trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt khái niệm, hậu quả, các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như hệ thống pháp luật quốc tế về trường hợp bất khả kháng. Đồng thời, luận văn cũng đề cập đến các ví dụ thực tiễn xảy ra trên thế giới cũng như tại Việt Nam về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, từ đó đưa ra bình luận và rút kinh nghiệm. Cuối cùng luận văn thể hiện quan điểm và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
Với mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và nội dụng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ hai, làm sáng tỏ khái niệm và đặc điểm đặc trưng, hậu quả, nguồn luật quy định về bất khả kháng và bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đặc biệt, so sánh đối chiếu các quy định trong nước và quy định quốc tế điều chỉnh về bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ ba, đưa ra và phân tích các ví dụ thực tiễn về bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã xảy ra trên thế giới cũng như tại Việt Nam.Từ đó đưa ra bình luận và bài học kinh nghiệm.
Thứ tư, đưa ra quan điểm và đề xuất trong việc hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật Việt Nam về bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
3.3. Đối tượng nghiên cứu luận văn
Luận văn nghiên cứu trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cụ thể là: khái niệm bất khả kháng và bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; các đặc điểm đặc trưng; hậu quả
của bất khả kháng; căn cứ miễn trách nhiệm trong bất khả kháng, nguồn luật điều chỉnh bất khả kháng; các trường hợp vận dụng bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thực tiễn.
Có thể bạn quan tâm!
- Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - 1
- Đặc Điểm Chung Của Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Điều Khoản Chủ Yếu Của Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Bất Khả Kháng Và Trường Hợp Bất Khả Kháng Trong Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
3.4. Phạm vi nghiên cứu luận văn
Trường hợp bất khả kháng được nghiên cứu trên cơ sở các quy định của Bộ Luật dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (Sau đây gọi là Công ước Viên 1980), Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ - Uniform Commercial Code (Sau đây gọi tắt là UCC) và có đối chiếu với quy định của một số nước trên thế giới, đồng thời căn cứ vào thực tiễn áp dụng bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luân văn đặc biệt coi trọng các phương pháp hệ thống, lịch sử, logic, tổng hợp, phân tích, diễn giải, quy nạp, so sánh pháp luật.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, làm sáng tỏ mặt lý luận các khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức, hậu quả của trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ hai, phân tích, so sánh các quy định về bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam với các quy định tương ứng trong Công ước Viên 1980 và pháp luật một số nước trên thế giới, sau đó đưa ra các quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ ba, nêu ra những điểm bất cập, chưa hợp lý của Luật Thương mại 2005 về bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ tư, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những phân tích, đánh giá và kiến nghị trong luận văn có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Luận văn còn giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ và vận dụng đúng trường hợp bất khả kháng trong thực tiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1. Tổng quan về bất khả kháng và trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Chương 2. Một số tình huống thực tế về trường hợp bất khả kháng và các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, xây dựng điều khoản bất khả kháng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ BẤT KHẢ KHÁNG VÀ TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trước tiên, vấn đề cần đặt ra là, tại sao cần phải nghiên cứu làm rõ khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc? Bởi vì, khi nói đến vấn đề bất khả kháng trong hợp đồng, thì vấn đề đầu tiên để làm cơ sở pháp lý cho việc xem xét đó là chính hợp đồng. Nhưng thực tiễn về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn có nhiều tên gọi khác nhau và nằm rải rác ở các văn bản pháp luật Việt Nam cũng như trên thế giới. Vì vậy, trong khuân khổ đề tài luận văn này, tác giả đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên sự nghiên cứu và tham khảo của các khái niệm quen dùng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại hợp đồng phổ biến trong thương mại quốc tế hiện nay, và được quy định không chỉ trong các văn kiện quốc tế mà cả những văn bản pháp luật quốc gia. Về cơ bản, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được hiểu là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung, hay nó chính là dự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bê bán với đặc trưng riêng biệt mang tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài). Để xác định được loại hợp đồng này, các văn kiện quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia đều dựa vào việc xác định yếu tố đặc trưng này. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là yếu tố nước ngoài không giống nhau theo quan điểm của luật pháp từng quốc gia và
các văn kiện quốc tế khác nhau cũng có các quy định khác nhau.
Theo Công ước Lahaye 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình, thì “hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là những hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại đóng ở các nước khác nhau và hàng hóa được chuyển từ nước ngoài bán sang nước người mua, hoặc việc ký kết hợp đồng được diễn ra ở các nước khác nhau” [11, tr.100-101].
Theo Công ước này chúng ta thấy có ba tiêu chí để phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đó là: thứ nhất - trụ sở thương mại của các bên đóng ở các nước khác nhau; thứ hai - hàng hóa được vận chuyển từ nước người bán sang nước người mua; thứ ba - hoặc việc ký kết hợp đồng được diễn ra ở các nước khác nhau.
Thuật ngữ “hoặc” trong tiêu chí thứ ba được hiểu với nghĩa không bắt buộc, tức là việc ký hợp đồng có thể diễn ra ở mọi địa điểm: có thể là ở nước người bán, nước người mua hay ở một nước thứ ba do hai bên lựa chọn. Như vậy, theo Công ước Lahaye, tiêu chí quan trọng nhất để xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tiêu chí trụ sở thương mại: các bên mua và bán phải có trụ sở thương mại đóng ở các nước khác nhau. Công ước Lahaye không đề cập tới vấn đề quốc tịch của các bên mua và bán, không quy định là các bên (bên mua và bên bán) phải có quốc tịch khác nhau.
Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 đã đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là “hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại đặt tại các nước khác nhau” [12, tr.56-57]. Từ khái niệm này cho thấy, Công ước Viên 1980 chỉ đưa ra một tiêu chí để xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đó là các bên mua và bán phải có trụ sở thương mại đóng ở các nước khác nhau. Quốc tịch các bên, tính chất dân sự hay thương mại của các bên hoặc của hợp đồng không phải là tiêu chí để xác định hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế.
Cụ thể hơn, Điều 10 Công ước quy định, nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ là trụ sở nào có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng. Trong trường hợp các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ làm căn cứ xác định.
Như vậy, cả Công ước Lahaye 1964 và Công ước Viên 1980 đều lấy tiêu chí trụ sở thương mại của các bên đương sự làm tiêu chí quan trọng để xác định hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nếu trụ sở của các bên mua và bán đóng ở các nước khác nhau thì đó là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, còn nếu trụ sở của các bên mua và bán đóng trong một nước thì đó không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Yếu tố quốc tịch của các bên mua và bán không được hai Công ước này đề cập tới.
Trên thực tế, hầu hết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các bên có trụ sở đóng ở các nước khác nhau, đồng thời có quốc tịch khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước người bán sang nước người mua hoặc sang nước thức ba. Có một số lượng nhỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các bên có cùng quốc tịch, nhưng có trụ sở thương mại đóng ở các nước khác nhau và hàng hóa được chuyển qua khỏi biên giới nước người bán. Ví dụ, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân người Anh đóng trụ sở tại Anh với chi nhánh của thương nhân người Anh đóng trụ sở tại Hồng Kông, hàng hóa được chuyển từ Hồng Kông về Anh.
Khác với Công ước Lahaye năm 1864, Công ước viên năm 1980 không đưa ra tiêu chí hàng hóa phải được chuyển qua biên giới của một nước để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Theo quan điểm của Pháp, khi xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý. Theo các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp đồng quốc tế là hợp đồng tạp nên sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước, nói cách khác, hợp đồng đó thể hiện quyền lợi của thương mại quốc tế. Theo tiêu chuẩn pháp lý, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh toán.
Theo quan điểm của luật Việt Nam, Luật Thương mại 2005 không đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà liệt kê những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 27 nêu rõ: mua bán quốc tế thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu. Sau khi liệt kê như vậy Luật Thương mại 2005 đã xác định rõ thế nào là xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, như sau:
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật [21, Điều 28, Khoản 1].
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc việt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật [21, Điều 28, Khoản 2].
Tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ lãnh thổ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam [21, Điều 29, Khoản 1].
Tạm xuất tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam [21, Điều 29, Khoản 2].
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam [21, Điều 30, Khoản 1].
Với năm khái niệm về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu nêu trên, có thể thấy Luật Thương mại Việt Nam 2005 đã sử dụng tiêu chí hàng hóa phải là động sản, hàng có thể được di chuyển qua biên giới của Việt Nam hoặc qua biên giới của một nước (vùng lãnh thổ), hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng, để xem xét tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vậy, nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là bất động sản thì hợp đồng đó không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho dù bất động sản được bán cho người nước ngoài. Mua bán bất động sản với người nước ngoài phải theo một cơ chế pháp lý riêng.
Như vậy, từ việc tham khảo các khái niệm của văn bản quốc tế, cũng như quy định của pháp luật Việt Nam, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sau:
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thống nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài mà thông qua đó, thiếp lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau. Yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được biểu hiện:
Một là, các bên tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các thương nhân có quốc tịch khác nhau và có trụ sở thương mại ở các