Tội Phạm Trong Nhóm Tội Xâm Phạm Sở Hữu Của Bộ Luật Hình Sự Năm 1999 Và Quốc Triều Hình Luật


quy định dưới dạng chế tài cố định - đây là điểm khác biệt của bộ luật này so với các quy phạm pháp luật hiện hành ở cả các nước phương Đông, phương Tây. Thường thì các ngành luật sử dụng hình thức chế tài không cố định (có biện pháp cưỡng chế ở mức cao nhất và mức thấp nhất), còn mức độ áp dụng cụ thể trong trường hợp cụ thể thì được quy định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng ở Quốc triều hình luật thì các mức chế tài nặng hay nhẹ, tăng nặng hay giảm nhẹ tội được ấn định rõ ràng cho mỗi hành vi vi phạm cụ thể (điều 466). Điều đó đảm bảo tính chính xác cao nhất trong việc áp dụng pháp luật để quản lí đất nước của chính quyền Hậu Lê. Cách diễn đạt các quy phạm pháp luật dẫn chiếu được sử dụng phổ biến trong Quốc triều hình luật. Khi cần xác định nội dung pháp lý hoặc hành vi pháp lý nào đó cần phải được xử lý theo điều luật khác, các nhà làm luật đã có sự chỉ rõ: “Những kẻ bỏ tiền ra mua đồ vật của công thì bị xử tội như ăn trộm của công” [33, Điều 449]; “nếu những quan thu tiền thuế và những đồ phải thu đã thu mà để quá kỳ không nộp vào kho, nếu quá 2, 3 tháng cho là tội giấu giếm, quá 4 tháng trở lên cho là tội ăn trộm” [33, Điều 428]… Trong bộ luật cũng có một số điều nêu lên một số khái niệm pháp lý đáng lưu ý: khái niệm “lầm lỡ” (điều 499 Quốc triều hình luật), …Thậm chí điều 642 Quốc triều hình luật còn nêu lên như một nguyên tắc, một công thức pháp lý để vận dụng vào thực tế trước những điều luật không có điều luật cụ thể nào tương ứng. Có thể nói, Quốc triều hình luật là “văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng những giá trị rất quý báu về tư tưởng và kĩ thuật lập pháp” [10, tr.34]. Các nhà làm luật triều Hậu Lê và vua Lê Thánh Tông đã thực sự xây dựng được một trình độ kĩ thuật tiến bộ so với thời đại.

BLHS Việt Nam năm 1999: Luật khung khiến cho nhiều điều khoản chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc hoặc chung nhất, chưa


đạt đến một sự điều chỉnh cụ thể, rõ ràng và đầy đủ đến mức cần thiết, do vậy chưa thể áp dụng ngay vào thực tiễn; cần có các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật. Hậu quả là BLHS hiện hành nói chung và nhóm các tội xâm phạm sở hữu nói riêng ghi nhận một hệ thống pháp luật gồm nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau: Hiến pháp, luật, nghị định của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các quyết định, thông tư ở cấp bộ ngành... Ngoài ra còn có văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương, văn bản liên tịch giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương, thậm chí là giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Nội dung của đạo luật chưa đầy đủ để có cơ sở quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, dẫn đến không ít trường hợp văn bản quy định chi tiết không chỉ dừng lại ở việc cụ thể hóa các điều luật đã có mà còn phải thêm những quy định mới [30, tr.28].

Sự lạm quyền của các cơ quan quyền lực nhà nước là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ví dụ điều 138 quy định Tội trộm cắp tài sản: “1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”. Với cách quy định như vậy, trong trường hợp người phạm tội có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng, để áp dụng tội trộm cắp tài sản cần tham khảo mục 1 phần I thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm

2001 của TANDTC, VKSNDTC, BCA, BTP về các vấn đề như: thế nào thì


bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng”; “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt”; “bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản”; “chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”. Theo văn bản này, bị coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt", nếu trước đó đã bị xử lý bằng một trong các hình thức sau đây về hành vi chiếm đoạt, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý mà lại thực hiện một trong các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; b) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệnh, Điều lệ của lực lượng vũ trang nhân dân; c) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền (Ví dụ 1: Một sinh viên trộm cắp của bạn 150.000 đồng và bị phát hiện. Hội đồng kỷ luật của Nhà trường đã xét và người có thẩm quyền đã ra quyết định cảnh cáo toàn trường hoặc đuổi học. Ví dụ 2: Một cán bộ (công chức) trộm cắp tài sản của cơ quan và bị phát hiện. Hội đồng kỷ luật của cơ quan đã xét và người có thẩm quyền đã ra quyết định kỷ luật hạ một bậc lương theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức...).

Như vậy, có thể thấy rằng luật càng chi tiết thì người dân càng dễ nắm bắt, dễ hiểu, dễ vận dụng và thực hiện theo luật. Đồng thời, luật chi tiết cũng là cơ sở hạn chế sự lạm quyền của các cơ quan nhà nước liên quan. Bởi vậy, việc quy định cụ thể, chi tiết tối đa các vấn đề ngay trong chính văn bản luật là điều cần thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Mặt khác, trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu, BLHS hiện hành quy định khoảng cách quá rộng giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong mỗi khung hình phạt. Ví dụ: khoản 1 điều 138 có khung từ 6 tháng – 3 năm; khoản 2 điều 138 có khung từ 2 – 7 năm; khoảng 3: từ 7 năm -15 năm;


Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - 7

khoản 4: từ 12 năm -20 năm hoặc tù chung thân. Chính điều này tạo ra cơ sở pháp lý cho sự tùy tiện, không thống nhất trong việc áp dụng hình phạt, gây trở ngại trong việc quyết định chính xác hình phạt cho người phạm tội.

2.3. So sánh về nội dung

2.3.1. Tội phạm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999 và Quốc triều hình luật

Khi xem xét nội dung về tội phạm của các tội xâm phạm sở hữu quy định trong Quốc triều hình luật và BLHS Việt Nam, tác giả nhận thấy:

Thứ nhất, quy định các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật và quy định các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS Việt Nam đều bảo vệ quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước và công dân.

Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai bộ luật thể hiện ở việc Quốc triều hình luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản trước tiên là của vua chúa, giai cấp phong kiến. Bằng chứng là tất cả các hành vi xâm phạm đến tài sản của các đối tượng này đều phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình. Ví dụ như điều 430 quy định:

Lấy trộm ấn của vua và những đồ ngự dụng xe kiệu của nhà vua, thì xử chém., điền sản bị tịch thu sung công; người dám thủ không biết để mất trộm, thì phải tội biếm hay tội đồ; nếu không để ý kiểm xét để đồ thờ hư nát, thì xử tội đồ hay lưu, và đều phải đền gấp ba lần những đồ hư nát ấy. Nếu vì cháy hay lụt không đủ sức giữ thì không phải chịu tội [33, Điều 430].

Trong khi đó, bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 bảo vệ quyền tài sản nói chung đã được quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự không phân biệt chủ sở hữu tài sản là đối tượng nào.

Quy định này cho thấy tính ưu việt không thể phủ nhận của xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như hạn chế của luật hình sự phong kiến.


Ở cả Quốc triều hình luật và BLHS Việt Nam, tài sản bị xâm hại ở các tội xâm phạm sở hữu không chỉ là đồ vật nhất định được quy định cụ thể trong từng điều luật mà còn có thể là quyền về tài sản. Như điều 448 Quốc triều hình luật quy định “Những người cầm cố cho người ta, mà lấy trộm văn tự cầm, thì xử nhẹ hơn tội ăn trộm thường ba bậc và phải bồi thường gấp đôi cho gia chủ” [33]; theo đó, trong trường hợp cầm cố tài sản, người đã nhận cầm cố tài sản của người khác lại lấy trộm các văn tự cầm cố thì hành vi này bị coi là trộm cắp tài sản. Như vậy, người có tài sản đem đi cầm sẽ bị thiệt hại về tài sản, họ không thể lấy lại hoặc chuộc lại các tài sản cầm cố do đã mất các văn tự này và quyền sở hữu của họ do đó bị xâm phạm.

Tuy nhiên, tài sản của các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật không nhất thiết phải có sự quản lý, trông coi và có nơi cất giữ. Trong khi BLHS Việt Nam quy định cụ thể đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu là “tài sản của người khác” hay hiểu là tài sản đang có chủ.

Ngoài ra, nếu như trong BLHS Việt Nam, việc xác định tài sản là những vật nuôi có thể tự di chuyển vị trí ngoài ý muốn của chủ như trâu, bò ngựa, lợn, gà nằm hoặc không nằm trong sự chiếm hữu của chủ tài sản là rất khó thì trong Quốc triều hình luật, tài sản là những vật nuôi được xác định cụ thể. Các hành vi lấy sản vật nông nghiệp như lúa ngoài đồng; cá trong đầm ao; trâu, ngựa, lợn, gà đều bị coi là hành vi trộm cắp tài sản. Và trong trường hợp này, người phạm tội đều chịu TNHS như phạt khổ sai hoặc biếm và còn phải bồi thường gấp đôi giá trị tài sản đã chiếm đoạt cho người chủ sở hữu. (Điều 444, 445 Quốc triều hình luật)

Thứ hai, vấn đề xác định TNHS giữa Quốc triều hình luật và BLHS Việt Nam.

Độ tuổi chịu TNHS theo luật hình sự Việt Nam được quy định tại


BLHS năm 1999: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [21, Điều 12]. Khi quyết định tuổi chịu TNHS như trên, có nghĩa là Nhà nước thừa nhận một người có năng lực TNHS đạt đến độ tuổi như quy định. Người chưa đạt độ tuổi bắt đầu có năng lực TNHS sẽ được coi không có lỗi. Như vậy, bất kỳ con người cụ thể nào có năng lực TNHS và đạt đến độ tuổi nhất định cũng có thể trở thành chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu.

BLHS quy định người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản khi đủ 16 tuổi sẽ được coi là có năng lực TNHS và sẽ bị truy cứu TNHS về tội phạm này. Những người thực hiện các tội xâm phạm sở hữu khi ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi được coi là có năng lực TNHS hạn chế, họ chỉ phải chịu TNHS khi họ thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, căn cứ vào cách phân loại tại khoản 3 điều 8 BLHS và theo quy định tại điều 12 BLHS năm 1999, những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về các tội xâm phạm sở hữu theo khoản 3 và khoản 4 của mỗi tội danh được quy định BLHS.

Trong khi đó, Quốc triều hình luật không có điều luật nào quy định cụ thể về độ tuổi của người phạm tội mà quy định nhóm độ tuổi để xác định TNHS, nhóm độ tuổi được giảm hình phạt hoặc được thay thế bằng hình thức “chuộc bằng tiền”. Đó là nhóm người có độ tuổi thấp, độ tuổi cao và người có sự phát triển không bình thường (ác tật, phế tật). Vì vậy, có thể hiểu độ tuổi được quy định trong Quốc triều hình luật đặt ra chỉ thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự.

Quốc triều hình luật khi quy định về các tội xâm phạm sở hữu, dựa vào


địa vị của người phạm tội và nhân thân người phạm tội, không đề cập đến vấn đề năng lực TNHS. Nghĩa là, Quốc triều hình luật chỉ đặc biệt chú ý đến mỗi quan hệ giữa người phạm tội và người bị hại và tùy theo tính chất của mối quan hệ này mà hình phạt đối với người phạm các tội xâm phạm sở hữu có thể được tăng lên hoặc giảm đi so với trường hợp phạm các tội xâm phạm sở hữu thông thường. Có thể thấy rằng, Quốc triều hình luật là pháp luật của triều đại phong kiến nên luật thấm nhuần bản chất của xã hội phong kiến – luật được tạo ra trước tiên nhằm bảo vệ quyền lợi của vua, những bậc hoàng thân quốc thích, những giai cấp địa chủ phong kiến của triều đại đó. Chính vì vậy, các quy định của luật đã công khai sự bất bình đẳng giữa những người thuộc giai cấp trên gồm nhà vua, quan lại, những người thuộc địa vị hoàng tộc… với những người thuộc giai cấp dưới như nô tỳ, người làm thuê, dân thường…Sự bất bình đẳng này được thể hiện ở chỗ cùng thực hiện một hành vi phạm tội nhưng người có địa vị cao trong xã hội chỉ phải chịu TNHS nhẹ hơn so với những người có địa vị xã hội thấp kém. Ví dụ điều 441 quy định:

Đày tớ ăn trộm của chủ thì xử nặng hơn tội ăn trộm thường một bậc; đày tớ gái được giảm tội.

Một số điều luật trong Quốc triều hình luật quy định người phạm các tội xâm phạm sở hữu là phụ nữ thì được giảm nhẹ hình phạt. BLHS Việt Nam không quy định về giới tính của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm các tội xâm phạm sở hữu; cũng như không có sự phân biệt TNHS đối với người phạm các tội xâm phạm sở hữu là nam giới hay nữ giới.

Thứ ba, nghiên cứu hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật và BLHS Việt Nam, tác giả đưa ra nhận xét như sau:

Trong Quốc triều hình luật, hành vi xâm phạm sở hữu được hiểu đơn


giản là người phạm tội thực hiện hành vi lấy tài sản không thuộc sở hữu của mình. Ví dụ: Điều 430 quy định: “Lấy trộm ấn của vua và những đồ ngự dụng xe kiệu của nhà vua, thì xử chém.; điền sản tịch thu sung công” [33]

Trong khi đó, Chương XIV – Các tội xâm phạm sở hữu được ghi nhận trong BLHS hiện hành cho thấy hành vi đặc trưng của các tội xâm phạm sở hữu là hành vi lấy đi tài sản của người khác với mục đích chiếm đoạt tài sản đó. Mỗi tội danh trong chương này đều có điểm đặc trưng về hành vi để phân biệt giữa tội này với tội khác. Ví dụ như hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của tội trộm cắp tài sản quy định tại điều 138 BLHS là hành vi “lén lút” chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu; còn hành vi đặc trưng của tội cướp tài sản (điều 133) là hành vi ”dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực”[21] - hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu…

Từ phân tích trên có thể thấy rằng, BLHS hiện hành có sự phân biệt rõ ràng giữa các tội xâm phạm sở hữu cùng hành vi khách quan; còn Quốc triều hình luật không có sự phân biệt giữa các tội xâm phạm sở hữu mà chỉ quy định chi tiết về hành vi cướp tài sản (8 điều) và trộm cắp tài sản (29 điều).

Hậu quả của các tội xâm phạm sở hữu gây ra chủ yếu là thiệt hại về tài sản nhưng thiệt hại về tài sản trong Quốc triều hình luật không phải là thước đo để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Chính vì vậy, nhiều hành vi mà xét theo BLHS hiện hành chỉ có thể bị coi là hành vi vi phạm hành chính thì trong Quốc triều hình luật hành vi đó vẫn bị truy cứu TNHS.

Đối với BLHS Việt Nam hiện hành, thiệt hại về tài sản chính là thước đo để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong một số tội, giá trị tài sản bị thiệt hại còn là căn cứ để phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm như: Công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí