Khái Niệm Và Các Đặc Điểm Của Các Tội Xâm Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ


1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.1.1. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

Trật tự an toàn giao thông đường bộ là trạng thái trật tự, an toàn, thông suốt, thuận lợi trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh nhằm hạn chế thấp nhất tai nạn giao thôn đường bộ, gây thiệt hại về người và tài sản. Về mặt bản chất, thì vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ chính là những hành vi làm cho trật tự giao thông bị biến dạng, bị phá vỡ, đặt tính mạng, sức khỏe của con người và tải sản vào tình trạng bị thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Về hình thức, vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là trái với qui định trong Luật giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản pháp luật khác về giao thông vận tải đường bộ. Các hành vi vi phạm này rất đa dạng, bao gồm các hành vi sau:

1) Các hành vi vi phạm qui tắc giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; 2) Các hành vi vi phạm qui định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ; 3) Các hành vi vi phạm qui định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; 4) Các hành vi vi phạm qui định về vận tải đường bộ; 5) Các hành vi vi phạm khác có liên quan đến giao thông đường bộ. Những hành vi này xâm phạm đến an toàn công cộng – an toàn về tính mạng và tài sản của công dân và xã hội tai những khu vực hoạt động, sinh hoạt đông người. Sự an toàn này là nhu cầu cần thiết của xã hội và là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng xã hội văn minh [18, tr.196].

Ngay từ khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng bằng việc ra một số văn bản như: Điều lệ tạm thời số 329-CP ngày 17/9/1954 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý các loại vũ khí; Nghị định số 23-CP ngày 24/02/1973 của Hội đồng Chính phủ về việc tàng trữ và sử dụng vật liệu nổ... góp phần tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, ổn định, bảo đảm nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống của nhân dân. Vì vậy, hiện nay, để tiếp tục bảo đảm tốt công tác giữ gìn an toàn công cộng, trật tự công cộng ở nước ta, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải không ngừng đầu tư cơ sở, vật chất kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Quá trình giữ gìn bảo đảm an toàn công cộng, trật tự công cộng cũng chính là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản và nhiều quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.

Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là những hành vi vi phạm pháp luật, những hành vi vi phạm đó có nhiều loại khác nhau, gây ra thiệt hại ở những mức độ khác nhau. Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 thì các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ cho dù người thực hiện có lỗi vô ý hay cố ý, song nếu nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội đến mức "đáng kể" thì người thực hiện hành vi đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ được quy định từ Điều 202 đến 207 trong BLHS 1999.

Tuy nhiên, không phải mọi hành vi xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng đều bị xử lý hình sự, việc xử lý phải trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi công dân có ý thức chấp hành, nhắc nhở, cảnh cáo, xử lý hành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

chính, chúng ta chỉ xử lý hình sự đối với những trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ đáng kể hay gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Vì vậy, ranh giới xác định vấn đề trách nhiệm hình sự với các trách nhiệm pháp lý khác (dân sự, hành chính...) được phân định rõ ràng trên cơ sở tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hậu quả tác hại mối quan hệ xã hội bị xâm hại, cũng như thái độ của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Thực tế cho thấy các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung và các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về tài sản và tính mạng, sức khỏe của công dân, ảnh hưởng đến trật tự ở những nơi công cộng, đến hoạt động chung của xã hội.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh:

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông - 3

Nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật giao thông. Tăng cường hạ tầng kỹ thuật, phương tiện giao thông công cộng, năng lực tổ chức giao thông; thực hiện phương án điều tiết hợp lý cơ cấu và quản lý chất lượng các phương tiện giao thông để giảm tới mức thấp nhất tai nạn giao thông [19, tr.223-233]; v.v...

