84
Đào tạo và phân công cán bộ phụ trách công việc chăm sóc khách hàng. Các cán bộ này phải nắm rõ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà ngân hàng cung cấp, có khả năng tư vấn tốt cho khách hàng để có thể tư vấn cho khách hàng tiện ích của những sản phẩm mới, nắm bắt tâm lý khách hàng và giải đáp những thắc mắc, khiếu nại và đề xuất của khách hàng một cách tốt nhất. Việc bố trí cán bộ phụ trách công tác chăm sóc khách hàng phải đáp ứng được yêu cầu công việc, đảm bảo chất lượng chăm sóc khách hàng với từng phân khúc khách hàng.
Kết luận chương 4
Chương 4 đã trình bày kế hoạch cụ thể thực hiện các giải pháp để gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực nhằm năng cao hoạt động huy động vốn tại Vietinbank Phú Yên nhằm mở rộng thị phần khách hàng tiền gửi. Để giữ vững vị thế hàng đầu tại địa phương, chi nhánh cũng cần đặt ra các chiến lược dài hạn và mục tiêu cụ thể, xây dựng thực hiện các giải pháp và kế hoạch thực hiện đã đề ra.
85
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt nhằm giành giật thị phần tiền gửi giữa các ngân hàng cùng các chính sách, quy định mới ban hành, tình hình kinh tế ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi suy giảm thì việc tăng cường huy động tiền gửi được xem là giải pháp cần thiết để chi nhánh có được nguồn vốn ổn định, chủ động trong các hoạt động kinh doanh.
Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi, phân tích và đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể và kế hoạch thực hiện gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực nhằm năng cao hoạt động huy động vốn tại Vietinbank Phú Yên.
Kết quả phân tích định lượng và phân tích thực trạng tại Vietinbank Phú Yên đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động huy động tiền gửi tại Vietinbank Phú Yên theo thứ tự giảm dần là: nhân viên, yếu tố sự phát triển của nền kinh tế, mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin, thương hiệu, yếu tố khách hàng, sản phẩm tiền gửi và chương trình khuyến mãi. Trong đó các yếu tố sự phát triển của nền kinh tế và nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động huy động tiền gửi tại Vietinbank Phú Yên, trong khi yếu tố sản phẩm tiền gửi và yếu tố khách hàng có sự ảnh hưởng ít hơn.
Các giải pháp được đưa ra nhằm tác động đến các yếu tố này và mức độ tác động phù hợp đến các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhằm mang lại hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực vào các yếu tố ít có sự ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến huy động tiền gửi.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Về chính sách sản phẩm tiền gửi
- Phát triển các sản phẩm huy động vốn tiền gửi đa dạng hướng đến mục tiêu gia tăng các tiện ích phù hợp với danh mục khách hàng.
- Tiếp tục mở rộng liên kết với các đối tác, các đơn vị chấp nhận thanh toán
86
không dùng tiền mặt để khuyến khích khách hàng sử dụng tài khoản tiền gửi.
- Hỗ trợ chi nhánh nhanh chóng trong việc thực hiện các cơ chế chính sách phù hợp với lợi ích khách hàng mang lại để thu hút nguồn tiền gửi.
Về hệ thống công nghệ thông tin:
- Cần phát triển các kênh gửi tiền tiết kiệm, mở tài khoản thanh toán ngoài quầy giao dịch như internet banking, ATM với chính sách ưu đãi và chính sách chăm sóc khách hàng tự động theo phân khúc tại các kênh này để tạo sự thuận tiện cho khách hàng tối đa.
- Chú trọng đầu tư vào các công nghệ có tính bảo mật cao và an toàn dữ liệu từ các nước phát triển, xây dựng một kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại hơn với hàng rào an ninh chặt chẽ hơn để khi có sự cố xảy ra ngân hàng có thể khắc phục kịp thời. Đây là một giải pháp thiết thực nhằm hạn chế tối đa sự tắc nghẽn của hệ thống ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ.
Về chính sách nhân sự:
- Xây dựng các cơ chế tài chính, thi đua khen thưởng, cơ chế điều hành chung về sản phẩm tiền gửi và các cơ chế khác để khuyến khích thu hút nguồn tiền gửi tại các chi nhánh.
- Tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ nhân viên toàn hệ thống về công tác bán hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm nói chung và sản phẩm tiền gửi nói riêng. Cử cán bộ đầu mối tại trụ sở chính về trực tiếp đào tạo cho cán bộ chi nhánh các nghiệp cụ còn yếu kém.
5.2.2 Đối với NHNN Phú Yên và các cơ quan chức năng có liên quan
- NHNN Phú Yên cần tăng cường giám sát hoạt động của các NHTM trên địa bàn nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các tổ chức có sai phạm lách trần lãi suất, cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng quyền hạn, tham ô chiếm đoạt tài sản,...
- Đẩy mạnh triển khai “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện mở rộng việc chi lương nhân
87
viên, cán bộ qua tài khoản đối với các tổ chức, cơ quan ban ngành để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt thông qua tài khoản.
- Phối hợp và tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện công tác tuyên truyền trong các tầng lớp dân cư trên các huyện trên toàn tỉnh về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là sản phẩm tiền gửi với các lợi ích của một kênh đầu tư an toàn, hướng đến thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 1 và tập 2). Nhà xuất bản Hồng Đức.
2. Hãng nghiên cứu Nielsen, 2017. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam vẫn ở mức cao, vượt chỉ số trung bình toàn cầu.
3. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên, 2014. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014, Phú Yên.
4. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên, 2015. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015, phương hướng nhiệm vụ kinh doanh giai đoạn 2016-2020. Phú Yên
5. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên, 2016. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016. Phú Yên.
6. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên, 2017. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017. Phú Yên
7. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên, 2015. Quyết định số 455B/QĐ-CNPY-TCHC ngày 20/04/2015 về việc “Ban hành Chức năng nhiệm vụ của các Phòng/Tổ thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên”, Phú Yên.
8. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2017. Báo cáo thường niên năm 2017. Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Phú Yên, 2016. Báo cáo hoạt động các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Yên của NHNN năm 2016. Phú Yên.
10. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Phú Yên, 2017. Báo cáo hoạt động các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Yên của NHNN năm 2017. Phú Yên.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2018. Thông tư 16/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2018.
12. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
13. Nguyễn Đăng Dờn, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM.
14. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Tiền tệ -Ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
15. Phòng tổng hợp Vietinbank Phú Yên, 2017. Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ năm 2017. Phú Yên.
16. Phòng tổ chức hành chính Vietinbank Phú Yên, 2017. Số lượng nhân viên tại đơn vị năm 2017. Phú Yên.
17. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2010.
18. Vũ Hồng Thanh và Vũ Duy Linh, 2016. “Hướng phát triển dịch vụ Mobile banking cho các ngân hàng Việt Nam”. Thời báo ngân hàng, số 11/2016
19. Thủ tướng chính phủ, 2016. Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020”. Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016.
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, 2017. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2017. Phú Yên, số 241/BC-UBND ngày 4 tháng 12 năm 2017.
Tài liệu tiếng Anh:
1. Ali Aghaei Far, Reza Lurak Zadeh, 2016. Factors affecting the success of Iranian banks in mobilizing financial resources (Case study of Maskan in Isfahan Province). International journal of humanities and cultural studies issn 2356-5926.
2. Joseph F. Hair et al., 1998. Multivariate Data Analysis. Prentice-Hall International.
3. Gerbing and Anderson, 1998. An Update Paradigm for Scale Development Incorporing Unidimensionality and Its Assessments. Journal of Marketing Research, Vol.25, 1998, 186-192.
4. Harald Finger and Heiko Hesse, 2009. Lebanon- Determinants of commercial bank deposits in a regional financial center. IMF Working paper.
5. Hossein Ostadi and Ali Sarlak, 2014. Effective factors on the absorption of bank deposits in order to increase the relative share of Isfahan Sepah Bank. International Journal of Academic Research in Economics and Management Sciences.
6. Lombardo, Michael M., and Eichinger, Robert W., 1996. The Career Architect Development Planner (1st ed.). Minneapolis: Lominger.
7. Nunnally, J.C. and Bernstein, I.H., 1994. The Assessment of Reliability, Psychometric Theory. 3rd ed. New York: McGraw‐Hill Publishing.
8.Meyers L.S. et al., 2006. Applied multivariate research: Design and interpretation. Thousand Oaks. CA: Sage.
9. Paul Ojeaga et al., 2013. The impact of Interest Rate on Bank Deposits Evidence from Nigerian Banking Sector. MPRA Paper No. 53238.
10. Tafirei Mashamba et al., 2014. Analysing the relationship between Banks’ Deposit Interest Rate and DepositMobilisation: Empirical evidence from Zimbabwean Comercial Banks (1980-2006). IOSR Journal of Business and Management.
11. Wubitu Elias Gemedu, 2012. Factors determining commercial bank deposit: An empirical study on commercial bank of Ethiopia. Addis Ababa, Ethiopia.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thang đo các yếu tố tác động đến huy động vốn tiền gửi trong mô hình
Nhóm yếu tố | Yếu tố | Ký hiệu | ||
1 | Nhóm yếu tố khách quan | Yếu tố sự phát triển nền kinh tế | Thu nhập bình quân đầu người tại Phú Yên | KQ1 |
2 | Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Phú Yên | KQ2 | ||
3 | Lạm phát | KQ3 | ||
4 | Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên | KQ4 | ||
5 | Yếu tố khách hàng | Thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng | KH1 | |
6 | Mức độ ảnh hưởng của người quen và truyền thông | KH2 | ||
7 | Mức độ trung thành của khách hàng | KH3 | ||
8 | Thói quen tiết kiệm của khách hàng | KH4 | ||
9 | Nhóm yếu tố chủ quan | Thương hiệu | Thương hiệu ngân hàng là thương hiệu có uy tín và an toàn | TH1 |
10 | Thương hiệu ngân hàng là thương hiệu lớn, hoạt động lâu năm | TH2 | ||
11 | Thương hiệu ngân hàng được khách hàng biết đến rộng rãi và thân thiết | TH3 | ||
12 | Nhân viên ngân hàng | Nhân viên có đạo đức nghề nghiệp tốt | NV1 | |
13 | Thái độ và phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp | NV2 | ||
14 | Nhân viên có kiến thức, kinh nghiệm | NV3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Phân Tích Ma Trận Hệ Số Tương Quan
- Mở Rộng Mạng Lưới Hoạt Động, Cơ Sở Vật Chất Và Hệ Thống Công Nghệ Thông Tin
- Thành Lập Câu Lạc Bộ Để Nhân Viên Chăm Sóc Bản Thân Và Phát Triển Ngoại Hình
- Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên - 14
- Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên - 15