Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam - 13


(chỉ báo) được sử dụng để đánh giá mức độ tuân thủ thuế mà mang tính chất quá trực diện sẽ dẫn đến phản ứng tự vệ của người trả lời. Ví dụ các chỉ báo đối với biến tuân thủ thuế được Aktas và Guzel (2018) sử dụng như sau:

- Tôi thể hiện tất cả nỗ lực để phóng đại chi phí của mình

- Tôi khai báo chi phí của mình một cách phóng đại.

- Tôi không đưa biên lai hoặc hóa đơn nếu khách hàng không muốn nó và tôi không kê khai các khoản doanh thu đó

- Tôi có ý thức tìm cách gian lận trong hệ thống thuế.

- Tôi không kê khai một số doanh thu nhất định mà không thể xác định được khi đánh thuế

- Tôi tránh nộp thuế nhiều nhất có thể

thì các chuyên gia đều cho rằng những chỉ báo này chưa thực sự phù hợp để đo lường hành vi tuân thủ thuế của người nôp thuế. Thay vào đó, cách xây dựng chỉ báo (các câu hỏi) cần phải theo hướng đưa người trả lời vào tình huống để từ đó đánh giá nhận thức của họ thì sẽ phù hợp hơn. Khi đó, nhận thức của người nộp thuế khi lựa chọn đáp án với từng câu hỏi về tuân thủ thuế (theo tình huống giả định) có thể được nhìn nhận chính là hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Câu hỏi có thể ở dạng như sau:

A - Hành vi tuân thủ thuế tự nguyện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Khi tôi nộp thuế theo yêu cầu của pháp luật, tôi sẽ làm như vậy ...

... bởi vì tôi đóng thuế là hoàn toàn tự nguyện

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam - 13

... bởi vì đối với tôi, rõ ràng đây là những gì mà chúng ta nên làm

... bởi vì tôi coi đó là nghĩa vụ của mình với tư cách là một công dân

... mặc dù tôi biết rằng những người khác không làm điều đó

... bởi vì tôi chắc chắn rằng tôi đang làm điều đúng đắn

trên thang điểm Likert 5 điểm (1 = hoàn toàn không đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý)

B - Hành vi tuân thủ thuế bắt buộc

Khi nộp thuế theo quy định, tôi sẽ làm như vậy ...

... mặc dù tôi thực sự không muốn nộp bất kỳ khoản thuế nào

... vì cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra những hộ kinh doanh trong làng nghề của chúng tôi

... bởi hình phạt với các hành vi trốn thuế, tránh thuế là rất nghiêm khắc

... vì tôi không biết chính xác cách tránh thuế (trốn thuế) mà không gây chú ý với cơ quan thuế

... sau khi tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cách có thể giảm số tiền thuế phải nộp một cách hợp pháp


trên thang điểm Likert 5 điểm (1 = hoàn toàn không đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý)

Không những thế, các thang đo (chỉ báo) cũng được các chuyên gia góp ý và đi đến hoàn thiện về cách dịch vừa đảm bảo phản ánh đúng định nghĩa của từng biến cũng như văn phong phù hợp với đối tượng khảo sát là hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam (Xem phụ lục 3). Bên cạnh đó, thông qua quá trình tổng quan nghiên cứu và quá trình phỏng vấn hộ KDCT trong các làng nghề, tác giả đề xuất thang đo (chỉ báo) với biến nhận thức về thuế là “Tôi biết cách cơ quan thuế ấn định doanh thu hàng năm với hộ kinh doanh như của mình”. Thang đo (chỉ báo) được tác giả đề xuất được các chuyên gia cho rằng là phù hợp với định nghĩa nhận thức về thuế (đề cập đến sự hiểu biết của người nộp thuế về các luật và quy định về thuế về các vấn đề thuế cụ thể có liên quan) cụ thể như sau:

“...Theo thông tư số 40 của Bộ Tài chính năm 2021 đã quy định, tôi thấy với hộ KD...14nhiều hộ KD hiện nay là đang được áp dụng phương pháp tính thuế là phương pháp khoán. Mà theo quy định của thông tư thì phương pháp khoán là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu ấn định của cơ quan thuế và được thông báo một lần số thuế phải nộp của cả năm cho người nộp thuế để người nộp thuế căn cứ thông báo thực hiện nộp thuế theo từng kỳ trong năm. Doanh thu ấn định của cơ quan thuế được xác định căn cứ trên: hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế; và kết quả công khai thông tin, tiếp nhận ý kiến phản hồi về doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Như vậy, chính điều này dẫn đến hộ KD biết rất rõ...có thể nói là họ sẽ biết mức doanh thu mà cơ quan thuế ấn định với hộ của mình. Do đó, có thể dẫn đến...tình trạng hộ KD chủ động khai thuế để giảm số thuế phải nộp. Vì thế, tôi cho rằng chỉ báo bạn đề xuất là phù hợp với biến nhận thức về thuế” (Chuyên gia số 02 chia sẻ)

Hay như một chuyên gia khác cho rằng:

“Số thuế mà cá nhân hộ kinh doanh phải nộp sẽ bằng doanh thu khoán nhân với tỷ lệ phần trăm tính trên doanh thu. Hai chỉ số tính thuế khoán ở đấy đều mang tính... chủ quan, ước tính mang tính tương đối, chứ không phải dựa trên doanh thu, hay con số thực. Do vậy có thể nói là cách tính thuế ở đây... không đảm bảo tính khách quan, tính chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể. Và thủ tục kê khai nộp thuế của các hộ kinh doanh rất đơn giản,


14 ký kiệu (...) được tượng trưng cho khoảng dừng trong cuộc hội thoại, khoảng dừng này chính là khoảnh khắc người được phỏng vấn sử dụng để suy nghĩ hoặc để lựa chọn từ vựng cho câu trả lời của mình


các hộ kinh doanh nộp thuế khoán, mức thuế khoán sẽ được ổn định hàng năm, và họ chỉ kê khai theo mức thuế quy định 1 lần, nộp thuế một lần và không phải quyết toán thuế, cho nên.. có thể nói hộ kinh doanh biết cách cơ quan thuế ấn định doanh thu hàng năm với hộ kinh doanh giống như họ. Vì thế, thang đo em đề xuất là phù hợp” (Chia sẻ của Chuyên gia số 05)

3.2.4.2. Kết quả phỏng vấn giai đoạn 2

Với mục đích đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu tác giả tiến hành phỏng vấn (i) cán bộ quản lý thuế đối với hộ KDCT tại Cục thuế hoặc chi Cục thuế ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông hồng và (ii) chủ hộ KDCT tại các làng nghề thuộc các tỉnh ở đồng bằng sông hồng. Kết quả phỏng vấn như sau:

a) Tinh thần thuế và hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Tinh thần thuế được định nghĩa là động cơ nội tại để nộp thuế (Alm và Torgler, 2006). Khi người nộp thuế có tinh thần thuế cao thì họ thường tự nguyện nộp thuế ngay cả trong điều kiện cưỡng chế thuế thấp do động cơ nội tại của họ, bắt nguồn từ nhận thức rằng nộp thuế là nghĩa vụ (Cummings và cộng sự, 2009). Điều đó chỉ ra tinh thần thuế có ảnh hưởng thuận chiều với hành vi TTT của người nộp thuế. Đó là kết luận rút ra sau các buổi phỏng vấn hộ KDCT trong các làng nghề ở ĐBSH của tác giả. Trong đó, một số ý kiến nổi bật như:

“Tôi nghĩ các hộ kinh doanh, cơ sở làm nghề như chúng tôi...công việc là để kiếm tiền cho cho gia đình...nên khá khó để chúng tôi tuân thủ hoàn toàn về thuế...” (Chia sẻ của Chủ hộ KDCT số 10)

“Tôi nghĩ nói chung, mọi người thà không đóng thuế. Là một con người, chúng tôi không muốn nộp thuế vì họ cũng có... nhận thức nhất định hoặc... nỗi lo tiền không về là lẽ phải đi” (Chủ hộ KDCT số 7 chia sẻ)

Hay như một chia sẻ khác:

“...Họ chỉ tham lam. Họ chỉ muốn giữ nhiều tiền hơn cho mình. Một số người, tôi nghĩ đó chỉ là sự tham lam thực sự,... thực sự tôi nghĩ rằng một số người...chỉ giữ thái độ sống như vậy và thái độ đó đi vào thuế. (Chia sẻ của Cán bộ thuế số 3)

b) Niềm tin vào CQ thuế và hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Hộ KDCT được phỏng vấn cho rằng người nộp thuế tự nguyện tuân thủ chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi niềm tin của họ với chính phủ, đặc biệt là đối với hệ thống thuế. Cụ thể như sau:


"Nhưng tôi biết...có rất nhiều hộ kinh doanh không nộp đúng phần thuế đáng lẽ ra họ phải nộp. Và tôi tin rằng ai đó đã bảo vệ việc nó, đặc biệt là tôi sẽ sử dụng thuật ngữ này...vì tôi biết số tiền mà họ thực sự khai báo chỉ là một phần nhỏ so với những gì họ đang thực sự kiếm được. Vậy nên, tôi có nên tuân thủ hoàn toàn không bạn (Chia sẻ của hộ KDCT số 3)

"...và tôi nghĩ trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ trốn tránh nó vì họ cảm thấy rằng tiền đã bị lãng phí. Họ cảm thấy tiền thuế họ nộp vào ngân sách chưa được...sử dụng hiệu quả (chủ hộ KDCT số 12 chia sẻ)

“Mình cho rằng phải có động thái khuyến khích. Ví dụ, nếu họ đóng thuế, họ sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn liên quan đến nó, chẳng hạn như phúc lợi xã hội. "

- Chuyên gia thuế số 8 (Cán bộ quản lý thuế số 1 chia sẻ)

“Chính phủ cần xây dựng một hệ thống phúc lợi để người dân thấy được lợi ích của việc đóng thuế” (Chia sẻ của cán bộ quản lý thuế số 4 )

“Cái khó nhất là cho người dân niềm tin tiền thuế của họ đang được Nhà nước sử dụng đúng chỗ và hiệu quả. Không có niềm tin này thì người dân sẽ tìm mọi cách để không trả thuế” (Cán bộ quản lý thuế số 3 chia sẻ)

c) Chuẩn mực chủ quan và hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của một cá nhân về áp lực xã hội đối với việc nên hay không nên thực hiện một hành vi tuân thủ thuế (theo Ajzen, 1991). Hay có thể hiểu, chuẩn mực chủ quan đối với hộ KDCT trong các làng nghề là nhận thức của cá nhân người đó về cách mà hầu hết mọi người quan trọng (người thân, bạn bè, hộ KDCT giống như họ ở cùng làng nghề, đối tác kinh doanh) đối với người đó cho rằng anh ta

/cô ta nên hay không nên thực hiện hành vi tuân thủ thuế (Theo Fishbein và Ajzen, 1975). Vì thế, chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế, nhận định này cũng là kết quả của các cuộc phỏng vấn, khi những chia sẻ nổi bật như sau:

“ Hầu hết các nhà khác...đều như thế, nhà tôi mà tính thuế đầy đủ vào thì giá tăng lên khách hàng lại không mua...” (Chia sẻ của chủ hộ KDCT số 2)

“...các hộ kinh doanh ở đây đều kê khai doanh thu giảm đi nhiều...nếu không...sao mà sống được hả em” (hộ KDCT số 11 chia sẻ)

"Tôi nghĩ rằng hầu hết... bạn biết đấy... những hộ kinh doanh nhỏ đang cố gắng nói với tôi rằng họ đang nộp khoản thuế mà họ phải nộp? Tôi mà nói rằng...họ tuân thủ thuế thì bạn sẽ không cười tôi về điều đó không nhỉ?" (Chia sẻ của Cán bộ quản lý thuế số 1)


"Đúng là tuân thủ thuế là...cần thiết. Tuy nhiên, bạn bè tôi sẽ cho rằng những người... người kê khai hết các khoản thu nhập của hộ mình thì sẽ được coi là ngu ngốc” (Hộ KDCT số 8 chia sẻ)

d) Nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế và hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Hầu hết các công dân thường đề cập đến tính công bằng khi được hỏi họ nghĩ gì về hệ thống thuế (Braithwaite, 2003; Rawlings, 2003; Taylor, 2003), vì vậy, một trong những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế hệ thống thuế là tính công bằng (Smith, 1776). Kết quả phỏng vấn cũng chỉ ra hộ KDCT nhận thức hệ thống thuế là thiếu công bằng sẽ có xu hướng tuân thủ thuế ít hơn. Dưới đây là một số chia sẻ về nhận định này:

“Tôi nghĩ rằng rất nhiều [hành vi không tuân thủ] phụ thuộc vào nhận thức của mọi người về việc họ có được đối xử công bằng hay không” (Cán bộ quản lý thuế số 4 chia sẻ)

“Chị không nghĩ rằng bọn chị không tuân thủ... mà bởi vì hệ thống không thuế hiện tại chưa công bằng cho lắm. Chị nghĩ rằng với mức thuế công bằng hơn, chị nghĩ rằng bọn chị sẽ tuân thủ, bọn chị cũng sẽ vui hơn nhiều nếu tuân thủ (Chia sẻ của chủ hộ KDCT số 9)

“ Thực ra chúng tôi chỉ muốn... ý tôi là hầu hết tiền kiếm được đều trả cho nguyên liệu đầu vào, trả tiền cho thợ,..và trang trải cuộc sống của gia đình...,bạn biết đấy nếu đó là một số tiền hợp lý, tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ...làm như thế (Hộ KDCT số 4 chia sẻ)

“Chính phủ nên sử dụng phúc lợi như một chiến lược. Ví dụ, trả nhiều tiền hơn trong thời gian thất nghiệp cho những người nộp thuế cao hơn hoặc nộp thuế lâu hơn ” Khi đó, người nộp thuế sẽ tuân thủ thuế hơn” (Cán bộ quản lý thuế số 1 chia sẻ)

“Luật thuế phải được cải cách. Hủy bỏ các khoản không cần thiết. Cơ cấu thuế cần công bằng” (Chia sẻ của Hộ KDCT số 6)

e) Nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế và hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế là nhận thức của hộ KDCT “về năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện và trừng phạt tội phạm về thuế” (theo Wahl và cộng sự, 2010). Kết quả phỏng vấn chỉ ra khi hộ KDCT nhận thức rằng cơ quan thuế có khả năng phát hiện và trừng phạt nghiêm minh những hành vi không tuân thủ thuế thì họ có xu hướng gia tăng hành vi tuân thủ thuế. Như một số chia sẻ sau:


"Khi tôi bán hàng cho các khách hàng cần biên lai thuế, tôi yêu cầu chú tôi, người điều hành một doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, xuất hóa đơn thuế cho tôi với hoa hồng (10% trên tổng giá). Sau đó chú trả lại cho tôi số tiền mà khách hàng của tôi đã chuyển khoản cho công ty của chú. Nhưng điều này chỉ xảy ra một hoặc hai lần mỗi năm...Cơ quan thuế không bao giờ làm phiền chúng tôi ở việc này... Tôi chưa bao giờ nghe nói về bất cứ ai phải báo cáo với cơ quan thuế. Bạn biết đấy, đây là một cộng đồng nhỏ, gắn bó với nhau. Mọi người gặp nhau hàng ngày. Họ hoặc bạn bè, người thân của họ cũng kinh doanh đồ gỗ mà không cần đăng ký. Sẽ không ai làm điều gì ngu ngốc cả" (Chia sẻ của chủ hộ KD số 1)

“...chẳng hạn một hộ kinh doanh đang được khoán doanh thu 1 tỉ đồng/tháng, hộ bên cạnh cũng khoán 1 tỉ, nếu họ kê khai lên 1,5 tỉ, nhưng hộ bên cạnh chỉ kê khai 1 tỉ, họ sẽ thấy "thật thà thì thua thiệt". Khi đó, họ phải nộp thuế nhiều hơn, khó cạnh tranh được với hộ kinh doanh khác. Trong khi nếu vẫn kê khai và nộp thuế với doanh thu như cũ thì họ cũng không bị gì” (Cán bộ quản lý thuế số 3, chia sẻ)

f) Nhận thức về thuế và hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Nhận thức về thuế là sự hiểu biết của người nộp thuế về các luật và quy định về thuế về các vấn đề thuế cụ thể có liên quan. Hay có thể hiểu, nhận thức về thuế là điều kiện để người nộp thuế biết, hiểu và áp dụng tốt, tự giác và nghiêm túc các quy định về thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế (Lestari và Wicaksono, 2017). Chính vì thế, nâng cao nhận thức về thuế của người nộp thuế là không thể thiếu trong việc nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế (Jatmiko, 2006). Kết quả phỏng vấn cũng có điểm tương đồng với nhận định trên, có thể kể đến một số chia sẻ sau:

"...bạn biết đấy, hộ kinh doanh như chúng tôi không thể xuất hóa đơn đỏ mà chỉ có thể được xuất hóa đơn bán hàng...hóa đơn bán hàng hợp pháp phải thực hiện thủ tục mua hóa đơn bán hàng với cơ quan thuế. Vì thế, khi khách hàng cần hóa đơn bán hàng tôi sẽ thực hiện thủ tục mua hóa đơn từ cơ quan thuế” (Chia sẻ của chủ hộ KDCT số 5)

“Hiện tại có rất nhiều hộ kinh doanh của Huyện hoạt động sầm uất và nhộn nhịp. Tuy nhiên số thuế mà các hộ phải đóng không lớn do khoán thuế được ghi nhận trên doanh thu. Mà trong đó doanh thu lại được hạch toán trên hóa đơn. Chính vì thế, các hộ họ nắm bắt được hạn chế của việc khoán thuế nên họ kê khai khá đầy đủ các hóa đơn...khi mà người mua yêu cầu họ xuất hóa đơn” (Cán bộ quản lý thuế số 5 chia sẻ)

g) Sự phức tạp về thuế và hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Tính đơn giản là một mục tiêu quan trọng trong thiết kế hệ thống thuế. Một hệ thống thuế đơn giản có thể dẫn đến giảm độ phức tạp - một trong những biến số được


xác định có ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế (Jackson và Milliron, 1986). Đối với người nộp thuế, mức độ phức tạp của thuế được xem xét từ thời điểm thực hiện và chi phí phát sinh để tuân thủ các luật thuế liên quan.

“Thực tế cho thấy cách tính thuế cần luật hóa, đưa vào văn bản pháp lý thì sẽ tốt hơn... như chúng ta có thể suy từ chi phí của hộ kinh doanh ra doanh thu, ví dụ, hộ kinh doanh ông thuê 5 người, mỗi người 3 triệu/tháng thì mỗi tháng ông có mức lãi phải trên 15 triệu thì ông mới nuôi được từng đấy lao động, thì từ đó sẽ nhân ngược lên và tính được doanh thu 1 năm của hộ kinh doanh, và dựa vào đó để tính thuế...khi đó các hộ kinh doanh sẽ tuân thủ hơn trong kê khai doanh thu” (chia sẻ của cán bộ quản lý thuế số 1)

“Hiện nay thủ tục kê khai nộp thuế của các hộ kinh doanh rất đơn giản, các hộ kinh doanh nộp thuế khoán, mức thuế khoán sẽ được ổn định hàng năm, và họ chỉ kê khai theo mức thuế quy định 1 lần, nộp thuế một lần và không phải quyết toán thuế, cho nên có thể nói các thủ tục thuế đối với hộ kinh doanh rất đơn giản...nhưng chính đó...họ kê khai đầy đủ không thì...(cười) (Chia sẻ của cán bộ quản lý thuế số 4)

h) Thông tin về thuế và hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Thông tin thuế là mức độ chính xác, kịp thời và đầy đủ của thông tin về thuế mà người nộp thuế nhận được từ cơ quan quản lý thuế (Chen, 2010). Đôi khi người nộp thuế không cố ý không tuân thủ mà có thể là do không tìm được thông tin đầy đủ và chính xác về vấn đề thuế của họ. Kết quả phỏng vấn cũng chỉ ra những điều này, như một số chia sẻ:

“...do không nắm rõ thông tin...nên chị cũng kê khai không đúng, có khi chậm kê khai thuế...nên nắm ngoái cũng bị nhắc nhở” (Chia sẻ của hộ KDCT số 11)

“Cơ quan thuế cần thông tin với người nộp thuế các khoản thuế mà họ phải nộp một cách thường xuyên và... qua nhiều kênh khác nhau như... qua loa phát thanh chẳng hạn, khi đó sẽ giảm những sai sót hoặc chậm kê khai doanh thu từ hộ kinh doanh” (Cán bộ quản lý thuế số 5 chia sẻ)

i) Khả năng bị xử phạt và hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Hộ KDCT có thể quyết định kê khai thuế để hướng đến số tiền nộp thuế đúng (bằng) hoặc ít hơn số tiền thuế phải nộp. Quyết định của họ phụ thuộc vào xác suất bị phát hiện và khả năng bị xử phạt. Hay có thể thấy, khi hộ KDCT nhận thấy khả năng bị xử phạt thấp họ có xu hướng ít tuân thủ thuế hơn, kết quả phỏng vấn cũng phần nào minh chứng điều đó, khi chủ hộ KDCT chia sẻ:

"Khi tôi bán hàng cho các khách hàng cần biên lai thuế, tôi yêu cầu chú tôi, người điều hành một cơ sở sản xuất đồ gỗ, xuất hóa đơn thuế cho tôi với hoa hồng (10% trên tổng


giá). Sau đó chú trả lại cho tôi số tiền mà khách hàng của tôi đã chuyển khoản cho công ty của chú. Nhưng điều này chỉ xảy ra một hoặc hai lần mỗi năm. ...Cơ quan thuế không bao giờ làm phiền chúng tôi ở việc này...(Chia sẻ của chủ hộ KD số 1)

“Kinh nghiệm đi làm nhiều năm, tôi thấy...một số cán bộ thuế và hộ kinh doanh thông đồng với nhau để chung chia. Hai bên sẽ cùng nhau thỏa thuận mức thuế khoán thấp để “cùng có lợi”. Cán bộ thuế thì được “chia phần” còn người kinh doanh thuận lợi làm ăn và số tiền nộp thuế ít hơn. Mặc dù chung chia thuế giữa cán bộ thuế và người kinh doanh vẫn xảy ra nhưng tiêu cực này lại ít bị phát hiện. Bởi hộ kinh doanh khác với doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể thỏa thuận về mức thuế khoán với cán bộ thuế...và đây là nguyên nhân mà những hộ kinh doanh lớn không muốn lên doanh nghiệp” (Cán bộ quản lý thuế số 3 chia sẻ)

k) Khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế và hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế là việc hộ KDCT nhận thức được khả năng cơ quan thuế sẽ phát hiện ra việc không tuân thủ thuế của họ và thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế (theo Jackson và Milliron, 1986a). Khi hộ KDCT nhận thức khả năng họ sẽ bị kiểm tra, thanh tra thuế vào những năm tiếp theo tăng lên thì họ có xu hướng gia tăng hành vi TTT. Kết quả phỏng vấn cũng đã phần nào đó chỉ ra nhận định đó:

“Hiện nay, hộ kinh doanh cá thể chưa tuân thủ thuế ở mức cao... Vì vậy, cơ quan thuế cần làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra thuế...đặc biệt là của cơ quan thuế cấp trên với cơ quan thuế cấp dưới. Tức là ta thấy có tình trạng, hai dãy phố ở gần nhau, nhưng mức đóng thuế khoán lại khác nhau, chênh lệch nhau rất nhiều. Thì những trường hợp như vậy là phải kiểm tra, thanh tra nhân viên thuế cấp dưới từ cơ quan thuế cấp trên” (Chia sẻ của cán bộ quản lý thuế số 2)

“... thất thu thuế ở mảng này là có, do doanh thu ấn định chưa sát. Nhiều hộ kinh doanh lớn nhưng số thu rất thấp, dẫn đến nhà nước bị ảnh hưởng...điều này là do công tác kiểm tra, thanh tra thuế...đâu đó chưa nghiêm...và có thể do số lượng hộ kinh doanh lớn hơn nhân lực của ngành thuế” (Cán bộ thuế số 3 chia sẻ)

Như vậy, kết quả nghiên cứu định tính cũng chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố tinh thần thuế, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính công bằng, niềm tin vào cơ quan thuế, nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế, nhận thức về thuế, sự phức tạp về thuế, thông tin về thuế, xử phạt, khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế đến hành vi tuân thủ thuế (TN hoặc BB) của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu định tính giúp tác giả hoàn thiện thang đo (chỉ báo) đảm bảo phản ánh đúng

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí