Đánh Giá Giá Trị Nội Dung Các Thang Đo Yếu Tố Bên Ngoài


lược đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phù hợp mức giá đối thủ cạnh tranh áp dụng ở các TTXK.

Rào cản kỹ thuật thương mại:

Rào cản xuất khẩu được định nghĩa là các yếu tố cấu trúc, thái độ, hoạt động và môi trường gây cản trở hoặc làm nản lòng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ khởi xướng, tăng hoặc duy trì hoạt động xuất khẩu (Sinkovics và cộng sự, 2018; Kahiya, 2018; Leonidou, 1995a). TBT là một loại rào cản xuất khẩu. TBT là “các quy định và tiêu chuẩn quản lý việc bán sản phẩm vào TTXK, vì mục tiêu tiên quyết của TTXK là điều chỉnh sự thiếu hiệu quả của thị trường xuất phát từ các yếu tố bên ngoài liên quan đến sản xuất, phân phối và các giả định các sản phẩm này. Những ngoại ứng này có thể là khu vực, quốc gia, xuyên quốc gia hoặc toàn cầu” (Tr 3, Roberts và cộng sự, 1999). Các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật xác định các đặc tính của sản phẩm (như kích thước, chức năng và hiệu quả), cách nó được dán nhãn hoặc đóng gói, và các yêu cầu kiểm tra và chứng nhận trước khi có thể tham gia vào TTXK. Các phương pháp này sẽ phục vụ các mục tiêu chính sách công hợp pháp, nhưng các yêu cầu có thể có vấn đề khi chúng bị hạn chế quá mức hoặc phân biệt đối xử và được sử dụng để kiểm soát thương mại. Trong trường hợp các quốc gia hạn chế thương mại hoặc gánh nặng hơn mức cần thiết, các quy định đó được xem là TBT (ITA, 2020). TBT tồn tại trong hầu hết các ngành, nhưng đặc biệt quan trọng trong ngành xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp tươi và chế biến (Roberts và cộng sự, 1999).

Sau khi tổng hợp và phân tích lý thuyết liên quan đến các khái niệm nghiên cứu: (1) sự khác biệt môi trường, (2) cường độ cạnh tranh, (3) rào cản kỹ thuật thương mại, bao gồm các biến quan sát ở bảng 5. Theo quan điểm Anh/Chị, xin cho ý kiến đánh giá và bổ sung (nếu có):


Bảng 5: Đánh giá giá trị nội dung các thang đo yếu tố bên ngoài



Không đại diện

Đại diện tương đối

Đại diện một cách

rõ ràng

Điều chỉnh bổ sung

thêm

Sự khác biệt môi trường:

Sự khác biệt giữa TTXK và TTTN về:

1. Sự khác biệt về văn hoá (ví dụ:

ngôn ngữ, dân tộc, tôn giáo, chuẩn mực xã hội).





2. Sự khác biệt về kinh tế (ví dụ: tổng sản phẩm trong nước, trình độ học vấn, cơ sở hạ tầng, tài

chính)





3. Sự khác biệt về địa lý (ví dụ:

khoảng cách vật lý, khí hậu, tiếp cận biển).





4. Sự khác biệt về chính trị (ví dụ: quan hệ giữa các quốc gia liên quan, tham nhũng, môi trường

pháp lý)





5…………..





6……………..





7…………….





Cường độ cạnh tranh

1. Tốc độ của các động thái cạnh tranh mới dựa trên tính bền vững

trong lĩnh vực sản phẩm này





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam - 26


2. Tần suất của các cuộc chiến

xúc tiến tập trung vào tính bền vững trong ngành của chúng tôi





3. Tần suất giới thiệu sản phẩm bền vững mới của đối thủ cạnh

tranh





4. Sự quyết liệt của cạnh tranh dựa trên tính bền vững (ví dụ: sản phẩm, giá cả) trong ngành của

chúng tôi





5. Mức độ cạnh tranh về giá đối

với các sản phẩm bền vững trong ngành của chúng tôi





Rào cản kỹ thuật thương mại





1. Đáp ứng tiêu chuẩn / thông số

chất lượng sản phẩm xuất khẩu





2. Đáp ứng yêu cầu đóng gói /

dán nhãn xuất khẩu





3. Hàng rào phi thuế quan cao





4. Các quy tắc và quy định

nghiêm ngặt của nước ngoài





5…………..





6……………..





7…………….






III. Kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp

Kết quả xuất khẩu

Khái niệm kết quả xuất khẩu bao gồm ý nghĩa của hai thành phần: Kết quả và xuất khẩu. Kết quả xuất khẩu được xác định là mức độ đạt được mục tiêu của doanh


nghiệp (kinh tế và chiến lược) để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài thông qua việc lập kế hoạch và thực hiện EMS (Cavusgil & Zou, 1994; Shoham, 1998).

Sau khi tổng hợp và phân tích lý thuyết liên quan đến các khái niệm nghiên cứu kết quả xuất khẩu, bao gồm các biến quan sát ở bảng 6. Theo quan điểm Anh/Chị, xin cho ý kiến đánh giá và bổ sung (nếu có):

Bảng 6: Đánh giá giá trị nội dung thang đo kết quả xuất khẩu



Không

đại diện

Đại diện tương đối

Đại diện

một cách rõ ràng

Điều

chỉnh bổ sung thêm

Kết quả xuất khẩu

1. Doanh nghiệp tăng trưởng

doanh thu xuất khẩu





2. Doanh nghiệp có mức độ nhận biết và hình ảnh tại thị trường

nước ngoài





3. Doanh nghiệp đạt lợi nhuận

của hoạt động xuất khẩu





4. Doanh nghiệp đạt thị phần của

hoạt động xuất khẩu





5. Doanh nghiệp có sự mở rộng

quốc tế





6……………..





7…………….





8…………….






4. Kết quả nghiên cứu đinh tính giai đoạn 2 bổ sung và điều chỉnh thang đo

I. Các yếu tố nội bộ

1. Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi (EMS):

Trong 4 biến quan sát thì các chuyên gia đồng ý nội dung của 4 biến. Tuy nhiên cả 4 biến quan sát được điều chỉnh từ ngữ cho rõ nghĩa hơn, cụ thể như sau: (i) biến “Sản phẩm (chất lượng, tính năng, bao bì, tên thương hiệu, ghi nhãn, dịch vụ)” được đề nghị điều chỉnh thành “Các thành phần của sản phẩm (chất lượng, tính năng, bao bì, tên thương hiệu, ghi nhãn, dịch vụ) đã thích nghi TTXK”; (ii) biến “Giá (tỷ suất lợi nhuận, chiết khấu, doanh số / điều khoản tín dụng)” được đề nghị điều chỉnh thành “Các thành phần giá cả (tỷ suất lợi nhuận, chiết khấu, doanh số / điều khoản tín dụng, chính sách giảm giá) đã thích nghi TTXK”; (iii) biến “Phân phối (cấu trúc kênh, cửa hàng, loại hoặc vai trò của trung gian)” được đề nghị điều chỉnh thành “Các thành phần phân phối (mạng lưới phân phối, loại hoặc vai trò của trung gian, ngân sách phân phối) đã thích nghi TTXK”; (iv) biến “Truyền thông tiếp thị (thông điệp / chủ đề, phân bổ phương tiện truyền thông, xúc tiến bán hàng, vai trò lực lượng bán hàng, ngân sách khuyến mãi)” được đề nghị chuyển thành “Các thành phần truyền thông tiếp thị (thông điệp / chủ đề, phân bổ phương tiện truyền thông, xúc tiến bán hàng, vai trò lực lượng bán hàng, ngân sách khuyến mãi) đã thích nghi TTXK”.

2. Kinh nghiệm quốc tế

Trong 4 biến quan sát thì các chuyên gia đồng ý giữ nội dung 4 biến. Tuy nhiên cả 4 biến quan sát được điều chỉnh từ ngữ cho rõ nghĩa hơn. Biến quan sát “Mức độ kinh nghiệm chuyên sâu về xuất khẩu” được đề nghị chuyển thành “Cấp quản lý doanh nghiệp có kinh nghiệm chuyên nghiệp về quản lý xuất khẩu”. Biến quan sát “Mức độ kinh nghiệm sống và làm việc ở nước ngoài” được đề nghị chuyển thành “Cấp quản lý doanh nghiệp có kinh nghiệm sống và làm việc ở nước ngoài”. Biến quan sát “Mức độ đào tạo trong kinh doanh quốc tế, ví dụ, tham dự các khóa học chính thức và hội thảo xuất khẩu” được đề nghị chuyển thành “Cấp quản lý doanh nghiệp được đào tạo về kinh doanh quốc tế, tham dự các khóa học chính thức và hội thảo xuất khẩu”. Biến quan sát “Năng lực theo dõi các đầu mối thương mại trong thị


trường chính” được đề nghị chuyển thành “Cấp quản lý doanh nghiệp có năng lực theo dõi các đầu mối thương mại tại TTXK chính”.

3. Cam kết xuất khẩu

Trong 5 biến quan sát, chỉ có biến “Doanh nghiệp phát triển chương trình kinh doanh cụ thể điều hành kinh doanh xuất khẩu” được giữ nguyên, 4 biến còn lại được điều chỉnh từ ngữ cho rõ nghĩa phù hợp với ngữ cảnh khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam.

4. Đặc điểm sản phẩm

Trong 4 biến quan sát có 1 biến được thêm mới từ đề nghị của kết quả nghiên cứu định tính đó là “Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của khách hàng về chất lượng sản phẩm” và 3 biến còn lại được điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp, bao gồm: (i) Biến “Mức độ độc đáo của sản phẩm” được đề nghị chuyển thành “Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp có tính độc đáo”; (ii) Biến “Mức độ đại diện văn hóa đặc trưng của sản phẩm” được đề nghị chuyển thành “Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp có tính văn hóa đặc trưng”; và (iii) biến “Mức độ bảo hộ bằng sáng chế của sản phẩm” được đề nghị chuyển thành “Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp được bảo hộ sở hữu trí tuệ (ví dụ: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể) ở mức độ cao”.

5. Năng lực công nghệ

Cả 4 biến quan sát của thang đo năng lực công nghệ đều được các chuyên gia giữ các nội dung chính, và có một số điều chỉnh về từ ngữ nhằm rõ nghĩa để triển khai khảo sát định lượng giai đoạn sau. Biến “Doanh nghiệp của chúng tôi đứng ở vị trí công nghệ hàng đầu trong ngành tại thị trường này” được đề nghị chuyển thành “Doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến trong ngành XKRQ”. Biến “Doanh nghiệp đã phát minh ra rất nhiều công nghệ được đặt vào trong sản phẩm” được đề nghị chuyển thành “Doanh nghiệp nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, tăng hàm lượng công nghệ hiện đại trong sản xuất và chế biến rau quả”. Biến “So với các đối thủ cạnh tranh địa phương, doanh nghiệp thường giới thiệu đổi mới sản phẩm hoặc phương pháp hoạt động mới đầu tiên” được đề nghị chuyển thành “So với các đối thủ cạnh tranh


địa phương, sản phẩm rau quả xuất khẩu của doanh nghiệp được áp dụng công nghệ vượt trội”. Biến “Chúng tôi được công nhận trong TTXK chính của chúng tôi cho các sản phẩm công nghệ tiên tiến” được đề nghị chuyển thành “Sản phẩm rau quả xuất khẩu áp dụng công nghệ cải tiến được công nhận tại thị trường xuất khẩu chính”

II. Các yếu tố bên ngoài

1. Sự khác biệt môi trường

Cả 4 biến quan sát của thang đo sự khác biệt môi trường đều được các chuyên gia đồng thuận giữ nguyên nội dung các biết quan sát giống thang đo gốc, vẫn đảm bảo chuyển tải ngữ nghĩa phù hợp với điều kiện khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam.

