Kết Hợp Vốn Chủ Sở Hữu Và Đòn Cân Nợ


5.1.3.2. Gia tăng đòn cân nợ

Trước hết, kết quả cho ta thấy nhân tố ROA có tác động đồng biến đến Đòn bẩy tài chính. Do đó, khi nhận thấy khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng lên thì các ngân hàng nên tận dụng các khoản nợ từ nguồn bên ngoài (một phần để khuếch trương khả năng sinh lời hơn nữa, một phần để hưởng các lợi ích từ tấm chắn thuế lãi vay và chi phí sử dụng vốn thấp).

Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa quy mô ngân hàng và đòn bẩy tài chính. Quả thực, sự tăng cường quy mô (thông qua nâng cao tổng tài sản) có thể tạo nên nhiều thuận lợi hơn cho các ngân hàng trong công tác huy động nguồn vốn từ các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội. Bài học tích lũy đau thương cho thấy: Niềm tin của khách hàng có thể thay đổi một phần nào đó theo quy mô ngân hàng. Nghĩa là, ngân hàng nào có quy mô càng lớn, tài sản ổn định và lành mạnh thì niềm tin càng vượt trội hơn và ngược lại. Hay nói đúng hơn, các ngân hàng càng gia tăng quy mô (thông qua con đường nâng cao tổng tài sản) thì sẽ càng thúc đẩy hơn nữa khả năng huy động vốn. Như vậy, kết quả của chiến lược trên là: ngân hàng sẽ có thể có nhiều khách hàng hơn, huy động được nhiều nguồn vốn hơn (với các chi phí khác nhau và các kỳ hạn khác nhau) để tài trợ cho các kế hoạch kinh doanh hấp dẫn trong tương lai. Không còn nghi ngờ gì nữa, nâng cao quy mô ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao uy tín thương hiệu. Và đó cũng chính là phương án khả thi nhất giúp ngân hàng vay nợ tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn và hội tụ đủ tiềm lực tài chính để phát triển vững mạnh hơn về sau này.

Lẽ dĩ nhiên, kế hoạch nâng cao khả năng sinh lời và quy mô ngân hàng (từ đó gia tăng đòn bẩy tài chính để kinh doanh) càng có ý nghĩa hơn đối với nhóm ngân hàng có quy mô cỡ vừa và nhỏ. Thật vậy, với quy mô nhỏ hẹp và khả năng sinh lời còn thấp, các ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn và cạnh tranh với các ngân hàng có quy mô lớn (có thể khách hàng vẫn chưa thực sự có đủ niềm tin). Quả thực, tâm lý của người gửi tiền luôn muốn “chọn mặt gửi vàng”, hay nói đúng hơn là ưu tiên lựa chọn ngân hàng có quy mô lớn, uy tín


tốt và khả năng sinh lời cao (nhất là vào những thời điểm trần lãi suất huy động được áp dụng cho tất cả các ngân hàng – lãi suất đều ở ngưỡng như nhau không có khác biệt gì giữa các ngân hàng).

Tổng quát lại, phương án gia tăng đòn bẩy tài chính (thông qua con đường nâng cao quy mô và khả năng sinh lời) để phát triển hoạt động kinh doanh thì dường như khá hữu hiệu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, chiến lược trên chưa hẳn là chìa khóa vạn năng cho bất kỳ ngân hàng nào (vì đôi khi đòn cân nợ quá lớn lại mang đến những kết quả đáng buồn như vấn đề về rủi ro thanh khoản và hệ số an toàn vốn). Vì vậy, tùy từng ngân hàng cụ thể, tùy từng giai đoạn cụ thể, việc tăng giảm đòn cân nợ nên được cân nhắc và lên kế hoạch cho phù hợp (không nên hoàn toàn rập khuôn và cố định kéo dài suốt chu kỳ, nhưng cũng không nên biến động quá đột ngột).

5.1.3.3 Kết hợp vốn chủ sở hữu và đòn cân nợ

Qua kết quả nghiên cứu, ta thấy rằng các biến GDP và INF không ý nghĩa thống kê cao trong mô hình hồi quy. Tuy nhiên, ta cũng có thể rút ra vài vấn đề mà các ngân hàng thương mại Việt Nam cần lưu ý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Trước hết, dù không rõ ràng lắm, nhưng tăng trưởng ngân hàng và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội vẫn có thể có khả năng tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính. Do vậy, nếu một quốc gia có được điều kiện kinh tế đang có chiều hướng phát triển hoặc các ngân hàng đang trên đà tăng trưởng tốt thì phương án lựa chọn là nên xem xét đẩy mạnh công tác huy động nợ vay từ khách hàng (nhưng có cân nhắc kỹ lưỡng). Đồng thời, tận dụng các lợi thế từ tốc độ tăng trưởng mạnh và nguồn vốn trong xã hội dồi dào, các ngân hàng cũng có thể nâng cao thêm nữa vốn chủ sở hữu của mình (để gia tăng khả năng tài chính và tạo động lực mạnh mẽ cho những giai đoạn tăng trưởng tiếp theo).

Ngoài ra, ta thấy biến INF có tương quan ngược chiều với đòn cân nợ (dù không khả quan lắm). Do vậy, trong những giai đoạn đất nước có lạm phát biến động mạnh (quá cao trong nền kinh tế), các ngân hàng nên xem xét phương án đòn

Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 11


bẩy tài chính thấp để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, đồng thời nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu để có nhiều cơ hội hơn cho các chiến lược phát triển sau này.

5.1.3.4 Lựa chọn mô hình cấu trúc vốn phù hợp

Qua kết quả phân tích, ta nhận thấy rằng trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2016, các ngân hàng thương mại Việt Nam dường như ngày càng có xu hướng duy trì cấu trúc vốn thâm hụt nợ cao (đặc biệt là cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh). Cụ thể, đòn cân nợ bình quân là 86.68% (riêng đối với các ngân hàng có quy mô lớn, độ nghiêng đòn bẩy này có thể lên đến 98.92%). Đồng thời, nợ ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ phải trả.

Như ta đã biết, hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Một sự gia giảm đòn cân nợ cũng có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau (có khi phát triển tốt đẹp, nhưng có khi hệ lụy thương tâm). Và rồi kiệt quệ tài chính (vấn đề rủi ro thanh khoản) xảy ra khi ngân hàng không đủ khả năng để thực hiện những lời hứa cam kết đối với khách hàng hoặc có thể thực hiện nhưng sẽ rất khó khăn. Rõ ràng là đòn bẩy tài chính cao sẽ giúp các ngân hàng kinh doanh hiệu quả hơn, khả năng sinh lời tốt hơn. Tuy nhiên, đi kèm với những hứa hẹn tốt đẹp đó là những hệ lụy khôn lường: mức độ an toàn sụp giảm, quá nhiều rủi ro phát sinh, tình hình tài chính luôn căng thẳng, phức tạp, v.v

Đối với các nhà đầu tư, nên quan tâm tới sự đa dạng hóa ngân hàng là yếu tố tích cực đ gửi, và chi phí nguồn vốn chủ sở hữu trong quyết định đầu tư.

Như vậy, khi có các quyết định về quản trị và đầu tư các nhà quản trị ngân hàng phải dựa trên dung hòa các yếu tố chứ không chỉ dựa trên một yếu tố riêng biệt nào. Các kiến nghị trên đây, đã được rút ra từ nghiên cứu mang tính thực nghiệm sử dụng các dữ liệu quá khứ thu thập trong ngành Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, do đó kết quả của nghiên cứu này sẽ là nguồn tham khảo một cách đáng tin cậy cho các nhà đầu tư và các nhà quản trị ngân hàng cũng như các nhà hoạch định chính sách tham khảo trong quá trình phân tích trước khi đưa ra quyết định của mình.


5.2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI


Ngoại trừ các vấn đề đã được nghiên cứu trong đề tài này, bài luận văn này đã cố gắng thu thập theo thời gian và các dữ liệu một cách tối đa trong khả năng của mình có thể thu thập được. Tuy nhiên, các điều kiện khách quan và chủ quan của bài viết vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Trước hết, đề tài sử dụng bộ dữ liệu có kích thước mẫu là 77 quan sát của 7 NHTMCP niêm yết tại Việt Nam trong 11 năm từ 2006-2016. Đây là số lượng quan sát khá ít so với các nghiên cứu trước đây trên thế giới, ví dụ trong bài nghiên cứu: “The Determinants of Bank Capital Structure” của Gropp & Heider (2010) được tiến hành trên 200 ngân hàng thuộc 15 quốc gia của hai khu vực Châu Âu và Mỹ trong giai đoạn 1991-2004 với 2418 mẫu quan sát. Mẫu quan sát này còn bị hạn chế có thể dẫn đến kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu chưa có thể giải thích hết hoặc không thể tìm thấy được các bằng chứng có ý nghĩa thống kê để chứng minh sự tác động của các yếu tố tới cấu trúc vốn.

Hơn nữa, nếu xét về tính chất sở hữu của ngân hàng, đề tài này còn chưa đề cập đến các ngân hàng hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, bài luận văn này chưa thể thực hiện được việc so sánh mức độ tác động của các loại hình sở hữu ngân hàng đến cấu trúc vốn.

Ngoài ra, bài nghiên cứu này của tác giả được thực hiện trong thời gian có cuộc khủng hoảng thế giới xảy ra, mặc dù trong giai đoạn đó (2008) thị trường tài chính của Việt Nam có sự hội nhập chưa đáng kể so với thị trường tài chính thế giới, nên tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với lĩnh vực ngân hàng nói riêng là thực sự không quá nổi bật. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nên các nghiên cứu sau kiểm soát khủng hoảng thế giới và so sánh kết quả với nghiên cứu hiện tại.

5.3 ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Từ các hạn chế đã nêu ở trên tác giả đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo về cấu trúc vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần ở Việt Nam. Trước tiên, bài nghiên cứu này sẽ phải mở rộng cỡ mẫu quan sát cụ thể là có thể tăng số lượng ngân hàng thương mại cổ phần được chọn nghiên cứu, mở rộng ra thêm các loại hình nghiên cứu nhất là các ngân hàng nước ngoài và các chi nhánh của các ngân


hàng nước ngoài, số năm được mở rộng trong các năm tiếp theo. Tiếp theo, đề tài sẽ quan sát thêm các ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vì sự tham gia của yếu tố nước ngoài trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng sâu rộng, việc phân loại nghiên cứu tính chất sở hữu (ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài) để thấy được sự tác động của yếu tố này tới mối quan hệ nghiên cứu là cần thiết. Mở rộng tiếp nữa có thể đó là kiểm soát vấn đề khủng hoảng thế giới để so sánh kết quả với nghiên cứu hiện tại, xem xét khủng hoảng tác động cụ thể tới mối quan hệ nghiên cứu rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, luận văn mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các yếu tố định lượng, mà chưa xem xét tới các yếu tố định tính, ví dụ như chất lượng lao động của nhân viên, quy trình thủ tục dịch vụ các ngân hàng… ảnh hưởng như thế nào tới lợi nhuận. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ mở rộng hoặc tập trung vào các yếu tố vừa nêu. Nghiên cứu sâu hơn có thể cung cấp những thông tin hữu ích, rõ ràng các khía cạnh từ đó đưa ra những khuyến nghị sát thực hơn cho các nhà quản trị để đưa ra những chiến lược phù hợp nhất để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn và bền vững.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC

Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật các tổ chức tín dụng. Văn bản quy phạm pháp luật, Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội Việt Nam. Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Cây Cầu Vàng, n.d. < http://www.cophieu68.vn/>.

Hoàng Ngọc Nhậm và cộng sự, 2007. Giáo trình kinh tế lượng. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàng Thị Phương Thảo và cộng sự, 2010. Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Mã số: B2007-09- Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

Nguyễn Thị Thu Hà, 2010. Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại. <http://www.saga.vn/Taichinh/Cautrucvon/19522.saga>.

Phạm Trí Cao và Vũ Minh Châu, 2010. Kinh tế lượng ứng dụng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

Sở giao dịch chứng khoán <http://www.hsx.vn/hsx/Default.aspx>.

Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê, trang 394.

TVSI – Chứng khoán Tân Việt, 2012. Ngân hàng: Việt Nam to hơn Mỹ. <http://finance.tvsi.com.vn/News/20121218/227959/ngan-hang-viet-nam-to- hon-my.aspx>.

Vietstock, 2013. Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại năm 2012 và hướng tới năm 2013. <http://vietstock.vn/2013/01/kinh-te-vi-mo-viet-nam-nhin-lai-nam-2012-va- huong-toi- nam-2013-582-253085.htm>.


Vĩnh Lộc và cộng sự, 2002. Từ điển tiếng Việt. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thanh niên.


TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI

Antoniou, A. et al., 2002. Determinants of Corporate Capital Structure: Evidence from European Countries. Journal of Financial and Quantitative Analysis.

Antoniou, A. et al., 2008. The determinants of capital structure: capital market oriented versus bank oriented institutions. Journal of Financial and Quantitative Analysis.

Bevan, A.A. and Danbolt, J., 2002. Capital Structure and its determinants in the United Kingdom – a decompositional analysis. Applied Financial Economics, 12(3). Bradley, M. et al., 1984. On The Existence of An Optimal Capital Structure: Theory and Evidence. Journal of Finance, 39.

Brounen, D. et al., 2005. Capital structure policies in Europe: Survey evidence. Erim report series research in management, ERS-2005-005-F&A.

Buferna, F. et al., 2005. Determinants of Capital Structure Evidence from Libya. Research Paper Series, No. 2005/08.

Çağlayan, E. and Şak, N., 2010. The Determinants of Capital Structure: Evidence from the Turkish Banks. Journal of Money, Investment and Banking, ISSN 1450- 288X Issue 15.

Crosson, B.E. et al., 2008. Principles of accounting. Tilburg University.

Diamond, D. and Rajan, R., 2000. A theory of bank capital. Journal of Finance, 55. Doanh, L.D. and Pentley, J., 1999. Improving macroeconomic policy and reforming administrative procedures to promote development of small and medium enterprises in Vietnam. Publication of the project US/VIE/95/004.

Drobetz, W. and Fix, R., 2003. What are the Determinants of the Capital Structure? Some Evidence for Switzerland. WWZ/ Department of Finance, Working Paper, No. 4/03.


Eisenhardt, K.M., 2006. Agency Theory: An Assessment and Review. The Academy of Management Review, Vol. 14, No.1. Academy of Management.

Fama, E.F., 1985. What is different about banks? Journal of Monetary Economics, 15.

Gropp, R. and Heider, F., 2009. The determinants of bank capital structure. European Central Bank Working Paper Series, No. 1096, September.

Investopedia US – A Division of Value Click Inc, 2013. Optimal Capital Structure. <http://www.investopedia.com/terms/o/optimal-capital-structure.asp>.

Jensen, M. and Meckling, W., 1976. Theory of The Firm: Managerial Behavior, Agency Cost and Ownership Structure. Journal of Financial Economics, 3.

John, O.P. and Benet-Martinez, V., 2000. Measurement: reliability, construct validation, and scale construction. In H.T. Reis and C. M. Judd (Eds), Handbook of Research Methods in Social Psychology, New York: Cambridge University Press.

Mankiw, N.G, 2009. Macroeconomics. Worth Publishers, 41 Madison Avenue, New York, NY 10010, seventh edition.

Marsh, P., 1982. The choice between equity and debt: An empirical study. Journal of Finance, 37.

Michaelas, N. et al., 1999. Financial policy and capital structure choice in U.K. SMEs: Empirical evidence from company panel data. Small business economics, 12. Michaelas, N., 1998. Financial Policy and Capital Structure Choice in UK privately held companies, unpublished PhD thesis. Manchester Business School, Manchester University.

Modigliani, F. and Miller, M., 1958. The Cost of Capital, Corporation Finance, and The Theory of Investment. American Economic Review, 48.

Modigliani, F. and Miller, M., 1963. Corporate income taxes and the cost of capital

– A correction. American Economic Review, 53(3).

Myers, S., 1984. The capital structure puzzle. Journal of Finance, 39.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí