Về Đường Lối Xử Lý Đối Với Bị Cáo Trong Các Vụ Án Giao Thông Đường Bộ

"giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự.

2. Đối với hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển xe môtô trên 50cm3, thì quan điểm xử lý của các cơ quan tiến hành tố tụng ở các địa phương thường rất khác nhau:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, trong mọi trường hợp (cả khi người giao biết rõ hay không biết rõ là người được giao có giấy phép lái xe hay không), thì hành vi của người giao và hành vi của người được giao điều khiển xe máy đều là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ tai nạn nên cả hai người này đều phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình (về tội "giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộtheo Điều 205 Bộ luật hình sự và tội "vi phạm quy định về điều khiển phương giao thông đường bộ" theo Điều 202 Bộ luật hình sự) đồng thời phải liên đới bồi thường thiệt hại gây ra.

- Quan điểm thứ hai thì cho rằng hành vi của người giao cho người khác không có giấy phép lái xe điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quy định tại Điều 205 Bộ luật hình sự và phải liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp nếu người này biết rõ người được giao không có giấy phép lái xe môtô trên 50cm3. Còn trong trường hợp do chủ quan mà họ cho rằng người được giao có giấy phép lái xe môtô trên 50cm3, thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự cũng như không phải liên đới bồi thường thiệt hại do hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra (vì giữa hành vi này với hậu quả xảy ra không có quan hệ nhân quả).

- Quan điểm thứ ba cho rằng, trong các trường hợp này nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ tai nạn (quan hệ nhân quả) là do hành vi của người điều khiển xe máy (không có giấy phép lái xe) gây ra. Mặt khác, người điều khiển

xe máy là người có năng lực hành vi và ý thức được tính nguy hiểm về hành vi điều khiển xe máy khi không có giấy phép lái xe của mình. Vì vậy, người này phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "vi phạm quy định về điều khiển phương giao thông đường bộ" theo khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Còn hành vi của người giao cho người không có giấy phép lái xe điều khiển xe máy chỉ là điều kiện dẫn đến vụ tai nạn (không có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra) nên không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng không có cơ sở để buộc họ phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ ba về hướng giải quyết vụ án, kể cả trong trường hợp phương tiện giao thông đường bộ là ôtô với lý do sau đây: cả xe môtô và ôtô đều là phương tiện giao thông đường bộ và cũng là nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, khi nền kinh tế phát triển thì đời sống vật chất và nhu cầu sinh hoạt, đi lại của công dân ngày càng cao, nếu như trước đây phương tiện đi lại của cá nhân bằng xe đạp là chủ yếu thì nay đã được thay thế bằng xe môtô và trong tương lai không xa sẽ chủ yếu là bằng ôtô. Việc cho thuê, cho mượn xe máy, ôtô giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với tổ chức là một hiện tượng phổ biến và là một quan hệ pháp luật (hợp đồng dân sự) được điều chỉnh bằng pháp luật dân sự. Pháp luật không quy định người cho thuê, cho mượn ôtô, xe máy phải kiểm tra xem người thuê, mượn có đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ hay không (trừ trường hợp người đó có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý và điều động phương tiện giao thông đường bộ). Việc sử dụng các phương tiện ôtô, xe máy của người thuê, mượn để tham gia giao thông là quan hệ pháp luật khác không liên quan đến hợp đồng thuê, mượn trước đó và được điều chỉnh bằng pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau (luật hành chính, luật hình sự,…). Mặt khác, người thuê, mượn có đầy đủ năng lực hành vi nên họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của

mình. Chỉ trong trường hợp người được giao (thuê, mượn) không có năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi thì người giao (cho thuê, cho mượn,…) phương tiện giao thông đường bộ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải liên đới bồi thường thiệt hại. Vì vậy, quy định tại Điều 205 Bộ luật hình sự cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn theo hướng tách thành hai điều luật để điều chỉnh đối với hai nhóm chủ thể khác nhau và phi tội phạm hóa đối với hành vi giao cho người có năng lực hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

2.1.2.6. Về đường lối xử lý đối với bị cáo trong các vụ án giao thông đường bộ

Thực tiễn xét xử những năm 2005-2009 cho thấy, trong tổng số bị cáo đã bị các Tòa án xử phạt về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, hình phạt chủ yếu áp dụng đối với các bị cáo là tù có thời hạn từ 03 tháng đến 07 năm (chiếm 52,91%) và phạt tù cho hưởng án treo (chiếm 44,18%) (xem bảng 2.3, biểu đồ 2.3 thống kê về kết quả xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo phạm các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2005 - 2009). Do quan điểm khác nhau về đường lối xử lý đối với các bị cáo trong tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, nên trong thực tiễn ở một số địa phương (hoặc một số Tòa án trong cùng một địa phương) đã xử phạt rất nghiêm khắc đối với các bị cáo, nhưng ngược lại ở một số địa phương (một số Tòa án) khác lại xử phạt quá nhẹ và chủ yếu là phạt tù cho các bị cáo được hưởng án treo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay nhằm góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn giao thông đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng, gây thiệt hại to lớn về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, trở thành vấn đề mà xã hội hết sức bức xúc. Vì vậy, theo tinh thần Kết luận của Chánh

án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị Tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 1996 về đường lối xử lý đối với các tội phạm này, "thì trong mọi trường hợp nếu hành vi vi phạm của bị cáo gây hậu quả nghiêm trọng (chết người) và lỗi hoàn toàn thuộc về bị cáo, thì phải xử phạt bị cáo nghiêm minh và không được cho hưởng án treo" [20].

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam - 14

- Quan điểm thứ hai cho rằng, trong các vụ án về giao thông đường bộ, hành vi tội phạm của các bị cáo được thực hiện do lỗi vô ý (do tự tin hoặc do cẩu thả) và hậu quả xảy ra là ngoài sự mong muốn của bị cáo. Việc xử lý đối với các bị cáo phạm các tội này cũng phải bảo đảm nguyên tắc pháp chế và sự công bằng như đối với các loại tội phạm khác trên cơ sở các quy định chung của pháp luật. Vì vậy, khi xét xử các bị cáo về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật, thì có thể xử phạt tù cho bị cáo được hưởng án treo nếu bị cáo có đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự.

Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai và cho rằng việc xử lý nghiêm minh đối với những hành vi phạm tội nói chung và các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng trong tình hình hiện nay là cần thiết nhưng không có nghĩa là không được áp dụng các hình phạt không tước quyền tự do mà phải trên cơ sở quy định của pháp luật. Mặt khác, Kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị Tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 1996 về đường lối xử lý đối với các vụ án giao thông đường bộ không còn phù hợp với tình hình hiện nay trong điều kiện các phương tiện giao thông đường bộ phát triển mạnh mẽ và các tai nạn giao thông đường bộ ngày càng diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân, trong đó rất nhiều yếu tố khách quan (như điều kiện hạ tầng đường bộ; sự gia tăng chóng mặt của các loại phương tiện giao thông đường bộ,…) lại là các nguyên nhân quan trọng.

Thực trạng trên cho thấy để bảo đảm tính pháp chế, sự công bằng và nhận thức đúng về đường lối trong xử lý đối với bị cáo phạm các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, cần có sự hướng dẫn thống nhất của cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này như hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 theo Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 3 năm 2001 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Ngoài những bất cập, vướng mắc trong áp dụng các quy định pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ đã nêu trên, trong thực tiễn xét xử loại tội này còn khá nhiều bất cập, vướng mắc trong xác định tư cách của những người tham gia tố tụng trong các vụ án giao thông đường bộ (người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện của họ) và áp dụng các quy định pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (xác định các khoản bồi thường: chi phí cho việc cứu chữa, chi phí hợp lý cho việc mai táng; khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết; thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của người bị hại và người chăm sóc; khoản tiền bù đắp về thất tinh thần cho người bị hại hoặc cho những người thân thích gần gũi nhất của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết). Đây là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố và xét xử các vụ án này vì vậy cũng cần được nghiên cứu để có các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu nên trong luận văn này chúng tôi không có điều kiện để đề cập sâu về các nội dung này.

2.2. Hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

Hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là nhu cầu cấp thiết xuất phát từ yêu cầu của công cuộc cải

cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW "Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị nhằm khắc phục kịp thời những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử nói chung các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ (như đã phân tích đề cập ở phần trên) nói riêng. Chúng tôi cho rằng việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ một mặt phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện đồng thời với việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung theo tinh thần Nghị quyết số 48-NQ/TW "Về hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020" ngày 02/6/2003 của Bộ Chính trị.

Đối với các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, dưới đây chúng tôi xin đề xuất sửa đổi bổ sung một số nội dung cụ thể.

2.2.1. Về Điều 202 Bộ luật hình sự:

Chúng tôi cho rằng để quy định tại Điều luật này có thể bao quát và điều chỉnh đầy đủ các đối tượng (hành vi của người đi bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ (như sang đường không đúng nơi quy định, đi không đúng phần đường dành cho người đi bộ;); hành vi của người điều khiển các phương tiện cơ giới khác (máy kéo, xe cẩu, xe ủi, máy xúc, xe nâng...) khi tham gia giao thông đường bộ và hành vi của người điều khiển phương tiện cơ giới ở những nơi không thuộc mạng lưới giao thông đường bộ (khu vực công trường; đường ngoài cánh đồng, ngõ, ngách; bãi đất trống; sân bãi), cần sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự hiện hành như sau:

Một là, sửa tên gọi của Điều luật này thành: Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ;

Hai là, theo quy định tại điểm 21 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008, thì "người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ", vì vậy cần sửa đổi, bổ sung nội dung quy định tại khoản 1 của Điều luật này bằng cách thay cụm từ "điều khiển phương tiện" bằng từ "tham gia" sẽ bao quát đầy đủ các chủ thể tham gia giao thông đường bộ.

Ba là, để có nhận thức và áp dụng thống nhất quy định tại điểm b khoản 2 Bộ luật hình sự được sửa đổi, bổ sung năm 2009, chúng tôi cho rằng cần sửa đổi bổ sung quy định này theo hướng ghi rõ định lượng cụ thể bằng cách thay cụm từ: Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng" bằng cụm từ "trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50miligam/100mililít máu hoặc 0,25miligam/1lít khí thở hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng.

Như vậy, quy định (sửa đổi) tại Điều 202 Bộ luật hình sự hiện hành cụ thể sẽ như sau:

"Điều 202. Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại…, thì…

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a)...

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50miligam/100mililít máu hoặc 0,25miligam/ 1lít

khí thở hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

...".


2.2.2. Về khoản 2 Điều 37 nay là điểm d khoản 1 Điều 39 của Luật Giao thông đường bộ

Để bao quát đầy đủ các trường hợp vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ trên các đường ngoài cánh đồng, ngõ, ngách, bãi đất trống...) và nhận thức thống nhất khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp này, chúng tôi cho rằng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 39 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về mạng lưới đường bộ cũng cần được sửa đổi bổ sung bằng cách thêm cụm "các đường và khu đất thuộc xã" vào trước từ "bản". Như vậy, nội dung (sửa đổi) của điểm d khoản 1 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ sẽ như sau:

"a)...

d) Đường xã là đường lối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản, các đường và khu đất thuộc xã và đơn vị tương đương hoặc nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã".

2.2.3. Về Điều 205 Bộ luật hình sự

Điều 205 Bộ luật hình sự quy định về hai tội khác nhau: Tội "điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương giao thông đường bộ" và tội "giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Chúng tôi cho rằng đây là hai nhóm hành vi do hai loại chủ thể khác nhau thực hiện (chủ thể của tội "điều động." là chủ thể đặc biệt và chủ thể của tội "giao cho" là chủ thể bất kỳ - người nào có năng lực trách nhiệm hình sự) nhưng được điều chỉnh trong cùng một Điều luật là không hợp lý.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023