Bước đầu nghiên cứu, đánh giá quá trình ra quyết định về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam trường hợp nghiên cứu Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua vườn quốc gia Cúc Phương - 2

Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng, tính khả thi và giảm các rủi ro có thể cho việc ra quyết định đối với các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông có ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Cấu trúc của luận văn


Mở đầu: Lý do chọn đề tài


Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu


Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo

4. Quá trình làm luận văn


Quá trình làm luận văn đã được thực hiện theo các bước như sau:

- Tìm hiểu chủ đề.

- Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp.

- Phân tích các tài liệu, số liệu thứ cấp.

- Đi thực địa, điều tra, phỏng vấn: thực hiện phỏng vấn các nhà quản lý (Bộ GTVT, Bộ TN&MT, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh), các chuyên gia tư vấn lập dự án đầu tư, lập báo cáo ĐTM, và các bên liên quan khác.

- Xử lý phân tích số liệu thực địa: với các thông tin, số liệu thu thập được ở dạng thô, tác giả đã phân tích, tổng hợp lại và kiểm chứng so sánh với các thông tin chính thức trong các tài liệu của dự án đã công bố nhằm tăng tính thuyết phục của các nhận định đã đưa ra.

- Tập hợp lại số liệu, thông tin và tiến hành viết luận văn.

- Trao đổi, thảo luận với thầy hướng dẫn, chỉnh sửa bổ sung các nội dung còn chưa hoàn chỉnh và hoàn thiện luận văn.

- Thời gian: từ 8/2010 đến 11/2010.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU‌

1.1. Tổng quan về sự đánh đổi, quá trình ra quyết định thực hiện dự án phát triển

1.1.1. Khái niệm và các loại hình đánh đổi (trade-off)


a. Khái niệm


Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đánh đổi (Trade-offs) từ các lĩnh vực, văn hoá và bối cảnh xã hội khác nhau. Trade-offs được định nghĩa như là sự đánh đổi/sự lựa chọn tối ưu/sử dụng khôn ngoan/sử dụng hợp lý (CRES, 2007).

Theo nghiên cứu của dự án ACSC, trade-offs không chỉ là người được - mất, nó được định nghĩa như một loạt sự lựa chọn về quản lý làm thay đổi tính đa dạng, chức năng và dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp theo không gian và thời gian (ACSC, 2007). Tuy nhiên, các lĩnh vực khoa học và các chuyên gia hiểu biết về đánh đổi cũng có những cách tiếp cận là khác nhau. Theo Báo cáo tổng quan về quá trình ra quyết định về bảo tồn và phát triển ở Việt Nam thuộc dự án “Xúc tiến bảo tồn trong bối cảnh xã hội vận hành trong thế giới của sự đánh đổi” do Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường- Đại học Quốc gia thực hiện năm 2009 có nêu ra quan điểm khác biệt về cách hiểu “sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển” như sau:

Nhóm Sinh thái cho rằng sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển là sự lựa chọn về phương thức quản lý.

Theo nhóm xã hội, „sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển‟ được định nghĩa là sự đánh đổi giữa lợi ích lâu dài và lợi ích ngắn hạn; là sự hy sinh lợi ích của nhóm người này cho lợi ích của nhóm người khác; là sự hy sinh quyền lợi kinh tế cho lợi ích bảo tồn. Hay nói cách khác là sự đánh đổi giữa loại lợi ích này và loại lợi ích khác.

Nhóm thể chế cho rằng trade-offs là sự lựa chọn, hợp lý, hiệu quả khi định hướng giải quyết một vấn đề nào đó có liên quan, là sự đánh đổi cái được và cái mất khi thực hiện hoạt động phát triển.

b. Các loại hình đánh đổi (trade-offs)


Cũng theo nghiên cứu của dự án ACSC các loại hình về đánh đổi ở Việt Nam qua các thời kỳ bao gồm các loại được liệt kê ở bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1. Các loại hình đánh đổi qua các thời kỳ ở Việt Nam


Loại hình

1960 – 1975

1976 - 1985

1986 - nay

Tăng GDP và tăng độ che phủ rừng


X

XXX

Tăng GDP và suy thoái tài nguyên


X

XXX

Phát triển thủy điện, mất đất, di dân và

mất đa dạng sinh học



XXX


XXX

Di dân, khai hoang, mất sinh cảnh

XXX

X

XXX

Mở rộng VQG và sinh kế của người dân



XXX

Phát triển cà phê, cao su và mất rừng



XXX

Nuôi tôm và mất rừng ngập mặn



XXX

Phát triển công nghiệp, ô nhiễm và mất

đa dạng sinh học




XXX

Phát triển cơ sở hạ tầng và mất đa dạng

sinh học




XXX

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu, đánh giá quá trình ra quyết định về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam trường hợp nghiên cứu Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua vườn quốc gia Cúc Phương - 2

Nguồn: dự án ACSC, 2009.


Ghi chú: X chỉ mức độ từ thấp (X) đến cao (XXX)


Liên quan đến lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, liên quan đến quá trình ra quyết định. Những phản biện và tham vấn về “đánh đổi” của các chính sách

phát triển xã hội của nhà nước trong hai thập kỷ qua bao gồm những loại hình trade- offs phổ biến như sau:

Quy hoạch, thành lập khu bảo tồn, vườn quốc gia và sinh kế, định cư của người dân địa phương;

Can thiệp, xâm lấn ranh giới và chuyển đổi mục đích sử dụng đất của VQG, khu bảo tồn để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường Hồ Chí Minh (đi qua VQG Cúc Phương, Phong Nha-Kẻ Bàng, Chư Yang Sin,..), đề xuất xây dựng khu nghỉ dưỡng – giải trí ở VQG Tam Đảo;

Khai thác khoáng sản và quặng ngay sát hoặc trong ranh giới của VQG như khai thác đá xây dựng ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, khai thác vàng ở VQG Vũ Quang, Sông Thanh, khai thác quặng wolfram ở VQG Chư Mom Rây;

Chính sách an ninh năng lượng – phát triển các dự án thủy điện và mất rừng;

Chính sách di dân, tái định cư, phát triển cây công nghiệp trên diện rộng (cà phê) và phá rừng ở Tây Nguyên;

Chính sách đóng cửa rừng, chuyển đổi lâm trường (khai thác) sang khu bảo tồn hoặc quản lý các rừng phòng hộ;

Chính sách giao đất, giao rừng và giao khoán quản lý bảo vệ rừng;

Quản lý buôn bán động thực vật hoang dã và nuôi nhốt động vật hoang dã, điển hình là hổ, gấu;

Những chi phí môi trường – sinh thái chưa được bóc tách khi tính GDP của quốc gia;

Phát triển giao thông và bảo tồn đa dạng sinh học;

Phát triển năng lượng (thủy điện, nhiệt điện, đường dây tải điện Bắc – Nam) và bảo tồn đa dạng sinh học.

1.1.2. Bảo tồn và sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển ở Việt Nam

a) Sự thay đổi về cơ cấu chính trị, xã hội, kinh tế ảnh hưởng đến việc ra các quyết định của Việt Nam từ khi đất nước bắt đầu đổi mới (từ 1986-nay)

Các nghiên cứu của Dự án “Xúc tiến bảo tồn trong bối cảnh xã hội vận hành trong thế giới của sự đánh đổi” (CRES 2009), cho thấy: do nhu cầu khai thác tài nguyên nhằm phục vụ phát triển kinh tế, tài nguyên rừng suy thoái nghiêm trọng. Năm 1943, độ che phủ của rừng còn 44% thì đến những năm 1990s còn gần 20% (Poffenberger, 1998). Gần đây do các chương trình trồng rừng của nhà nước, diện tích rừng phục hồi khá cao, song chất lượng rừng nghèo nàn (Trần Đình Nghĩa, 2006). Trung bình hàng năm có 1,5% diện tích rừng bị chặt phục vụ các hoạt động phát triển (O‟rourke (2005) trích dẫn tài liệu của EIU). Nghiên cứu của Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Khoa Kinh tế, Đại học Copenhagen (2008) có mô tả là tại các nước nghèo tỉ trọng tài nguyên thiên nhiên trong tổng của cải cao hơn ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, giá trị tài nguyên thiên nhiên cũng chiếm tỉ trọng cao: đất và chăn nuôi là 36% và 16%, tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là than, dầu mỏ, v.v. 38%, tài nguyên rừng 10%. Do mức khai thác cao, nguồn tài nguyên đối mặt với nguy cơ suy thoái, cạn kiệt. Theo báo cáo năm 2002 của Ngân hàng Thế giới, kể từ năm 1999 trở đi, hàng năm mức độ đốn rừng để xẻ gỗ được

ước tính là 2 triệu m3. Sau gần 20 năm đổi mới và phát triển nông nghiệp, Việt Nam

mất đi 2 tỷ tấn đất/năm (nguyên nhân chính yếu là do việc phá rừng) hay tính trung bình đất bị xói mòn tùy theo vùng và đã thất thoát từ 50 - 3,200 tấn/mẫu/năm, ảnh hưởng đến 70% diện tích trên toàn quốc (Mai Thanh Truyết, 2005).

Những thay đổi nổi bật của Việt Nam từ 1962 đến nay có thể nói gọn là: kinh tế tăng trưởng, xã hội tiến bộ, thể chế trong quản lý tài nguyên thiên nhiên thay đổi về cơ bản song môi trường / tài nguyên phải đối mặt với nhiều thách thức.

b) Tổng quan mối quan hệ giữa đánh đổi và bảo tồn ở Việt Nam


Sau gần 20 năm Đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể với mức độ tăng trưởng khả quan. Theo nhận định của chính phủ, tốc độ tăng

trưởng kinh tế nước ta về cơ bản năm sau đều tăng hơn năm trước và sự tăng đó đã diễn ra liên tục từ năm 1986 đến nay (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2007). Với mức tăng trưởng cao và tương đối ổn định, Việt Nam đã trở thành nước có nền kinh tế đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á có mức phát triển cao. Mức tăng trưởng GDP với tốc độ khá cao và tương đối ổn định trên đây đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế đứng thứ hai khu vực Đông Á và kể cả trên thế giới, nghĩa là chỉ sau Trung Quốc về thành tựu tốc độ tăng trưởng GDP trong suốt hơn hai thập niên vừa qua. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta năm 2005 đã đạt 838 nghìn tỷ đồng, gấp đôi so với năm 1995, nâng GDP bình quân đầu người cùng năm 2005 đã đạt tới mức khoảng 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2007).

Cũng theo báo cáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), có sự lệch pha rõ ràng giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng môi trường, và cái giá phải trả cho tăng trưởng không nhỏ. Chi phí bảo vệ môi trường có thể sẽ tiêu hết những thành quả có được từ tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó năng lực kiểm soát môi trường của chúng ta không theo kịp sự phát triển. Một ví dụ cụ thể gần đây nhất là việc công ty Vedan Việt Nam đổ nước thải làm ô nhiễm sông Thị Vải thông qua một hệ thống đường ống tống nước thải độc hại sau sản xuất xuống sông từ năm 1994. Về vụ việc này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhấn mạnh: Vụ việc Công ty Vedan đổ nước thải làm ô nhiễm sông Thị Vải là bài học đắt giá đối với cơ quan quản lý cũng như các cơ sở công nghiệp (Vietnamnet, 2008). Một loạt các sự kiện khác liên quan đến sự lựa chọn giữa bảo vệ môi trường và phát triển như xả chất thải rắn độc hại gây ô nhiễm của tập đoàn đóng tàu Vinashin gây ra tại cảng Vân Phong, khai thác du lịch không có quy hoạch tổng thể tại vùng vịnh Hạ Long, phát triển khu giải trí ở VQG Tam Đảo (dự án Tam Đảo 2), v.v. là những bài học cho việc lấy chất lượng môi trường trả giá cho phát triển kinh tế.

Chính phủ Việt Nam đã khẳng định con đường phát triển của Việt Nam là phát triển bền vững (Nguyễn Tấn Dũng, 2007). Theo tiêu chí đánh giá, sự phát triển bền vững chỉ đạt được khi tăng trưởng kinh tế ổn định; đạt được tốt tiến bộ và công

bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. Với thực tế các vấn đề về môi trường Việt Nam đang đối mặt, phát triển bền vững là sự đánh đổi tối ưu, ăn khớp, giữa bảo tồn tài nguyên, môi trường và phát triển kinh tế, là chọn cả hai mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, chứ không thiên về bên nào (Mai Ái Trực, 2007). Vậy sự lựa chọn đánh đổi đối với Việt Nam là gì? Những yếu tố nào quyết định những lựa chọn này? Cơ chế gắn kết bảo tồn tài nguyên và phát triển kinh tế hoạt động như thế nào?

1.1.3. Một số nghiên cứu về đánh đổi (trade-off) trên thế giới và Việt Nam

a. Các nghiên cứu trên thế giới

McShane và cộng sự (2009) đã nhận định rằng tiếp cận được – được (win- win) cho cả bảo tồn và phát triển là khó có thể xảy ra và có rất nhiều nhược điểm. Các tác giả khuyến nghị việc cần thiết phải xem đánh đổi/sự lựa chọn khó khăn như một quy luật và cần nhìn nhận đánh đổi một cách đầy đủ trong việc ra quyết định. Đặc biệt, phải xem xét lợi ích và trả giá ở các cấp độ ra quyết định. Bài viết cũng phân tích rằng nhìn nhận về đánh đổi của mỗi cá nhân, mỗi chuyên gia là khác nhau. Nó phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế xã hội và chính trị, trình độ học vấn, văn hóa. Nhóm tác giả đã đưa ra một số nguyên tắc trong tiếp cận về đánh đổi như sau:

(1) Quy mô và cấp độ: (2) Bối cảnh; (3) Tính phức tạp; (4) Đa nguyên. Các tác giả cũng đề nghị cần thảo luận, phân tích và xem xét các đánh đổi nảy sinh do việc ra quyết định một cách cởi mở và tỉnh táo.

Jon Paul Rodrı´guez, T. Douglas Beard, Jr.( 2000) đã định nghĩa: Trade-offs

- Đánh đổi dịch vụ hệ sinh thái là các sự lựa chọn về quản lý làm thay đổi tính đa dạng, chức năng và dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp theo không gian và thời gian. Tác giả đã đưa ra một số trường hợp về đánh đổi:

Thay đổi sử dụng đất và bảo tồn đa dạng sinh học;

Nuôi trồng thủy sản và bảo vệ chất lượng nước và các loài thủy sinh;

Nghề cá và phát triển du lịch ở Jamaica;

Kiểm soát lũ ở đập Tam Hiệp ở Trung Quốc;

Sử dụng phân bón ở Mỹ;

Đánh bắt tôm hùm ở Đông Bắc Mỹ.

Tác giả đã kết luận rằng “Đánh đổi” là sự lựa chọn tất yếu trong xã hội. Các trường hợp nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đánh đổi chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ. Xác định và hiểu biết về đánh đổi giữa các dịch vụ hệ sinh thái có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tính bền vững của hệ sinh thái. Các nhà hoạch định cần hiểu biết về đánh đổi nảy sinh do các lựa chọn về quản lý và hậu quả của các đánh đổi này

b. Một số nghiên cứu ở Việt Nam

Hoàng Văn Thắng (2010), trong quá trình nghiên cứu “Bảo tồn trong bối cảnh xã hội: đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển” đã rút ra kết luận: Bảo tồn và phát triển là hai mặt của vấn đề cùng song song tồn tại. Hiện nay, cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển bởi nhiều nguyên nhân và lý do khác nhau. Được-được giữa bảo tồn và phát triển là một sự lựa chọn đầy khó khăn.

Qua nghiên cứu bước đầu tác giả đã xác định được một số vấn đề về thể chế, kinh tế xã hội và sinh thái liên quan đến bảo tồn và phát triển. Một số yếu tố có thể tóm tắt đó là:

- Được-được là một sự lựa chọn khó khăn;

- Nghèo đói tác động đến sự lựa chọn đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển;

- Thiếu sự liên quan đầy đủ của các bên liên quan trong việc gia quyết định;

- Sự suy giảm đa dạng sinh học có tác động đến sự đánh đổi;

- Sự thiếu hiểu biết một cách đầy đủ về các loài, không rõ ràng về các tiêu chí bảo tồn và không có các nghiên cứu, quan trắc các chủng quần sinh vật dẫn đến việc bảo tồn thiếu hiệu quả, đồng thời gây khó khăn cho việc thương thảo trong quá trình ra quyết định giữa bảo tồn và phát triển;

- Có rất nhiều các bên liên quan ở các cấp khác nhau từ các cơ quan trung ương đến tỉnh, huyện, xã và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội dân sự, các

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí