Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - 6


Việc quy định âm mưu hoặc hành vi phạm tội một cách tỷ mỉ, chi tiết cùng loại hoặc mức hình phạt cho từng âm mưu hoặc hành vi phạm tội cụ thể là đặc thù của Quốc triều hình luật. Điều này thể hiện rằng các nhà làm luật thời Lê đã rất công phu và nghiêm ngặt khi xây dựng luật nhằm khẳng định nguyên tắc “Vộ luật bất hình” [13, tr.132] - một nội dung cơ bản của nguyên tắc pháp chế được thể hiện trong Quốc triều hình luật.

Không có luật thì không có tội, ngay cả chế sắc của nhà vua luận tội cụ thể cũng không được lạm dụng, lấy làm cơ sở pháp lý để xử tội khác. Điều 685 Quốc triều hình luật quy định rất rõ ràng: “Những chế sắc của vua luận tội gì, chỉ là xét xử nhất thời chứ không phải là sắc lệnh vĩnh viễn thì không được viện dẫn sắc lệnh ấy mà xét xử việc sau. Nếu ai viện dẫn ra xét xử không đúng thì khép vào tội cố ý làm sai luật” [33, tr.282]. Người áp dụng pháp luật chỉ có thể dựa vào căn cứ duy nhất, đó là quy định của luật hình để xét xử đúng người, đúng tội. Điều 722 cũng quy định:” Hình quan định tội danh chiểu trong luật đã có chính điều, lại tự ý thêm bớt bậy, hay viện dẫn điều khác, để tùy ý xử nặng nhẹ thì bị xử nặng hơn tội thêm bớt tội người một bậc” [33, tr.397]. Quy định trên cho thấy việc tuân thủ triệt để các quy định của luật hình là trách nhiệm của những người áp dụng pháp luật, không chấp nhận bất cứ ngoại lệ nào.

Ngoài ra, các quy định trên đồng thời đã khẳng định Quốc triều hình luật không thừa nhận nguyên tắc hồi tố của hình luật. Tuy nhiên, cũng giống như luật hình sự hiện đại, Quốc triều hình luật cũng thể hiện ý tưởng chấp nhận áp dụng hình luật trở về trước trong trường hợp có lợi cho người phạm tội. Ví dụ, điều 17 quy định:”Khi phạm tội chưa già cả, tàn tật, đến khi già cả tàn tật việc mới phát giác thì xử tội theo luật già cả tàn tật…” [33, tr.48].

Mặc dù Quốc triều hình luật có cách quy định quá tỷ mỷ, vụn vặt và chi tiết về các tội phạm cụ thể (với mức hình phạt cụ thể kèm theo) nhưng giữa


các quy định của phần chung trong chương Danh lệ và các quy định còn lại về các tội phạm cụ thể không hề bộc lộ sự mâu thuẫn nào, thể hiện tính thống nhất và chặt chẽ giữa các phần, các chương của BLHS hoàn chỉnh – một trong những tính pháp chế của Quốc triều hình luật.

Từ những phân tích trên, rõ ràng cho thấy nguyên tắc pháp chế được thể hiện trong hình luật nhà Lê đã mang đầy đủ các nội dung của nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự hiện đại. Sự nghiêm minh của hình luật từ việc pháp điển hóa đến việc áp dụng, thể hiện trong hình luật nhà Lê rất đáng để chúng ta trân trọng và kế thừa, nhất là trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

2.1.3. Nguyên tắc nhân đạo

Nguyên tắc nhân đạo được thể hiện tại Điều 3 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009) đó là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.

Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.

Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - 6

Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.

Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.


Nguyên tắc này thể hiện ở việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội chủ yếu nhằm cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. Hình phạt không gây đau đớn về thể xác của người phạm tội.

Theo đó, khi quyết định hình phạt cơ quan xét xử chú ý đặc điểm nhân thân người phạm tội như phụ nữ có thai, người chưa thành niên, người già yếu, bệnh tật, người đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ, người có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.

Nguyên tắc nhân đạo còn thể hiện trong hàng loạt quy định của Bộ luật Hình sự như quy định miễn chấp hành hình phạt cho người lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, quy định về án treo.

Nguyên tắc nhân đạo thể hiện rõ nét ở mục đích áp dụng hình phạt là cải tạo người phạm tội, giáo dục để họ trở thành người lương thiện có ích cho xã hội, thể hiện nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết, nếu xét thấy không cần thiết thì Tòa án áp dụng biện pháp tư pháp. Tử hình và tù chung thân không áp dụng với người chưa thành niên. Khi xử phạt tù có thời hạn, người chưa thành niên được hưởng mức án nhẹ hơn mức án với người thành niên phạm tội tương ứng

Như vậy nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật Hình sự nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nguyên tắc này thể hiện bản chất Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể hiện tư tưởng vì con người của định hướng đi lên nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Dù ra đời trong triều đại phong kiến và bảo vệ trước tiên quyền lợi của


giai cấp phong kiến nhưng “Quốc triều hình luật còn thể hiện được nguyên tắc nhân đạo một cách rất rõ nét, hơn cả hình luật triều đại trước và sau đó” [26, tr.16]. Cũng giống như BLHS Việt Nam hiện hành, tính nhân đạo được thể hiện trước tiên ở các quy định phản ánh chính sách hình sự khoan hồng đối với những người phạm tội là người già, tàn tật và trẻ em cũng như đối với người phạm tội tuy chưa bị phát giác đã tự thú.

Điều 16 Quốc triều hình luật không quy định một mức độ khoan hồng chung cho những người già từ 70 tuổi trở lên, trẻ em từ 15 tuổi trở xuống và những người bị tàn tật, mà quy định các mức độ khoan hồng khác nhau tùy theo độ tuổi và mức độ tàn tật của họ. Sự giảm nhẹ được tính tỷ lệ thuận với độ tuổi của người già và tỷ lệ nghịch với độ tuổi của trẻ em. Tương tự như vậy, người phạm tội bị ác tật được giảm nhẹ hơn người bị phế tật. Cụ thể, đối với người từ 70 tuổi trở lên, 15 tội trở xuống cùng người bị phế tật phạm tội (trừ tội thập ác) từ lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền. Trong khi đó nếu người 80 tuổi trở lên, trẻ từ 10 tuổi trở xuống hoặc người bị ác tật phạm tội phản nghịch, giết người đáng tội chết thì phải tâu vua để xét định, nếu ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc bằng tiền, nếu phạm các tội khác thì được tha. Còn đối với người từ 90 tuổi trở lên và 7 tuổi trở xuống nếu phạm tội chết cũng được tha không bị hành hình [33, tr.47]. Ngoài ra, tại điều 17 Quốc triều hình luật còn quy định: “Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật việc mới được phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật. Khi ở nơi bị đồ mà già cả tàn tật thì cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội, đến lớn mới phát giác thì xử tội theo luật lúc còn nhỏ” [33, tr.48]. Như vậy, Quốc triều hình luật đã thể hiện chính sách hình sự đặc biệt nhân đạo đối với người phạm tội là người già và trẻ con và người bị tàn tật, miễn cho họ phải chịu hình phạt tàn ác bằng cách cho họ được chuộc tội bằng tiền hoặc tha tội nếu họ không phạm tội thập ác, tội phản nghịch hay tội giết người với hình phạt được quy định là tử hình.


Quốc triều hình luật cũng thể hiện chính sách hình sự đặc biệt khoan hồng với người phạm tội tự thú trước khi bị phát giác. Chính sách này không đặt ra đối với người phạm tội thập ác hoặc giết người và cũng được quy định phân hóa đối với các đối tượng phạm tội tự thú khác nhau: người tự thú được tha tội về tội tự thú trước, về tất cả các tội đã phạm nếu phạm tội nhẹ bị phát giác lại tự thú cả tội nặng hoặc nhân hỏi về tội đương xét tự thú thêm các tội khác nữa.

Ở một số quy định về hình phạt của Quốc triều hình luật cũng phản ánh nội dung nhân đạo. Ví dụ như Quốc triều hình luật quy định nhiều loại hình phạt không tước tự do hoặc không tác động tàn ác lên thân thể con người như hình phạt biếm tước (chỉ có trong Quốc triều hình luật), hình phạt tiền và tịch thu tài sản.

Ở một số điều luật quy định về loại, mức hình phạt áp dụng cho người phạm tội là phụ nữ và điều kiện thi hành hình phạt đối với phụ nữ có thai cũng phản ánh tính nhân đạo.

Tất cả những biểu hiện nêu trên đều được thể hiện dưới sắc thái khác nhau trong Luật hình sự Việt Nam hiện đại như độ tuổi chịu TNHS; tình tiết giảm nhẹ; hình phạt đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi …

Những phân tích trên cho ta thấy được Quốc triều hình luật dù là bộ luật của triều đại phong kiến nhưng vẫn khẳng định được những điểm tiến bộ và đặc sắc riêng của mình.

2.2. So sánh về kỹ thuật lập pháp

Ra đời ở hai thời đại khác nhau, kỹ thuật lập pháp của BLHS Việt Nam năm 1999 và Quốc triều hình luật có những khác biệt rất rõ ràng. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, “Quốc triều hình luật”đã đạt được giá trị và


thành tựu nổi bật, có những đặc điểm tiến bộ và ưu thế hơn hẳn các bộ luật trước và cả sau nó. Thậm chí, nhiều yếu tố còn có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật của nước ta hiện nay nói chung và BLHS Việt Nam nói riêng.

BLHS Việt Nam năm 1999 đã quy định một cách cụ thể rõ ràng nhóm tội xâm phạm sở hữu tại Chương IVX với 13 điều luật tương ứng với 13 tội danh khác nhau. Mỗi tội danh lại được đặc trưng bởi những hành vi nguy hiểm cho xã hội khác nhau nhằm phân biệt hành vi giữa các tội danh. Cơ cấu mỗi tội danh trong nhóm tội xâm phạm sở hữu về cơ bản là giống nhau, được quy định thành bốn khung và thiệt hại về tài sản là căn cứ để quy định hình phạt. Cụ thể:

Khoản 1 của các tội danh là cấu thành tội phạm cơ bản: cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội bao gồm những dấu hiệu mô tả tội phạm và là cơ sở pháp lý cho việc định tội danh và phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Theo đó, mỗi điều luật mô tả những đặc trưng của tội danh đó: như thế nào là tội trộm cắp tài sản (điều 138), như thế nào là tội cướp tài sản (điều 133)…

Khoản 2, 3,4 của các tội danh là cấu thành tội phạm tăng nặng: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội giống như cấu thành tội phạm cơ bản còn có thêm các tình tiết khác nhằm phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể so với trường hợp bình thường. Khung hình phạt theo đó cũng tăng lên.

Khoản 5 quy định về hình phạt bổ sung – phạt tiền.

Khác với BLHS Việt Nam năm 1999, Quốc triều hình luật không có chương riêng để quy định về nhóm tội xâm phạm sở hữu. Chương Đạo tặc tập trung nhiều quy định về tội xâm phạm sở hữu nhất nhưng ngoài các tội này, chương Đạo tặc còn quy định các tội về xâm phạm sức khỏe, tính mạng con


người… Tội xâm phạm sở hữu cũng được quy định trong một số chương khác của Quốc triều hình luật như chương Tạp luật, chương Trá ngụy.

Điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa hai bộ luật là ở Quốc triều hình luật, các điều luật không có tên gọi. Các điều luật mô tả thẳng hành vi phạm tội và quy định hình phạt cho người phạm tội. Mỗi điều luật thường mô tả nhiều loại hành vi khác nhau với nhiều mức phạt khác nhau. Khi quy định một hành vi cụ thể, nhà làm luật đã dự liệu xem hành vi đó xảy ra có thể liên quan đến trách nhiệm của người khác không. Nếu có thì sẽ quy định luôn hành vi phạm tội đó trong cùng điều luật. Mặc dù không xâm hại cùng một khách thể nhưng những hành vi này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau và nó giúp cho công tác xét xử thuận tiện. Ví dụ: Điều 435 quy định:

Những kẻ thừa cơ lúc có trộm, cướp, cháy, lụt mà lấy trộm của cải của người ta, hay là giữa ban ngày mà đoạt lấy tiền tài của người, cùng là lấy của đánh rơi, mà lại đánh lại người mất của, thì cũng đều phải tội như tội ăn trộm thường mà giảm một bậc. Lột lấy những quần áo và đồ vật của trẻ con, người điên, người say, thì phải tội đồ và phải bồi thường gấp đôi [33, tr.196].

Quy định trên cho thấy rất nhiều hành vi được mô tả trong điều 435, bao gồm: thừa lúc có trộm, cướp, cháy, lụt để lấy trộm của cải; hành vi giữa ban ngày đoạt tiền của người mất của; hành vi lấy của đánh rơi mà lại còn đánh lại người mất của; hành vi lột lấy quần áo và đồ vật của trẻ con, người điên, người say. Đây có thể được coi là hạn chế về mặt kỹ thuật lập pháp của Quốc triều hình luật bởi cách quy định như trên không khoa học, gây phức tạp, cồng kềnh cho bộ luật. Tuy nhiên, xét dưới một khía cạnh khác, cách quy định này cũng có những điểm tích cực nhất định – đặc biệt đối với hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ.


Như đã đề cập ở chương 1, nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật có xu hướng đồng nhất tất cả các loại tội phạm thành tội trộm cắp tài sản. Ngoài các tội cướp tài sản (08 điều trong chương Đạo tặc), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 551 trong chương Trá Ngụy), các tội còn lại nếu không xử được thì được coi là tội trộm cắp tài sản. Do vậy, Quốc triều hình luật có đến 29 điều quy định về tội trộm cắp tài sản.

Thực chất, nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật chỉ có ba tội danh bao gồm: tội trộm cắp tài sản, tội cướp tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nghiên cứu về khía cạnh kỹ thuật lập pháp giữa hai bộ luật, tác giả đưa ra một số đánh giá nhằm hoàn thiện hơn BLHS Việt Nam hiện hành sau:

Điều khác biệt lớn nhất của hai bộ luật trong kỹ thuật lập pháp là các quy định trong Quốc triều hình luật mang tính chất luật chi tiết còn các quy định tương ứng trong BLHS Việt Nam năm 1999 mang tính chất luật khung.

Quốc triều hình luật luôn ghi nhận một cách rõ ràng, chi tiết những hành vi phạm tội và ghi nhận tỉ mỉ, cụ thể hình phạt được áp dụng đối với hành vi phạm tội tương ứng. Các điều luật trong “Quốc triều hình luật” không có tên gọi mà chỉ đánh số điều, vì vậy, trong rất nhiều điều luật, nhà làm luật không chỉ quy định một hành vi phạm vi tội mà còn quy định cả cách xử lý đối với những người có liên quan trong trường hợp phạm tội đó. Một số quy phạm pháp luật có cách trình bày tương đối độc đáo và dễ hiểu, mô tả những tình huống cụ thể đến chi tiết. Thậm chí, trong bộ luật còn cụ thể hoá tới mức giả định cả tên người trong hành vi hoặc quan hệ pháp luật (điều 397 Quốc triều hình luật). Cách diễn đạt như vậy đảm bảo cho các quy phạm pháp luật phức tạp có thể được mọi người hiểu một cách dễ dàng. Phần chế tài trong các quy phạm pháp luật của Quốc triều hình luật được

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí