Hình Phạt Và Các Biện Pháp Khác Áp Dụng Đối Với Tội Phạm


sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; … Ví dụ: trộm cắp dưới 2.000.000 đồng nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, chưa bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, chưa bị kết án về hành vi chiếm đoạt hoặc tuy đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt những đã được xoá án thì chưa bị coi là tội phạm.

Quốc triều hình luật không đề cập đến vấn đề xác định thời điểm chiếm đoạt tài sản. Chỉ cần người phạm tội lấy tài sản là đã bị truy cứu TNHS mà không cần quan tâm đến việc người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản đó hay chưa. Nhưng BLHS Việt Nam quy định hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản của người khác. Để xác định thời điểm người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản của người khác phải căn cứ vào đặc điểm của tài sản và vị trí cất giữ để tài sản. Căn cứ vào đặc điểm của tài sản thì tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu được chia thành hai loại: tài sản nhỏ, gọn và tài sản cồng kềnh (Thông tư liên tịch số 02/2001/ TTLT/TANDC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của TANDTC, VKSNDTC, BCA, BTP). Cụ thể:

Tài sản nhỏ, gọn như: nhẫn, dây chuyền, lắc vàng; ví tiền; đồng hồ đeo tay; điện thoại… đó có kích thước nhỏ, gọn nên người phạm tội có thể cất giữ trong người hoặc trong đồ vật mang theo (túi xách, ví…). Thời điểm được coi là chiếm đoạt được đối với tài sản nhỏ gọn trên là người phạm tội dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí cất giữ ban đầu và giấu chúng trong người hoặc một vật mang theo [27].

Đối với loại tài sản to lớn, cồng kềnh, khó cất giấu thì thời điểm được coi là đã chiếm đoạt được tài sản là khi người phạm tội đã vận chuyển được chúng ra khỏi khu vực cất giữ hoặc bảo quản [27].

Có thể thấy, thời điểm chiếm đoạt tài sản đối với hai loại tài sản trên có sự khác nhau. Thời điểm chiếm đoạt được tài sản to lớn, cồng kềnh muộn hơn


so với tài sản nhỏ gọn do người phạm tội khi lấy tài sản to lớn, cồng kềnh phải có thêm thời gian vận chuyển tài sản ra khỏi khu vực cất giữ, bảo quản. Căn cứ vào việc xác định loại tài sản là tài sản nhỏ hay tài sản cồng kềnh, có thể xác định thời điểm chiếm đoạt tài sản của người phạm tội từ đó truy cứu TNHS đối với các tội xâm phạm sở hữu. Muốn xác định thời điểm chiếm đoạt tài sản phải căn cứ vào địa điểm cất giữ, quản lý tài sản đó.

Quốc triều hình luật có nhiều điều luật quy định về các tội xâm phạm sở hữu đối với tài sản không có khu vực bảo quản riêng như gia súc, gia cầm khi đang chăn, thả hoặc phương tiện giao thông để bên đường. Điều này, trong BLHS lại được quy định rất chặt chẽ. Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Minh ngồi uống nước trên vỉa hè tại quán của chị Bình thấy vỉa hè vắng người, lại có chiếc xe máy của anh Tình. Anh Minh nhân lúc không ai để ý, đi đến chiếc xe máy, ngồi lên xe và lấy trong túi chiếc vam phá khóa hình chữ L, cạy hỏng khóa xe. Sau đó anh Minh dắt xe xuống lòng đường, đang khởi động xe định đi thì bị anh Tình phát hiện, hô hoán và bắt giữ anh Minh, thu lại xe máy và chiếc vam phá khóa. Trong trường hợp này, anh A bị truy cứu TNHS về các tội xâm phạm sở hữu do xác định được thời điểm chiếm đoạt tài sản là khi anh A di chuyển chiếc xe ra khỏi vị trí ban đầu.

BLHS Việt Nam chú trọng tới thời điểm hoàn thành tội phạm cũng như xác định giai đoạn thực hiện tội phạm. Không phải hành vi chuẩn bị phạm tội nào cũng bị truy cứu TNHS. Người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu TNHS nếu tội định phạm là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 17, 18 BLHS). Trong Quốc triều hình luật, các điều luật không quy định rõ ràng về các giai đoạn thực hiện tội phạm nhưng có điều luật đề cập đến giai đoạn chuẩn bị phạm tội và người phạm tội trong trường hợp này vẫn bị truy cứu TNHS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.


Theo luật hình sự Việt Nam, đối với các tội xâm phạm sở hữu cần phải chứng minh hậu quả gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu phải là kết quả của hành vi chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của người khác. Chỉ khi việc mất tài sản xuất phát từ hành vi chiếm đoạt tài sản, thì mới có cơ sở khẳng định sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và hành vi phạm tội. Đối chiếu các quy định về các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật cho thấy, trong Quốc triều hình luật không làm rõ được các hành vi chiếm đoạt tài sản, vì vậy mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả không rõ ràng. Hơn nữa, có những điều luật, người phạm tội mặc dù chưa chiếm đoạt được tài sản cũng bị truy cứu TNHS về các tội xâm phạm sở hữu (điều 450 Quốc triều hình luật).

Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - 8

Khi tìm hiểu các quy định về các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật và BLHS còn cho thấy:

Về địa điểm phạm tội: Quốc triều hình luật chú trọng tới địa điểm phạm tội, hành vi trộm cắp tài sản xảy ra trong cung điện có tính chất nguy hiểm hơn ở những địa điểm bình thường khác [23, tr.37]. Địa điểm phạm tội trong các trường hợp cụ thể này trở thành một tình tiết tặng nặng TNHS của người phạm các tội xâm phạm sở hữu. Ví dụ: Điều 430 quy định: “Lấy trộn ấn của vua và những đồ ngự dụng xe kiệu của vua, thì xử chém”, Điều 434 quy định” Những quan túc vệ và người hầu hạ mà ăn trộm của nhau trong cung điện, và không phải là người trong cung, mà ăn trộm đồ trong cung thì đều xử tội nặng hơn tội ăn trộm thường một bậc”. Trong BLHS Việt Nam hiện nay, địa điểm phạm tội không phải là tình tiết tăng nặng TNHS của người phạm tội nói chung và các tội xâm phạm sở hữu nói riêng.

Về thời điểm phạm tội: nhiều điều luật quy định về các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật phân biệt về thời điểm phạm tội là ban đêm


hay ban ngày. Tuy nhiên, thời gian phạm tội không ảnh hưởng nhiều đến TNHS của các tội xâm phạm sở hữu, trường hợp người phạm các tội xâm phạm sở hữu vào ban đêm cũng bị áp dụng hình phạt tương tự như các tội này vào ban ngày. Ví dụ: Điều 429 quy định: “Kẻ ăn trộn mới phạm lần đầu, phải lưu đi châu xa. Kẻ trộm đã có tiếng và kẻ trộm tái phạm, thì phải tội chém. Giữa ban ngày ăn cắp vặt cũng xử tội đồ, đã lấy được của, thì phải bồi thường một phần tang vật…" [33, Điều 429]. BLHS hiện nay không phân biệt thời gian phạm tội trộm cắp là ban đêm hay ban ngày, người phạm các tội xâm phạm sở hữu dù là ban đêm hay ban ngày đều bị truy cứu TNHS.

Về hoàn cảnh phạm tội: trong Quốc triều hình luật, người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh thiên tai như lụt, cháy hoặc khi có trộm cướp xảy ra mà trộm cắp tài sản của người khác thì hình phạt của người phạm tội không bị tăng mà lại được giảm đi so với trường hợp trộm cắp bình thường (điều 435 Quốc triều hình luật). BLHS hiện nay quy định nếu người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của xã hội như chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh… để phạm tội thì TNHS của người phạm tội bị tăng nặng (điểm 1 khoản 1 điều 48 BLHS).

Thứ tư, trong Quốc triều hình luật, các điều luật liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu không quy định trường hợp vô ý lấy nhầm. Đối chiếu các điều luật về các tội xâm phạm sở hữu trong bộ luật, cho thấy mọi hành vi lấy tài sản của người khác dù với lỗi cố ý hay vô ý đều coi là tội trộm cắp tài sản hoặc cướp tài sản. Nhưng trong luật hình sự Việt Nam, lỗi trong từng tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu của người phạm tội được quy định rõ ràng là lỗi cố ý hoặc vô ý.

Động cơ và mục đích của tội phạm các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS và Quốc triều hình luật có điểm tương đồng. Người phạm các tội xâm


phạm sở hữu trong hai bộ luật khi thực hiện hành vi đều có động cơ là tư lợi, người phạm tội bị thúc đẩy bởi mong muốn chiếm đoạt tài sản của người khác. Tài sản chiếm đoạt sẽ được thỏa mãn những như cầu của chính người phạm tội hoặc người khác mà người phạm tội quan tâm. Mục đích phạm tội được hiểu là mốc được đặt ra trong ý thức chủ quan của người phạm tội để cho hành vi phạm tội hướng tới. Trước khi thực hiện hành vi khách quan, người phạm tội đã có sự hình dung về những hành vi mà mình sẽ thực hiện, hậu quả của hành vi và những mong muốn sẽ đạt được thông qua đó. Thông qua hành vi phạm tội, người phạm tội mong muốn có được tài sản của người khác để thỏa mãn những nhu cầu của bản thân mình hoặc người thân thích.

3.1.2. Hình phạt và các biện pháp khác áp dụng đối với tội phạm


Hình phạt

Khi nghiên cứu về hệ thống hình phạt của các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật và BLHS Việt Nam, tác giả rút ra một số nhận xét sau:

Trong Quốc triều hình luật người phạm các tội xâm phạm sở hữu trong từng trường hợp cụ thể bị áp dụng hình phạt chính là trượng hình, đồ hình, lưu hình và tử hình. Ngoài ngũ hình, người phạm các tội xâm phạm sở hữu có thể bị áp dụng hình phạt biếm và tịch thu tài sản.

BLHS năm 1999 quy định về hình phạt áp dụng với người phạm các tội xâm phạm sở hữu như sau:

- Khoản 1 quy định hình phạt áp dụng cho người phạm các tội xâm phạm sở hữu là phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn.

- Khoản 2 và khoản 3 quy định hình phạt áp dụng cho người phạm các tội xâm phạm sở hữu cũng là hình phạt tù có thời hạn nhưng thời hạn kéo dài hơn so với khoản 1.


- Khoản 4 quy định hình phạt áp dụng cho người phạm các tội xâm phạm sở hữu là hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình.

- Khoản 5 quy định hình phạt có thể áp dụng cho người phạm các tội xâm phạm sở hữu là hình phạt tiền.

Việc hình phạt được quy định ngay sau hành vi được miêu tả chi tiết cụ thể trong Quốc triều hình luật làm cho quan xử án không thể tự ý tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt một cách tùy tiện. Đồng thời với cách quy định như vậy nên Quốc triều hình luật không có khung hình phạt và các tình tiết tăng nặng định khung như BLHS hiện hành.

Theo quy định của BLHS, hình phạt không được mô tả chi tiết, cụ thể; hình phạt áp dụng cho người phạm các tội xâm phạm sở hữu là hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình. Tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 BLHS áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng với khung hình phạt được giới hạn ở mức thấp nhất và mức cao nhất.

Quy định về hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật nghiêm khắc hơn so với quy định về hình phạt trong BLHS. Biểu hiện là Quốc triều hình luật quy định áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm các tội xâm phạm sở hữu trong một số trường hợp như kẻ trộm có tiếng hoặc kẻ trộm tái phạm. Đặc biệt, hình phạt này luôn được được áp dụng đối với người phạm các tội xâm phạm sở hữu của nhà vua. Trong khi đó, BLHS quy định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu với mức hình phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến ba năm và mức hình phạt nặng nhất là chung thân; hình phạt tử hình có ở một số tội danh nhất định chứ không có ở tất cả các loại tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu.

Quốc triều hình luật quy định cụ thể về trường hợp con cái trộm cắp tài


sản trong gia đình, những người thân thích ở chung với nhau mà trộm cắp tài sản của nhau hay trường hợp con cháu đưa người về ăn trộm của nhà và hình phạt áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp trên. Ví dụ điều 439: “Những người thân thuộc cùng ở chung với nhau mà lấy trộm của nhau, thì không cứ nhiều ít, đều xử nhẹ hơn tội ăn trộm của người ngoài một bậc”; điều 440: “Con cháu còn ít tuổi cùng ở với bậc tôn trưởng, mà đưa người về ăn trộm của nhà, thì xử nhẹ hơn tội đi ăn trộm thường một bậc” [33]. Trong khi đó, BLHS không quy định về trường hợp nói trên. Có thể hiểu là, trong mỗi gia đình, tài sản tùy thuộc về chủ sở hữu nhưng mọi thành viên khác đều có quyền sử dụng, bảo vệ và khó có thể kiểm soát được việc trộm cắp tài sản giữa những người thân trong gia đình. Hiện nay, không nhiều trường hợp bố mẹ tố cáo hành vi trộm cắp tài sản của con cái trước cơ quan tư pháp.

Quốc triều hình luật còn quy định cả hình phạt đối với các trường hợp bắt được trộm mà thả ra là đồ làm tượng phường binh và đối với người ăn hối lộ mà thả người phạm các tội xâm phạm sở hữu thì xử giống như kẻ phạm tội (điều 456 Quốc triều hình luật). BLHS không có các quy định đối với các trường hợp trên.

Như vậy so với BLHS Việt Nam hiện hành, hệ thống hình phạt trong Quốc triều hình luật mang tính hà khắc, nhiều hình phạt mang tính dã man, tàn bạo như thích chữ, chém bên đầu, lăng trì, chu di tam tộc. Các hình phạt không những nhằm hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần người phạm tội mà còn hạ thấp danh dự, nhân phẩm của họ. Có những tội phạm bị gông, cùm giải đi khắp thành để dân chúng ném, chửi. Tính dã man tàn bạo còn thể hiện dấu ấn của hình phạt suốt đời như là thích chữ lên mặt.

Đối với hình phạt tiền áp dụng cho người phạm các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật được coi là hình phạt chính với các quy định


cụ thể mức phạt tiền hoặc căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Ví dụ điều 461: “Quan giữ việc bắt trộm cướp, nhân có việc trộm cướp mà vu cáo cho người lương dân để lấy tiền của, thì phải đồ làm chủng điền binh và phải phạt tiền tạ tùy theo việc nặng nhẹ (vu cho người ta ăn cướp thì phạt 20 quan; vu ăn trộm thì tạ 10 quan) trả cho người bị vu” [33]. Theo đó, Quốc triều hình luật đã quy định hình phạt tiền trong một số trường hợp là bắt buộc – người phạm tội ngoài việc chấp hành hình phạt khác còn phải chấp hành hình phạt tiền với mức bồi thường gấp nhiều lần so với giá trị tài sản trộm cắp.

Có thể khẳng định rằng, hình phạt tiền trong Quốc triều hình luật là quy định sáng tạo mà luật hình sự hiện hành cần kế thừa và phát huy trong bối cảnh hiện tại của nước nhà. Ngoài việc sử dụng các hình phạt mang tính chất dã man, tàn bạo, hệ thống hình phạt trong Quốc triều hình luật còn sử dụng phổ biến hình phạt tiền trong một số tội trong đó có nhóm tội xâm phạm sở hữu. Điểm đặc biệt của Quốc triều hình luật là khi quy định phạt tiền cho hành vi phạm tội cụ thể, nhà làm luật đã không quy định từ mức tối thiểu đến tối đa mà quy định quy định mức tiền phạt cố định. Ví dụ điều 455 Quốc triều hình luật quy định: “Những bậc vương công thế gia (từ nhị phẩm trở lên) mà chứa chấp những quân trộm cướp trong trang trại làm nơi ẩn nấp của chúng, thì phải phạt tiền 500 quan và tịch thu cả trang trại…” [33]. Quy định như trên có tác dụng không để cho quan lại xử án tùy tiện thay đổi mức hình phạt tiền áp dụng cho bị cáo.

Hình phạt tiền được coi là “điều luật sáng tạo” [25, tr.228] của Quốc triều hình luật so với các bộ luật phong kiến khác, không những góp phần tạo nên sự cân bằng cho chế tài hình sự mà còn là hình phạt tạo điều kiện cho bản thân người phạm tội có khả năng tiếp tục lao động, khắc phục hậu quả của tội phạm mà không cần phải chịu phạt tù.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023