Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế


điều kiện hợp đồng vô hiệu (tức điều kiện cấm) nhưng đồng thời lại quy định cả điều kiện có hiệu lực buộc phải lựa chọn theo pháp luật dự liệu.

Ở Việt nam trước khi BLDS 2005 ra đời, pháp luật có sự phân biệt giữa hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế và hợp đồng thương mại nên các nhà làm luật có các phương án tiếp cận khác nhau về điều kiện hiệu lực, vô hiệu hợp đồng trong các lĩnh vực nói trên. Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định cả điều kiện hiệu lực và các yếu tố vô hiệu trong giao dịch dân sự (hợp đồng). Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế lại theo phương án hai, nghĩa là chỉ quy định các trường hợp hợp đồng kinh tế vô hiệu, còn Luật thương Mại VN 1997, tuy không có quy định chung về điều kiện hiệu lực cũng như vô hiệu của hợp đồng trong hoạt động thương mại, song cũng quy định điều kiện hiệu lực của hợp đồng trong một số hợp đồng cụ thể. BLDS 2005 ra đời đã khắc phục được những hạn chế về sự không thống nhất trong cách quy định về hiệu lực của hợp đồng nêu trên. Theo đó, giao dịch dân sự nói chung có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện như : người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Giao dịch dân sự mà vi phạm một trong các điều kiện này sẽ bị coi là vô hiệu. Đồng thời, BLDS 2005 cũng quy định các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Như vậy pháp luật Việt Nam quy định về hiệu lực của hợp đồng theo cách vừa dự liệu cụ thể các điều kiện cần và đủ để giao dịch/ hợp đồng có hiệu lực vừa quy định các trường hợp, điều kiện vô hiệu của hợp đồng. Đây là những quy định khá chặt chẽ.

Đề cập đến việc xác định hiệu lực của một hợp đồng không chỉ xác định xem nội dung thỏa thuận/ hợp đồng đó có hợp pháp/ trái quy định của pháp luật hay không? Mà còn xem xét hợp đồng đó có hiệu lực từ thời điểm nào? Và ở đâu?. Về nguyên tắc, khi thỏa thuận của hợp đồng được hình thành hợp pháp sẽ ràng buộc các bên tham gia giao kết hợp đồng mà không phụ thuộc vào điều kiện về hình thức, thủ tục hợp đồng, trừ trường hợp ngoại lệ. Bất kỳ một hoặc các bên trong hợp đồng nếu vi phạm những quy định về điều kiện hiệu lực hợp đồng mà pháp luật quy định sẽ làm cho hợp đồng bị vô hiệu, không phát sinh quyền và nghĩa vụ mà các bên đã


thỏa thuận hoặc giao kết trong hợp đồng. Tuy nhiên thời điểm nào thì hợp đồng phát sinh hiệu lực và được pháp luật ghi nhận đối với từng loại hợp đồng khác nhau là khác nhau. Chẳng hạn hợp đồng miệng có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên thỏa thuận miệng xong về hàng hóa mua bán và giá cả mua bán. Nhưng đối với hợp đồng bằng văn bản thì có thể phát sinh kể từ khi các bên ký đủ vào hợp đồng hoặc cũng có trường hợp có hiệu lực theo đúng ngày nhất định mà các bên ấn định.

Từ những đặc điểm trên có thể định nghĩa: “Hiệu lực của HĐMBHHQT là những căn cứ về nội dung và hình thức hợp pháp theo quy định của pháp luật mà các bên khi giao kết hợp đồng phải tuân theo nhằm làm phát sinh và đồng thời ràng buộc việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng đã thỏa thuận”.

1.3.2 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.3.2.1 Chủ thể giao kết hợp đồng phải hợp pháp

Có thể nói, yếu tố đầu tiên để xác định hiệu lực của HĐMBHHQT chính là chủ thể giao kết hợp đồng phải hợp pháp. Chủ thể hợp pháp là chủ thể có đầy đủ năng lực dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Hay nói cách khác là người đó phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao kết hợp đồng. Pháp luật các nước đa số đều quy định điều kiện này là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Năng lực pháp luật của một cá nhân có từ khi sinh ra, từ khi thành lập đối với pháp nhân và mất khi cá nhân chết đi hoặc bị nhà nước tước bỏ. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Bằng việc có năng lực pháp luật, pháp luật trao cho các chủ thể quyền và nghĩa vụ đồng thời bảo hộ ngang nhau cho các chủ thể các quyền và nghĩa vụ đó. Điều này giúp cho các chủ thể đều có quyền tự do kinh doanh, tự do mua bán và tự do ký kết hợp đồng… “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam như công dân Việt nam”[ (Điều 761, BLDS 2005). Đối với Pháp nhân, năng lực pháp luật có từ khi được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật và cũng mất đi khi giải thể hay bị tuyên bố phá


Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 4

sản và xóa tên trong đăng ký kinh doanh. Theo quy định của Điều 765, BLDS 2005 “năng lực pháp luật của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi mà pháp nhân đó thành lập, trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam có quy định khác”.

Pháp luật của từng nước khác nhau thì quy định khác nhau về cách xác định năng lực hành vi dân sự của một chủ thể (cá nhân hoặc pháp nhân). Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Đ i ề u 1 7 , B L D S 2 0 0 5 ). Năng lực hành vi của pháp nhân được thể hiện qua hành vi đại diện của người đứng đầu pháp nhân đó. Năng lực hành vi của pháp nhân được tạo bởi quy mô tổ chức, khả năng kinh tế và năng lực thực tế của một pháp nhân để thực hiện những quyền mà pháp luật quy định đồng thời cũng bằng chính năng lực của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ của chính pháp nhân đó tạo ra.

Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể khi tham gia giao kết HĐMBHHQT được coi là hợp pháp khi có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ được quy định chung trong BLDS 2005 đồng thời phải đảm bảo đáp ứng điều kiện riêng về chủ thể kinh doanh quy định trong pháp luật chuyên nghành. Theo LTM 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định các bên trong HĐMBHHQT phải là thương nhân hoặc các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại quy định tại Luật Thương mại, cụ thể: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” (Khoản 1, Điều 6 LTM 2005).

Liên quan đến xác định tư cách chủ thể của hợp đồng, pháp luật quy định các chủ thể có đủ năng lực hành vi có thể tự mình ký kết hợp đồng nhưng cũng có thể thông qua người đại diện hợp pháp của họ để ký kết hợp đồng. Người đại diện hợp pháp có thể nhân danh người được đại diện ký kết, thực hiện hợp đồng nhưng hợp đồng do người đại diện ký kết chỉ có hiệu lực trong phạm vi được đại diện hoặc có thể có hiệu lực ngoài phạm vi được đại diện trong trường hợp bên cử đại diện đồng ý.


1.3.2.2. Các bên tham gia giao kết hợp đồng trên cơ sở ý chí tự nguyện, không có sự ép buộc.

Hợp đồng là những cam kết ưng thuận, phản ảnh sự thống nhất ý chí thực sự của các bên tham gia. Đây là một trong những yếu tố cơ bản thiết lập nên hợp đồng, thiếu nó thì không được coi là hợp đồng. Mọi nội dung thoản thuận không phù hợp với ý chí đích thực của các bên coi như nội dung đó không được thừa nhận về giá trị pháp lý hiệu lực của hợp đồng. Nguyên tắc tự nguyện giao kết hợp đồng cũng được quy định trong pháp luật về hợp đồng của các quốc gia và được pháp luật của quốc gia bảo vệ. Các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản cho các cam kết của họ thậm chí ngay cả khi luật có các qui định về việc thực hiện các nghĩa vụ cụ thể của hợp đồng nhưng các bên vẫn có quyền tự do bãi bỏ hoặc thay đổi các quy tắc áp dụng. Chẳng hạn, ngay tại điều 6 của CISG cho phép các bên "không phải áp dụng Công ước này hoặc...làm giảm bớt hay thay đổi hiệu lực của bất kỳ điều khoản nào của Công ước này".

Tất cả các trường hợp vi phạm nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, nói cách khác là có sự cản trở, gian dối, nhầm lẫn hay cưỡng ép đều có thể là nguyên nhân làm cho hợp đồng không có hiệu lực bởi lẽ trong các trường hợp đó, mục đích và mong muốn giao kết hợp đồng ban đầu của các bên không đạt được, những động cơ tiêu cực đó không thể làm cơ sở phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Bộ luật dân sự các nước đều dự liệu 03 trường hợp chủ yếu hợp đồng giao kết không có sự tự nguyện thỏa thuận là hợp đồng giao kết do nhầm lẫn, hợp đồng giao kết do bị đe dọa và hợp đồng giao kết do bị lừa dối. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp này đều làm cho hợp đồng không có hiệu lực mà việc xác định hợp đồng có bị vô hiệu thực sự hay không còn phải dựa vào từng trường hợp cụ thể.

Nhầm lẫn là một từ chỉ trạng thái ý thức của một người tại một thời điểm nhất định hiểu sai lệch nội dung của sự vật. Nhầm lẫn trong khi giao kết HĐMBHH là việc tin nhầm về sự việc hoặc về pháp luật liên quan đến nội dung của hợp đồng và nhầm lẫn đó phải là sự nhầm lẫn nghiêm trọng liên quan đến các yếu tố quyết định đối với việc giao kết hợp đồng. Đó có thể là nhầm lẫn về đối tượng của hợp


đồng (chủng loại, tính chất, chất lượng) hoặc nhầm lẫn về chủ thể của hợp đồng trong trường hợp hợp đồng được ký kết phải dựa trên nhân thân của chủ thể (hợp đồng bán hàng trả chậm) hoặc nhầm lẫn về bản chất của hợp đồng. Các trường hợp nhầm lẫn nói trên nếu là do lỗi cố ý của một bên (biết hoặc phải biết việc nhầm lẫn) mà làm cho bên kia hiểu nhầm và giao kết hợp đồng đều dẫn đến hậu quả pháp lý làm hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên nếu là do lỗi vô ý thì hợp đồng vẫn có thể có hiệu lực nếu được bên kia đồng ý và chấp thuận thay đổi sự nhầm lẫn.

Lừa dối là thủ đoạn của một bên trong hợp đồng cố tình che dấu sự thật về những nội dung của hợp đồng giao kết để bên kia tin vào một việc khác hay nhầm lẫn với một sự việc khác (lẽ ra phải được biết) mà vẫn giao kết hợp đồng. Bản chất của lừa dối là không trung thực và thiện chí khi giao kết hợp đồng (nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng) vì vậy nó gây ra hậu quả làm hợp đồng vô hiệu.

Đe dọa, cưỡng ép là hành vi của một bên trong hợp đồng hoặc của bên thứ ba khác dùng mọi cách thức không chính đáng và không hợp pháp tác động đến bên kia của hợp đồng buộc phải giao kết. Trong hoàn cảnh bị đe dọa, ép buộc như vậy bên kia của Hợp đồng không thể làm khác được là phải giao kết Hợp đồng để tránh thiệt hại có thể xảy ra. Đe dọa hoặc cưỡng ép cũng có thể là việc không hành động nhưng hậu quả của việc không thực hiện đó ảnh hưởng hoặc đe dọa trực tiếp đến bên kia khiến cho bên kia không có lựa chọn khác nào ngoài việc giao kết hợp đồng. Tương tự như trường hợp bị lừa dối và nhầm lẫn, người bị đe dọa đã phải ký kết hợp đồng mà không phản ánh ý chí đích thực của mình vì vậy hành vi đó cũng làm cho hợp đồng bị vô hiệu.

1.3.2.3 Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hợp pháp.

Nội dung của HĐMBHHQT là những cam kết hay thỏa thuận của các bên về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Những thỏa thuận đó trước hết được xuất phát từ những động cơ, mục đích hợp pháp của các bên sau đó được biểu hiện cụ thể thành những điều khoản của hợp đồng cũng phải hợp pháp, không trái với quy định của pháp luật thì mới có hiệu lực thực hiện đối với các bên.


Pháp luật của các nước khác nhau quan niệm khác nhau về nội dung cơ bản của HĐMBHHQT. Thông thường các nước đều coi những điều khoản cơ bản của HĐMBHHQT là đối tượng của hợp đồng (tên loại hàng hóa, số lượng và phẩm chất); giá cả hợp đồng; thời hạn của hợp đồng (thời hạn giao, nhận hàng hóa); phương thức thanh toán (đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, địa điểm thanh toán.); địa điểm giao nhận hàng hóa. Trong những điều khoản này thì điểu khoản về đối tượng và giá cả của HĐMBHHQT có ý nghĩa quyết định tính hợp pháp về nội dung của hợp đồng. Đối tượng của hợp đồng hợp pháp khi nó không phải là loại hàng hóa nằm trong danh mục pháp luật cấm lưu thông, sử dụng. Ngoài những nội dung chủ yếu của hợp đồng như trên, các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác như điều khoản bảo hành, bảo hiểm hàng hóa, điều khoản trọng tài, luật áp dụng giải quyết tranh chấp.

1.3.2.4 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hợp pháp

Hợp đồng kinh doanh, dù được soạn thảo bằng văn bản hay chỉ là những thỏa thuận bằng lời, đều đóng vai trò là “hòn đá tảng” cho các hoạt động đầu tư và phần lớn các hoạt động kinh doanh khác của các chủ thể kinh doanh. Như đã trình bày ở phần trên, tự do thoả thuận là một trong những nguyên tắc quan trọng trong giao kết hợp đồng kinh doanh. Điều này có nghĩa là các bên được phép lựa chọn hình thức thích hợp khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, để bảo đảm tránh rủi ro trong các giao dịch hợp đồng giữa các bên, cũng như để bảo vệ trật tự pháp luật và lợi ích kinh doanh đối với một số loại hợp đồng, pháp luật quy định chủ thể giao kết hợp đồng phải tuân theo những hình thức nhất định, ngược lại nếu không tuân thủ, hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực. Vì thế, yếu tố hình thức HĐMBHHQT rất quan trọng, trong nhiều trường hợp nó ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Trong xu hướng nền kinh tế thế giới áp dụng công nghệ tin học vào các giao lưu thương mại buôn bán, hình thức giao kết hợp đồng qua thư điện tử và tạo chữ ký điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến.

Pháp luật nhiều nước trên thế giới trong đó có pháp luật của Việt Nam quy định bắt buộc cụ thể đối với một số loại hợp đồng phải thể hiện bằng hình thức nhất


định, nếu vi phạm quy định này, hợp đồng đã ký kết sẽ không có giá trị. Chẳng hạn đối với những HĐMBHHQT do có giá trị lớn phải tuân thủ hình thức ký kết bằng văn bản. Pháp luật của Đức [28] đã đưa ra các đòi hỏi đầu tiên là phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện về hình thức để nhằm bảo vệ những người không có kinh nghiệm đối mặt với những tình huống bất ngờ, cũng như để hạn chế phương pháp chứng cứ. Hay đơn cử Anh và Úc, hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản khi giá trị của nó lớn hơn 10 bảng Anh. Tuy nhiên, việc pháp luật quy định hợp đồng phải được thiết lập bởi những hình thức nhất định sẽ vô tình tạo nên sự đối ngược giữa mong muốn của các bên với hiệu lực của hợp đồng.

1.3.2.5 Thời điểm hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Xác định hiệu lực của hợp đồng không chỉ xác định những nội dung thỏa thuận trong hợp đồng có hợp pháp hay không mà còn xác định khi nào thì hợp đồng đó bắt đầu có hiệu lực thực hiện hay hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm nào? Điều này có ý nghĩa lớn trong việc xác định chính xác quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Thời điểm có hiệu lực của HĐMBHHQT phụ thuộc chủ yếu vào cách thức và hình thức mà các bên giao kết hợp đồng thỏa thuận.

Trước hết đối với hợp đồng miệng, hiệu lực của hợp đồng phát sinh từ thời điểm các bên giao kết hợp đồng bằng lời nói. Việc giao kết hợp đồng bằng lời nói có thể trực tiếp có mặt của các bên, hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, truyền hình… Phương thức ký hợp đồng này ít được sử dụng trong HĐMBHHQT vì nó chỉ được áp dụng và thường được công nhận hiệu lực trong trường hợp các bên lựa chọn hình thức này như một thói quen, tập quán thương mại đã sử dụng lâu dài …. Thông thường trường hợp này, hợp đồng có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên thỏa thuận xong điều khoản cơ bản về việc mua, bán hàng hóa, bên được đề nghị giao kết chấp thuận đề nghị giao kết hợp đồng với bên đề nghị. Những điều khoản cơ bản là điều khoản về loại hàng hóa và giá cả hàng hóa đó. Hình thức hợp đồng bằng lời nói như đã nói trên thường chỉ áp dụng đối với các bên trong hợp đồng có mối quan hệ đối tác lâu dài, uy tín và khó xuất hiện yếu tố rủi ro tranh chấp trong hợp đồng.


Thứ hai, đối với hợp đồng ký kết bằng văn bản chào hàng và chấp nhận chào hàng có hiệu lực thì hiệu lực của hợp đồng phát sinh từ một trong các thời điểm sau:

a) Các nước theo Thuyết tiếp thu [19]: hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm bên đề nghị giao kết nhận được thông báo trả lời bằng văn bản chấp nhận giao kết hợp đồng trong thời hạn chào hàng/ trong thời điểm hợp lý. b) Các nước theo Thuyết tống phát quy định: trong thời hạn của chào hàng, hợp đồng có hiệu lực ngay từ thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng và tính từ thời điểm văn bản chấp thuận được gửi đi. c) Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng không quy định thời hạn chấp thuận chào hàng/thời hiệu của chào hàng thì hợp đồng chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị chấp nhận giao kết và bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng này. d) Trường hợp người được đề nghị giao kết hợp đồng nhận được đề nghị giao kết hợp đồng mà vẫn im lặng hoặc không có hành động gì về việc chấp nhận giao kết thì không thể hình thành hợp đồng. Trong trường hợp đó, đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực khi các bên thỏa thuận im lặng là sự chấp nhận giao kết hợp đồng.

Thứ ba, việc giao kết hợp đồng bằng văn bản được thể hiện bằng nhiều cách thức khác nhau như văn bản bản fax hoặc văn bản thư điện tử. Các hình thức này có thể được thể hiện bằng chính những văn bản đề nghị hay văn bản chấp thuận đề nghị giao kết hợp đồng mà không cần xác lập hợp đồng và cũng phát sinh hiệu lực theo phân tích trên nhưng trong đa số các trường hợp là thể hiện bằng văn bản hợp đồng và chỉ phát sinh hiệu lực từ một thời điểm nhất định do các bên ấn định trong hợp đồng hoặc thời điểm khi cả hai bên đã ký vào văn bản hợp đồng (sau khi đã thống nhất về các đề nghị giao kết hoặc các nội dung đã thỏa thuận trước đây). Đây là hình thức phổ biến nhất của HĐMBHHQT bởi lẽ nó là chứng cứ rõ ràng, đầy đủ và an toàn nhất cho các bên tham gia Hợp đồng.

1.4 Xung đột pháp luật về hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.4.1 Xung đột pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Các bên khi tham gia ký kết HĐMBHHQT đều mong muốn hợp đồng đó có hiệu lực và mỗi bên thường sẽ dựa vào những quy định của pháp luật nước mình để

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí