Định Hướng Phát Triển Của Hệ Thống Nhtm Việt Nam


4.8.2.4 Nhân tố Tăng trưởng quốc nội (GDP)

Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng không có tương quan giữa tăng trưởng quốc nội với đòn bẩy trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này trái với nghiên cứu của Calayan & Sak (2010) và Gropp & Heider (2009) khi cho rằng tăng trưởng quốc nội có mối quan hệ đồng biến với đòn bẩy tài chính của các Ngân hàng thương mại.

Cũng theo Gerler và Gilchist (1993), trong thời kỳ suy thoái kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra dòng tiền để hoàn trả nghĩa vụ nợ. Và ngược lại, khi kinh tế tăng trưởng thường dồi dào và chi phí huy động vốn cũng giảm nên các ngân hàng trong thời kỳ tăng trưởng sẽ có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn. Và các nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng minh GDP có tác động cùng chiều lên đòn bẩy tài chính doanh nghiệp và ngân hàng, ví dụ như nghiên cứu của tác giả Trần Đình Khôi Nguyên (2006). Tuy nhiên trong giai đoạn này không tìm được bằng chứng thực nghiệm có liên quan tới mối quan hệ giữa tăng trương quốc nội và đòn bẩy tài chính.

Các yếu tố ảnh hưởng tới đòn bẩy tài chính của NHTM rất đa dạng và phong phú, có yếu tố có ảnh hưởng nhiều, có yếu tố ảnh hưởng ít, có yếu tố ảnh hưởng thuận chiều, nhưng cũng có yếu tố ảnh hưởng trái chiều. Điều này giải thích tại sao các ngân hàng lại có tỷ lệ nợ không giống nhau. Chính vì vậy, việc xác định nhân tố nào ảnh hưởng ra sao đến hoạt động của mỗi ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, cũng như sự an toàn và ổn định trong hoạt động của bản thân ngân hàng đó nói riêng, toàn hệ thống ngân hàng nói chung.

4.8.2.5 Nhân tố lạm phát (INF)

Kế tiếp, ta sẽ xét đến nhân tố Lạm phát (INF). Kết quả ước lượng cho thấy Lạm phát có mối quan hệ nghịch biến với Đòn bẩy tài chính. Trên thực tế, khi một nền kinh tế để xảy ra lạm phát là đồng nghĩa với việc mức giá chung của nền kinh tế sẽ tăng lên theo thời gian. Hay nói cách khác, lạm phát là việc sức mua của đơn vị tiền tệ của quốc gia bị suy giảm theo thời gian của một đất nước, quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Khi giá trị dịch vụ và hàng hóa tăng lên, cũng cùng là một số lượng tiền nhất định như ban đầu, người dân chỉ có thể mua được số lượng hàng hóa ít


hơn, sử dụng dịch vụ ít hơn so với ban đầu. Và kết quả là có thể người dân phải tiêu lượng tiền tiêu dùng nhiều hơn để bù đắp lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ đã bị thâm hụt do lạm phát. Hơn nữa, trên cơ bản, có thể có những nhu cầu (như lương thực; mua sắm thiết yếu; chi phí học tập, làm việc, đi lại; dịch vụ gia đình; chăm sóc sức khỏe; v.v…) không thể giảm bớt đi cho dù có hay không có xảy ra tình trạng lạm phát đi chăng nữa. Chính vì thế, có thể có một số khách hàng sẽ phải giảm đi một phần nguồn tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Lẽ dĩ nhiên, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn từ bên ngoài. Thế là, lạm phát cũng có thể phần nào đó tác động ngược chiều với cấu trúc nợ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trong tất cả các biến được khảo sát trong mô hình, INF lại là biến có ý nghĩa giải thích mô hình định lượng thấp nhất (dù có hay không có ứng dụng hiệu ứng cố định). Hơn nữa, nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) thì lại tìm thấy bằng chứng cho thấy biến INF có khả năng là tương quan thuận với Đòn bẩy tài chính (cũng không có ý nghĩa thống kê).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Như vậy, với mẫu và thời gian của mẫu nghiên cứu, ta chưa thể kết luận gì về biến INF. Hay nói đúng hơn, ta không thể trả lời rõ ràng cho câu hỏi: Lạm phát ở Việt Nam có tácđộng làm tăng hay làm giảm tỷ lệ nợ của các ngân hàng thương mại.

4.8.2.6 Nhân tố tài sản cố đinh (TANG)

Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10

Tương tự như biến Tổng sản lượng quốc nội (GDP), về nhân tố tài sản cố định cũng không tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về sự tương quan giữa tài sản cố định của Ngân hàng và đòn bẩy tài chính ở mức ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, vấn đề phát sinh ở đây là kết quả này có vẻ như đã trái ngược với Lý thuyết Trật tự phân hạng và Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn. Quả thực, cả hai lý thuyết đều cho rằng đâu đó tồn tại một mối quan hệ đồng biến giữa Tài sản cố định và Đòn bẩy tài chính. Phải chăng hai lý thuyết trên đã mô tả đúng bản chất tác động của biến FA lên biến L tại các tổ chức phi tài chính (tác động dương), nhưng dường


như lại chưa thể phản ánh được mối quan hệ thực sự của hai biến này tại các ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng.

Trái ngược lại với Lý thuyết Trật tự phân hạng và Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, mối tương quan ngược chiều của FA và L trong đề tài này đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho Lý thuyết chi phí đại diện và cũng tương đồng với kết quả của Çağlayan và Şak (2010). Trong đoạn kết bài nghiên cứu của mình, hai tác giả đã lý giải cho dấu hiệu tương quan này là do bởi đâu đó có sự tồn tại hiện hữu của vấn đề xung đột nan giải giữa các chủ nợ và các cổ đông. Thật vậy, trong những trường hợp phát sinh chi phí kiệt quệ tài chính, vì lợi ích riêng có của mình, các cổ đông – chủ sở hữu ngân hàng có thể vì một lý do nào đó chỉ lo theo đuổi những mục tiêu hạn hẹp quá nhiều rủi ro mà đã bỏ qua quyền lợi của các chủ nợ, từ đó dẫn đến phát sinh các vấn đề về chi phí đại diện. Lẽ dĩ nhiên, hệ lụy tiếp theo là các chủ nợ (các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, v.v…) càng dè dặt hơn trong việc cho vay dù rằng tài sản cố định của ngân hàng có tăng lên đi chăng nữa.

Tổng quát lại, mối quan hệ giữa Tài sản cố định và Đòn bẩy tài chính trong nghiên cứu này được tìm thấy là chưa rõ ràng trong giai đoạn nghiên cứu.

4.8.2.7 Nhân tố giá trị thị trường (MTB)

Nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng giá trị thị trường có mối quan hệ đông biến với đòn bẩy tài chính ở mức ý nghĩa 5%. Điều này phù hợp với các nghiên cứu của Caglayan & Sak (2009) và nghiên cứu của Durand (1952), giá trị của doanh nghiệp (DN) bị tác động bởi cấu trúc vốn của chính DN đó. Tuy nhiên, theo lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller thì trong trường hợp không có thuế, giá trị DN không thay đổi cho dù cấu trúc vốn có thay đổi; Trong trường hợp có thuế, thì giá trị DN có sử dụng nợ bằng giá trị của DN không sử dụng nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế. Ngoài ra, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn nhằm mục đích giải thích vì sao các DN thường được tài trợ một phần bằng nợ vay và một phần bằng vốn chủ sở hữu. Điều này có thể được giải thích như sau cấu trúc vốn: khi doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ mang lại lợi ích của lá chắn thuế nhưng ngược lại doanh nghiệp sẽ bị một gánh nặng rất lớn đó là chi phí kiệt quệ tài chính và nó cũng


có thể là nguyên nhân làm cho doanh nghiệp bị phá sản. Căn cứ vào kết quả thực nghiệm Chowdhury và cộng sự (2010), Ali và cộng sự (2011), Antwi và các cộng sự (2012), Mohammad và các cộng sự (2013) thì kết quả đều cho thấy cấu trúc vốn có mối quan hệ cùng chiều với giá trị doanh nghiệp đều dẫn đến kết quả làm tăng giá trị doanh nghiệp và điều này cho thấy: lợi ích của lá chắn thuế từ việc dùng nợ gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn vẫn cao hơn chi phí kiệt quệ tài chính. Đối với doanh nghiệp thì họ thường sử dụng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh vì sau khi dùng nợ ngắn hạn doanh nghiệp cũng sẽ nhanh chóng trả nợ để không phải trả lãi nhằm tăng giá trị doanh nghiệp. Đối với nợ dài hạn thì thường được tài trợ cho tài sản dài hạn với mục tiêu hiện đại hóa tài sản cố định nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời cũng như giá trị doanh nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Tổng kết lại, qua chương 4, ta đã lần lượt phân tích kết quả ước lượng của các mô hình hồi quy về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016. Hơn nữa, ta cũng đã nhận định về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng nhân tố cụ thể. Qua đó, ta đã nhận dạng được chiều hướng tác động của các nhân tố này trong mô hình hồi quy ước lượng.

Từ các kết quả nghiên cứu có được, đến chương tiếp theo, ta sẽ tiến hành kết luận và đề xuất một số giải pháp để xây dựng mô hình cấu trúc vốn cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương này tóm tắt lại những điểm chính của luận văn và một số hàm ý cho các nhà qu tiếp theo.

5.1.1 Kết luận

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành các nghiên cứu có tính thực nghiệm xem của các ngân hàng thương mại cổ phần, mô hình tác động cố định (Fixed effects

model) và tác động ngẫu nhiên (Random effects model). Tiếp theo tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng theo moment tổng quát – GMM. Như ta đã biết, sử dụng mô hình GMM trong nghiên cứu sẽ cho phép khắc phục được cả các vi phạm tự tương quan, thay đổi phương sai và các biến nội sinh nên cho kết quả ước lượng lúc này sẽ chính xác, có tính vững và có hiệu quả nhất khi sử dụng các biến công cụ trong nghiên cứu để kiểm soát các vấn đề về nội sinh với dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2006-2016, với các kỳ quan sát đươc tính theo năm. Việc điều chỉnh các ước lượng sai số chuẩn theo cách này nhằm đảm bảo rằng các ước lượng trong ma trận hiệp phương sai là phù hợp, có thể kiểm soát được tất cả các vấn đề phát sinh như tương quan đến phụ thuộc chéo, phương sai thay đổi, tự tương quan và nội sinh.

Kết quả nghiên cứu này cũng tìm ra bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đế thuyết cấu trúc vốn tối ưu, lý thuyết về trật tự phân hạng và lý thuyết điều chỉnh thị

trường. Ngoài ra, kêt quả nghiên cứu cũng phù hợp từng phần với các kết quả nghiên cứu của Sack và Calayan, Octavia, Gropp and Heider… về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu của ngân hàng thương mại.

5.1.2 Định hướng phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam

Nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, hệ thống ngân hàng, nhất là các NHTM, ngoài việc nâng cao năng lực tài chính, thời gian tới cần tập trung vào một số vấn đề trọng tâm sau:


Một là, tăng vốn chủ sở hữu - yếu tố quyết định năng lực tài chính để mở rộng kinh doanh: Việc tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu của các NHTM trong nước là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là giúp NHTM có điều kiện thu hút thêm vốn, phát triển nhân lực, đầu tư công nghệ hiện đại, mở rộng mạng lưới, tăng cường cơ sở vật chất, tiếp thu kinh nghiệm quản trị điều hành theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Theo đó, các NHTM sẽ phải chủ động thực hiện quy mô tăng vốn trong thời gian tới như: Tăng vốn chủ sở hữu nhằm ứng phó với rủi ro, đáp ứng yêu cầu về vốn theo khung an toàn Camel, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Đảm bảo đúng nguyên tắc tín dụng, thu hồi vốn cho vay đúng hạn; Kiểm tra nghiêm ngặt các dự án đầu tư, đảm bảo nguyên tắc có lợi nhuận mới đầu tư...

Đồng thời, đẩy mạnh việc triển khai các phương án kinh doanh và nâng cao năng lực tài chính. Bởi vì, mục tiêu kinh doanh của NHTM là hướng đến ổn định, tích cực, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ; cung ứng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, hoạt động kinh doanh tăng trưởng, an toàn, hiệu quả, bền vững.

Các NHTM cần sớm triển khai hoạt động kinh doanh theo hướng lấy hiệu quả làm mục tiêu trọng tâm, phấn đấu tăng tỷ lệ thu lãi nội bảng, thu nợ đã xử lý rủi ro, giảm chi phí trích dự phòng rủi ro và các chi phí khác; Nâng cao khả năng tài chính và tăng lợi nhuận cho NHTM, đảm bảo ổn định và cải thiện thu nhập, đời sống cho người lao động.

Hai là, nâng cao chất lượng tín dụng: Để nâng cao chất lượng tín dụng, các NHTM cần xây dựng riêng cho mình một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, cụ thể: Xác lập mục tiêu tín dụng, trong đó mức độ rủi ro từ hoạt động tín dụng phải đo lường được; đồng thời, chất lượng của dự nợ tín dụng không chỉ được quan tâm ở tài sản có nội bảng, mà còn được chú ý ở các khoản mục tài sản ngoại bảng; Xây dựng, cập nhật chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng, phù hợp với các quy định mới pháp luật Việt Nam và với các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế.


Ba là, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Triển khai giải pháp này, thời gian tới các ngân hàng cần luôn “làm mới” mình để đáp ứng nhu cầu hội nhập thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh việc duy trì các sản phẩm dịch vụ truyền thống, cần đẩy mạnh khai thác phát triển những sản phẩm mới như: Sản phẩm phái sinh, thu hút nguồn kiều hối trên cơ sở phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động, các công ty dịch vụ kiều hối, các ngân hàng đại lý nước ngoài...

Cùng với đó, các ngân hàng cũng có chính sách khai thác và tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua hệ thống ngân hàng; triển khai dịch vụ quản lý tài sản, ủy thác đầu tư, cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng… Đặc biệt là phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần hạn chế giao dịch tiền mặt bất hợp pháp, nâng cao tính thanh khoản của tiền đồng và hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế.

Đồng thời, đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản tiền gửi với thủ tục đơn giản, an toàn nhằm thu hút nguồn vốn của cá nhân trong thanh toán và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, séc thanh toán, tiết kiệm...

Bốn là, nâng cao năng lực phát triển nguồn nhân lực ngân hàng: Muốn tăng cường năng lực cạnh tranh trong hội nhập, nhân sự của các NHTM không những phải đạt yêu cầu về số lượng mà còn phải đảm bảo về cả chất lượng, không chỉ ở nhân viên tác nghiệp mà ngay cả đối với nhân sự quản lý.

Tuy nhiên, để có được một lực lượng nhân sự đảm bảo cả về chất và lượng, các NHTM cần xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của đơn vị. Theo đó, cơ cấu, sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm thực tế phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài.

Đồng thời, tăng cường tuyển dụng mới những lao động trẻ, năng động để góp phần trẻ hoá đội ngũ lao động; Nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý sử dụng nhân lực có hiệu quả, đánh giá nhân viên gắn liền với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu, coi trọng


sử dụng nhân tài và khuyến khích tài năng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển.

Cùng với đó, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực quản lý điều hành, kiến thức ngoại ngữ, khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại… từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách đồng đều và vững chắc theo hướng vừa chuyên sâu vừa tổng hợp, có khả năng cạnh tranh cao, luôn hướng tới khách hàng.

5.1.3 Kiến nghị

Từ những phân tích về kết quả của nghiên cứu này ở Chương 4 về tác động của các nhân tố đã nêu tới cấu trúc vốn của ngân hàng của NHTMCP tại Việt Nam, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị tới nhà quản trị ngân hàng nhằm hình thành một cấu trúc vốn tối ưu như sau:

5.1.3.1 Nâng cao vốn chủ sở hữu

Ta nhận thấy rằng nhân tố tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tài sản cố định (TANG) có mối tương quan ngược chiều đối với Đòn bẩy tài chính. Nghĩa là, khi ROA của ngân hàng hoặc tài sản cố định (TANG) càng tăng thì tỷ lệ nợ sẽ có xu hướng càng giảm đi. Vậy thì, với tình huống này, ta có thể thực hiện chiến lược sau: khi ngân hàng có tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản hoặc tài sản cố định đang tăng trưởng cao thì nên ưu tiên lựa chọn huy động thêm nguồn tiền thông qua kênh mở rộng vốn chủ sở hữu (nguồn vốn trong nước hoặc thực hiện phương án gọi vốn từ cổ đông chiến lược nước ngoài – thu hút nhà đầu tư ngoại). Đương nhiên, với nguồn vốn tự có nội bộ chủ động dồi dào, ngân hàng sẽ có đươc nhiều hơn cơ hội thuận lợi cho các chiến lược kinh doanh và dự án phát triển sau này (Thật vậy, vốn chủ sở hữu mang đến rất nhiều lợi ích như: gia tăng tấm đệm chống lại rủi ro phá sản, tạo lập niềm tin về thương hiệu ngân hàng, nâng cao sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh, điều tiết hài hòa tốc độ tăng trưởng, và là nguồn vốn tương đối ổn định giúp ngân hàng trụ vững trên thị trường tài chính ngày càng khốc liệt như hiện nay).

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí