Khái Niệm Về Tội Xâm Phạm Sở Hữu Theo Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Năm 1999


giữa các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu trong nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, vai trò chủ đạo của sở hữu XHCN trong cơ chế thị trường vẫn được đề cao và được phản ánh trong BLHS bằng việc quy định hành vi xâm hại sở hữu XHCN là tình tiết tăng nặng TNHS tại điều 48. Nguyên tắc nhân đạo XHCN, bản chất ưu việt của chế độ ta trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm được thể hiện thông qua việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình đối với một số tội phạm và người phạm tội. Ngoài việc quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng khi phạm tội hoặc khi xét xử thì có hai tội xâm phạm sở hữu được loại bỏ hình phạt tử hình (tội trộm cắp tài sản và tội cố ý hoặc làm hư hỏng tài sản) [8, tr.26].

BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã sửa đổi bổ sung một số điều trong nhóm tội xâm phạm sở hữu như sau: Loại bỏ hình phạt tử hình đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139 – cùng với 7 tội danh khác cũng được loại bỏ án tử hình); Nâng mức định lượng về giá trị tiền chiếm đoạt ở 5 trong 13 tội danh được quy định trong nhóm tội xâm phạm sở hữu. Cụ thể nâng mức định lượng từ 500.000 đồng lên 2.000.000 đồng đối với các tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139); Trộm cắp tài sản (điều 138); Công nhiên chiếm đoạt tài sản (điều 136); Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác (điều 143); riêng tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điều 140) tăng mức định lượng từ 1.000.000 đồng lên 4.000.000 đồng.


1.1.2. Khái niệm về tội xâm phạm sở hữu theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

Khái niệm các tội xâm phạm sở hữu được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Nhìn chung, khái niệm của các nhà


nghiên cứu đưa ra có thể khác nhau về câu từ nhưng quan điểm thì tương đối giống nhau. Một số khái niệm điển hình:

Theo giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: “Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi có lỗi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại thể hiện được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi” [31, tr.5].

Quan điểm của giáo trình luật hình sự Việt Nam của khoa luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Các tội xâm phạm sở hữu là hành vi của người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân” [1, tr.217].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Một quan niệm khác cũng tương đồng với hai quan điểm trên là quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế, Thạc sỹ Luật học - Tòa án nhân dân tối cao trong cuốn Bình luận bộ luật hình sự - phần các tội phạm: “Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quan hệ sở hữu của cơ quan, tổ chức và của công dân” [19, tr.4].

Từ các khái niệm được đưa ra trên, tác giả có thể rút ra được một số nội dung chung mà các quan niệm đã dựa vào để xây dựng lên khái niệm khoa học của mình, cụ thể:

Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - 3

Thứ nhất, các tội xâm phạm sở hữu trước hết là hành vi nguy hiểm cho xã hội của cá nhân nhằm gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ tài sản và các quan hệ xã hội khác được luật hình sự bảo vệ.

Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu của người khác phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và hành vi được thực hiện một cách có lỗi (lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý).

Thứ ba, một đặc điểm khác mà các khái niệm trên chưa đề cập đến là


tính được quy định trong văn bản luật hình sự của nhóm tội xâm phạm sở hữu. Việc nhà làm luật quy định chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự mới là tội phạm là nhằm gạt bỏ việc áp dụng nguyên tắc tương tự. Chỉ có Bộ luật hình sự mới được quy định tội phạm, ngoài Bộ luật hình sự, không có văn bản nào được coi là văn bản chính thống để quy định về tội phạm.

Như vậy, các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định bởi luật hình sự, được thực hiện do lỗi cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về quan hệ sở hữu về tài sản của người khác.

1.1.3. Đặc điểm của các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về nhóm tội xâm phạm sở hữu theo BLHS năm 1999, luận văn rút ra một số đặc điểm nổi bật về nhóm tội này như sau:

Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS năm 1999 được quy định rất rõ ràng.

Các tội xâm phạm sở hữu có khách thể là quan hệ sở hữu về tài sản, đó là hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại gây thiệt hại đến các quyền về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản được pháp luật bảo vệ. Như vậy, chỉ cấu thành các tội xâm phạm sở hữu khi có hành vi đã hoặc sẽ gây ra thiệt hiện hại cho quan hệ sở hữu về tài sản.

Thông thường, khách thể loại và khách thể trực tiếp của tội phạm khác nhau nhưng ở các tội xâm phạm sở hữu thì quyền sở hữu về tài sản vừa là khách thể loại đồng thời cũng là khách thể trực tiếp của tội phạm.

Trong một số trường hợp cá biệt, một số tội xâm phạm sở hữu ngoài


quan hệ sở hữu, hành vi phạm tội còn xâm hại tới quan hệ nhân thân như: Tội cướp tài sản (Điều 133), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134).

Đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu trước tiên là tài sản – với những đặc điểm riêng so với tài sản là đối tượng tác động của các tội phạm khác [1, tr.220]. Những đặc điểm đó bao gồm:

Tài sản là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu phải được thể hiện dưới dạng vật chất, có giá trị và giá trị sử dụng: tiền luôn luôn có thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu; giấy trị giá được bằng tiền có thể là phương tiện phạm tội giúp người phạm tội có thể xâm phạm sở hữu. Trong một số trường hợp, giấy tờ này có thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu; quyền về tài sản nói chung không thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Nhưng những giấy tờ thể hiện quyền về tài sản như hóa đơn lĩnh hàng… có thể là đối tượng của nhóm tội này trong những trường hợp nhất định.

Tài sản không có giá trị hoặc giá trị sử dụng sẽ không phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu như: sinh vật dưới biển, trên sông, thú trong rừng… Nếu có hành vi xâm hại đến những tài sản trên thì tùy từng trường hợp cụ thể có thể bị truy cứu TNHS về các nhóm tội phạm khác.

Tài sản là đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu phải có chủ sở hữu cụ thể. Vật khi không còn là tài sản vì đã bị chủ tài sản hủy bỏ cũng sẽ không còn là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Ví dụ: Gia súc đã bị chôn do mắc bệnh...

Tài sản về nguyên tắc, chỉ là đối tượng của những hành vi phạm tội do người không phải là chủ sở hữu thực hiện.

Trong mặt khách quan của nhóm tội xâm phạm sở hữu, một số tội có cấu thành hình thức và một số tội có cấu thành vật chất.


Hậu quả của các tội xâm phạm sở hữu gây ra chủ yếu là thiệt hại về tài sản. Có thể nói, thiệt hại về tài sản là thước đo để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong một số tội, giá trị tài sản bị thiệt hại là căn cứ bắt buộc để phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm (tội phạm có cấu thành vật chất). Tuy nhiên, ở một số tội khác, mặc dù hành vi vi phạm đã gây ra thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu nhưng đó không phải là dấu hiệu bắt buộc để làm căn cứ truy cứu TNHS cho người thực hiện hành vi (tội phạm có cấu thành hình thức).

Đối với các tội xâm phạm sở hữu có cấu thành hình thức thì mặt khách quan chỉ yêu cầu bắt buộc đối với dấu hiệu hành vi. Ví dụ: điều 133 BLHS quy định về tội cướp tài sản. Theo đó, chủ thể phạm tội chỉ cần có hành vi “vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” [21] thì đã đủ yếu tố về mặt khách quan để truy cứu TNHS về tội cướp tài sản.

Các tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có cấu thành hình thức bao gồm các tội phạm cụ thể được quy định tại điều 133, điều 134, điều 135 BLHS

Đối với các tội xâm phạm sở hữu có cấu thành vật chất thì ngoài dấu hiệu hành vi, mặt khách quan yêu cầu bắt buộc đối với cả hậu quả gây ra từ hành vi đó. Ví dụ như tại điều 138 BLHS quy định về tội trộm cắp tài sản. Theo đó, hành vi nguy hiểm cho xã hội đối với tội danh này là “hành vi lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản” [19, tr.118] mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên thì chủ thể thực hiện hành vi đó mới có thể bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản.

Các tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có cấu thành vật chất bao gồm: các tội phạm cụ thể được quy định tại điều 136, điều 137, điều 138, điều 139, điều 140, điều 141, điều 142, điều 143, điều 144, điều 145 BLHS.

Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm sở hữu là chủ thể thường


Những người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu.

Trong các tội xâm phạm sở hữu có một tội đòi hỏi chủ thể ngoài những dấu hiệu của chủ thể thường phải có thêm đặc điểm đặc biệt khác (chủ thể đặc biệt). Đó là đặc điểm có trách nhiệm liên quan đến tài sản của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.

Lỗi (mặt chủ quan của các tội xâm phạm sở hữu) chủ yếu là lỗi cố ý Đa số các tội xâm phạm sở hữu là các tội được thực hiện do cố ý. Trong

số 13 tội quy định trong chương XIV Bộ luật hình sự năm 1999, thì có tới 11

tội được thực hiện do cố ý, đó là các tội: Cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản; cướp giật tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; chiếm giữ trái phép tài sản; sử dụng trái phép tài sản và huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Chỉ có hai tội được thực hiện do vô ý, đó là các tội: thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

Đặc điểm nổi bật của các tội xâm phạm sở hữu là có tính chất chiếm đoạt. Chương XIV Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 8 tội có tính chất chiếm đoạt bao gồm: Tội cướp tài sản; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội cưỡng đoạt tài sản; Tội cướp giật tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Tội trộm cắp tài sản; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Các tội còn lại không nhất thiết cần có tính chất chiếm đoạt.

Về hình phạt đối với các nhóm tội xâm phạm sở hữu

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định trong tất cả các tội đều nhẹ hơn hình phạt trong các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và nặng hơn hình phạt trong các tội xâm phạm tài sản của công dân quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985. Hình phạt bổ sung được quy định ngay trong cùng một điều luật.


Theo đó, BLHS hiện hành quy định nhóm tội xâm phạm sở hữu chỉ còn lưu hành hình phạt tử hình đối với tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS); hình phạt tù chung thân đối với 7 tội danh tại các điều 133, điều 134, điều 136, điều 137, điều 138, điều 139 và điều 143 BLHS; hình phạt của các tội danh còn lại đều là hình phạt tù có thời hạn, mức tù có thời hạn cao nhất là 20 năm tù giam.

So sánh nhóm tội xâm phạm sở hữu với nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XI BLHS) thì hình phạt tử hình còn áp dụng với 7 trong tổng số 14 tội danh xâm phạm an ninh quốc gia; hình phạt chung thân áp dụng với 10 trong 14 tội danh xâm phạm an ninh quốc gia.

So sánh nhóm tội xâm phạm sở hữu với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sứa khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (Chương XII BLHS) cho thấy nhóm tội được quy định tại chương XII BLHS cũng còn áp dụng hình phạt tử hình đối với 2 tội danh và hình phạt tù chung thân đối với 6 tội danh.

Như vậy, có thể rút ra kết luận là xét về mức độ nguy hiểm cho xã hội thì nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất nguy hiểm cho xã hội ít hơn so với nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia và nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

1.2. Các quy đinh về tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật


1.2.1. Bối cảnh ra đời Quốc trình hình luật


Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ đã đề ra nhiều yêu cầu một bộ pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, để bảo vệ và bênh vực nền chuyên chính của giai cấp phong kiến. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, Quốc Triều


Hình Luật (tức Bộ luật Hồng Đức) đã ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam. Quốc triều hình luật là bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá rất cao về phương diện trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Quốc triều hình luật đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành.

Ngay sau khi lên ngôi vua, trong năm 1428, Lê Lợi đã cùng các đại thần biên soạn một số luật lệ về kiện tụng, về phân chia ruộng đất của thôn xã. Những loại hình phạt, những lễ ân giảm trong Quốc triều hình luật (49 điều thuộc chương Danh lệ), phần lớn đều được quy định chặt chẽ trong năm Thuận Thiên (1428-1433) và được thực hiện suốt trong thời Lê sơ. Tuy vậy, do đây mới chỉ là bước đầu xây dựng nên pháp luật thời Thái Tổ còn có nhiều thiếu sót, nhất là về phương diện tư hữu tài sản. Những thiếu sót ấy sẽ được các triều vua sau bổ sung thêm.

Trong thời Thái Tông (1434-1442), một số nguyên tắc xét xử các vụ kiện cáo về một số điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ, hành động giao thiệp với người nước ngoài được xây dựng thêm.

Đến năm 1449, Nhân Tông (1442-1459) ban hành 14 điều luật khẳng định về bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những hành động xâm phạm đến quyền tư hữu ruộng đất. Theo nhà sử học Phan Huy Chú thì “từ đó về sau các vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân gian mới có tiêu chuẩn” (Hình luật chí trong Lịch triều hiến chương loại chí).

Sang thời Thánh Tông (1460-1497), triều đình liên tiếp ban bố nhiều điều lệ về kế thừa hương hỏa, về việc bảo vệ tôn ty trật tự về đạo đức phong kiến, về việc trấn áp mọi hành vi chống đối hay làm nguy hại đến địa vị thống trị của giai cấp phong kiến. Hai bộ luật Hồng Đức Thiện Chính Thư Thiên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023