Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam - 14


khái niệm của từng biến và phù hợp với đối tượng khảo sát là hộ KDCT trong các làng nghề của Việt Nam.

3.3. Nghiên cứu định lượng

Hộ kinh doanh cá thể với quy mô kinh doanh nhỏ, có một địa điểm kinh doanh, sử dụng không quá 10 lao động, do đó để trả lời câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát chủ hộ15 KDCT trong làng nghề ở Việt Nam về hành vi tuân thủ thuế của chính họ và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế.

3.3.1. Thang đo các biến

3.3.1.1. Biến phụ thuộc

Tuân thủ thuế tự nguyện

Tuân thủ thuế tự nguyện là việc người nộp thuế nộp tiền thuế chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn mà không cần những biện pháp ép buộc của cơ quan thuế (Kirchler và cộng sự, 2008)

Dựa trên thang đo của Kirchler và Wahl (2010) xây dựng, đây là thang đo được nhiều nghiên cứu về tuân thủ thuế đã sử dụng để đo lường TTT tự nguyện từ khi thời điểm thang đo được công bố (Xem Raihana và Pope,2014; Olsen và cộng sự, 2018; Gobena và Van Dijke, 2016; Siglé và cộng sự, 2018; Malik và Younus, 2020; Carsamer, 2020; Sikayu và cộng sự, 2020; Hassan và cộng sự, 2021), tuân thủ thuế tự nguyện được đo lường qua các chỉ báo dưới đây. Trong đó, các chỉ báo được đánh giá bằng thang điểm Likert 5 mức độ: từ 1 = Hoàn toàn không đồng ý, đến 5 = Hoàn toàn đồng ý.


Ký hiệu

Chỉ báo

Nguồn

Khi tôi nộp thuế theo yêu cầu của pháp luật, tôi sẽ làm như vậy ...


Kirchler và Wahl (2010)

TTTN 01

... bởi vì tôi đóng thuế là hoàn toàn tự nguyện

TTTN 02

... bởi vì đối với tôi, rõ ràng đây là những gì mà chúng ta nên làm

TTTN 03

... bởi vì tôi coi đó là nghĩa vụ của mình với tư cách là một

công dân

TTTN 04

... mặc dù tôi biết rằng những người khác không làm điều đó

TTTN 05

... bởi vì tôi chắc chắn rằng tôi đang làm điều đúng đắn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam - 14



15 Chủ hộ KDCT được nhìn nhận là người có quyền quyết định nhiều vấn đề của Hộ KDCT, trong đó bao gồm cả việc tuân thủ thuế của hộ KDCT.


Tuân thủ thuế bắt buộc

Tuân thủ thuế bắt buộc là việc người nộp thuế thực hiện tuân thủ thuế bởi vì họ tính toán và nhận thấy các chi phí (rủi ro) cho việc không tuân thủ thuế là cao hơn so với việc tuân thủ thuế (Kirchler và cộng sự, 2008)

Dựa trên thang đo của Kirchler và Wahl (2010) xây dựng, đây là thang đo được nhiều nghiên cứu về tuân thủ thuế đã sử dụng để đo lường tuân thủ thuế tự nguyện từ khi thời điểm thang đo được công bố (Xem Olsen và cộng sự, 2018; Gobena và Van Dijke, 2016; Siglé và cộng sự, 2018; Carsamer, 2020), tuân thủ thuế bắt buộc được đo lường qua các chỉ báo dưới đây. Trong đó, các chỉ báo được đánh giá bằng thang điểm Likert 5 mức độ: từ 1 = Hoàn toàn không đồng ý, đến 5 = Hoàn toàn đồng ý.


Ký hiệu

Chỉ báo

Nguồn

Khi nộp thuế theo quy định, tôi sẽ làm như vậy ...


Kirchler và Wahl (2010)

TTBB 01

... mặc dù tôi thực sự không muốn nộp bất kỳ khoản thuế nào


TTBB 02

... vì cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra những hộ kinh doanh trong làng nghề của chúng tôi


TTBB 03

... bởi hình phạt với các hành vi trốn thuế, tránh thuế là rất nghiêm khắc


TTBB 04

... vì tôi không biết chính xác cách tránh thuế (trốn thuế) mà không gây chú ý với cơ quan thuế


TTBB 05

... sau khi tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cách có thể giảm số tiền thuế phải nộp một cách hợp pháp


3.3.1.2. Biến độc lập

Tinh thần thuế

Tinh thần thuế là “động cơ nội tại để nộp thuế xuất phát từ quan điểm đạo đức của người nộp thuế khi nhìn nhận đóng thuế là một nghĩa vụ đóng góp cho xã hội” (Cummings và cộng sự, 2009). Dựa trên thang đo của Devos (2013) và Taing và Chang (2020) đã có sự điều chỉnh, tinh thần thuế được đo lường qua các chỉ báo dưới đây. Trong đó, các chỉ báo được đánh giá bằng thang điểm Likert 5 mức độ: từ 1 = Hoàn toàn không đồng ý, đến 5 = Hoàn toàn đồng ý.


Ký hiệu

Chỉ báo

Nguồn

TT 01

Tôi nghĩ rằng mình nên kê khai trung thực tất cả doanh thu với cơ quan thuế


Devos (2013);

Taing và Chang (2020)

TT 02

Tôi cho rằng người nộp thuế không nên kê khai thu nhập thấp đi để nhằm giảm nghĩa vụ thuế (số thuế phải nộp)

TT 03

Tôi sẽ không trốn thuế, tránh thuế ngay cả khi tôi có cơ hội làm điều đó

TT 04

Tôi nghĩ nộp thuế là nghĩa vụ của mình

TT 05

Tôi nghĩ trốn thuế, tránh thuế là hành vi sai trái

TT 06

Tôi sẽ luôn chấp hành và làm theo pháp luật về thuế


Chuẩn mực chủ quan

Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của người nộp thuế về cách mà hầu hết mọi người quan trọng đối với người đó cho rằng anh ta /cô ta nên hay không nên thực hiện hành vi tuân thủ thuế (theo Fishbein và Ajzen, 1975)

Bobek và Hatfield (2003), Bobek và cộng sự (2007) xây dựng thang đo về chuẩn mực chủ quan với hành vi tuân thủ thuế, thang đo này cũng được nhiều nghiên cứu sử dụng (Harinurdin, 2009; Benk, Çakmak và Budak, 2011; Adellia và cộng sự, 2020,...). Vì vậy, chuẩn mực chủ quan được đo lường qua các chỉ báo dưới đây. Trong đó, các chỉ báo được đánh giá bằng thang điểm Likert 5 mức độ: từ 1 = Hoàn toàn không đồng ý, đến 5 = Hoàn toàn đồng ý.


Ký hiệu

Chỉ báo

Nguồn

CM01

Hầu hết những người trong gia đình đều sẽ tán thành khi tôi gian lận thuế*


Bobek và Hatfield (2003),

Bobek và cộng sự (2007)

CM02

Hầu hết các hộ kinh doanh ở đây đều cho rằng hành vi gian lận thuế là có thể chấp nhận được*

CM03

Hầu hết mọi người ở đây đều nghĩ gian lận thuế là một hành vi phạm tội tầm thường*

CM04

Trốn thuế là hành vi vi phạm đạo đức dù số tiền đó không cần biết là ít hay nhiều

CM05

Hầu hết những người quan trọng với tôi đều nghĩ trốn thuế là hành động sai trái


Nhận thức về tính công bằng

Công bằng về thuế là nhận thức (niềm tin) của người nộp thuế rằng thuế được áp dụng với họ là công bằng (Theo Siahaan, 2012)


Dựa trên thang đo của Gerbing (1988) xây dựng thang đo đo lường công bằng về thuế và cũng đây cũng là thang đo được nhiều nghiên cứu áp dụng (Siahaan, 2012; lshadli, 2015; Sonnur, 2016; Muhammad Akram, 2018). Nhận thức về tính công bằng được đo lường qua các chỉ báo dưới đây. Trong đó, các chỉ báo được đánh giá bằng thang điểm Likert 5 mức độ: từ 1 = Hoàn toàn không đồng ý, đến 5 = Hoàn toàn đồng ý.


Ký hiệu

Chỉ báo

Nguồn

CB 01

Tôi tin rằng cách thức phân bổ gánh nặng thuế cho những

người nộp thuế là công bằng


Gerbing (1988),

Sonnur (2016)

CB 02

Cá nhân tôi tin rằng hệ thống thuế là công bằng

CB 03

Đối với những hộ kinh doanh, tôi nghĩ rằng hệ thống thuế là công bằng

CB 04

Mọi người ở nước ta đều đóng thuế ở mức phù hợp với thu nhập của họ

CB 05

Nhìn chung, tôi nghĩ hệ thống thuế hiện tại là công bằng


Nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế

Nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế được định nghĩa là nhận thức của người nộp thuế “về năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện và trừng phạt tội phạm về thuế” (Wahl và cộng sự, 2010)

Dựa trên thang đo của Verboon và Van Dijke (2007) và được Siglé và cộng sự (2018) điều chỉnh, nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế được đo lường qua các chỉ báo dưới đây. Trong đó, các chỉ báo được đánh giá bằng thang điểm Likert 5 mức độ: từ 1 = Rất không đồng ý, đến 5 = Rất đồng ý


Ký hiệu

Chỉ báo

Nguồn

Ông/Bà có nghĩ khả năng là cơ quan thuế sẽ phát hiện ra sai phạm ở một hộ kinh doanh tương tự như hộ Ông/Bà, về…


Verboon và Van Dijke (2007);

Siglé và cộng sự (2018)

QL 01

… Thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt được giữ ngoài sổ

sách

QL 02

… Bị phát hiện đã trốn thuế/tránh thuế

QL 03

… Thu nhập không được ghi đầy đủ trong tờ khai thuế

Nhận thức về thuế

Nhận thức về thuế đề cập đến sự hiểu biết của người nộp thuế về các luật và quy định về thuế về các vấn đề thuế cụ thể có liên quan (Taing và Chang, 2020)


Dựa trên thang đo của Devos (2013), Taing và Chang (2020), nhận thức về thuế được đo lường qua các chỉ báo dưới đây. Trong đó, các chỉ báo được đánh giá bằng thang điểm Likert 5 mức độ: từ 1 = Rất không đồng ý, đến 5 = Rất đồng ý.


Ký hiệu

Chỉ báo

Nguồn

NhT 01

Tôi biết số thuế mà hộ kinh doanh phải nộp hàng năm


Devos (2013);

Taing và Chang (2020)

NhT 02

Tôi biết các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp

NhT 03

Tôi biết khi nào hộ chúng tôi phải nộp thuế giá trị gia tăng

(hoặc thuế thu nhập cá nhân,...)

NhT 04

Tôi biết các hình phạt đối với hành vi trốn thuế là như thế nào

NhT 05

Tôi biết khả năng bị kiểm tra bởi cán bộ thuế liên quan đến vấn đề thuế của tôi

NhT 06

Tôi biết cách cơ quan thuế ấn định doanh thu hàng năm với

hộ kinh doanh như của mình

Tác giả

đề xuất


Niềm tin vào cơ quan thuế

Niềm tin vào cơ quan thuế là nhận thức của người nộp thuế rằng cơ quan thuế đáng tin cậy và làm việc vì lợi ích chung (theo Kirchler và cộng sự, 2008).

Dựa trên thang đo do Siglé và cộng sự (2018); Taing và Chang (2020); Verboon và Van Dijke (2010) xây dựng, tác giả đã lựa chọn và phỏng vấn chuyên gia về các thang đo phù hợp với định nghĩa về niềm tin vào cơ quan thuế. Vì vậy, niềm tin vào cơ quan thuế được đo lường qua các chỉ báo kết hợp từ nhiều công trình nghiên cứu trước và được trình bày dưới đây. Trong đó, các chỉ báo được đánh giá bằng thang điểm Likert 5 mức độ: từ 1 = Hoàn toàn không đồng ý, đến 5 = Hoàn toàn đồng ý.


Ký hiệu

Chỉ báo

Nguồn

NT 01

Cơ quan thuế hành động chính xác

Siglé và cộng sự,

(2018)

NT 02

Tôi cho rằng cán bộ thuế làm việc công tâm và minh

bạch

Taing và Chang

(2020)

NT 03

Tôi hài lòng về cách cơ quan thuế giải quyết các vấn

đề về thuế với mình

Verboon và Van Dijke (2010)

NT 04

Nhìn chung, tôi hoàn toàn tin tưởng vào các quyết

định của cơ quan thuế

Sự phức tạp về thuế

Theo Natrah Saad (2014), Sự phức tạp về thuế được hiểu là nhận thức của người nộp thuế về hệ thống thuế hiện tại và họ cho rằng hệ thống thuế là phức tạp (có thể có


nhiều dạng như phức tạp về tính toán, phức tạp của biểu mẫu, phức tạp về tuân thủ, phức tạp của quy tắc, phức tạp về thủ tục và mức độ dễ đọc thấp).

Dựa trên thang đo được sử dụng trong nghiên cứu của Taing và Chang (2020), sự phức tạp về thuế được đo lường qua các chỉ báo dưới đây. Trong đó, các chỉ báo được đánh giá bằng thang điểm Likert 5 mức độ: từ 1 = Hoàn toàn không đồng ý, đến 5 = Hoàn toàn đồng ý.


Ký hiệu

Chỉ báo

Nguồn

PT 01

Nội dung tờ khai thuế khó hiểu.


Taing và Chang (2020)

PT 02

Tôi thấy không dễ dàng tính được số thuế hàng năm mà hộ

của mình phải nộp

PT 03

Thủ tục kê khai thuế hoặc nộp thuế rất phức tạp

PT 04

Tôi tốn rất nhiều thời gian cho việc nộp thuế

PT 05

Nói chung, tôi nghĩ rằng hệ thống thuế ở Việt Nam rất phức tạp


Thông tin về thuế

Thông tin thuế là mức độ chính xác, kịp thời và đầy đủ của thông tin về thuế mà người nộp thuế nhận được từ cơ quan quản lý thuế (Chen, 2010)

Dựa trên thang đo Chen (2010), thông tin về thuế được đo lường qua các chỉ báo dưới đây. Trong đó, các chỉ báo được đánh giá bằng thang điểm Likert 5 mức độ: từ 1

= Hoàn toàn không đồng ý, đến 5 = Hoàn toàn đồng ý.


Ký hiệu

Chỉ báo

Nguồn

ThT 01

Tôi có thể nhận được thông tin chính xác về các vấn đề thuế từ nhiều nguồn như truyền hình, báo, đài, Facebook


Chen (2010);

Taing và Chang (2020)

ThT 02

Thông tin thuế mà tôi nhận được từ cơ quan thuế là rõ ràng và dễ hiểu


ThT 03

Cơ quan thuế cung cấp thông tin, giải thích đầy đủ và rõ ràng những câu hỏi (thắc mắc) của tôi về thuế và các thủ tục liên quan khi thực hiện nghĩa vụ thuế

ThT 04

Tôi thường nhận được đầy đủ thông tin về các vấn đề thuế của mình.

ThT 05

Tôi luôn được cung cấp thông tin cập nhật và có liên quan về các vấn đề thuế.


Xử phạt

Xử phạt được hiểu là việc áp dụng những hình phạt nhằm mục đích thực thi các nghĩa vụ pháp lý với người nộp thuế (Schwartz và Orleans, 1967).

Dựa trên thang đo do Wenzel (2002); Wenzel (2004) xây dựng, xử phạt được đo lường qua các chỉ báo dưới đây. Trong đó, các chỉ báo được đánh giá bằng thang điểm Likert 5 mức độ: từ 1= Rất không có khả năng đến 5= Rất có khả năng


Ký hiệu

Chỉ báo

Nguồn

Nếu một hộ KDCT bị cơ quan thuế phát hiện việc trốn thuế, ông/bà cho rằng khả năng xảy ra những hình phạt dưới đây như thế nào?


XP 01

Nộp thuế với số tiền phạt tương đối nhỏ

Wenzel, (2002);

Wenzel, (2004);

Phạm Thị Mỹ Linh (2019)

XP 02

Nộp tiền phạt đáng kể

XP 03

Bị kiểm tra, thanh tra thuế chi tiết hơn vào những năm tiếp

theo

XP 04

Bị truy tố hình sự


Khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế

Khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế là việc người nộp thuế nhận thức được khả năng CQT sẽ phát hiện ra được những hành vi không TTT của họ và khi đó CQT sẽ thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế với họ (theo Jackson và Milliron, 1986a)

Dựa trên thang đo do Bobek và cộng sự ( 2007) xây dựng, khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế được đo lường qua các chỉ báo dưới đây. Trong đó, các chỉ báo được đánh giá bằng thang điểm Likert 5 mức độ: từ 1= Rất không có khả năng đến 5= Rất có khả năng


Ký hiệu

Chỉ báo

Nguồn

KT 01

Khi hộ kinh doanh gian lận thuế, Ông/Bà cho rằng khả năng bị kiểm tra/ thanh tra thuế là như thế nào?


Bobek và cộng sự, ( 2007);

Phạm Thị

Mỹ Linh (2019)


KT 02

Nếu bị kiểm tra, thanh tra thuế, Ông/Bà nghĩ khả năng cơ quan thuế phát hiện ra những gian lận thuế của hộ kinh doanh hay không?

KT 03

Ông/Bà nghĩ khả năng tờ khai thuế năm 2020 của mình sẽ bị kiểm tra kỹ lưỡng?


3.3.2. Thiết kế phiếu điều tra

Phiếu điều tra trong nghiên cứu này được thiết kế lần đầu dựa trên kết quả tổng quan các khái niệm, thang đo đối với các biến trong mô hình nghiên cứu và tiến hành so sánh, phân tích lựa chọn thang đo phù hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu. Tiếp đó tác giả đã tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến góp ý của 5 chuyên gia về bản dịch xuôi của các các thang đo để tiến hành chỉnh sửa và đưa ra phiếu điều tra (Xem phụ lục 3); Tiếp đó, tác giả đã tiến hành khảo sát thử 15 hộ kinh doanh cá thể với mục đích đánh giá lại xem những câu hỏi nào khó trả lời hoặc thuật ngữ nào khó hiểu, sau đó tác giả chỉnh sửa lần 2 của phiếu điều tra và đưa đến phiếu điều tra chính thức. Nội dung phiếu điều tra gồm 3 phần chính (phụ lục 02):

Thông tin mở đầu: Nội dung phần này bao gồm phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu và những thông tin có liên quan để người trả lời có được hình dung chung về nghiên cứu.

Thông tin chính về các phát biểu: Trong phần này nêu lên những phát biểu nhằm ghi lại mức độ ý kiến của người trả lời. Nội dung của những phát biểu được thiết kế theo mô hình và thang đo đã được nghiên cứu

Thông tin thống kê: Nhằm thu thập thêm những thông tin khác liên quan đến người trả lời để thống kê, mô tả mẫu cũng như giải thích rõ thêm cho những thông tin chính nếu thấy cần thiết.

3.3.3. Mẫu ghiên cứu

Dựa trên mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, tổng thể nghiên cứu của luận án là các hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở các tỉnh và thành phố thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng. Đối tượng khảo sát là chủ hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam.

Kỹ thuật lấy mẫu trong nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện với hai giai đoạn. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1: Dựa trên số liệu thống kê số lượng các làng nghề ở các tỉnh và thành phố thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, tác giả dựa trên tỷ lệ số làng nghề trên mỗi tỉnh hoặc thành phố để quyết định sẽ tiến hành khảo sát bao nhiêu làng nghề ở mỗi tỉnh, sau đó tác giả lựa chọn một số làng nghề trên mỗi tỉnh để tiến hành thực hiện khảo sát điều tra bằng bảng hỏi.

- Giai đoạn 2: Dựa danh sách làng nghề đã được lựa chọn ở giai đoạn 1, tác giả tiến hành thực hiện khảo sát điều tra hộ kinh doanh cá thể ở các làng nghề đó theo kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023