Các Tội Xâm Phạm Chế Độ Công Tác Hàng Ngày Của Quân Nhân


phải xử lý bằng biện pháp hình sự mà chỉ cần xử lý bằng kỷ luật của Quân đội cũng đủ để giáo dục, răn đe, phòng ngừa. Và cũng vì thế cho nên mặc dù Bộ luật hình sự năm 1985 có quy định tội phạm này nhưng thực tiễn xét xử cũng ít áp dụng [1, tr. 334]”.

Chúng tôi cho rằng, việc giải thích như trên chưa có tính thuyết phục cao. Bởi lẽ, vắng mặt trái phép khi đơn vị đang trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Cho nên, chống mệnh lệnh hoặc chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh trong trường hợp đơn vị đang làm nhiệm vụ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp khác đều bị coi là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt “phạm tội trong trường hợp đặc biệt khác [1, tr. 336]” theo quy định tại khoản 3 Điều 316, khoản 2 Điều 317 và bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm nếu bị kết án về tội chống mệnh lệnh; từ hai năm đến mười năm nếu bị kết án về tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh

Thứ hai, dấu hiệu của cấu thành tội đào ngũ được thay đổi căn bản. Theo quy định tại khoản 1 Điều 259 Bộ luật hình sự năn 1985, thì hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ bị coi là phạm tội đào ngũ. Còn theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự năm 1999, thì hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ chỉ bị coi là phạm tội đào ngũ khi đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến.

Thứ ba, tình tiết định khung hình phạt “phạm tội trong chiến đấu hoặc trong khu vực có chiến sự”của tội trốn tránh nhiệm vụ được thay bằng tình tiết “phạm tội trong thời chiến”; tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng”


gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” được bổ sung làm tình tiết định khung của cả hai tội đào ngũ và trốn tránh nhiệm vụ.

Nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ thấy:

- Tại Điều 325 Bộ luật hình sự quy định tội đào ngũ là “hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến”. Theo chúng tôi, thì rời bỏ hàng ngũ quân đội bao gồm: rời bỏ đơn vị một cách trái phép; không có mặt tại đơn vị theo quy định. Trong đó:

+ Rời bỏ đơn vị một cách trái phép là tự ý đi khỏi đơn vị, nơi công tác hoặc nơi điều trị, điều dưỡng một cách trái phép nhằm trốn tránh việc tiếp tục phục vụ trong quân đội;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

+ Không có mặt tại đơn vị một cách trái phép là hành vi không đến đơn vị, không đến nơi công tác, nơi điều trị, điều dưỡng một cách trái phép nhằm trốn tránh việc tiếp tục phục vụ trong quân đội. Đây là hành vi rời bỏ đơn vị một cách hợp pháp khi những người này được chuyển đơn vị, chuyển nơi công tác nhưng không đến đơn vị mới hoặc nơi được cử đến công tác; hoặc sau khi ra viện, sau điều dưỡng, nghỉ phép, tranh thủ, sau đợt công tác không trở lại đơn vị với mục đích trốn tránh việc tiếp tục phục vụ trong quân đội.

Việc dùng thuật ngữ “rời bỏ hàng ngũ quân đội” để mô tả hành vi khách quan của tội đào ngũ là quá khái quát và dễ nhầm với hành vi “rời bỏ đơn vị.”

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 14

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự, thì về lý luận có ba trường hợp phạm tội đào ngũ như sau:


Trường hợp thứ nhất, phạm tội đào ngũ do đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm. Đây là trường hợp người phạm tội đã thực hiện nhiều lần hành vi bỏ đơn vị hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép và có ít nhất một lần đã bị xử lý kỷ luật, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị kỷ luật nay lại thực hiện hành vi đào ngũ.

Trường hợp thứ hai, phạm tội đào ngũ do thực hiện hành vi rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép gây hậu quả nghiêm trọng.

Trường hợp thứ ba, phạm tội đào ngũ do thực hiện hành vi rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép trong thời chiến. Để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội đào ngũ trong trường hợp này chỉ cần có hành vi rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt ở đơn vị một cách trái phép nhằm trốn tránh nghĩa vụ mà không cần có một trong hai điều kiện: đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

Bản chất của tội đào ngũ là hành vi tự ý rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân sự; và tội đào ngũ là tội phạm kéo dài nên tội phạm đã hoàn thành, nhưng hoạt động phạm tội đào ngũ vẫn chưa chấm dứt. Cho nên, trong số ba trường hợp phạm tội đào ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự, chỉ có trường hợp thứ hai “phạm tội đào ngũ do thực hiện hành vi rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ phục vụ trong Quân đội gây hậu quả nghiêm trọng” và trường hợp thứ ba “phạm tội đào ngũ do thực hiện hành vi rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép trong thời chiến nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ phục vụ trong Quân đội” là thoả mãn các dấu hiệu thuộc về bản chất của tội đào ngũ.


Còn trường hợp thứ nhất “phạm tội đào ngũ do đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm” không thoả mãn các dấu hiệu thuộc về bản chất của tội đào ngũ. Đây chỉ là trường hợp rời bỏ đơn vị một thời gian sau đó lại có mặt và bị xử lý kỷ luật, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị kỷ luật nay lại thực hiện hành vi rời bỏ đơn vị. Hành vi này không không thể hiện mục đích trốn tránh nghĩa vụ tiếp tục phục vụ trong Quân đội. Bởi lẽ, nếu trốn tránh nghĩa vụ phục vụ trong Quân đội, thì người thực hiện hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội sẽ không trở lại đơn vị nữa. Do vậy, có thể kết luận, bản chất hành vi rời bỏ đơn vị quân đội sau đó lại trở về đơn vị là hành vi vắng mặt trép. Mặt khác, theo Điều lệnh quản lý bộ đội, thì thủ tục xử lý kỷ luật quân nhân được thực hiện theo các bước như sau:

“- Quân nhân có sai phạm tự kiểm điểm trước tập thể và nhận hình thức xử phạt;

- Tập thể đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến vào việc xử phạt;


- Trước khi kết luận người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh và gặp quân nhân có sai phạm để họ trình bày ý kiến;

- Báo cáo cấp uỷ Đảng thông qua;


- Ra quyết định hoặc đề nghị cấp trên quyết định xử phạt theo phân cấp;


- Tổ chức công bố quyết định xử phạt, báo cáo lên cấp trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị [2, tr. 129]”.

Như vậy, theo quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội, thì chỉ có thể kỷ luật được người thực hiện hành vi vắng mặt trái phép mà không thể kỷ luật được quân nhân đào ngũ vì sau khi đảo ngũ họ không quay trở lại đơn vị. Với quy định như Điều 325 Bộ luật hình sự, thì nhà làm luật gọi “người vắng mặt trái phép” là “người đào ngũ”. Việc Toà áp dụng Điều 325 Bộ luật hình sự xử


phạt “người vắng mặt trái phép” về tội đào ngũ là đúng người nhưng không đúng tội.

- Ngoài ba trường hợp phạm tội đào ngũ nêu trên, còn một trường hợp nữa chưa được quy định là tội phạm. Đó là trường hợp “đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm”. Bởi lẽ, theo quy định tại Nghị định số 151/2003/NĐ- CP ngày 09/12/2003 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, thì quân nhân làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình tự ý đi khỏi đơn vị quân đội hoặc trong lúc đi công tác, đi phép, đi bệnh viện, ăn dưỡng, chuyển đơn vị…không đến đơn vị đúng thời gian mà đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương đã gửi giấy báo đào ngũ cho Uỷ ban nhân dân và cơ quan quân sự huyện và tương đương, bị xử phạt (cảnh cáo hoặc phạt tiền) và phải trở lại đơn vị quân đội. Các đơn vị quân đội có trách nhiệm sắp xếp và tạo điều kiện để họ hoàn thành nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ. Vậy, trường hợp quân nhân bỏ đơn vị về địa phương bị xử phạt hành chính và phải trở lại đơn vị quân đội sau đó lại bỏ đơn vị thì có bị coi là phạm tội đào ngũ hay không? Thực tiễn xét xử cho thấy, trường hợp nêu trên bị coi là phạm tội đào ngũ do “đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm”. Bởi lẽ, theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2003/ TTLT - TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP-BQP ngày 11/8/2003 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của Bộ luật hình sự năm 1999, thì các trường hợp sau đây được coi là đã bị xử lý kỷ luật (quy định tại Điều 325 Bộ luật hình sự):

+ Đã bị xử lý bằng một trong các hình thức xử lý theo quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội về hành vi đào ngũ và chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý. Đối với các trường hợp bị xử lý mà chưa có quy định về thời hạn để hết thời hạn đó, người bị xử lý được coi là chưa bị xử lý, thì thời hạn


đó là một năm, kể từ ngày bị xử lý. Nếu trong quyết định xử phạt của người có thẩm quyền ghi không rò lý do thì trước khi khởi tố vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành xác minh lý do cụ thể của quyết định kỷ luật. Việc xác minh này phải được lập thành văn bản để làm cơ sở cho việc xem xét truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đào ngũ bằng một trong những hình thức được quy định Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng và chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính.

Chúng tôi cho rằng, xét về ngôn ngữ, căn cứ pháp lý và thẩm quyền áp dụng thì “xử lý kỷ luật” và “xử phạt hành chính” là hai biện pháp xử lý khác nhau. Việc xử lý kỷ luật quân đội được thực hiện theo quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội và thuộc thẩm quyền của người chỉ huy đơn vị quân đội. Còn xử phạt hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Do vậy, việc các cơ quan liên ngành hướng dẫn như trên là thiên cưỡng và chỉ là giải pháp tình thế để xử lý hình sự (về tội đào ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự) đối với người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đào ngũ, chưa hết thời hạn bị coi là chưa bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.

- Một vấn đề nữa liên quan tới quy định tại Điều 325 Bộ luật hình sự về tội đào ngũ là có áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần”, “cố tình phạm tội đến cùng” đối với người thực hiện nhiều lần hành vi rời bỏ đơn vị đã bị kỷ luật mà còn vi phạm sau đó lại trở lại đơn vị hay không?.

Ví dụ: Nguyễn Văn A bỏ đơn vị lần thứ nhất từ ngày 01 đến ngày 10/5/ 2008. Sau đó đơn vị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Ngày 10/6/2008 lại bỏ đơn vị đến 15/6/2008 và lại bị kỷ luật cảnh cáo. Sau đó ba tháng, Nguyễn


Văn A lại tiếp tục bỏ đơn vị từ 2 đến 8/9/2008 và lại bị kỷ luật giáng cấp quân hàm từ hạ sỹ xuống binh nhất. Vào dịp tết Kỷ Sửu, Nguyễn Văn A lại bỏ đơn vị từ 22 đến 30/1/2009, thì trở lại đơn vị. Nguyễn Văn A bị xét xử về tội đào ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự [91].

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Văn A về tội đào ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự và áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Văn A vẫn còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau. ý kiến thứ nhất cho rằng, phải xét xử Nguyễn Văn A về tội đào ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự và áp dụng các tình tiết“cố tình thực hiện tội phạm đến cùng”và “phạm tội nhiều lần” theo quy định tại các điểm e và g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự. ý kiến thứ hai cho rằng, chỉ có thể xét xử Nguyễn Văn A về tội đào ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự và áp dụng tình tiết“cố tình thực hiện tội phạm đến cùng” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự. ý kiến thứ ba cho rằng, không thể xét xử Nguyễn Văn A về tội đào ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự và áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nêu trên đối với Nguyễn Văn A.

Theo chúng tôi, thì Nguyễn Văn A không có mục đích chấm dứt việc tiếp tục phục vụ trong quân đội một cách trái phép. Bởi lẽ, như đã trình bày nếu nhằm mục đích chấm dứt việc tiếp tục phục vụ trong quân đội, thì Nguyễn Văn A đã không trở lại đơn vị. Hành vi của Nguyễn Văn A chỉ là hành vi vắng mặt trái phép nhiều lần. Do vậy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự Nguyễn Văn A về tội đào ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự chỉ đúng với quy định của Bộ luật hình sự mà không đúng với bản chất hành vi phạm tội. Sẽ là chính xác nếu xử phạt Nguyễn Văn A về tội vắng mặt trái phép Điều 261 Bộ luật hình sự năm 1985. Đồng thời chỉ khi đó mới có thể áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội nhiều lần”


nhưng tội phạm này đã bị loại khỏi Bộ luật hình sự năm 1999. Trong mọi trường hợp, dù truy cứu trách nhiệm hình sự Nguyễn Văn A về tội đào ngũ hay vắng mặt trái phép, thì cũng không thể áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “cố tình thực hiện tội phạm đến cùng”. Bởi vì, tội đào ngũ và tội vắng mặt trái (trước đây) đều là tội phạm kéo dài (tội phạm đã hoàn thành nhưng hoạt động phạm tội vẫn chưa chấm dứt).

Điều 325 Bộ luật hình sự cũng mới chỉ quy định trách nhiệm hình sự của người đào ngũ trong thời chiến gây hậu quả rất nghiêm trọng mà chưa quy định trách nhiệm hình sự của người đào ngũ trong thời chiến gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi đào ngũ nguy hiểm hơn hành vi trốn tránh nhiệm vụ nhưng người thực hiện hành vi trốn tránh nhiệm vụ gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 326 Bộ luật hình sự với mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Trong khi người thực hiện hành vi đào ngũ trong thời bình gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự với mức phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2.2.5. Các tội xâm phạm chế độ công tác hàng ngày của quân nhân


Các tội xâm phạm chế độ công tác hàng ngày của quân nhân bao gồm: tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự, tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự, tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự, tội báo cáo sai, tội vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban, tội vi phạm các quy định về bảo vệ, tội vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện; được quy định tại các Điều 326, 327, 328, 329, 330, 331 và 332 Bộ luật hình sự. So với quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, thì quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm chế độ công tác hàng ngày

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022