Kết Quả Kiểm Định Thang Đo Thông Qua Định Lượng Sơ Bộ


4. Năng lực phục vụ (Com)

Năng lực phục vụ (Com)

Nguồn

Com1: Nhân viên xử lý nghiệp vụ đúng, nhanh chóng và hiệu quả.

Nhân viên có kiến thức chuyên môn giỏi.

Nhân viên xử lý các nghiệp vụ đúng, nhanh chóng và hiệu quả tại ngân hàng

Trần Thị Thanh Thúy (2018) và Zureikat, K.K.

(2017)

Com2: Nhân viên Ngân hàng có đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để tư vấn và trả lời các thắc mắc của khách hàng. Nhân viên có phong thái làm việc chuyên

nghiệp.

Nhân viên ngân hàng có kiến thức và năng lực chuyên môn để tư vấn và trả lời các thắc mắc của khách hàng

Hoàng Thị Ngọc Huệ (2018) và Muslim Amin và Zaidi Isa (2018)

Com3: Nhân viên Ngân hàng luôn lịch sự, ân cần niềm nở với khách hàng. Nhân viên hướng dẫn thủ tục đầy đủ, dễ hiểu.

Nhân viên ngân hàng luôn lịch sự, ân cần, niềm nở với khách hàng

Nguyễn Thị Hồng Yến (2015) và Jaime Torres Fragoso và Ignacio

Luna Espinoza (2017)

Com4: Ngân hàng bảo mật tốt thông tin khách hàng. Nhân viên có khả năng ứng dụng công nghệ

tài chính.

Nhân viên ngân hàng luôn bảo mật tốt thông tin khách hàng và có đạo đức nghề nghiệp tốt

Aldlaigan & Buttle (2002) và Nguyễn

Thị Nga (2014)

5. Phương tiện hữu hình (Tan)

Phương tiện hữu hình (Tan)

Nguồn

Tan1: Ngân hàng có trụ sở khang trang, thuận lợi cho khách hàng. Trụ sở, phòng giao dịch hiện đại.

Ngân hàng có trụ sở khang trang, thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch

Phạm Thùy Giang (2012) và Hari P. E. and Bhavani P. T.

(2015)

Tan2: Ngân hàng có trang thiết bị, máy móc hiện đại. Trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại.


Ngân hàng có hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại

Lê Ngọc Nương, Hà Thị Hoa (2020) và Tsoukatos, E., and

Evmorfia M. (2010)

Tan3: Giấy tờ, biểu mẫu, phiếu sử dụng trong giao dịch của Ngân hàng được thiết kế đơn giản, rõ ràng. Cách sắp xếp bố trí các phòng ban, bộ phận giao dịch

ngăn nắp và thuận tiện.


Giấy tờ, biểu mẫu, phiếu sử dụng trong các giao dịch của ngân hàng được thiết kế đơn giản, rõ ràng và dễ thực hiện

Tô Thiện Hiền và Võ Thị Hồng Nhung (2020); Rakesh, R.

(2012)

Tan4: Nhân viên Ngân hàng có tác phong rất chuyên nghiệp và ăn mặc gọn gàng, lịch sự khi giao tiếp với khách hàng. Tài liệu, sách hướng dẫn phong phú, chứa đựng nhiều thông tin có giá trị.

Nhân viên ngân hàng có tác phong rất chuyên nghiệp và ăn mặc gọn gàng, lịch sự khi giao tiếp với khách hàng

Mobin Ahmed và cộng sự (2017); Cheserek, L. K., Kimwolo, A. K., & Cherop, F. (2015) Phạm Thùy Giang (2012)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 283 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại - 12


6. Khủng hoảng (Cri)

Khủng hoảng (Cri)

Nguồn

Cri1: Dịch bệnh Covid-19 cũng đã làm thay đổi nhận thức của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng

Khách hàng đã thay đổi hành vi khi sử dụng dịch vụ ngân hàng

Baker, S., Bloom, N., Davis, S., & Terry, S. (2020)

Cri2: Dịch bệnh Covid-19 cũng đã

làm thay đổi hành vi sử dụng công nghệ

Khách hàng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử nhiều hơn

Landier, A., & Thesmar, D. (2020)