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giữ gìn an toàn, trật tự công cộng trong đời sống xã hội, trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, hệ thống văn bản pháp luật, Bộ luật hình sự đã quy định Chương "Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng" để bảo vệ các lợi ích trên, xử lý các hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao, qua đó bảo đảm mọi sinh hoạt, vui chơi, giải trí, hoạt động công cộng được an toàn, ổn định và tuân thủ các quy tắc xã hội và quy tắc của pháp luật. Vì vậy, tôn trọng và bảo vệ "an toàn công cộng, trật tự công cộng" là “một trong những thước đo, tiêu chí để đánh giá sự ổn định của xã hội, đánh giá sức mạnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật,

khả năng quản lý của các cơ quan, tổ chức, đồng thời nó cũng đánh giá được ý thức pháp luật, văn minh pháp lý của công dân” [20, tr.439].

Những quan hệ xã hội luật hình sự bảo vệ mà các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ xâm phạm đến, cùng với các khách thể khác, là một trong những khách thể quan trọng được Bộ luật hình sự Việt Nam bảo vệ, tôn trọng và bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến nhóm khách thể này đều bị xử lý theo các quy định về những tội phạm tương ứng của Bộ luật hình sự.

Do vậy, dưới góc độ khoa học luật hình sự, theo chúng tôi khái niệm các tội phạm đang đề cập có thể định nghĩa như sau:

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại đáng kể về tính mạng, sức khỏe của con người, thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của tổ chức, của công dân, và qua đó xâm phạm đến sự ổn định nơi công cộng và xã hội, được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

1.1.2. Đặc điểm của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

Theo khái niệm ở trên, mặc dù tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là một nhóm tội phạm cụ thể có sự khác nhau về hành vi, về đối tượng xâm hại, về lỗi... song về cơ bản chúng có cấu thành chung như sau:

- Về khách thể của tội phạm

Các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trước hết xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trên lĩnh vực giao thông đường bộ và đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, bên cạnh việc trực tiếp xâm hại đến các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông

đường bộ, tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong nhiều trường hợp còn trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người; tài sản của nhà nước, của tổ chức và công dân. Vì vậy, việc quy định các tội xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ trong BLHS không chỉ nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng, an toàn giao thông, an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung mà còn nhằm mục đích bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, tài sản của nhà nước, của các tổ chức và của công dân. Giữ gìn trật tự an toàn công cộng (trong đó có trật tự an toàn giao thông đường bộ) là một bộ phận quan trọng của hoạt động quản lý xã hội, là một trong những chức năng cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời cũng là nghĩa vụ của công dân. Để giữ gìn trật tự an toàn công cộng cần phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, thuyết phục, giáo dục và cưỡng chế trong đó luật hình sự giữ vai trò hết sức quan trọng. Việc BLHS qui định các tội xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại các Điều 202, 203, 204, 205, 206, 207 trước hết là nhằm bảo vệ trật tự an toàn giao thông, đảm bảo cho hoạt động giao thông đường bộ diễn ra an toàn, thông suốt, thuận lợi... phục vụ tốt cho việc xây dựng phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất; xây dựng phát triển văn hóa; củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh; mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước... Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng chính là bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe không phải chỉ của một người mà là của tất cả mọi người, sự an toàn về tài sản của nhà nước, các tổ chức và công dân nói chung. Vì vậy có thể khẳng định rằng, khách thể cùng loại của nhóm tội phạm xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ là các quan hệ xã hội hết sức quan trọng: đó là trật tự an toàn giao thông đường bộ, tính mạng, sức khỏe của công dân, tài sản của nhà nước, của tổ chức và sự phát triển của

đất nước nói chung. Căn cứ vào khách thể bị xâm hại và các đặc điểm pháp lý của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ thì khách thể loại của nhóm tội phạm này xâm phạm đến những quy định về an toàn công cộng. Những quy định về an toàn công cộng rất đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm những quy định, điều lệ, nội quy… (những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa) v.v… ở những nơi công cộng trên các lĩnh vực giao thông đường bộ… những quy định này nhằm đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, của tổ chức, an toàn về tính mạng và tài sản của công dân [21, tr.433].

• Về mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của nhóm tội phạm này là các hành vi vi phạm các qui định của nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Các hành vi vi phạm này được thể hiện cả dưới dạng hành động phạm tội và không hành động phạm tội nhưng chủ yếu là hành động phạm tội. Trong đó một số tội chỉ có thể thực hiện dưới dạng hành động phạm tội, như tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn, tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.

Các dạng vi phạm cụ thể của nhóm tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ bao gồm:

+ Vi phạm các qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là những hành vi vi phạm các qui định nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ: chở hàng hóa cồng kềnh, chằng buộc hàng hóa không đúng qui định, quay xe, rẽ phải, rẽ trái, tránh vượt sai qui định, chạy quá tốc độ...

+ Vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông liên quan đến kết cấu hạ tầng đường bộ gồm các hành vi cản trở giao thông:

đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ, đặt trái phép chướng ngại vật cản trở giao thông đường bộ. Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, các thiết bị trật tự an toàn giao thông đường bộ...

+ Vi phạm các qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ thể hiện bằng việc đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đủ điều kiện an toàn như hỏng bộ phận chuyển động, hỏng tay lái, hỏng phanh, hỏng gầm, lốp xe... đã mòn quá quy định, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn báo hãm, đèn báo hiệu các loại không đạt tiêu chuẩn, hệ thống chuyển hướng không có hiệu lực, bánh lốp không đúng kích cỡ, tiêu chuẩn kỹ thuật và áp lực hơi theo quy định cho từng loại xe.... Cho phép các chủ phương tiện sử dụng các phương tiện giao thông vận tải đường bộ không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết, hành vi này thường là của những người có thẩm quyền cho phép các chủ phương tiện sử dụng các phương tiện giao thông vận tải, như cán bộ cơ quan đăng kiểm.... Điều động các phương tiện giao thông vận tải đường bộ không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật tham gia vào các hoạt động giao thông.

+ Hành vi vi phạm điều kiện của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Hành vi được biểu hiện ở việc điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không có đủ điều kiện khác như điều kiện về sức khoẻ, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn.v.v... vào điều khiển phương tiện giao thông hoặc điều động người say rượu hoặc dùng các chất kích thích khác điều khiển các phương tiện giao thông vận tải đường bộ.

+ Hành vi gây rối trật tự an toàn giao thông đường bộ bằng phương tiện giao thông cơ giới thể hiện bằng các hành vi: tổ chức đua xe hoặc đua xe mô tô, ô tô hoặc các loại xe có gắn động cơ khác (công nông, máy cày, máy kéo...) trái phép.

Về hậu quả tác hại: Hầu hết các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đều có cấu thành vật chất vì vậy, hậu quả tác hại cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Các tội phạm quy định tại các Điều 202, Điều 203, Điều 204, Điều 205 điều là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.

Đối với tội đua xe trái phép quy định tại Điều 206 thì hậu quả là gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác. Nếu chưa gây ra thiệt hại nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích.

Các thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng sức khỏe hoặc tài sản thiệt hại sức khỏe hoặc tài sản phải có mối quan hệ nhân quả với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Điều này đổi hỏi phải xác định được những thiết hại đó có nguyên nhân trực tiếp từ việc vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Đối với tội tổ chức đua xe trái phép quy định tại Điều 207 là tội có cấu thành hình thức nên chỉ cần có hành vi tổ chức đua xe như khởi xướng việc đua xe, xúi giục, kích động, lôi kéo, tập hợp các tay đua, tuyển chọn các tay đua; đưa ra một số các qui định về tính chất, hình thức đua cũng như giải thưởng; bố trí thời gian, địa điểm tập kết, đường đua; chuẩn bị chương trình, kế hoạch đua xe cũng như để đối phó với các cơ quan chức năng.v.v... là tội phạm hoàn thành mà không cần gây ra hậu quả, tác hại cho xã hội.

• Về mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm xâm phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ thường được thực hiện với lỗi vô ý thể hiện dưới cả hai dạng là vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả. Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc xảy ra nhưng có thể ngăn ngừa được. Chính vì do tự tin hoặc do cẩu thả trong khi thực hiện hành vi mà đã để xảy ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội [22, tr.497].

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí