Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng các quy định pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ

TNHS. Khác với cách tiếp cận trên, nghiên cứu thực tiễn tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, không thể dựa trên số liệu thống kê hình sự và bản án hình sự đã xét xử bởi các kênh chính thức này chưa ghi nhận thụ lý hay xét xử một vụ án hình sự nào về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam. Liệu rằng, thực tế không xảy ra tội phạm này hay vì những lí do khác nhau mà tội phạm không bị phát hiện, xử lý? Để trả lời những câu hỏi này, tác giả tập trung khai thác thực trạng vi phạm bản quyền nói chung, tội phạm bản quyền nói riêng thông qua nghiên cứu một số vụ việc thực tế điển hình, thu thập thông tin đã được tham vấn, trao đổi với các nhà khoa học và thực tiễn về nạn vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền liên quan tại Việt Nam.

Các vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam đã, đang và vẫn có khả năng diễn ra ở phạm vi lớn nhỏ dưới nhiều hình thức đa dạng:

- Trong lĩnh vực bản quyền sách, vi phạm tác quyền xảy ra với không ít tác phẩm nổi tiếng như Đắc nhân tâm, Quẳng gánh lo đi, Hành trình về Phương Đông, bộ 18 cuốn Hạt giống tâm hồn, Nghĩ giàu làm giàu, Dám nghĩ lớn… dưới hình thức xuất bản lậu với chất lượng và độ giống có thể lên tới 90% so với sách thật, khó để phát hiện. Công ty phát hành sách đã khởi kiện không ít lần thua, một số trong đó được xác định rằng “cơ sở in gia công sách giả chưa đưa chúng ra thị trường nên

Hội đồng xét xử không chấp nhận40. Nhiều trường hợp khác gặp tình trạng tương

tự nhưng “không định lập vi bằng hay kiện tụng gì‖, lý do đó là “việc theo đuổi vụ việc ra tòa rất mệt mỏi và không giải quyết được tận gốc‖.41 Số lượng này ngày càng tăng, đặc biệt, trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển, hành vi xâm phạm quyền tác giả càng trở lên dễ dàng hơn; chưa kể đến vấn nạn sách lậu đăng tải online miễn phí trong các ứng dụng, website đọc sách trực tuyến [75].

- Trong lĩnh vực hội họa, việc sao chép các tác phẩm tranh của họa sĩ nổi tiếng rồi đem bán, triển lãm không phải xa lạ. Có trường hợp tác giả (họa sĩ) trực tiếp phát hiện tranh làm giả tác phẩm của mình tại phòng trưng bày và bán tranh như trường hợp của họa sĩ Văn Thơ với tác phẩm Ông công nhân già xảy ra vào tháng 2 năm 2011 (sau nhiều lần phát hiện các vi phạm tương tự tranh của ông ở một số phòng tranh khác). Tuy nhiên, chủ phòng tranh giải thích việc vi phạm bản quyền do họ cũng là nạn nhân mua nhầm tranh chép với giá tranh thật từ giới buôn tranh. Yếu tố lỗi cố ý xâm phạm của chủ phòng tranh hầu như rất khó hoặc không

40 Theo nhận định từ ông Nguyễn Văn Phước – Giám đốc Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt (First News)

41 Theo ý kiến của ông Vũ Trọng Đại, Giám đốc Công ty sách Omega

chứng minh được trong trường hợp nêu trên. Kết quả, chủ phòng tranh bị lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm quyền phân phối dưới hình thức bán tác phẩm và bị xử phạt 2 triệu đồng.

- Trong lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc, những vi phạm tác quyền càng nổi trội hơn. Nếu khoảng thời gian trước đây phim, nhạc “lậu” tập trung ở thị trường băng đĩa vi phạm bản quyền của các nhà sản xuất phim, ca sĩ, trung tâm nghệ thuật có tiếng thì trong những năm gần đây, hình thức vi phạm này được mở rộng sáng môi trường mới linh động và khó nắm bắt hơn là môi trường trực tuyến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Tháng 8 năm 2020, VNG đã khởi kiện TikTok lên Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh về việc có khoảng 150 bản quyền ghi âm các bài hát do Zing một công ty con của VNG – sở hữu và nắm quyền khai thác, bị sử dụng trái phép bằng cách lồng ghép trong hơn 11 triệu clip ngắn đăng tải lên, yêu cầu Tiktok xóa và bồi thường thiệt hại hơn 221 tỉ đồng (9,5 triệu USD) [50].

Tiếp sau đó, Cổ phần Phát triển truyền thông Quốc tế Ánh Bình Minh (Vie Channel) đã gửi đơn kiện yêu cầu Spotify AB tại Thụy Điển bồi thường hơn 9,5 tỉ đồng vì vi phạm bản quyền chương trình Rap Việt và Người ấy là ai? Công ty này cho biết Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý đơn kiện [108]. Trong những trường hợp này, khởi kiện dân sự đang thể hiện là phương án được doanh nghiệp lựa chọn có tính thông dụng và được ưu tiên cho dù hành vi có nguy hiểm và thiệt hại rất lớn.

Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam - 18

Cùng với vi phạm bản quyền âm nhạc, vi phạm bản quyền phim ảnh cũng gây nhiều bức xúc cho các nhà làm phim. Những vi phạm này ngày một ngang nhiên hơn như việc livestream phim ngay trong rạp chiếu, điển hình là trường hợp phim chiếu rạp Cô Ba Sài Gòn: ngày 13/11/2017, Nguyễn Văn Tr đã có hành vi quay lén và phát trực tiếp bộ phim Cô Ba Sài Gòn lên một fanpage facebook. Tính ở thời điểm cao nhất có 6000 người xem; đại diện nhà sản xuất phim xác định với giá vé rẻ nhất thì thiệt hại cho doanh thu phòng vé cũng đã hơn 300 triệu đồng. Vụ việc đã được nhà sản xuất và đại diện đơn vị phát hành trình báo với cơ quan công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để giải quyết. Tuy nhiên, sau khi xem xét thái độ thành khẩn, ân hận, lắng nghe lời xin lỗi cùng lời hứa không tái phạm của Tr, phía nhà sản xuất đã chấp nhận bỏ qua vụ việc lần này. Với hành vi nói trên, Tr vẫn bị cơ quan Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 15 triều đồng. Trong quyết định xử phạt, cơ quan chức năng xác định hành vi của Tr vi

phạm Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 10 năm 2013 (quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan), cụ thể là hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng. [48]

Nghiên cứu vấn đề xử lý hình sự liên quan đến hành vi xâm phạm trong vụ việc, có thể thấy rằng: một là, hành vi có dấu hiệu vi phạm, tuy nhiên, sau đó, phía nhà sản xuất đã chấp nhận lời xin lỗi của phía vi phạm và đồng ý dừng vụ việc; hai là, việc xử lý vi phạm hành chính sau đó của cơ quan chức năng xác định hành vi vi phạm là hành vi “truyền đạt” trái phép – chưa được mô tả trong CTTP tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Vì vậy, đối chiếu với quy định của BLHS, hành vi vi phạm của Tr chưa thể bị coi là tội phạm.

Nhiều tác phẩm điện ảnh Việt Nam khác cũng là nạn nhân của việc xâm phạm bản quyền trên mạng, như bản full HD Bụi đời Chợ Lớn công khai xuất hiện trên nhiều trang phim tới 60 phút dù chưa ra rạp, hay Chạy đi rồi tính, Vòng eo 56, Dòng máu anh hùng, Cánh đồng bất tận, Chàng trai năm ấy, Để Mai tính 2, Siêu nhân X, Ngày nảy ngày nay, Yêu, Mỹ nhân kế... [54] Hiện tượng này còn chưa kể đến các tác phẩm phim ảnh nước ngoài được trình chiếu tại Việt Nam.

Xây dựng các website phim lậu đang được các cá nhân, tổ chức vi phạm xem như là một phương thức khởi nghiệp, nhanh chóng kiếm tiền mà không cần vốn. Dựa trên thống kê của Văn phòng luật sư Phan Law Việt Nam ghi nhận được trong quá trình xử lý vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan, tại Việt Nam đang có trên 200 website phim lậu hoạt động với nhiều hình thức vi phạm đa dạng. Nổi bật trong đó là website “phimmoi.net”.42 Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ


42 Ông Phan Vũ Tuấn - Phó chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ TP.HCM – Trưởng Văn phòng Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam chia sẻ một số điểm trong vụ án “phimmoi.net” khi đánh giá quy mô của vi phạm này như sau [73]:

- Phimmoi.net nổi lên ở Việt Nam từ những năm 2010. Sau thời gian dài hoạt động, trang này đổi tên miền vào khoảng tháng 4/2020. Theo trang web thống kê lượng truy cập Alexa, tính đến 27/7/2018, Phimmoi có thứ hạng 15 tại Việt Nam và 2.182 trên toàn cầu. Trang web này ước tính có khoảng 50 triệu khách truy cập hàng tháng. Đến năm 2020, sau hàng loạt chính sách chặn truy cập của nhà mạng, vị trí của Phimmoi.net là 832 trên toàn thế giới, và đứng vị trí thứ 27 trong toàn bộ website trong ngành công nghiệp giải trí toàn cầu.

- Tính đến ngày 27/7/2018, Phimmoi có thư viện gồm 3.830 tựa phim điện ảnh và 2.697 phim truyền hình, bao gồm các tựa phim Hollywood mới phát hành. Trong đó một số phim chưa được phát hành ở bất cứ đâu trên thế giới. Nội dung mới luôn được cập nhật bổ sung thường xuyên trên trang web này.

- Theo HypeStat, trang web này kiếm được khoảng 58.290 USD mỗi tháng từ doanh thu quảng cáo. Ngoài ra nguồn doanh thu còn được bổ sung bởi các trang web lưu trữ. Nguồn phim đến từ việc trang web sẽ trả cho người tải lên một khoản tiền nhất định trên 10.000 lượt xem.

- Dựa trên phân tích quảng cáo từ hệ thống, từ tháng 7/2018, hầu hết nguồn quảng cáo của trang web là từ Skimlinks với 31,65%, MGID (30,40%), Propeller Ads Media (23,62%) và PopAds (14,33%).

- Theo giá thị trường quảng cáo đen, Phimmoi thu phí một ô quảng cáo lên đến 25 triệu đồng/tuần, một đoạn TVC trước khi chiếu phim cũng có giá 20.000 đồng/1.000 lượt xem.

trong “Đánh giá năm 2019 về các Thị trường khét tiếng về làm giả và vi phạm bản quyền” đã xác định “Phimmoi” đã trở thành một trong những tổ chức vi phạm bản quyền khét tiếng nhất các trang web trên thế giới với gần 75 triệu lượt truy cập hàng tháng từ 11 triệu người truy cập [143, tr. 22]. Ngày 19/8/2021, Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án hình sự “xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan” đối với website này, bước đầu xác định: từ năm 2014, Nguyễn Tuấn T (trú tại Lâm Đồng) có kế hoạch xây dựng phát triển website chiếu phim trực tuyến miễn phí trên mạng internet nên đã thuê Cao Thanh L và Cao Duy A (trú tại Đồng Nai) cho việc thực hiện lập trình, quản trị, vận hành website phimmoi.net. Thông qua trang này, quản trị sẽ thu tiền từ quảng cáo. Cơ quan cảnh sát điều tra cũng xác định, nhóm của T đã sao chép, khai thác, sử dụng, trình chiếu, truyền đạt các tác phẩm điện ảnh ra công chúng không được phép của chủ thể quyền và kinh doanh quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trái phép trên các bộ phim có bản quyền, nhằm thu lợi bất chính. Kho phim đồ sộ thu hút hàng chục triệu lượt truy cập mỗi tháng, mỗi năm ước tính phimmoi.net có thể thu về hàng trăm tỷ đồng từ lợi nhuận quảng cáo. [55]

Không chỉ vậy, nhiều website phim lậu hiện nay có nội dung quảng cáo không lành mạnh (cá độ bóng đá, đánh bạc và các nội dung khiêu dâm…) hiển thị công khai, người dùng dễ dàng tiếp cận. Việc truy cập vào các website phim lậu có thể tiềm ẩn rủi ro với các chương trình, mã độc khiến cho các hệ thống mạng, mạng nội bộ công ty, thiết bị di động có thể bị vô hiệu hóa hoặc dùng cho mục đích vi phạm pháp luật.

Vì thế cho tới nay, việc khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi xâm của “phimmoi.net” là động thái cứng rắn nhất của lực lượng thực thi pháp luật hình sự tại Việt Nam trong xử lý tội phạm xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Tuy nhiên, việc tiếp tục các hoạt động tố tụng để xử lý đến cùng vụ án vẫn còn là một chặng đường không đơn giản.

Đối với các chương trình phát sóng giải trí, thể thao cũng xảy ra hiện tượng tương tự. Theo thống kê của Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (Bộ Thông tin và truyền thông) cho biết, qua kiểm tra cơ quan này đã phát hiện 40 website đăng tải



- Sau khi trang web Phimmoi.net chính thức bị đánh sập vào ngày 17/6/2020, những đối tượng đứng sau website này tiếp tục cho ra đời thêm nhiều tên miền mới như phimmoiz.net, phimmoizz.net, phimmoizzz.net và zphimmoi.com, phimmoii.org, zphimmoi.tv, phimmoi.be...

- Ngoài các dữ liệu được ghi nhận trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, Phimmoi còn được biết đến ở một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada và Hà Lan; chứng tỏ vi phạm này mang quy mô và tầm cỡ quốc tế.

lậu giải bóng đá ngoại hạng Anh; nhiều website không chỉ vi phạm khi tiếp sóng trực tiếp mà còn bằng các hình thức cắt ghép và biên tập lại để đăng tải thu hút người xem [1]. Về vấn nạn này có chủ thể là tổ chức nước ngoài bị vi phạm đã chủ động nộp đơn đến cơ quan chức năng của Việt Nam yêu cầu khởi tố hình sự về hành vi xâm phạm quyền, có thể kể đến vụ việc sau:

Premier League (trụ sở tại Luân Đôn, Vương quốc Anh) được thành lập năm 1992, đại diện cho 20 câu lạc bộ bóng đá nước Anh và xứ Wales tổ chức Giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Từ khi thành lập tính đến tháng 7 năm 2020, Premier League đã tổ chức 380 trận đấu, phát sóng trên 188 quốc gia tới hàng trăm triệu hộ gia đình và hàng tỷ khán giả xem. Premier League có quyền cho phép ghi âm, ghi hình các trận đấu và cấp phép cho các đài truyền hình phát âm thanh, hình ảnh trận đấu. Vào khoảng tháng 7/2020, Premier League đã có đơn tố giác và yêu cầu điều tra khởi tố vụ án xâm phạm quyền tác giả với hai đối tượng người Việt Nam là Nguyễn Hữu T (Hưng Yên) và Lê Hải N (Hà Nội) về hành vi sau:

BestbuyIPTV (do T có quản lý trực tiếp) phát trực tiếp có thu phí các trận đấu của Premier League mà không được cho phép hoặc cấp quyền sử dụng, phát sóng các trận đấu này từ Premier League. Mặt khác, BestbuyIPTV còn cho phép các dịch vụ khác giới thiệu lại nội dung của nó và tích cực quang bá dịch vụ tái phát sóng trực tiếp (re-stream) (dịch vụ này do N quản lý). Hành vi này được nhận định là việc sử dụng, phân phối trái phép bản ghi hình trận đấu – một dạng vi phạm quyền tác giả. Hiện BestbuyIPTV đang quảng cáo họ là người cung cấp dịch vụ cho hơn 900.000 khách hàng; 12.000 bên bán lại (re-seller) và 2.000 đối tác tái phát sóng trực tiếp (re-stream) trên thế giới. Tính riêng số tiền cấp tài khoản cá nhân cho hơn 900.000 khách hàng, doanh thu của BestbuyIPTV đã rơi vào khoảng 63.000.000$/năm chưa tính re-seller và re-stream (trong đơn có lượng hóa cụ thể những thiệt hại này). Ngoài ra, việc phân tích dữ liệu truy cập của khoảng 4.4 triệu người truy cập trên nền tảng BestbuyIPTV.com trong năm 2019 thì doanh thu này

còn lớn hơn gấp nhiều lần.43 Đại diện ủy quyền Premier League đã khẳng định hành

vi sử dụng, phân phối phim, biểu tượng, hình ảnh dưới hình thức kênh phát sóng trực tiếp các trận đấu mà không được phép Premier League là hành vi cố ý trực tiếp và mục đích thu lợi bất chính, vì vậy, đủ dấu hiệu cấu thành tội xâm phạm quyền liên quan theo Điều 225 BLHS năm 2015.


43 Theo Thông tin từ Bộ phận Sở hữu trí tuệ - Công ty luật TNHH Tilleke & Gibbilns (T&G) Việt Nam

Đánh giá việc truy cứu TNHS những vụ án tương tự phimmoi.net và BestbuyTV, một số chuyên gia đến từ Bộ phận SHTT của Công ty Luật Tilleke & Gibbins (chi nhánh tại Việt Nam) nhận định: thực trạng nhiều vụ án xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan không thể khởi tố hình sự có thể đến từ những khó khăn trong chứng minh yếu tố thu lời bất chính, thiệt hại cho chủ thể quyền, chẳng hạn: lợi nhuận bất chính phần lớn không đến từ việc thu tiền trực tiếp của người dùng dựa trên số lượt truy cập website mà thông qua doanh thu từ quảng cáo do trang web tạo ra/ người kinh doanh khác trả phí cho việc đăng quảng cáo của họ lên website phim. Với việc thực hiện trên mạng internet, hành vi trên có thể lan truyền đến nhiều quốc gia, việc trả lợi nhuận cho chủ website thường thông qua một dịch vụ trung gian dùng để thanh toán và chuyển tiền quốc tế qua mạng Internet như Paypal, Skrill... Các dịch vụ thanh toán này thông thường có trụ sở tại nước ngoài (như Paypal hiện có trụ sở chính đặt tại thung lũng Sillicon, San Jose, California, Hoa Kỳ). Việc trích xuất được các tài liệu chứng minh nguồn thu lợi bất chính phụ thuộc nhiều vào vấn đề hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia được yêu cầu. Tuy nhiên, vấn đề hợp tác quốc tế nói chung còn phụ thuộc khá nhiều vào quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia. Mặt khác, hình sự là lĩnh vực mà các quốc gia khá thận trọng trong việc đàm phán và ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp. Do đó, không phải trường hợp nào và bất kỳ quốc gia nào cũng sẵn sàng tương trợ tư pháp cho lực lượng chức năng của Việt Nam trong việc thu thập các chứng cứ cần thiết để phục vụ điều tra.

Thực tiễn còn có những trường hợp hành vi phạm tội xảy ra nhưng không thể chứng minh và áp dụng hình phạt với người, pháp nhân thương mại phạm tội. Lý do không xuất phát từ những nguyên nhân đã nêu mà đến từ khó khăn thực tế mang tính khách quan như việc xác định thiệt hại cho chủ thể quyền để truy cứu TNHS: Đơn cử một website đăng tải lậu bản sao phim do công ty X sản xuất. Mức độ thiệt hại cho X được xác định như thế nào? Thiệt hại về vật chất theo Điều 204 Luật SHTT được xác định thông qua các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại. Giả định tính riêng mức giảm sút thu nhập dựa trên số lượt truy cập quy đổi ra tiền bán vé. Tuy nhiên, cách tính này có được cơ quan chức năng chấp nhận hay không khi thiệt hại đó chưa chắc đã là thiệt hại thực tế, bởi số lượng lượt xem ấy có thể sẽ còn giảm đi khi người xem có tâm lý miễn phí thì xem còn phải bỏ tiền

đến rạp xem thì không. [53, tr. 118] Trong ví dụ này nhưng xét ở một thực tế khác, có trường hợp thông qua sự việc truyền đạt phi pháp, tác phẩm phim trở nên nổi tiếng hơn và nhà sản xuất theo đó, tăng được các nguồn lợi tài chính khi “được” giới thiệu và biết đến nhiều hơn “nhờ” đó. Chứng minh thiệt hại trong những vụ việc như vậy càng trở nên khó khăn hơn nữa cho cơ quan chức năng.

Tóm tại, những vấn đề thực tiễn trên đây đã phần nào cho thấy: thực tế tồn tại những hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Việc chưa ghi nhận một vụ án hình sự nào được xét xử về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan có nhiều lý do khác nhau từ quy định pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật trên thực tế.

4.1.4. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng các quy định pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ

Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên, vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Việc xác định rõ nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong thực trạng áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT là hết sức cần thiết, bởi đó là một trong số các cơ sở quan trọng để đề xuất biện pháp hoàn thiện và bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật về nhóm tội này. Qua nghiên cứu về thực trạng nói trên, những nguyên nhân cơ bản của vướng mắc, bất cập trong áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT:

Thứ nhất, nguyên nhân từ sự chưa hoàn thiện các quy định của BLHS:

*Một là, dấu hiệu “quy mô thương mại” trong quy định BLHS Việt Nam chưa thống nhất với chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam tham gia; đồng thời, khái niệm “quy mô thương mại” trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng chưa được giải thích cụ thể.

Dấu hiệu “quy mô thương mại” được quy định trong CTTP các tội xâm phạm SHTT chưa thống nhất với chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam tham gia ở điểm: “quy mô thương mại” được mô tả trong CTTP các tội xâm phạm SHTT là dấu hiệu độc lập với các dấu hiệu định lượng khác (thu lời bất chính hoặc giá trị hàng vi phạm hoặc thiệt hại cho chủ thể quyền). Trong khi đó, CPTPP định nghĩa “quy mô thương mại” đã bao gồm trong đó các yếu tố thu lợi tài chính, thiệt hại đáng kể cho thủ thể quyền (khối lượng và giá trị hàng hóa vi phạm có thể dùng xác định thiệt hại cho chủ thể quyền này).

Ở Việt Nam hiện nay, BLHS không giải thích dấu hiệu “quy mô thương mại”; văn bản dưới luật vẫn chỉ có Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 đề cập đến nhưng chưa có sự giải thích. Thực tế, trong vụ việc Công ty TNHH cổ phần đầu tư ROYAL Việt Nam sản xuất gạch men ốp lát mang nhãn hiệu giả năm 2017, các nhà áp dụng pháp luật đã cho rằng khó khăn trong xác định “quy mô thương mại” chính là nguyên nhân không xử lý hình sự trường hợp này. Dấu hiệu “quy mô thương mại” là một khái niệm phức tạp không chỉ đối với các nhà giải thích pháp luật Việt Nam; các nhà khoa học, lập pháp nước ngoài cũng còn nhiều quan điểm; chính bởi vậy, việc khó có thể áp dụng trong thực tiễn hiện nay cũng là một thực tế khách quan.

*Hai là, tội phạm hóa chưa đủ các hành vi nguy hiểm cho xã hội.

BLHS hiện hành chưa quy định một số hành vi xâm phạm SHTT mà cần phải xử lý hình sự như hành vi livestream trực tiếp phim chiếu rạp. Hành vi này thực tế đã xảy ra không ít và gây những hậu quả thiệt hại lớn cho các nhà sản xuất phim. Đây là hành vi xâm phạm quyền truyền đạt các tác phẩm đến công chúng của chủ thể quyền, cụ thể: Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan định nghĩa quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng... có thể được hiểu là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn. Tuy nhiên, BLHS năm 2015 chưa quy định hành vi “truyền đạt trái phép” các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan là hành vi CTTP.

Nếu coi hành vi trên là “phân phối” bản sao tác phẩm một cách trái phép để xử lý về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan lại không phù hợp bởi việc phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm “bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm44. Yếu tố cần có để một hành vi được coi là phân phối trong trường hợp này đó là chủ thể phải bán, cho thuê hoặc


44 Xem: khái niệm “quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm” tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về Quyền tác giả, quyền liên quan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023