Cri3: Dịch bệnh Covid-19 đã tạo ra nhiều khó khăn, thách thức cho ngân hàng

Ngân hàng không ngừng phát triển các sản phẩm, dịch vụ đa dạng bằng việc ứng dụng công

nghệ cao

Guerrieri, V., Lorenzoni, G., Straub, L., &

Wening, I. (2020)

7. Công nghệ (Tec)

Công nghệ (Tec)

Nguồn

Tec1: Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng sâu rộng đến dịch vụ ngân hàng

Khách hàng hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật, an toàn và an ninh mạng của ngân hàng

Aldlaigan, A. H., and Francis A. B. (2019); chuyên gia

Tec2: Ngân hàng thay đội về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số đáp

ứng nhu cầu khách hàng

Khách hàng hoàn toàn hài lòng về những sản phẩm/dịch vụ mới

khi ứng dụng công nghệ

Prayukvong, W. and Sophon J. (2017);

chuyên gia

Tec3: Các ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ hiện đại

Khách hàng hoàn toàn hài lòng về cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ hiện đại của ngân

hàng

Ngu, F.N., Ogbechie,

C. and Ojah, K. (2019); chuyên gia

Tec4: Ngân hàng có hệ thống quản

trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng số

Khách hàng hoàn toàn yên tâm

khi sử dụng các dịch vụ online tại các ngân hàng

Islam, N., and M. Borak A. (2011)

Tec5: Ngân hàng ứng dụng dữ liệu lớn trong hệ thống quản trị rủi ro cho hoạt động ngân hàng số

Khách hàng hài lòng với các sản phẩm của ngân hàng có thể tích

hợp được với nhiều sản phẩm dịch vụ phụ trợ

Baker, S., Bloom, N., Davis, S., & Terry, S. (2020)

8. Năng lực quản trị (Man)

Năng lực quản trị (Man)

Nguồn

Man1: Ngân hàng luôn có chính

sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Khách hàng hài lòng với nguồn

nhân lực chất lượng của ngân hàng khi thực hiện giao dịch

Al-Daibat, B.F. &

Irtaimeh, H. (2012); chuyên gia

Man2: Ngân hàng luôn có chính sách đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên

Khách hàng hài lòng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp kể cả

về kỹ năng lẫn kiến thức chuyên sâu

Aldlaigan, A. H., and Francis A. B. (2019); chuyên gia

Man3: Ngân hàng luôn có chính sách duy trì nguồn lực

Khách hàng luôn nhận được sự quan tâm và phục phụ tốt nhất của nhân viên ngân hàng trong thời đại 4.0

Tsoukatos, E., and Evmorfia M. (2010)

Man4: Ngân hàng luôn chú trọng đến kiến thức, kỹ năng và thái độ của cán bộ và nhân viên

Khách hàng cảm thấy hài lòng về kiến thức, kỹ năng và thái độ

của cán bộ và nhân viên khi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua điện thoại

Yaseen, S., and El Qirem, I. (2018);

chuyên gia


9. Dịch vụ ngân hàng thương mại (CBS)

Dịch vụ ngân hàng thương mại (CBS)

Nguồn

CBS1: Yếu tố khủng hoảng ảnh hưởng đến dịch vụ ngân hàng

Yếu tố khủng hoảng hoàn toàn ảnh hưởng đến dịch vụ ngân hàng

Cheserek, L. K., Kimwolo, A. K., & Cherop, F. (2015)

CBS2: Yếu tố công nghệ ảnh hưởng

đến dịch vụ ngân hàng

Yếu tố công nghệ hoàn toàn ảnh

hưởng đến dịch vụ ngân hàng

Hilda Ghaleb M.

(2018)

CBS3: Yếu tố năng lực quản trị ảnh hưởng đến dịch vụ ngân hàng

Yếu tố năng lực quản trị hoàn toàn ảnh hưởng đến dịch vụ ngân hàng

Igaz, A. T., & Ali, A. (2013)

10. Chất lượng dịch vụ ngân hàng

(BSQ)

Chất lượng dịch vụ ngân hàng

(BSQ)

Nguồn

BSQ1: Nhìn chung, Ông/bà đánh giá cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng

Nhìn chung, Ông/bà đánh giá cao đối với chất lượng dịch vụ tại ngân hàng

Islam, N., and M. Borak A. (2011);

chuyên gia

BSQ2: Ông/bà sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân về dịch vụ ngân hàng

Ông/bà sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân về dịch vụ ngân hàng trong tương lai

Lau, M.M., Cheung,

R., Lam, A.Y. C., &

Chu, Y.T. (2013)

BSQ3: Ông/bà sẽ tiếp tục sử dụng

các dịch vụ tại ngân hàng

Ông/bà sẽ tiếp tục sử dụng các

dịch vụ ngân hàng trong tương lai

Talib, F., & Rahman,

Z. (2012); chuyên gia

BSQ4: Nhìn chung, Ông/bà đánh giá cao dịch vụ ngân hàng

Nhìn chung, Ông/bà đánh giá cao đối với dịch vụ ngân hàng

Aneesh A., Dileeplal J., & A. M. (2014)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

3.2.2 Kết quả thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm được thực hiện sau khi thiết kế được thang đo gốc. Tác giả tiến hành cuộc thảo luận nhóm với 30 nhà quản lý (Phụ lục 01 và 02), trong cuộc thảo luận tác giả đã đưa ra thiết kế thang đo gốc của mình để khảo sát ý kiến của 30 nhà quản lý này. Sau đó, tác giả đã tiến hành xây dựng được thang đo thông qua ý kiến 30 nhà quản lý cộng với cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 2. Kết quả thông qua nghiên cứu 30 nhà quản lý cho thấy các câu hỏi xác định ở thang đo gốc không bị loại bỏ biến và những yếu tố đó thực sự rõ ràng. Kết quả của cuộc thảo luận nhóm sau cùng cho thấy có 10 yếu tố (trong đó 8 yếu tố là biến độc lập, 02 yếu tố biến phụ thuộc và tổng cộng gồm 39 câu hỏi) ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại trên 5 thành phố lớn bao gồm thành phố Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội.

Qua phỏng vấn sâu cả 30 nhà quản lý đều thống nhất đồng ý với các nội dung có bổ sung và chỉnh sửa (Xem chi tiết phụ lục 01) như sau:

Sự tin cậy: cho thấy kết quả ghi nhận ý kiến của 30 nhà quản lý đã đồng ý với các câu hỏi trên và cũng thống nhất với nội dung thang đo gốc, không có sự tăng lên hay giảm đi số câu hỏi. Tuy nhiên, các chi tiết nhỏ liên quan đến thang đo sự tin cậy được bổ sung


trong thang đo điều chỉnh cho phù hợp với các ngân hàng thương mại trên 5 thành phố lớn bao gồm thành phố Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội.

Sự đồng cảm: cho thấy kết quả ghi nhận ý kiến của 30 nhà quản lý đã đồng ý với các câu hỏi trên và cũng thống nhất với nội dung thang đo gốc, không có sự tăng lên hay giảm đi số câu hỏi. Tác giả cũng sửa một vài lỗi chính tả. Tuy nhiên, các chi tiết nhỏ liên quan đến sự đồng cảm được bổ sung trong thang đo điều chỉnh cho phù hợp với các ngân hàng thương mại trên 5 thành phố lớn bao gồm thành phố Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội.

Mức độ đáp ứng: cho thấy kết quả ghi nhận ý kiến của 30 nhà quản lý đã đồng ý với các câu hỏi trên và cũng thống nhất với nội dung thang đo gốc, không có sự tăng lên hay giảm đi số câu hỏi. Tác giả cũng sửa một vài lỗi đánh máy. Tuy nhiên, các chi tiết nhỏ liên quan đến mức độ đáp ứng được bổ sung trong thang đo điều chỉnh cho phù hợp.

Năng lực phục vụ: cho thấy kết quả ghi nhận ý kiến của 30 nhà quản lý đã đồng ý với các câu hỏi trên và cũng thống nhất với nội dung thang đo gốc, không có sự tăng lên hay giảm đi số câu hỏi. Tuy nhiên, các chi tiết nhỏ liên quan đến năng lực phục vụ được bổ sung trong thang đo điều chỉnh cho phù hợp.

Phương tiện hữu hình: cho thấy kết quả ghi nhận ý kiến của 30 nhà quản lý đã đồng ý với các câu hỏi trên và cũng thống nhất với nội dung thang đo gốc, không có sự tăng lên hay giảm đi số câu hỏi. Tuy nhiên, các chi tiết nhỏ liên quan đến phương tiện hữu hình được bổ sung trong thang đo điều chỉnh cho phù hợp.

Yếu tố khủng hoảng: cho thấy kết quả ghi nhận ý kiến của 30 nhà quản lý đã đồng ý với các câu hỏi trên và cũng thống nhất với nội dung thang đo gốc, không có sự tăng lên hay giảm đi số câu hỏi. Tuy nhiên, các chi tiết nhỏ liên quan đến yếu tố khủng hoảng được bổ sung trong thang đo điều chỉnh cho phù hợp.

Yếu tố công nghệ: cho thấy kết quả ghi nhận ý kiến của 30 nhà quản lý đã đồng ý với các câu hỏi trên và cũng thống nhất với nội dung thang đo gốc, không có sự tăng lên hay giảm đi số câu hỏi. Tuy nhiên, các chi tiết nhỏ liên quan đến yếu tố công nghệ được bổ sung trong thang đo điều chỉnh cho phù hợp.

Yếu tố năng lực quản trị: cho thấy kết quả ghi nhận ý kiến của 30 nhà quản lý đã đồng ý với các câu hỏi trên và cũng thống nhất với nội dung thang đo gốc, không có sự tăng lên hay giảm đi số câu hỏi. Tuy nhiên, các chi tiết nhỏ liên quan đến yếu tố năng lực quản trị được bổ sung trong thang đo điều chỉnh cho phù hợp.


3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi

Thiết kế bảng câu hỏi là một công việc rất quan trọng trong nghiên cứu. Mục đích là để thu thập số liệu từ việc khảo sát và là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra. Mục đích của thiết kế bảng câu hỏi này là nhằm thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại trên 5 thành phố lớn bao gồm thành phố Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội.

Nghiên cứu này được thực hiện tại các ngân hàng thương mại trên 5 thành phố lớn bao gồm thành phố Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội từ tháng 12/2019 đến tháng 12/2020. Phương pháp thu thập thông tin sử dụng chủ yếu là gửi bảng câu hỏi cho 500 khách hàng đang sử dụng các dịch vụ tại các ngân hàng thương mại trên 5 thành phố lớn bao gồm thành phố Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội theo bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Đây là giai đoạn điều tra chính thức. Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, tiến hành xác định độ chính xác, độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định, kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu… Tất cả các số liệu này đều được xử lý thông qua bằng mềm SPSS 20.0 và Amos. Tổng số ngân hàng là 10 ngân hàng có tên trong danh sách phụ lục 04.

Thiết kế bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi là công cụ điều tra phổ biến nhất, được sử dụng để thu thập thông tin từ nhiều khách hàng và bảng câu hỏi có thể kết hợp với nhiều kỹ thuật khác nhau. Số lượng câu hỏi bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung nghiên cứu và số câu hỏi. Đó là vì bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên những nguyên tắc tâm lý và những nguyên tắc này là nền tảng cho các hành vi của khách hàng. Sau khi tiến hành thảo luận nhóm, xác định được các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại trên 5 thành phố lớn bao gồm thành phố Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội. Và qua phỏng vấn sâu cả 30 nhà quản lý kể trên đều thống nhất đồng ý với các nội dung. Tác giả đã sử dụng lại mô hình cũ phù hợp với bài nghiên cứu có bổ sung trong thang đo. Kết quả thang đo các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại trên 5 thành phố lớn bao gồm thành phố Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội. Nội dung của bảng câu hỏi gồm hai phần chính: (1) Khảo sát mức độ tác động của các yếu tố đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại trên 5 thành phố lớn bao gồm thành phố Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội với 32 câu hỏi cho biến 8 độc lập và


bảy câu hỏi tương ứng cho 2 biến phụ thuộc. Như vậy, tổng cộng là 39 câu hỏi. (2) Thông tin cá nhân của người được phỏng vấn như: Giới tính, tình trạng hôn nhân, tuổi, thu nhập hàng tháng và nghề nghiệp hiện tại.

Tất cả các câu hỏi trong các thành phần yếu tố đều sử dụng thang đo Liker 5 bậc với mức độ tương ứng: Mức 1 là hoàn toàn không đồng ý, mức 2 là không đồng ý, mức 3 là trung lập, mức 4 là đồng ý và mức 5 là hoàn toàn đồng ý. Kết quả của giai đoạn này là bảng câu hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu chính thức. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã tham khảo các nghiên cứu trong nước cũng như nghiên cứu ngoài nước. Đây là những bài nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của tác giả. Diễn đạt và mã hoá thang đo: Xác định được tám yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại trên 5 thành phố lớn bao gồm thành phố Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội, bao gồm: (1) Độ tin cậy (Rel), (2) Sự đồng cảm (Emp), (3) Mức độ đáp ứng (Res), (4) Năng lực phục vụ (Com), (5) Phương tiện hữu hình (Tan), (6) yếu tố khủng hoảng (Cri), (7) yếu tố công nghệ (Tec), (8) năng lực quản trị (Man). Và hai yếu tố thể hiện chất lượng dịch vụ ngân hàng: (1) dịch vụ ngân hàng thương mại (CBS) và (2) chất lượng dịch vụ ngân hàng (BSQ).

3.2.4 Kết quả kiểm định thang đo thông qua định lượng sơ bộ

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện với từng nhóm, tác giả là người trực tiếp điều hành các cuộc thảo luận nhóm, có sự trợ giúp của một thư ký để ghi chép đầy đủ, chi tiết toàn bộ các diễn biến và nội dung của các cuộc phỏng vấn. Sau đó được phân tích, phân loại và tổng hợp thành các nhóm có ý kiến trùng nhau, từ đó hoàn thiện các thang đo đã có theo lý thuyết, hoặc hình thành các thang đo mới. Phỏng vấn nhóm tập trung đã cho những kết quả hết sức có ý nghĩa đối với nghiên cứu của luận án. Quá trình nghiên cứu định lượng sơ bộ được tác giả thực hiện theo các bước:

Bước 1: Tác giả nghiên cứu khái niệm lý thuyết của các biến, biểu hiện của các biến để hình thành thang đo, dựa trên các nghiên cứu đã có.

Bước 2: Hình thành bảng câu hỏi bằng tiếng Việt dựa vào thang đo các biến của các nhà nghiên cứu trước đã được điều chỉnh và bổ sung, có sự tư vấn từ chuyên gia ngôn ngữ.

Bước 3: Tiến hành nghiên cứu định tính sơ bộ (phỏng vấn nhóm tập trung) để bổ sung, điều chỉnh các biến và thang đo các biến để hình thành “Thang đo điều chỉnh”.

Bước 4: Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp, thực hiện nghiên cứu sơ bộ định lượng với kích thước mẫu n = 500 khách hàng đang sử dụng dịch vụ các chi nhánh của các ngân hàng thương mại trên 5 thành phố lớn bao gồm thành phố Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,


Hải Phòng và Hà Nội để tiến hành đánh giá thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích EFA lần 1. Phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính sơ bộ với kích thước mẫu là n = 500 khách hàng nhưng 465 phiếu hợp lệ, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện và giản đơn. Tiêu chuẩn kiểm định khi phân tích EFA đã được trình bày trong bước 4 của quy trình nghiên cứu.

3.2.4.1 Kết quả kiểm định thang đo độ tin cậy (Rel)

Bảng 3.3: Cronbach’s Alpha của yếu tố độ tin cậy (Rel)

Kí hiệu

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

Rel1

9.2654

7.855

0.916

0.941

Rel2

9.2824

7.949

0.859

0.958

Rel3

9.2327

8.079

0.886

0.950

Rel4

9.2353

7.790

0.934

0.935

Cronbach’s Alpha = 0.959

(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý SPSS) Bảng 3.3 cho thấy đối với yếu tố “Độ tin cậy (Rel)” có hệ số Cronbach's Alpha là

0,959 và tất cả các biến đều lớn hơn 0,6. Kết quả trên rất tốt nên chấp nhận. Vậy tác giả đã không loại bỏ biến nào trong yếu tố độ tin cậy (Rel) vì có hệ số thang đo trên mức cho phép.

3.2.4.2 Kết quả kiểm định thang đo sự đồng cảm (Emp)

Bảng 3.4: Cronbach’s Alpha của yếu tố sự đồng cảm (Emp)

Kí hiệu

Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai

thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's

Alpha nếu loại biến

Emp1

7.2458

3.201

0.700

0.845

Emp2

7.1438

2.966

0.795

0.807

Emp3

7.1974

3.292

0.657

0.861

Emp4

7.1386

2.939

0.752

0.825

Cronbach’s Alpha = 0.871

(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý SPSS) Bảng 3.4 cho thấy đối với yếu tố “Sự đồng cảm (Emp)” có hệ số Cronbach's Alpha là

0,871 và tất cả các biến đều lớn hơn 0,6. Kết quả trên là rất tốt nên ta chấp nhận. Vậy tác giả đã không loại bỏ biến nào trong yếu tố sự đồng cảm (Emp). Sự đồng cảm thường thể hiện công tác tư vấn, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng. Ngân hàng có thiết lập và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng nhằm phân loại cụ thể từng đối tượng khách hàng để có cách thức làm việc phù hợp với từng nhóm khách hàng. Thường xuyên tổ chức thăm dò ý kiến của khách hàng thông qua nhiều hình thức khác nhau như để lấy ý kiến và thông qua tiếp xúc trò chuyện trực tiếp, bảng khảo sát, đánh giá trên website.


3.2.4.3 Kết quả kiểm định thang đo mức độ đáp ứng (Res)

Bảng 3.5: Cronbach’s Alpha của yếu tố mức độ đáp ứng (Res)


Kí hiệu

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Res1

9.2000

7.851

0.952

0.940

Res2

9.2209

8.086

0.869

0.964

Res3

9.1869

8.205

0.884

0.960

Res4

9.2039

7.807

0.937

0.944

Cronbach’s Alpha = 0.964

(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý SPSS)

Bảng 3.5 cho thấy đối với yếu tố “Mức độ đáp ứng (Res)” có hệ số Cronbach's Alpha là 0,964 và tất cả các biến đều lớn hơn 0,6. Kết quả trên là rất tốt nên ta chấp nhận. Vậy tác giả đã không loại bỏ biến nào trong yếu tố mức độ đáp ứng (Res). Mức độ đáp ứng cho thấy, khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, cụ thể như: Nội dung các biểu mẫu đơn giản và dễ hiểu; thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng; thời hạn giao dịch tại ngân hàng nhanh chóng và an toàn.

3.2.4.4 Kết quả kiểm định thang đo năng lực phục vụ (Com)

Bảng 3.6: Cronbach’s Alpha của yếu tố năng lực phục vụ (Com)


Kí hiệu

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

COM1

9.1948

7.474

0.901

0.929

COM2

9.1804

7.588

0.858

0.942

COM3

9.1438

7.780

0.866

0.940

COM4

9.1595

7.456

0.898

0.930

Cronbach’s Alpha = 0.951

(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý SPSS) Bảng 3.6 cho thấy đối với yếu tố “Năng lực phục vụ (Com)” có hệ số Cronbach's

Alpha là 0,951 và tất cả các biến đều lớn hơn 0,6. Kết quả trên là rất tốt nên ta chấp nhận. Vậy tác giả đã không loại bỏ biến nào trong yếu tố năng lực phục vụ (Com) vì có hệ số thang đo trên mức cho phép. Bên cạnh đó, năng lực phục vụ là năng lực và được đo lường bởi 4 biến quan sát từ Com1 đến Com4 sử dụng để đo lường năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên và uy tín của NH. Thể hiện thông qua việc nhân viên có nắm vững kiến thức về sản phẩm dịch vụ, các kỹ năng giao tiếp và làm việc hiệu quả, giải quyết công việc nhanh chóng, ít mắc các sai sót trong quá trình tác nghiệp hay không.

Xem tất cả 283 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí