2.5.3. Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu và kết quả tổng quan nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu của luận án như sau:
Bảng 2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nội dung giả thuyết nghiên cứu | |
H1 | Tinh thần thuế ảnh hưởng thuận chiều đến hành vi TTT tự nguyện và nghịch chiều đến hành vi TTT bắt buộc của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam |
H2 | Với niềm tin vào cơ quan thuế tăng lên, hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam có xu hướng gia tăng hành vi TTT tự nguyện và giảm hành vi TTT bắt buộc |
H3 | Chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng thuận chiều đến hành vi TTT (tự nguyện hoặc bắt buộc) của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam |
H4 | Nhận thức hệ thống thuế là công bằng dẫn đến gia tăng hành vi TTT tự nguyện và giảm hành vi TTT bắt buộc của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam |
H5 | Nhận thức hệ thống thuế là công bằng dẫn đến tăng tinh thần thuế và qua đó gia tăng hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam |
H6 | Nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế giúp tăng niềm tin vào cơ quan thuế và qua đó gia tăng hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam |
H7 | Khi nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế tăng lên, hành vi TTT bắt buộc của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam có xu hướng tăng lên |
H8 | Khi sự nhận thức, hiểu biết về các luật và quy định về thuế tăng lên, dẫn đến gia tăng hành vi TTT tự nguyện và giảm hành vi TTT bắt buộc ở hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam |
H9 | Nhận thức hệ thống thuế là phức tạp dẫn đến giảm hành vi TTT tự nguyện và tăng hành vi TTT bắt buộc ở hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam |
H10 | Khi cơ quan thuế cung cấp thông tin công khai, rõ ràng, cập nhật sẽ làm tăng hành vi TTT tự nguyện và giảm hành vi TTT bắt buộc ở hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam |
H11 | Xử phạt có ảnh hưởng thuận chiều đến hành vi TTT bắt buộc ở hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam |
H12 | Nhận thức khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế tăng lên sẽ gia tăng hành vi TTT tự nguyện, hành vi TTT bắt buộc ở hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam |
H12b | Khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế ảnh hưởng đến hành vi TTT bắt buộc, nhưng ảnh hưởng này chỉ rõ ràng khi nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế ở hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam là cao |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Khung Sườn Dốc Trơn Trượt Về Tuân Thủ Thuế - Ssf
- Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Tâm Lý Xã Hội Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế
- Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Kinh Tế Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam - 13
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam - 14
- Giới Thiệu Chung Về Làng Nghề Và Hộ Kinh Doanh Cá Thể
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp và đề xuất từ kết quả tổng quan nghiên cứu
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình và phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Quy trình nghiên cứu
Mô hình và thang đo
Kiểm tra các biến độc lập và phụ thuộc, xác định mối quan hệ giữa các yếu tố
Phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định(CFA), Kiểm định mô hình bằng phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM), Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định tác động của các biến kiểm soát
Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng chính thức (N = 358 )
Đề xuất các giải pháp
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở tổng quan nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các bước: tìm hiểu cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu để xây dựng mô hình và thang đo; nghiên cứu định tính để kiểm tra các biến độc lập và phụ thuộc, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố; nghiên cứu định lượng để kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá
(EFA), kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định mô hình bằng phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM), kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định tác động của các biến kiểm soát; từ đó đề xuất các giải pháp (hình 3.1).
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cưu, tác giả đã sử dụng các công cụ như SicenceDirect.com, Emerald Insight, Proquest Central để tổng hợp và thống kê các công trình nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế, các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Ngoài ra, một số công trình trong nước đã xuất bản về chủ đề thuế và tuân thủ thuế được tác giả tập hợp từ hệ thống thư viện Quốc gia, các tạp chí chuyên ngành trong nước. Sau đó, tác giả tiến hành tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước vào bảng excel, từ đó tiến hành so sánh và đối chiếu các kết quả nghiên cứu, tìm các điểm chung và điểm khác nhau, phân tích kết quả đạt được và phương pháp nghiên cứu của từng công trình nghiên cứu trước nhằm chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu, nguồn của các thang đo với biến được sử dụng trong mô hình,
Bên cạnh đó, trong bối cảnh nghiên cứu tương đối mới như các làng nghề ở Việt Nam, khi những nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế và các khía cạnh liên quan đến hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam còn rât hạn chế. Thì luận án áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp khi tiến hành nghiên cứu định tính sơ bộ (phương pháp phỏng vấn) và nghiên cứu định lượng chính thức (phương pháp khảo sát) để chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam. Cụ thể như sau:
3.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc vì phương pháp này cho phép nắm bắt được suy nghĩ và góc nhìn của người được phỏng vấn. Quá trình phỏng vấn được tác giả thực hiện với hai giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Phỏng vấn các chuyên gia nhằm mục đích kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình, các thang đo (chỉ báo) với từng yếu tố. Các yếu tố và thang đo (chỉ báo) với từng yếu tố được tác giả sử dụng trong luận án phần lớn được tổng hợp từ các nghiên cứu trước, đa phần thực hiện bởi các nghiên cứu ở ngoài nước. Vì vậy, phỏng vấn với chuyên gia là cần thiết để rút ra nhóm yếu tố phù hợp, thang đo với từng yếu tố phù hợp với đặc điểm của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam.
- Giai đoạn 2: Phỏng vấn cán bộ quản lý thuế và hộ KDCT trong các làng nghề ở đồng bằng sông hồng. Mục đích của hoạt động này là nhằm hiểu rõ về hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam hiện nay như thế nào, những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ của hộ KDCT để từ đó đánh giá tính phù hợp của
mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu. Đồng thời kết quả phỏng vấn sẽ được sử dụng để luận giải thêm về các kết quả nghiên cứu định lượng.
3.1.2.3. Phương pháp khảo sát
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam, luận án sẽ sử dụng phương pháp khảo sát điều tra bằng bảng hỏi đối với hộ KDCT trong các làng nghề ở đồng bằng sông hồng. Kết quả điều tra được phân tích thông qua sử dụng các kỹ thuật của phần mềm SPSS và AMOS. Trong đó tác giả tiến hành phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) để thấy ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam.
3.2. Nghiên cứu định tính
3.2.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính
Tuân thủ thuế là chủ đề nghiên cứu được nhiều nghiên cứu ở nước ngoài thực hiện trong nhiều thập kỷ đã qua, tuy nhiên đây là chủ đề có những khoảng trống nhất định và thu hút nhiều nhà khoa học thực hiện với nghiên cứu của mình trong những năm gần đây. Trong đó, hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế trong bối cảnh tương đối mới (làng nghề ở Việt Nam) và khi nghiên cứu về chủ đề hộ KDCT trong các này còn rất hạn chế (hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề), thì nghiên cứu định tính có thể giúp nhà nghiên cứu kiểm tra lại tính phù hợp của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế (đã được nêu ra bởi các nghiên cứu trước thông qua kết quả tổng quan nghiên cứu), cũng như sự phù hợp của các thang đo với từng biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Chính vì vậy, nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn ứng với hai giai đoạn có mục đích nghiên cứu như sau:
Giai đoạn 1 (thực hiện trong tháng 4, 5 năm 2020): tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia (giảng viên nghiên cứu về tuân thủ thuế và giảng dạy môn học về thuế, chuyên viên chính quản lý thuế về hộ kinh doanh thuộc Tổng Cục thuế và Cục thuế) với mục đích nhằm xem xét sự phù hợp của mô hình, thang đo với từng biến và qua đó điều chỉnh thuật ngữ trong các thang đo để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.
Giai đoạn 2 (thực hiện từ tháng 6 đến hết tháng 8 năm 2020): tác giả tiến hành phỏng vấn (i) cán bộ quản lý thuế đối với hộ KDCT tại Cục thuế (hoặc chi Cục thuế ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông hồng) và (ii) chủ hộ kinh doanh cá thể (tại các làng nghề thuộc các tỉnh ở đồng bằng sông hồng) với mục đích đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
3.2.2. Mẫu nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu định tính đã xác định, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các cá nhân cụ thể như bảng sau:
Bảng 3.1. Thông tin về người được phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn | Giới tính | Độ tuổi | Kinh nghiệm làm việc (năm) | Khu vực làm việc | |
I | Giai đoạn 1 | ||||
1 | Giảng viên cao cấp | Nam | 50-55 | > 25 | Trường đại học |
2 | Chuyên viên chính | Nữ | 40-45 | > 15 | Tổng cục thuế |
3 | Giảng viên chính | Nữ | 40-45 | > 15 | Trường đại học |
4 | Chuyên viên chính | Nam | 35 - 45 | > 10 | Cục thuế |
5 | Giảng viên cao cấp | Nữ | 40-45 | > 15 | Trường đại học |
II | Giai đoạn 2 | ||||
1 | Chi cục trưởng | Nam | 46 - 55 | > 20 | Nam Định |
2 | Phó Chi cục trưởng | Nam | 40 - 45 | > 15 | Bắc Ninh |
3 | Phó Chi cục trưởng | Nữ | 35 - 45 | > 10 | Hà Nội |
4 | Trưởng phòng | Nữ | 31 - 40 | 6 - 10 | Nam Định |
5 | Đội trưởng | Nam | 25 - 30 | 1 - 5 | Bắc Ninh |
6 | Chủ hộ KDCT số 1 | Nam | 25 - 30 | 1 - 5 | Hà Nội |
7 | Chủ hộ KDCT số 2 | Nữ | 31 - 40 | 6 - 10 | Nam Định |
8 | Chủ hộ KDCT số 3 | Nam | 20 - 30 | 1 - 5 | Vĩnh Phúc |
9 | Chủ hộ KDCT số 4 | Nữ | 35 - 45 | 6 - 10 | Bắc Ninh |
10 | Chủ hộ KDCT số 5 | Nữ | 20 - 25 | 1 - 5 | Hà Nam |
11 | Chủ hộ KDCT số 6 | Nam | 46 - 55 | > 10 | Thái Bình |
12 | Chủ hộ KDCT số 7 | Nữ | 40 - 45 | 6 - 10 | Hải Phòng |
13 | Chủ hộ KDCT số 8 | Nữ | 35 - 45 | > 10 | Hưng Yên |
14 | Chủ hộ KDCT số 9 | Nữ | 31 - 40 | 6 - 10 | Hải Dương |
15 | Chủ hộ KDCT số 10 | Nam | 25 - 30 | 1 - 5 | Quảng Ninh |
16 | Chủ hộ KDCT số 11 | Nữ | 20 - 25 | 1 - 5 | Hà Nam |
17 | Chủ hộ KDCT số 12 | Nam | 46 - 55 | > 10 | Ninh Bình |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2.3. Thu thập và phân tích dữ liệu
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc vì phương pháp này cho phép nắm bắt được suy nghĩ và góc nhìn của người được phỏng vấn. Các cuộc phỏng
vấn được tiến hành ở địa điểm do người được phỏng vấn lựa chọn. Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn thường trong khoảng thời gian từ 45 phút đến 1,5 giờ. Nội dung phỏng vấn được tác giả ghi chép lại đầy đủ.
Với mỗi giai đoạn, các câu hỏi phỏng vấn được tác giả sử dụng theo mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
Trong đó, với giai đoạn 1 (tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia là giảng viên nghiên cứu về tuân thủ thuế và giảng dạy môn học như quản lý thuế, nghiệp vụ thuế; và chuyên viên chính quản lý thuế về hộ kinh doanh thuộc Tổng Cục thuế và Cục thuế) với mục đích nhằm đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam, cũng như sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, thang đo (chỉ báo) với từng biến trong mô hình (Xem nội dung phỏng vấn chuyên gia tại phụ lục 02)
Bên cạnh đó, với giai đoạn 2 (tác giả tiến hành phỏng vấn (i) cán bộ quản lý thuế đối với hộ KDCT tại Cục thuế hoặc chi Cục thuế ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông hồng và (ii) chủ hộ kinh doanh cá thể tại các làng nghề thuộc các tỉnh ở đồng bằng sông hồng) với mục đích đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (Xem phụ lục 02)
Kết quả phỏng vấn được tác giả ghi chép nội dung và được nhập vào máy tính, được phân nhóm theo từng nội dung. Các phát hiện nghiên cứu được đánh dấu và tập hợp dựa trên tần suất các ý tưởng, các từ khóa liên quan đến chủ đề nghiên cứu mà các đối tượng đề cập trong cuộc phỏng vấn.
3.2.4. Kết quả phỏng vấn
3.2.4.1. Kết quả phỏng vấn giai đoạn 1
Tuân thủ thuế có lẽ là thuật ngữ trung lập nhất để mô tả sự sẵn sàng nộp thuế của người nộp thuế (Kirchler, 2007) và khó có thể nhìn nhận theo một góc độ, quan điểm chung về tuân thủ thuế (Devos, 2008). Chính vì thế tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia (là giảng viên nghiên cứu về tuân thủ thuế và giảng dạy môn học như quản lý thuế, nghiệp vụ thuế; và chuyên viên chính quản lý thuế về hộ kinh doanh thuộc Tổng Cục thuế và Cục thuế) với mục đích nhằm đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam, cũng như sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, thang đo (chỉ báo) với từng biến trong mô hình. Kết quả phỏng vấn như sau:
a) Thực trạng tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam
Kết quả phỏng vấn chuyên gia về thực trạng quản lý thuế với hộ kinh doanh nói chung và hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề chỉ ra những vấn đề về tuân thủ thuế như sau:
Thứ nhất, số tiền thuế nộp ngân sách chưa tương xứng với số lượng hộ kinh doanh. Điều này phần nào phản ánh mức độ tuân thủ thuế của Hộ KD cá thể đang là vấn đề đối với cơ quan quản lý thuế về mục tiêu hướng đến sự công bằng giữa người nộp thuế. Như một cán bộ quản lý thuế đã chia sẻ:
“Nhiều hộ kinh doanh hiện nay quy mô, doanh thu không hề thua kém nhiều khi còn cao hơn so với doanh nghiệp, ....hiện nay cả nước có khoảng hơn 5 triệu hộ kinh doanh, gấp khoảng 6 lần số lượng doanh nghiệp, nhưng số thuế hàng năm mà các hộ kinh doanh cá thể nộp cho ngân sách chỉ ở khoảng 2% trong tổng số thu thuế. Đây là những vấn đề trong quản lý thuế đối với hộ kinh doanh...”
Hay như một chuyên gia cũng đồng tình với ý kiến trên khi cho rằng:
“Hiện nay có những hộ kinh doanh có mức doanh thu lớn hơn doanh nghiệp rất nhiều, nhưng họ không chuyển lên thành doanh nghiệp, bởi... khi hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh, họ có thể né thuế, trốn thuế dễ hơn...”
Một ý kiến khác cũng chỉ ra:
“Trên thực tế ...có những hộ kinh doanh có doanh thu rất lớn, quy mô như một doanh nghiệp nhưng vẫn nộp thuế khoán như những hộ kinh doanh nhỏ. Họ chỉ phải phải nộp mức thuế khoán ở mức thấp, trung bình từ 1,5 - 7%. Như vậy là không công bằng giữa các đối tượng nộp thuế”
Thứ hai, cách tính thuế với hộ kinh doanh cá thể bằng phương pháp khoán bộc lộ những hạn chế nhất định. Như chia sẻ của chuyên gia:
“Số thuế mà hộ kinh doanh phải nộp sẽ bằng doanh thu khoán nhân với tỷ lệ phần trăm tính trên doanh thu. Hai chỉ số tính thuế khoán ở đấy đều mang tính chủ quan, ước tính mang tính tương đối, chứ không phải dựa trên doanh thu, hay con số thực. Do vậy có thể nói là cách tính thuế ở đây... không đảm bảo tính khách quan, tính chính xác... kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể.... Và thủ tục kê khai nộp thuế của các hộ kinh doanh rất đơn giản, các hộ kinh doanh nộp thuế khoán, mức thuế khoán sẽ được ổn định hàng năm, và họ chỉ kê khai theo mức thuế quy định 1 lần, nộp thuế một lần và không phải quyết toán thuế, cho nên có thể đây là những điểm chưa hợp lý của phương pháp khoán”
Đồng quan điểm đó, một chuyên gia khác cũng chia sẻ:
“Hiện nay, hộ kinh doanh cá thể chỉ nộp thuế khoán và mức thuế này được cơ quan nhà nước ấn định trong vòng một năm. Chính vì vậy, các hộ kinh doanh luôn tìm cách... để xác định mức doanh thu thấp hơn so với thực tế. Trong khi,
mức thuế "khoán" cũng chỉ dựa trên doanh số bán hàng một cách "cảm tính", chứ không có sổ sách chứng minh”
Bên cạnh đó, chính vì chỉ nộp thuế theo hình thức "khoán", không cần phải có sổ sách chứng từ, nên một hộ kinh doanh trong một năm dù phát sinh thu nhập nhiều lên gấp đôi, gấp 3, hay thu nhập bị giảm đi cũng chỉ phải đóng một mức thuế đã được ấn định. Điều này dẫn đến thất thu cho ngân sách, hoặc/ và gây mất tính công bằng giữa những người nộp thuế. Như một cán bộ quản lý thuế đã chia sẻ về thực trạng trốn thuế ở một số hộ kinh doanh:
“Chẳng hạn... một hộ kinh doanh đang được khoán doanh thu 1 tỉ đồng/tháng, hộ bên cạnh cũng khoán 1 tỉ, nếu họ kê khai lên 1,5 tỉ, nhưng hộ bên cạnh chỉ kê khai 1 tỉ, họ sẽ thấy... "thật thà thì thua thiệt". Khi đó, họ phải nộp thuế nhiều hơn, khó cạnh tranh được với hộ kinh doanh khác. Trong khi nếu vẫn kê khai và nộp thuế với doanh thu như cũ thì họ cũng không bị gì”
Thứ ba, tính tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể và khách hàng ở mức chưa cao. Như chia sẻ của một cán bộ quản lý thuế chỉ ra một thực trạng:
“Thay vì viết hóa đơn ... thanh toán bằng việc chuyển khoản thì cả khách hàng và hộ KDCT lại thích hình thức thanh toán bằng tiền mặt và không cần viết hóa đơn... Bởi hình thức thanh toán đó đem lại lợi ích cho cả hai bên, và đôi khi cơ quan thuế cũng thiếu căn cứ để xử phạt.”
b) Kết quả phỏng vấn về mô hình nghiên cứu và thang đo (chỉ báo) với từng biến trong mô hình nghiên cứu
Hầu hết các chuyên gia đều đồng thuận với mô hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất và đều cho rằng: (i) nghiên cứu về tuân thủ thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT nói chung và hộ KDCT trong các làng nghề có tính cấp thiết khi mà thực trạng tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế này phát sinh nhiều vấn đề cần cơ quan thuế giải quyết; (ii) và đây cũng là hướng nghiên cứu có những khoảng trống nghiên cứu nhất định khi mà hướng nghiên cứu của tác giả đúng là chưa được nghiên cứu nào thực hiện ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, có lẽ điểm khó khăn nhất với các tác giả trong nghiên cứu tuân thủ thuế là hành vi của người nộp thuế có giải thích được đó là hành vi tuân thủ (hay không tuân thủ) và làm thế nào để đánh giá, đo lường mức độ tuân thủ của người nộp thuế (Alm, 2012). Và các chuyên gia cũng khá đồng thuận khi cho rằng hành vi không tuân thủ thuế (trốn thuế, tránh thuế) có tính chất vi phạm pháp luật. Vì thế, nếu các câu hỏi