2. Cường độ cạnh tranh

Cả 5 biến quan sát của khái niệm cường độ cạnh tranh đều được điều chỉnh, bổ sung từ ngữ cho rõ nghĩa, cụ thể như sau: (i) Biến “Tốc độ của các động thái cạnh tranh mới dựa trên tính bền vững trong lĩnh vực sản phẩm này” được đề nghị chuyển thành “Có sự khác biệt về tốc độ đổi mới hình thức cạnh tranh”; (ii) Biến “Tần suất của các cuộc chiến xúc tiến tập trung vào tính bền vững trong ngành của chúng tôi” được đề nghị chuyển thành “Có sự khác biệt về tần suất cạnh tranh truyền thông tiếp thị”; (iii) Biến “Tần suất giới thiệu sản phẩm bền vững mới của đối thủ cạnh tranh” được đề nghị chuyển thành “Có sự khác biệt về tần suất giới thiệu sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh”; (iv) Biến “Sự quyết liệt của cạnh tranh dựa trên tính bền vững (ví dụ: sản phẩm, giá cả) trong ngành của chúng tôi” được đề nghị chuyển thành “Có sự khác biệt về mức độ cạnh tranh trong ngành”; (v) Biến “Mức độ cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm bền vững trong ngành của chúng tôi” được đề nghị chuyển thành “Có sự khác biệt về cạnh tranh giá cả”.

3. Rào cản kỹ thuật thương mại

Kết quả nghiên cứu định tính giai đoạn 2 có 1 biến quan sát được đề xuất thêm mới là biến “Doanh nghiệp có bị ảnh hưởng bởi đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm rau quả xuất khẩu (đầu vào và / hoặc công nghệ sản xuất)”. Cả 4 biến còn lại


được giữ nội dung chính, tuy nhiên được đề nghị điều chỉnh bổ sung một số từ ngữ cho rõ nghĩa.

III. Kết quả xuất khẩu

Cả 5 biến quan sát của thang đo kết quả xuất khẩu đều được đề nghị bổ sung, điều chỉnh một số từ ngữ cho rõ nghĩa, cụ thể như sau: (i) Biến “Doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu xuất khẩu” được đề nghị chuyển thành “Doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu xuất khẩu, giữ được khách hàng cũ và có được khách hàng mới”; (ii) Biến “Doanh nghiệp có mức độ nhận biết và hình ảnh tại thị trường nước ngoài” được đề nghị chuyển thành “Doanh nghiệp có gia tăng mức độ nhận biết, hình ảnh và danh tiếng tại thị trường nước ngoài”; (iii) Biến “Doanh nghiệp đạt lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu” được đề nghị chuyển thành “Doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu”; (iv) Biến “Doanh nghiệp đạt thị phần của hoạt động xuất khẩu” được đề nghị chuyển thành “Doanh nghiệp gia tăng thị phần của hoạt động xuất khẩu”; (v) Biến “Doanh nghiệp có sự mở rộng quốc tế” được đề nghị chuyển thành “Doanh nghiệp có sự mở rộng quốc tế và cung cấp giá trị vượt trội cho khách hàng”. Các kết quả bổ sung và điều chỉnh thang đo trình bày chi tiết ở Bảng 7 dưới đây:

Bảng 7: KẾT QUẢ BỔ SUNG VÀ ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO


Thang đo gốc

(Thang đo nháp 1)

Thang đo sau điều chỉnh

(Thang đo nháp 2)

Mức độ

điều chỉnh

Chiến lược marketing xuất khẩu

Navarro và cộng sự (2010b), Magnusson và cộng sự (2013)

Xem xét hoạt động xuất khẩu ở cấp độ doanh nghiệp, doanh nghiệp đã điều chỉnh những điều sau đây ở TTXK chính ở nước ngoài:

Sản phẩm (chất lượng, tính năng, bao bì, tên thương hiệu, ghi nhãn, dịch vụ)

Các thành phần của sản phẩm (chất lượng, tính năng, bao bì, tên thương hiệu, ghi nhãn, dịch vụ)

đã thích nghi TTXK

Điều chỉnh từ ngữ cho rõ nghĩa

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 31/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí