Mặt khác, việc giao cho người khác điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (cho thuê, mượn ôtô, xe máy) là những hành vi diễn ra phổ biến hiện nay và được điều chỉnh bằng pháp luật dân sự về thuê, mượn tài sản. Việc sử dụng chế tài hình sự để điều chỉnh các quan hệ này là không phù hợp và không cần thiết, trừ trường hợp người được giao là người không có năng lực hoặc bị hạn chế năng lực hành vi. Vì vậy, theo chúng tôi cần sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 205 Bộ luật hình sự như sau:
Một là, tách Điều 205 thành hai điều luật quy định về hai tội độc lập: Điều 205a. Tội "điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương giao thông đường bộ" và Điều 205b. Tội "giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ";
Hai là, phi tội phạm hóa một phần đối với các hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, tức là chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi giao cho người không có năng lực hoặc bị hạn chế năng lực hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Như vậy, quy định tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự hiện hành sẽ được sửa đổi bổ sung tách như sau:
- Điều 205a. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương giao thông đường bộ
1. Người nào điều động người không có giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương giao thông đường bộ gây thiệt hại..., thì...
- Điều 205b. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương giao thông đường bộ
1. Người nào điều động người không có giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương giao thông đường bộ gây thiệt hại..., thì...
2.2.4. Về Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự
"Thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác" quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, khái niệm này lại chưa cơ quan có thẩm quyền giải thích hướng dẫn nên việc nhận thức về vấn đề này không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và trong thực tiễn giải quyết các vụ án giao thông đường bộ, mức thiệt hại này làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thường được các cơ quan chức năng xác định rất khác nhau. Vì vậy, chúng tôi cho rằng Mục 4 Phần I của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần được sửa đổi, bổ sung nội dung hướng dẫn theo hướng xác định "thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác" không bao gồm các thiệt hại sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Xét Xử Sơ Thẩm Đối Với Các Bị Cáo Phạm Các Tội Xâm Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ Từ Năm 2005 - 2009
- Vấn Đề Xác Định Thiệt Hại (Hậu Quả) Để Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Trong Các Vụ Tai Nạn Giao Thông Đường Bộ
- Về Đường Lối Xử Lý Đối Với Bị Cáo Trong Các Vụ Án Giao Thông Đường Bộ
- Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam - 16
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
- Thiệt hại mà mỗi bên phải chịu trong trường hợp cả hai bên đều có lỗi (lỗi hỗn hợp) và gây thiệt hại cho nhau;
- Thiệt hại về tài sản mà người lái xe ôtô thuê gây ra cho chủ phương tiện;
- Thiệt hại về tài sản của hành khách đi trên phương tiện giao thông đường bộ bị hư hỏng, mất mát, thất thoát sau khi tai nạn xảy ra.
2.2.5. Về các quy định pháp luật khác có liên quan đến việc xử lý các vụ án giao thông đường bộ
Ngoài việc hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ như đã nêu trên, chúng tôi cho rằng
cũng cần tiến hành đồng thời việc sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật khác có liên quan đến việc xử lý các vụ án giao thông đường bộ cụ thể là:
- Một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án; về người bị hại, nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người đại diện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án...;);
- Các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
- Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của Đề tài hạn chế nên chúng tôi không đề cập cụ thể về các vấn đề này.
Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu chương 2, tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Tình hình vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là một vấn đề phức tạp, nhức nhối trong phạm vi cả nước, các năm từ năm 2005 - 2006 tính trung bình hàng năm số người chết do tai nạn giao thông khoảng 11.896 người, trong năm 2006 làm chết 12.750 người, bị thương 11.290 người, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007 xảy ra khoảng 7.669 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.910 người, trung bình mỗi ngày có khoảng 38 người chết. Tội phạm này đã, đang và sẽ gây thiệt hại cho tính mạng, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản người khác; là một trong những trở ngại đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông thông đường bộ có hiệu quả là điều kiện quan trọng đảm bảo an toàn giao thông thông suốt, góp phần ổn định và phát triển đời sống kinh tế - xã hội, phục vụ thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
2. Nguyên nhân và điều kiện chủ yếu của tình hình trên là do người dân chưa nhận thức đúng và đầy đủ trách nhiệm tuân thủ triệt để pháp luật về giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng giao thông còn thiếu đồng bộ, chắp vá; công tác quản lý phương tiện giao thông đường bộ, người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ còn nhiều sơ hở, thiếu sót. Đáng chú ý là các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu kiên quyết, chưa nghiêm khắc trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm trật tự về an toàn giao thông đường bộ
Kết luận
Từ những vấn đề đã được nghiên cứu và xây dựng nội dung luận văn thạc sĩ Luật học "Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam" cho phép đưa ra một số kết luận chung dưới đây:
1. Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách với lỗi vô ý, xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng, hoặc gây thiệt hại nghiệm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. Trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chưa được quy định là các tội phạm độc lập. Đường lối xử lý đối với các hành vi phạm tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn được thực hiện theo Bản sơ kết của Tòa án nhân dân tối cao năm 1968. Năm 1976, Nhà nước mới ban hành một Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976, quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng.
2. Trong Bộ luật hình sự hiện hành, các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại các điều 202, 203, 204 và 205, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách với lỗi vô ý xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. Cũng như các tội phạm khác, các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ có bốn yếu tố cấu thành tội phạm là: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. Để truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với người vi phạm về một trong các tội quy định tại các điều từ Điều 202 đến Điều 205 Bộ luật hình sự, cần xác định đầy đủ bốn yếu tố này.
3. Trong những năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đã nỗ lực cố gắng và đề ra nhiều giải pháp để kiềm chế giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, nhưng tai nạn giao thông vẫn xảy ra ngày một nghiêm trọng ở mức cao, gây nhiều thiệt hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và của nhân dân và trở thành vấn đề mà xã hội hết sức bức xúc, trong đó dẫn đầu là các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Trong những năm 2005 - 2009 các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ có xu hướng gia tăng cả về số vụ và số bị cáo nhất là năm 2007, những năm tiếp theo có giảm nhưng không đáng kể nhưng số bị cáo lại tăng, trong đó tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại Điều 202" chiếm 65% về số vụ án và 71,2% về số bị cáo xét xử trong thời gian 5 năm từ năm 2005 đến năm 2009.
4. Thực tiễn xét xử các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ những năm gần đây cho thấy mặc dù Bộ luật hình sự quy định nhiều loại hình phạt khác nhau (như: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn) nhưng các Tòa án áp dụng chủ yếu (khoảng 97,09% số bị cáo trong tổng số các bị cáo bị xét xử) là phạt tù có thời hạn từ 03 tháng đến dưới 15 năm (trong đó gần 1/2 số bị cáo cho hưởng án treo, số còn lại là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam một thời hạn nhất định).
Thực tiễn áp dụng các quy định Bộ luật hình sự hiện hành trong quá trình giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ những năm qua cho thấy còn một số bất cập, vướng mắc về các vấn đề cụ thể sau đây:
- Xác định nguyên nhân và lỗi trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ;
- Căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp xe máy chuyên dùng gây tai nạn hoặc phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn ở những nơi không thuộc mạng lưới giao thông đường bộ;
- Xác định thiệt hại (hậu quả) do hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra trong các trường hợp lỗi hỗn hợp, do một phần lỗi của người bị hại hoặc của người thứ ba; thiệt hại về tài sản của hành khách đi trên phương tiện giao thông đường bộ (bị hư hỏng, mất mát, thất thoát,… sau khi xảy ra tai nạn);
- áp dụng tình tiết phạm tội được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 202 "trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác" theo Bộ luật hình sự năm 1999, "trong khi sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc dùng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng" theo Bộ luật hình sự năm 2009.
- Xử lý đối với các trường hợp giao phương tiện giao thông đường bộ là ôtô, xe máy cho người không có giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe điều khiển;
5. Từ những kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra những giải pháp chung, giải pháp trong thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam; có ý nghĩa xã hội - pháp lý rất quan trọng để phục vụ công cuộc đấu tranh và phồng chống tội phạm nói chung, cải tạo giáo dục người phạm tội nói riêng.
6. Để khắc phục những bất cập, vướng mắc nêu trên, việc hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là nhu cầu cấp thiết hiện nay xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật này cần được tiến hành đồng bộ cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta nói chung.
Đối với các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc xử lý các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, chúng tôi xin đề xuất một số sửa đổi bổ sung cụ thể như sau:
a) Quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự hiện hành cần sửa đổi bổ sung như sau:
"Điều 202. Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại…, thì….
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a)…..
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50miligam/100mililít máu hoặc 0,25miligam/ 01lít khí thở hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
...".
b) Quy định tại điểm d khoản 1 Điều 39 của Luật Giao thông đường bộ về mạng lưới đường bộ cũng cần được sửa đổi bổ sung như sau: "d) Đường xã là đường lối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản, các đường và khu đất thuộc xã và đơn vị tương đương hoặc nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã".
c) Quy định Điều 205 Bộ luật hình sự cần được sửa đổi bổ sung theo hướng tách thành hai điều luật quy định về hai tội độc lập và nội dung quy định tại khoản 1 của hai điều luật này sẽ như sau:
"Điều 205a. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương giao thông đường bộ