Mục Tiêu, Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu Của Đề Tài Luận Án


quốc tế, khách vãng lai, khách lưu trú dài ngày, khách công vụ, khách chữa bệnh. Việc quản lý giá cả nói chung và điều tiết giá trong mùa thấp điểm nói riêng cần tuân theo quy luật giá trị, tránh hiện tượng phá giá thu hút du khách bằng mọi cách.

Những năm gần đây, ngành Du lịch Việt Nam đã có nhiều sự tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Năm 2016, Việt Nam đón 10 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa, mang lại tổng thu từ du lịch đạt hơn

400.000 tỉ đồng (Vụ thị trường – Tổng cục Du lịch, 2016). Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn còn bộc lộ một vài hạn chế liên quan đến sự phát triển rời rạc, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành. Từ các kinh nghiệm phát triển du lịch trên thế giới cho thấy cần có sự tham gia và hợp tác của các bên trong hoạt động phát triển du lịch, như các CTLH, khách sạn, vận chuyển, vui chơi giải trí…để từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của mỗi doanh nghiệp cũng như mỗi ngành, nghề đều có liên quan đối với sự phát triển của ngành du lịch. Các doanh nghiệp luôn phải đương đầu với việc tìm ra các cách thức mới để đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng với chi phí quản lý cố định. Hơn nữa, để tồn tại trong môi trường kinh doanh toàn cầu ngày nay, việc cải thiện khả năng cạnh tranh là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được cải thiện thông qua các cách thức khác nhau như cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ; đưa ra các chương trình khuyến mại, hậu mãi nhằm nâng cao sự hài lòng, thỏa mãn cho khách hàng…nhưng các phương thức này thường được tiến hành riêng lẻ ở từng doanh nghiệp nên hiệu quả mang lại chưa cao. Phương thức hiệu quả nhất để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là các doanh nghiệp cần phải liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp khác trong CCƯDL. Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh rằng tầm quan trọng của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong chuỗi cung ứng du lịch chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm và có những nhận thức đúng đắn. Do đó, để nâng cao lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình trên thị trường, các CTLH cần phải thiết lập và củng cố MQHHT với các nhà cung cấp trong chuỗi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu, tìm kiếm các cách thức tăng cường hợp tác với nhau để góp phần xây dựng chuỗi cung ứng bền vững. Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch với mục tiêu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả MQHHT trong chuỗi đồng thời đảm bảo sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch. Đặc biệt, cho đến nay các nghiên cứu liên quan đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch chưa được đi sâu làm rõ đặc biệt là trong bối cảnh của ngành du lịch ở Việt Nam.


Do vậy, nghiên cứu liên quan đến việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch sẽ đáp ứng được yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch” nhằm giúp các nhà quản lý du lịch và các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp phù hợp giúp giải quyết tốt mối quan hệ giữa CTLH với các nhà cung ứng trong chuỗi; nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như góp phần phát triển ngành du lịch Việt Nam.

1.2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch nhằm giúp các nhà quản lý du lịch và các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp tốt nhất góp phần vào việc xây dựng và tăng cường MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

Mục tiêu cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

- Khám phá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

- Khám phá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng).

Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch - 3

- Kiểm định sự tác động của các yếu tố niềm tin và chính sách định hướng khách hàng đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch?

Để góp phần khỏa lấp những khoảng trống trong các nghiên cứu trước cũng như đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; dựa trên MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu tập trung vào việc giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Câu hỏi nghiên cứu 1:Các yếu tố niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân, ứng dụng CNTT trong chuỗi, văn hóa hợp tác trong chuỗi, tính chuyên biệt của tài sản và sự không chắc chắn về hành vi có ảnh hưởng như thế nào đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch?

- Câu hỏi nghiên cứu 2:Các yếu tố niềm tin và chính sách định hướng khách hàng có ảnh hưởng như thế nào đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch?


- Câu hỏi nghiên cứu 3:Các yếu tố niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân, ứng dụng CNTT trong chuỗi, văn hóa hợp tác trong chuỗi, tính chuyên biệt của tài sản và sự không chắn về hành vi có ảnh hưởng như thế nào đến từng thành phần của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng)?

1.2.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là bản chất của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

1.2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: chỉ bao gồm MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp là các tổ chức hoạt động vì mục đích lợi nhuận.

- Không gian nghiên cứu: các CTLH đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội vì đây là địa bàn tập trung hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế của Việt Nam có các chi nhánh và các văn phòng đại diện được đóng ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước.

- Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2016, thời gian thực hiện nghiên cứu khảo sát về MQHHT của CTLH trên địa bàn Hà Nội với các nhà cung cấp trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2016. Hạn chế chung của các nghiên cứu khảo sát là kết quả điều tra chỉ đúng đắn trong một khoảng thời gian nhất định. Để có thể đưa ra các kết luận về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, các nhà nghiên cứu khác có thể mở rộng quy mô mẫu nghiên cứu và tiếp tục khảo sát ở những thời điểm nghiên cứu khác trong tương lai.

1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài luận án

Thứ nhất, Ý nghĩa về mặt lý thuyết trong luận án này sẽ minh chứng các thang đo được xây dựng và kiểm định trên thế giới có thể sử dụng cho các nghiên cứu tại Việt Nam thông qua sự điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của các CTLH và các nhà cung cấp trong CCƯDL ở Việt Nam. Hơn nữa, nghiên cứu này sẽ xây dựng và phát triển các tiêu chí đo lường MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL dựa trên ba thành phần cấu thành là sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng. Kết quả kiểm định cho thấy các thang đo này đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy.

Thứ hai, Mô hình nghiên cứu đề xuất được xây dựng dựa trên tổng quan tài liệu về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Nghiên cứu này một mặt,


đánh giá tác động tổng hợp của các yếu tố đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL; mặt khác đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố đến từng thành phần của MQHHT trên (bao gồm sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng) để từ đó rút ra kết luận về mức độ tác động mạnh hay yếu của từng yếu tố đến từng thành phần của MQHHT. Như vậy, kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp và làm phong phú thêm các lý thuyết liên quan đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

Thứ ba, Luận án kết hợp giữa các lý thuyết về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp để từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Kết quả đo lường các nhân tố này không chỉ góp phần điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của ngành du lịch ở Việt Nam mà nó còn mở ra hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực này. Vì vậy, việc kiểm soát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL là điều kiện bắt buộc để các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đảm bảo cho MQHHT lâu dài và hiệu quả.

Thứ tư, Luận án sẽ kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu, các kết quả nghiên cứu trong luận án đều đảm bảo độ tin cậy. Cụ thể, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước và những nhà quản lý của các CTLH; và phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua các phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

Thứ năm, Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần giúp các nhà quản lý du lịch và các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp tốt nhất góp phần vào việc quản trị tốt MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương và địa phương cần phải hiểu rõ về lợi ích của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL để từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược phù hợp nhằm khuyến khích MQHHT này như: đóng vai trò cầu nối giữa các bên, tạo ra sân chơi bình đẳng và minh bạch để các bên có thể làm việc cùng nhau; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh và kịp thời. Đối với các CTLH, cần tăng cường mở rộng mối quan hệ cá nhân với các đối tác, và không ngừng nâng cao kỹ năng tư vấn cho khách hàng, cam kết thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đúng như chào bán cho khách du lịch. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, cần đảm bảo chất lượng dịch vụ như cam kết, và không ngừng nâng cao kỹ năng, nghiệp


vụ phục vụ khách. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch và tạo ra những trải nghiệm đồng bộ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của du khách.

1.4. Kết cấu của luận án

Luận án bao gồm 5 chương với kết cấu như sau:

Chương 1. Giới thiệu đề tài luận án gồm có lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu; mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa nghiên cứu của đề tài luận án.

Chương 2. Tổng quan tài liệu về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch trình bày cụ thể về: (1) các khái niệm cơ bản về công ty lữ hành, nhà cung cấp của công ty lữ hành, chuỗi cung ứng du lịch;

(2) sự hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp; (3) các lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp; (4) các yếu tố đo lường mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch; (5) các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch; (5) đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án trình bày các nội dung: (1) Thiết kế nghiên cứu, (2) nghiên cứu định lượng; (3) nghiên cứu định tính.

Chương 4. Kết quả nghiên cứu đề tài luận án trình bày có liên quan đến: (1) các đặc điểm liên quan đến nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu; (2) Đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; (3) Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA; (4) Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

Chương 5. Bàn luận kết quả nghiên cứu và đề xuất: trình bày các kết quả nghiên cứu chính của luận án đồng thời đưa ra các đề xuất và khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các công ty lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đồng thời chỉ ra những đóng góp cũng như các hạn chế của nghiên cứu và đưa ra các gợi ý cho những hướng nghiên cứu tiếp theo.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG DU LỊCH


2.1. Các khái niệm cơ bản về mối quan hệ hợp tác

2.1.1. Khái niệm kinh doanh lữ hành và công ty lữ hành

Theo nghĩa rộng, “kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư vào việc thực hiện một hoặc một vài hay các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục tiêu lợi nhuận (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009)”.

Theo nghĩa hẹp, kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh lữ hành nội địa là việc tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và có đủ ba điều kiện. Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và có đủ năm điều kiện (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009).

Trong thực tế “CTLH không chỉ liên kết các dịch vụ của từng nhà cung cấp đơn lẻ thành chương trình du lịch trọn gói để chào bán cho khách du lịch mà còn trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm du lịch hoặc đại lý lữ hành làm trung gian bán các sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009)”. Vì vậy, có thể đưa ra khái niệm về CTLH như sau:

Công ty lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra, công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009, tr.52).

Lợi ích của kinh doanh lữ hành

Vừa đóng vai trò là trung gian thị trường vừa đóng vai trò phân phối sản phẩm du lịch, CTLH mang lại lợi ích đồng thời cho cả nhà sản xuất, khách du lịch, điểm đến du lịch và nhà kinh doanh lữ hành.


Thứ nhất, CTLH sẽ giúp cho các nhà sản xuất tiêu thụ được lượng sản phẩm lớn, đảm bảo cung cấp dịch vụ thường xuyên, liên tục; chủ động trong kinh doanh; tránh lãng phí nguồn lực, và nâng cao chất lượng dịch vụ; giảm bớt chi phí xúc tiến, quảng cáo sản phẩm (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009);

Thứ hai, CTLH sẽ giúp cho khách du lịch tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức; tăng cường khả năng mở rộng, giao lưu và củng cố các mối quan hệ xã hội; có kinh nghiệm trong quá trình tổ chức và thực hiện chương trình du lịch (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009);

Thứ ba, CTLH sẽ giúp cho các điểm du lịch giới thiệu và bán sản phẩm cho

khách du lịch quốc tế tại chỗ;

Thứ tư, CTLH có thể nâng cao được uy tín và vị thế trên thị trường nhờ vào lượng khách lớn cũng như sự ưu đãi từ các nhà cung cấp và điểm đến du lịch.

2.1.2. Khái niệm và phân loại nhà cung cấp của công ty lữ hành

Nhà cung cấp dịch vụ du lịch là các đơn vị có tư cách pháp nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch cho các CTDL để các công ty này thực hiện việc cung ứng các chương trình du lịch cho khách du lịch (Nguyễn Văn Mạnh và cộng sự, 2009).

Có rất nhiều cách để phân loại nhà cung cấp của CTLH, tuy nhiên, trong luận án này, tác giả chỉ tập trung làm rõ cách phân loại nhà cung cấp theo các thành phần dịch vụ chính cấu thành chương trình du lịch. Theo cách phân loại này có các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống và tham quan, giải trí.

+ Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển: cung ứng dịch vụ vận chuyển bằng các phương tiện khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không nhằm đảm bảo nhu cầu di chuyển của khách du lịch từ nơi cư trú thường xuyên tới các điểm đến du lịch, giữa các điểm đến khác nhau hoặc trong từng điểm đến cụ thể.

+ Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống: cung ứng các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu ăn, ở cho du khách trong chuyến đi. Các NCC này rất đa dạng, như: khách sạn, nhà nghỉ du lịch, homestay, biệt thự du lịch, làng du lịch, nhà hàng, quầy bar, v.v.

+ Các nhà cung cấp dịch vụ tham quan và giải trí: cung ứng các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí tại các điểm đến du lịch, khu du lịch, làng nghề thủ công mỹ nghệ, v.v.


2.1.3. Khái niệm chuỗi cung ứng du lịch

Theo Tapper và Font (2004), “CCƯDL bao gồm các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích phân phối các sản phẩm du lịch đến người tiêu dùng (khách du lịch). Trong CCƯDL, các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ thực hiện việc ký hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp với các CTLH hoặc các đại lý lữ hành hoặc các nhà cung cấp (dịch vụ lưu trú, v.v.)”. Như vậy, chuỗi không chỉ bao gồm các dịch vụ lưu trú; vận chuyển; thăm quan, vui chơi giải trí, mà còn bao gồm quán bar và nhà hàng, cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, cơ sở sản xuất thực phẩm, xử lý chất thải, và cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch ở các điểm đến.

Nói cách khác, CCƯDL là “một mạng lưới các công ty tham gia vào các hoạt động khác nhau, từ việc cung cấp các thành phần của sản phẩm/dịch vụ du lịch như chuyến bay và dịch vụ lưu trú cho đến việc phân phối và tiếp thị các sản phẩm du lịch cuối cùng tại một điểm đến du lịch cụ thể, và có liên quan đến một loạt các thành viên tham gia trong cả khu vực tư nhân và khu vực công” (Zhang và cộng sự, 2009).

Đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu trên, Peng, Xu và Chen (2011) (trích trong Zhang và cộng sự, 2009) cũng cho rằng CCƯDL bao gồm một loạt các tổ chức như các nhà cung cấp dịch vụ thăm quan giải trí, các công ty vận chuyển, cơ sở lưu trú, cửa hàng lưu niệm, đại lý lữ hành, các nhà cung cấp dịch vụ công, cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho du khách.

Các khái niệm trên tiếp cận khái niệm CCƯDL trên khía cạnh các đối tượng tham gia, trong khi đó các tác giả khác cho rằng cần xem xét khía cạnh MQHHT giữa các nhà cung cấp diễn ra như thế nào nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. Theo Piboonrungroj và Disney (2009), CCƯDL được hiểu là MQHHT giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Theo lý giải của tác giả, MQHHT này là một tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện sự chia sẻ nguồn lực giữa các đối tác, với mục đích tiết giảm các chi phí, cũng như gia tăng sự thiết lập các giá trị của khách hàng trong toàn bộ hoạt động du lịch bao gồm các sản phẩm, tài chính và luồng thông tin có ảnh hưởng đến các sản phẩm du lịch và trải nghiệm của khách du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023