Phát triển xuất nhập khẩu may của Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO - 12

đầu tư năm 2010 với tổng chi phí 15 tỷ đồng.22 Bên cạnh đó, một số các doanh nghiệp hiện nay đồng thời tìm hướng phát triển các mặt hàng cao cấp. Đây là hướng đi đúng đắn để tránh cạnh tranh với các mặt hàng cấp thấp và trung bình từ Ấn Độ, Bangladesh…trên thị trường Mỹ.

3.2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn an toàn sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn của Mỹ

Vốn là thị trường khó tính và không dễ dàng thâm nhập sâu rộng, Mỹ luôn có các biện pháp tự vệ đối với hàng Dệt May xuất khẩu của Việt Nam. Sau khi bãi bỏ hạn ngạch, chấm dứt chương trình giám sát chống bán phá giá, Mỹ lại dựng lên một loạt các rào cản khác như qui định về chất lượng an toàn sản phẩm, sản phẩm dễ cháy hay đạo luật bảo vệ người tiêu dùng và môi trưởng ở Mỹ. Vì thế, trong thời gian tới, việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn an toàn sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn của Mỹ, trước hết là SA 8000 và WRAP, là một trong những nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng hàng đầu của toàn ngành.

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần đảm bảo môi trường nơi sản xuất, cải tạo và xây dựng thêm các khu công nghiệp dệt, nhuộm, in được trang bị hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.

Thứ hai, trong thời gian tới, cần xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại tại Viện Dệt May để kiểm tra các sản phẩm, khắc phục các rào cản kỹ thuật và cần phải cấp chứng chỉ an toàn cho sản phẩm trước khi xuất khẩu. Phòng thí nghiệm này cần phải được Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận. Cụ thể, Bộ Công thương đã đưa ra Đề án xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn để được Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận, thay cho các thiết bị nghiên cứu thử nghiệm chất lượng hàng dệt may đã cũ có từ những năm 1990. Ngoài ra, đề án đã đưa ra một số giải pháp giúp DN tận dụng cơ


22 Uyên Hương (2010), Đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng tạo đột phá cho ngành dệt may, http://www.vietnamplus.vn/Home/Dau-tu-hon-1100-ty-dong-tao-dot-pha-cho-det-may/20101/31472.vnplus [truy cập ngày 10/04/2010]

hội thu hút đơn hàng; duy trì và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống, đồng thời phát triển thêm khách hàng mới.

3.2.2.4. Đảm bảo các yếu tố của quá trình sản xuất: nguyên phụ liệu – nguồn nhân lực – công nghệ

Các doanh nghiệp Dệt May của ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn còn tồn tại về nguyên phụ liệu cho ngành dệt và ngành may chủ yếu nhập khẩu, nhân công thiếu và máy móc thiết bị lạc hậu. Áp lực từ những tồn tại này ngày càng là trở ngại với những doanh nghiệp muốn mở rộng tiếp cận thị trường Mỹ khi áp lực cạnh tranh trên thị trường này ngày càng lớn. Vì thế, các doanh nghiệp cần có những biện pháp thích đáng để khắc phục những vấn đề này nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh trong giai đoạn mới của ngành công nghiệp Dệt May thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Về nguyên phụ liệu

Trên cơ sở chính sách xây dựng vùng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu của Chính phủ, hướng tới mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa, các doanh nghiệp cần thực hiện chương trình đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu để thay thế nhập khẩu. Một ví dụ điển hình là hiện nay, Vinatex đã làm mẫu 3 trang trại trồng bông với diện tích 50 ha/trang trại; đồng thời, thành lập xong hợp đồng phát triển cây nguyên liệu tập trung vào bông và một số cây nguyên liệu cho ngành dệt. Bên cạnh đó, Vinatex đã phối hợp cùng Petro Việt Nam khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp có công suất 150 nghìn tấn/năm tại Hải Phòng.

Phát triển xuất nhập khẩu may của Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO - 12

Trong giải pháp cho ngành dệt theo Qui hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 của Chính phủ, khi Nhà máy Đình Vũ đặt tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) với công suất khoảng 600 tấn sợi polister/ngày dự kiến đưa vào hoạt động từ tháng 5/2011, sẽ cung cấp thêm khoảng 40% nhu cầu về xơ sợi để phục vụ ngành dệt may trong

nước. Khi đó, ngành dệt may sẽ chủ động được khoảng 70% nguyên liệu xơ sợi.23

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên có chiến lược hợp tác với các quốc gia chủ yếu xuất khẩu nguyên phụ liệu cho ngành Dệt May như Campuchia để trồng bông. Các đồn điền trồng bông trước kia ở các vùng Tây Nguyên, Đắc Lắc, Đắc Nông và Gia Lai cần được khôi phục với các hệ thống tưới tiêu được trang bị đầy đủ và kỹ thuật trồng bông thâm canh được áp dụng. Vinatex cũng đang chuẩn bị khởi công hai khu công nghiệp dệt nhuộm tại hai tỉnh Trà Vinh và Thái Bình với năng suất dự kiến tổng sản lượng vải dệt mỗi năm đạt khoảng 200 triệu m2/ năm, đồng thời được trang bị đầy đủ các công trình xử lý nước thải và chất thải rắn độc hại, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Hơn nữa, việc thiếu các nhà máy dệt thoi là vấn đề khó khăn nhất của ngành, cho nên, một số các công ty trong tập đoàn như Việt Thắng, Dệt Nam Định, Dệt Vĩnh Phú đã tự túc đầu tư các nhà máy dệt thoi. Nếu thành công thì đến năm 2015, toàn ngành có khả năng đảm bảo cung cấp khoảng 70 - 80% nguồn nguyên liệu cho thị trường trong nước.

Về công nghệ

Trước hết, cần loại bỏ các máy móc thiết bị đã hết khấu hao, nâng cấp thiết bị kéo sợi hiện đại, tu bổ và cải tạo những thiết bị dệt lạc hậu, đồng thời biết cách sử dụng hiệu quả các thiết bị tiên tiến của ngành may. Các doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng để khắc phục tình trạng mất cân đối trong việc cung cấp thiết bị cho ngành dệt và ngành may. Ví dụ, có thể áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến của nhiều công ty chế tạo thiết bị Dệt May hàng đầu của thế giới như Đức, Ý, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc... như dây chuyền LEAN nhằm đáp ứng cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,

23 Minh Tâm(2010), Năm 2011: Ngành dệt may sẽ tự đáp ứng được 70% nhu cầu xơ sợi, http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/cong-nghiep/det-may-da-giay/xuat-khau-cua-nganh-det-may-nam-2010- nhieu-don-hang-cung-nhieu-kho-khan/95967.136139.html [truy cập ngày 11/04/2010]

tăng năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập toàn cầu. Trong thời gian tới, để hài hòa với xu hướng tiêu dùng hàng may mặc ở Mỹ là ưa thích các sản phẩm có nguyên liệu từ thiên nhiên, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ Nano, các loại sợi vải chức năng đặc biệt, các loại nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên thân thiện với môi trường như tre, đậu tương, ngô cũng cần phải được các doanh nghiệp xem xét.

Về nhân công

Các doanh nghiệp trước hết cần phải chú trọng đến tiêu chuẩn lao động và nâng cao tay nghề nhân công. Trong khi Mỹ rất khắt khe về việc giao hàng đúng hẹn, đúng tiêu chuẩn chất lượng thì Mỹ còn quan tâm đến cả tiêu chuẩn lao động bao gồm mức lương và môi trường làm việc của nhân công sản xuất hàng Dệt May xuất khẩu. Vì thế, các doanh nghiệp cần lưu ý sắp xếp lại lao động và qui trình sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, đáp ứng được thời gian giao hàng của khách. Đồng thời, các doanh nghiệp cần đặt lên hàng đầu các biện pháp chăm lo chăm lo đời sống công nhân, thực hiện chế độ đãi ngộ như tăng lương, tăng chất lượng bữa ăn giữa ca, hỗ trợ chỗ ở, các chế độ đãi ngộ khi có con cái, khả năng tiếp cận các cơ hội học tập để nâng cao tay nghề. Đây là những điều kiện cơ bản cho người lao động cần được đảm bảo nhằm hài hòa với tiêu chuẩn SA 8000 hay WRAP của Mỹ, đồng thời thể hiện đó là một hình thức cạnh tranh lành mạnh.

Thực tế cho thấy trình độ quản lý và lao động của các doanh nghiệp chưa cao, chưa nắm bắt nhanh nhạy xu hướng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm thời trang ở Mỹ. Vì thế thời gian tới, cần phải đào tạo nâng cao tay nghề người lao động để có thể tăng khả năng tiếp cận thông tin, sáng tạo và có thể phát huy hết tính ưu việt của máy móc khi công nghiệp dệt may nước nhà được đầu tư công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp có thể tự đào tạo lấy cán bộ thiết kế thời trang và nhân công trực tiếp sản xuất hoặc

khuyến khích người lao động tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn tại các trường đại học, các viện và cơ sở dạy nghề.

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng lao động khan hiếm, các doanh nghiệp nên di dời các xưởng sản xuất về các vùng nông thôn để đảm bảo tiện đường giao thông, tạo công ăn việc làm ổn định và gần gũi với cuộc sống của nhân công vốn hầu hết là người nông thôn. Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp thực hiện giải pháp này như nhà máy Dệt May Hà Nội, Dệt May Đông Xuân và Dệt May 8/3.

3.2.2.5. Giảm tỷ trọng hàng gia công, tăng dần tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp

Trong thời gian tới, khi các doanh nghiệp đã có những chính sách về tự chủ nguyên phụ liệu, nâng cao trình độ thiết kế, đa dạng hóa mẫu mã và phát triển thương hiệu riêng thì hoàn toàn có thể tăng dần tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp, hạn chế việc làm hàng gia công. Bản thân từ phía khách hàng Mỹ từ lâu cũng muốn các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu Việt Nam bán hàng theo điều kiện FOB.

Do đó, xuất phát từ nhu cầu của bên các nhà nhập khẩu Mỹ và khả năng của các doanh nghiệp, tăng dần xuất khẩu trực tiếp hàng Dệt May mà không thông qua các trung gian và hạn chế không FOB lại cho các tập đoàn lớn ở Mỹ là xu hướng điều kiện xuất khẩu trong thời gian tới. Từ đó, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Dệt May nước ta sang thị trường Mỹ ngày càng được nâng cao và đóng góp lớn hơn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

3.2.2.6. Tham gia chuỗi giá trị Dệt May toàn cầu

Xu hướng chung của thương mại Dệt May thế giới là tập trung ngày càng nhiều vào các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia, từ đầu tư, sản xuất, thiết kế, phân đoạn thị trường, tổ chức chuỗi sản xuất – cung ứng cho đến tiêu thụ sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Là quốc gia xuất khẩu hàng Dệt May chiếm khoảng 4,7% thị phần Dệt May ở Mỹ, còn tương đối ít so với tiềm năng xuất khẩu và so với các đối thủ cạnh tranh lớn khác như Trung Quốc hay Ấn Độ,

Việt Nam sẽ khó có cơ hội phát triển, mở rộng hay thâm nhập vào thị trường nước này nếu như không nằm trong chuỗi giá trị hàng Dệt May này.

Vì thế, các doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng liên kết với khách hàng là những nhà nhập khẩu lớn, các nhà bán lẻ tại Mỹ, tham gia vào chuỗi liên kết của họ để tiếp cận kinh nghiệm quản lý, kinh doanh cũng như ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Việc này cũng góp phần làm giảm nguy cơ hàng Dệt May của ta bị Mỹ tiến hành điểu tra chống bán phá giá hay đối mặt với những rào cản kỹ thuật mới.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần có sự thay đổi trong vị trí trong chuỗi cung ứng giá trị của ngành dệt may toàn cầu nói chung và của Mỹ nói riêng. Thay vì tham gia dưới hình thức gia công, dệt may xuất khẩu của Việt Nam cần đào tạo tay nghề để có thể tham gia vào khâu lợi nhận lợi nhuận nhiều nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên liệu và thương mại.

Vậy, Dệt May xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ đã và đang thực hiện tập trung vào các giải pháp chính như đẩy mạnh đầu tư sản xuất vải, tăng tính thời trang hóa ngành dệt may, di dời các doanh nghiệp ra ngoài thành phố để thu hút người lao động và xây dựng các trung tâm dệt, nhuộm, cải thiện môi trường. Trong thời gian tới, dệt may xuất khẩu của nước ta sang Mỹ sẽ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức đang phải đối mặt và sẽ có những dấu hiệu tích cực.


KẾT LUẬN

Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành Dệt May đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Mỹ là thị trường số một của hàng Dệt May xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm qua. Thực tế cho thấy, cơ hội gia tăng thị phần của hàng Dệt May vào Mỹ là rất lớn.

Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã mở ra thời kỳ mới cho hàng Dệt May nước ta. Bên cạnh những cơ hội do thị trường Mỹ rộng mở hơn, Dệt May xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với những trở ngại khác do Mỹ qui định và khó khăn nhìn chung trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì thế, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam cần có những giải pháp đúng đắn, phù hợp để tận dụng những thuận lợi đang có và hạn chế những thách thức khi thực hiện chiến lược mở rộng thị phần tại Mỹ.

Đề tài đã đưa ra tình hình khái quát về Dệt May xuất khẩu của Việt Nam, phân tích những thuận lợi và khó khăn chủ quan, khách quan đối với hàng Dệt May xuất khẩu nước ta sang Mỹ từ khi gia nhập WTO. Qua đó, đề tài nêu lên những giải pháp từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nhằm phát triển mặt hàng công nghiệp này của nước ta vào thị trường mục tiêu Mỹ trong thời gian sắp tới.

Bài khóa luận được hoàn thành là dựa trên kiến thức đã học và tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận t́ nh của PGS.TS. Đỗ Thị Loan trong toàn bộ quá trình viết khóa luận.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu sách, tạp chí, văn bản:

1. Bộ Công Thương(2008), Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT Quyết định phê duyệt Qui hoạch phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

2. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

3. Nguyễn Hữu Khải, Vũ Thị Hiền và Đào Ngọc Tiến (2007), Quản lý hoạt động nhập khẩu: Cơ chế, chính sách và biện pháp, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến và Vũ Thị Hiền (2007), Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Đỗ Thị Loan (2003), Xúc tiến Thương mại Lý thuyết và Thực hành, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

6. Thân Danh Phúc (2001), Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế.

7. Thủ tướng Chính Phủ (2001), Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010

8. Tài liệu nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam - Dự án VIE/61/94.


Tài liệu website:

9. Bộ Công Thương (2010), Ngành dệt may vẫn chưa hết khó khăn, http://www.vietnamtextile.org/ChiTietTinTuc.aspx?MaTinTuc=218&Mathelo ai=5 [truy cập ngày 25/2/2010]

10. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (1997), Khái quát về Luật Thương mại Mỹ, Tạp chí điện tử,

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí