Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


ĐOÀN THỊ HỒNG HIÊN


CáC TộI XÂM PHạM Sở HữU

TRONG QUốC TRIềU HìNH LUậT TRONG Sự SO SáNH VớI Bộ LUậT HìNH Sự VIệT NAM NĂM 1999


Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG VĂN HÙNG


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các ví dụ, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

NGƯỜI CAM ĐOAN


ĐOÀN THỊ HỒNG HIÊN


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỤC LỤC


Trang


MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ CÁC QUY ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRONG QUỐC TRIỀU

HÌNH LUẬT 8

1.1. Các quy định về tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 8

1.1.1. Bối cảnh ra đời Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 8

1.1.2. Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 12

1.1.3. Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 14

1.2. Các quy đinh về tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật 18

1.2.1. Bối cảnh ra đời Quốc trình hình luật 18

1.2.2. Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật 20

1.2.3. Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu theo Quốc triều hình luật 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

Chương 2: SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ CÁC QUY ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRONG QUỐC

TRIỀU HÌNH LUẬT 32

2.1. Chính sách hình sự 32

2.1.1. Nguyên tắc dân chủ và nguyên tắc quân chủ chuyên chế 32

2.1.2. Nguyên tắc pháp chế 34

2.1.3. Nguyên tắc nhân đạo 37

2.2. So sánh về kỹ thuật lập pháp 40

2.3. So sánh về nội dung 47

2.3.1. Tội phạm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình

sự năm 1999 và Quốc triều hình luật 47

3.1.2. Hình phạt và các biện pháp khác áp dụng đối với tội phạm 56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 64

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BCA

Bộ công an

BLHS

Bộ luật hình sự

BTP

Bộ tư pháp

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

QHXH

Quan hệ xã hội

QPPL

Quy phạm pháp luật

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TNHS

Trách nhiệm hình sự

Tr

Trang

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - 1


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Các văn bản pháp luật cổ Việt Nam thực sự là những kho báu chứa đựng những giá trị văn minh của đất nước và con người Việt Nam. Một trong những bộ luật quan trọng thuộc pháp luật cổ Việt Nam là Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức. Những kho báu đã và đang được khai thác từ các góc độ khác nhau và phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác nhau. Quốc triều hình luật được coi là bộ luật quan trọng nhất, chính thống nhất của triều Lê và trong lịch sử pháp luật Việt Nam, nó được đánh giá là “một thành tựu có giá trị đặc biệt” [33, tr.17], “không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, mà còn đối với cả Bộ luật được biên soạn vào đầu thế kỷ thứ XIX: Hoàng Việt luật lê” [33, tr.17]. Việc nghiên cứu bộ luật có giá trị như vậy sẽ là đóng góp đáng kể cho việc khai thác và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các truyền thống pháp luật của nhà nước Việt Nam cổ xưa. Cao hơn nữa đây còn là việc làm thiết thực để hưởng ứng việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng là “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu đó vẫn chưa nhiều và cũng chưa đánh giá được hết các giá trị tiềm ẩn trong các bộ luật cổ xưa. Đặc biệt là hiện nay, chưa hề có các công trình nghiên cứu chuyên sâu nào theo hướng nghiên cứu sự kế thừa và phát huy của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành từ Quốc triều hình luật theo từng các nhóm tội phạm cụ thể. Việc nghiên cứu chuyên sâu như vậy có ý nghĩa quan trọng nhằm rút ra được các kết luận mang ý nghĩa bài học lịch sử nhằm tiếp thu những tinh túy, tư tưởng tiến bộ của luật cũ và loại bỏ những tồn tại mà luật cũ đã mắc phải; đồng thời thấy được giá trị văn hóa dân tộc ta, truyền thống pháp luật của nhà nước Việt Nam cổ xưa của chúng ta.


Trong các nhóm tội phạm cụ thể, nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu được coi là nhóm tội phổ biến và có số lượng cá nhân phạm tội nhiều nhất không chỉ trong xã hội phong kiến mà còn xã hội nước ta hiện nay. Số vụ án về các tội xâm phạm sở hữu được khởi tố, điều tra hàng năm luôn đứng đầu trong số các nhóm tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999. Tình hình các tội xâm phạm sở hữu hàng năm có xu hướng tăng, nhất là cướp, cướp giật, trộm cắp... Đối tượng thực hiện loại tội phạm này rất đa dạng. Ngoài đối tượng tại chỗ, không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định thì thời gian gần đây còn xuất hiện nhiều đối tượng từ các địa phương khác liên kết gây án và đặc biệt tội phạm xảy ra trong học sinh, sinh viên, đối tượng phạm tội là người dân tộc thiểu số. Trong vài năm gần đây đã xảy ra hàng loạt các vụ lừa đảo hoặc lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các vụ vỡ nợ với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng, liên quan đến nhiều thành phần, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến tình hình an ninh, kinh tế và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nhiều tỉnh, thành trong thời gian dài.

Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận trong Quốc triều hình luật về các tội xâm phạm sở hữu là một nhu cầu thực tế để chúng tôi lực chọn đề tài "Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999" làm luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Cho đến nay, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, so sánh và rút ra được các bài học lịch sử từ Quốc triều hình luật vào trong bộ luật hình sự hình sự Việt Nam hiện hành, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành bàn về các tội cụ thể liên quan đến tội phạm xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, chưa có một công trình khoa học nào


nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về các tội phạm xâm phạm sở hữu của Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành.

Trong lĩnh vực nghiên cứu, ở mức độ khái quát, nhóm tội xâm phạm sở hữu được đề cập trong các nghiên cứu khoa học như: Pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam. Những đặc điểm cơ bản và vấn đề lĩnh hội một số giá trị pháp luật truyền thống. Luận văn thạc sỹ luật học, 2012, tác giả: Vũ Thị Quỳnh; Những giá trị đương đại của Quốc triều hình luật, Luận văn thạc sỹ luật, 2008, tác giả Lương Văn Tuấn; Bộ luật Hồng Đức. Nội dung cơ bản và giá trị đương đại, Luận văn thạc sỹ, 2014, tác giả Đặng Thị Hải Hằng.

Bên cạnh đó, về giáo trình, sách chuyên khảo có các công trình sau: Quốc triều hình luật, lịch sử hình thành, nội dung và giá trị do Tiến sĩ Lê Thị Sơn làm chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, năm 2004; Giá trị lịch sử và tính đương đại của một bộ luật: Kỷ niệm 425 năm ra đời của Quốc triều hình luật, tác giả Bùi Xuân Đính, năm 2008.

Ngoài ra, một số tác giả cũng được công bố những bài báo khoa học có đề cập đến các khía cạnh khái quát hoặc cụ thể của nhóm tội xâm phạm sở hữu như: Khái niệm tội phạm. So sánh giữa Quốc triều hình luật và Bộ luật hình sự hiện nay, Nguyễn Ngọc Hòa, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1 năm 2005; Tội trộm cắp tài sản trong Quốc triều hình luật, TS.Hoàng Văn Hùng, tạp chí Luật học, số 05 năm 2006; Luật hình sự Việt Nam thế kỷ XV, TS. Lê Cảm, tạp chí Dân chủ và pháp luật Bộ tư pháp, số 8 năm 1999.

Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu đó vẫn chưa nhiều và cũng chưa đánh giá được hết các giá trị tiềm ẩn trong các bộ luật cổ xưa. Đặc biệt là chưa có những kết quả nghiên cứu cụ thể đối với từng nhóm tội cụ thể như nhóm tội xâm phạm sở hữu hoặc các nhóm tội khác. Những nghiên cứu trên mới là những nghiên cứu chung hoặc nghiên cứu chỉ một tội cụ thể trong một

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí