ thông tin

Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch - 2


IT Application of information technology in the chain

KMO Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy Index


Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi


Hệ số KMO

MQHHT Collaborative relationship Mối quan hệ hợp tác PR Personal relationship/Guanxi Mối quan hệ cá nhân

RBV Resource based view Lý thuyết dựa trên nguồn lực

RDT Resource dependence theory Lý thuyết phụ thuộc vào nguồn lực

RMSEA Root Mean Square Error Approximattion


Khai căn trung bình số gần đúng bình phương


Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


The collaborative relationship of SC travel companies with suppliers in

the tourism supply chain

Mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

SCT Social capital theory Lý thuyết vốn xã hội

SEM Structual Equation Modeling Phân tích mô hình cấu trúc SL Standardized loadings Trọng số nhân tố chuẩn hóa TCT Transaction cost theory Lý thuyết chi phí giao dịch

TLI Tucker-Lewis index Chỉ số TLI

TR Trust Niềm tin

VE Variance extracted Phương sai trích

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, MÔ HÌNH


BẢNG

Bảng 2.1. Các khái niệm về chuỗi cung ứng du lịch 13

Bảng 3.1. Đặc điểm của các đối tượng được phỏng vấn 73

Bảng 3.2. Điều chỉnh cách diễn đạt thang đo trong mô hình nghiên cứu 76

Bảng 3.3. Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa lại thang đo 78

Bảng 4.1. Số lượng các công ty kinh doanh lữ hành quốc tế theo loại hình doanh nghiệp 84

Bảng 4.2. Số lượng các công ty kinh doanh lữ hành nội địa theo loại hình doanh nghiệp 85

Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (N=370) 86

Bảng 4.4. Kết quả đánh giá thang đo SC 89

Bảng 4.5. Kết quả đánh giá lại thang đo SC 90

Bảng 4.6. Kết quả đánh giá thang đo TR 90

Bảng 4.7. Kết quả đánh giá lại thang đo TR 91

Bảng 4.8. Kết quả đánh giá thang đo CO 91

Bảng 4.9. Kết quả đánh giá lại thang đo CO 92

Bảng 4.10. Kết quả đánh giá thang đo PR 92

Bảng 4.11. Kết quả đánh giá lại thang đo PR 93

Bảng 4.12. Kết quả đánh giá thang đo IT 93

Bảng 4.13. Kết quả đánh giá lại thang đo IT 94

Bảng 4.14. Kết quả đánh giá thang đo CUO 94

Bảng 4.15. Kết quả đánh giá lại thang đo CUO 95

Bảng 4.16. Kết quả đánh giá thang đo CC 95

Bảng 4.17. Kết quả đánh giá thang đo AS 96

Bảng 4.18. Kết quả đánh giá lại thang đo AS 96

Bảng 4.20. Kết quả đánh giá lại thang đo BU 97

Bảng 4.21. Kiểm định KMO và Bartlett 98

Bảng 4.23. Kết quả đánh giá thang đo nhóm mới (TC) 100

Bảng 4.24. Kiểm định thang đo bằng CFA mô hình nghiên cứu hiện chỉnh 1 104

Bảng 4.25. Kiểm định thang đo bằng CFA mô hình nghiên cứu hiện chỉnh 2 107

Bảng 4.26a. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu hiện chỉnh 1 111

Bảng 4.27. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1 114

Bảng 4.28a. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 116

Bảng 4.28b. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 118

Bảng 4.29. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 121


HÌNH VÀ MÔ HÌNH

Hình 2.1. Mô hình chuỗi cung ứng du lịch 14

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 53

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu 60

Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1 101

Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 102

Hình 4.3. Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn 1 106

Hình 4.4. Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn 2 109

Hình 4.5. Phân tích mô hình cấu trúc SEM 1 110

Hình 4.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1 112

Hình 4.7. Phân tích mô hình cấu trúc SEM 2 115

Hình 4.8. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 119


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1.1. Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu

- Về mặt lý luận

“Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Sản phẩm du lịch sử dụng các yếu tố đầu vào từ nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau (Theo Báo cáo chuyên đề Du lịch Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2014)”. Muốn cho ngành này phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần phải tăng cường các mối quan hệ hợp tác (MQHHT) của công ty lữ hành (CTLH) với các nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng du lịch (CCƯDL). CCƯDL được hiểu như một mạng lưới các tổ chức kinh doanh tham gia vào các hoạt động khác nhau, từ cung cấp các đầu vào sản phẩm/dịch vụ du lịch như dịch vụ hàng không, dịch vụ lưu trú cho đến việc phân phối và marketing sản phẩm du lịch cuối cùng tại một điểm đến du lịch cụ thể (Zhang và cộng sự, 2009). Đây là một đòi hỏi khách quan, cần có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ bởi các ngành liên quan cũng như sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và kinh doanh dịch vụ du lịch.

Trong vài thập kỷ gần đây đã ghi nhận sự phát triển của ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hóa. Điều đó mang lại cho các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng cơ hội hợp tác và phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đồng thời đối mặt với không ít thách thức do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với số lượng lớn các doanh nghiệp tham gia vào ngành, các CTLH phải tìm kiếm những cách thức mới để tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh. Một số CTLH đã nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch nhờ áp dụng các công nghệ mới. Ngoài ra, một số ít CTLH đã tăng khả năng cạnh tranh của mình nhờ cách thức tổ chức và quản lý CCƯDL một cách có hiệu quả.

Đối với mỗi CTLH, để đạt hiệu quả tối ưu từ hoạt động quản lý các đầu vào, đến hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ, đến tổ chức phân phối, đến người tiêu dùng dịch vụ cuối cùng, các doanh nghiệp tham gia vào CCƯDL phải đảm bảo sự trao đổi, chia sẻ thông suốt các luồng nguyên vật liệu, hàng hóa dịch vụ đầu vào (material input flows) cũng như các luồng thông tin (information flows) giữa các bên liên quan. Với quan điểm này, những nhà cung ứng dịch vụ đầu vào không tồn tại độc lập, đơn lẻ mà là một phần không thể tách rời trong tổng thể quá trình tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng cuối cùng. Do đó, các nhà cung cấp phải xây dựng và duy trì MQHHT lâu dài


với các doanh nghiệp khác với tư cách là đối tác của nhau trong CCƯDL. Trong mối quan hệ này, các bên cần chia sẻ các thông tin về khách hàng cũng như các đối tác, cùng nhau xây dựng kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình (Whipple và cộng sự, 2010). Thông qua đó, các bên sẽ cùng chia sẻ, khai thác kiến thức chuyên môn và kỹ năng của nhau, tạo thành mạng lưới liên kết chung nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng cuối cùng. Theo nghiên cứu của Fawcett và cộng sự (2008), tầm quan trọng của sự hợp tác còn được thể hiện ở mức độ ảnh hưởng giữa các bên đối tác trong quá trình xây dựng và áp dụng các cách thức hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề, mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Bên cạnh đó, các bên đối tác ngày càng hướng tới mối quan hệ mang tính dài hạn, qua đó giúp họ nhận biết được khả năng, nhu cầu của nhau; đồng thời cùng đưa ra các phương thức mới để cải thiện MQHHT này.

Theo quan điểm của Ku và cộng sự, (2013) cho thấy việc thiết lập MQHHT với các đối tác sẽ giúp cho doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận từ đầu tư; nâng cao lợi thế cạnh tranh, đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp những định hướng hành động để tăng tính linh hoạt khi đối phó với những cơ hội mới trên thị trường. Nếu hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, doanh nghiệp lữ hành có thể thu được nhiều lợi ích như cung ứng dịch vụ với chất lượng cao hơn, và với mức giá thấp hơn; rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm trong giai đoạn suy thoái, từ đó thúc đẩy các nhà cung cấp tìm cách đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhanh hơn. Để tạo ra những sản phẩm du lịch chủ lực đặc thù, mang đậm bản sắc dân tộc; chất lượng sản phẩm du lịch cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của du khách, các CTLH cần xây dựng và duy trì MQHHT hiệu quả với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ chi phí thấp và đảm bảo lợi ích của các bên tham gia trong CCƯDL (Lysons và Farrington, 2006). Do đó, tính bền vững của CCƯDL và lợi ích thu được của mỗi doanh nghiệp thành viên trong chuỗi sẽ được quyết định bởi khả năng phối hợp hiệu quả giữa các đối tác (Park và cộng sự, 2001). Hơn nữa, nhờ có những tiến bộ của công nghệ thông tin (CNTT) như internet, thương mại điện tử đã làm thay đổi môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà cung cấp liên kết hiệu quả hơn trong CCƯDL. Ứng dụng CNTT mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích có thể kể ra như tăng cường sự hài lòng, thỏa mãn cho người tiêu dùng cuối cùng và giảm chi phí do loại bỏ được các hoạt động trùng lặp và lãng phí trong khai thác nguồn lực.


Một số nghiên cứu đã chỉ ra MQHHT giữa các doanh nghiệp nói chung và trong CCƯDL nói riêng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố nhất định. Frankel và cộng sự (2002) (trích dẫn trong Simatupang và Sridharan, 2004) đã xác định năm yếu tố chính được coi như là chìa khóa cho MQHHT thành công, bao gồm sự sẵn sàng đổi mới, thấu hiểu hoạt động kinh doanh của các đối tác khác, cùng đạt được mục tiêu chung, áp dụng hệ thống khuyến thưởng phù hợp, và chia sẻ thông tin. Bên cạnh đó, mô hình đo lường sự hợp tác của Simatupang và Sridharan (2005) đưa ra ba yếu tố cấu thành, gồm sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định, và tích hợp hệ thống khuyến thưởng. Trong nghiên cứu của mình, Min và cộng sự, (2005) đã nghiên cứu dựa trên phương pháp khảo sát và phỏng vấn định tính. Kết quả chỉ ra sáu yếu tố tác động, đó là dự định chiến lược, tích hợp nội bộ, định hướng quan hệ, đầu tư vào các mối quan hệ cụ thể, luồng thông tin được di chuyển tự do và khả năng trao đổi thông tin giữa các đối tác, cũng như sự chính thức hóa. Fawcett và cộng sự, (2008) đã hệ thống hóa các nghiên cứu trước đó và thực hiện phỏng vấn định tính và xác định được bảy nhân tố ảnh hưởng, bao gồm quản trị sự cam kết, lập bản đồ chuỗi cung ứng và xác định vai trò của chuỗi, chia sẻ thông tin và tích hợp hệ thống, quản trị nguồn nhân lực, áp dụng các biện pháp đo lường hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, quản trị mối quan hệ và xây dựng niềm tin giữa các đối tác, hợp lý hoá và đơn giản hoá. Đây là những nhà nghiên cứu tiên phong trong việc sử dụng mô hình lý thuyết để giải thích MQHHT giữa các đối tác trong CCƯDL. Kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy chất lượng của MQHHT không chỉ góp phần đáng kể vào thành công của chuỗi mà còn có quan hệ thuận chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp (Mohaghar và Ghasemi, 2011). Tuy nhiên các nghiên cứu đó còn phân tán và thiếu mục tiêu nghiên cứu rõ ràng. Hiện nay, các nghiên cứu về MQHHT giữa các đối tác thường được phân thành ba loại lớn, đó là: (1) điều tra mối quan hệ giữa các nhà cung cấp (khách sạn, khu du lịch, điểm đến du lịch, và các hãng hàng không) và các CTLH; (2) đánh giá mối quan hệ giữa các đại lý lữ hành bán buôn và bán lẻ, và (3) xác định các vấn đề lựa chọn nhà cung cấp.

Các nghiên cứu trước đây của Buhalis (2000); Medina-Muđoz và García-Falcón (2000) (trích dẫn trong Zhang và cộng sự, 2009) chủ yếu tập trung vào các yếu tố tác động nhất định đến MQHHT giữa các khách sạn và các CTLH hoặc đại lý lữ hành và mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá MQHHT giữa các bên tham gia mà chưa nghiên cứu cụ thể trong bối cảnh của CCƯDL. Các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào một vài yếu tố đơn lẻ ảnh hưởng đến MQHHT giữa các đối tác như niềm tin, sự cam kết, công nghệ thông tin mà thiếu nghiên cứu mang tính tổng hợp các yếu tố cùng có ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Đặc biệt, thiếu những


nghiên cứu về các yếu tố có tác động đến MQHHT lâu dài của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Vì vậy, việc đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL đáp ứng được yêu cầu về mặt lý luận.

- Về mặt thực tiễn

Việt Nam đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đang có những giải pháp để thúc đẩy du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030. Mặc dù ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển rõ nét; đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ và mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp, nhưng sức ép của việc cạnh tranh và trụ vững trên thị trường luôn thách thức các doanh nghiệp phải tạo ra những dịch vụ tốt nhất, hoàn hảo nhất. Hơn nữa, một trong những quy luật có tính phổ biến mà các quốc gia, các vùng và các doanh nghiệp phát triển hoạt động du lịch khó có thể tránh khỏi là tính thời vụ du lịch. Butler, 2001 (trích dẫn trong Lê Dân và Dương Anh Hùng, 2014) cho rằng “Tính thời vụ du lịch không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành du lịch mà còn tác động tiêu cực đến sử dụng các nguồn lực trong hoạt động du lịch, như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, lao động”. Trình độ sản xuất xã hội càng phát triển, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện, cầu du lịch tăng mạnh mẽ về quy mô, đa dạng phong phú về cơ cấu đã gây ra khó khăn và áp lực lớn cho các doanh nghiệp lữ hành trong quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch để thực hiện quy trình cung cấp chương trình du lịch. Sự mất cân đối giữa cung và cầu du lịch thường dẫn đến việc giá dịch vụ tăng cao; công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường cũng như bảo đảm an ninh cho du khách cũng gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, trong mùa thấp điểm, các tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động không được sử dụng hết công suất gây nên sự lãng phí nguồn lực rất lớn.

Để khắc phục và hạn chế tình thời vụ trong kinh doanh du lịch, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch cũng như các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược nhằm tạo ra sự liên kết, hợp tác của CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch như các hãng vận chuyển, các cơ sở lưu trú, ăn uống, thăm quan giải trí, mua sắm...Hơn nữa, khi doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tạo dựng được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp thì họ cũng phần nào tạo được niềm tin với khách hàng bởi họ có khả năng kiểm soát chất lượng dịch vụ trong chuỗi cung ứng của mình tốt hơn so với việc thiết lập MQHHT với các doanh nghiệp bên ngoài, từ đó mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần liên kết, hợp tác với nhau để thực hiện các chính sách kích cầu, ưu đãi giá dịch vụ cho từng đối tượng khách khác nhau vào mùa thấp điểm như khách đi theo đoàn, khách tham quan khách

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023