Các Tội Xâm Phạm Chế Độ Kỷ Luật Chiến Đấu


Nguyễn Văn A vì chế tài quy định tại khoản 1 Điều 319 nặng hơn chế tài quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự.

Quy định tại các Điều 319, 320, 321 Bộ luật hình sự chưa phân biệt trách nhiệm hình sự của hành vi hành hung (người chỉ huy, cấp trên hoặc đồng đội), dùng nhục hình đối với cấp dưới với trách nhiệm hình sự của hành vi giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Do vậy, việc cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn “Hành vi dùng nhục hình đối với cấp dưới, hành hung làm chết người (người chỉ huy, cấp trên hoặc đồng đội) hoặc gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác đến mức cấu thành tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ tương ứng quy định tại Chương XII “ Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm của con người”mà không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng quy định tại Điều 319, Điều 320, Điều 321 Bộ luật hình sự [61, tr. 10-11]” là cần thiết, nhưng vẫn chưa chính xác. Bởi lẽ, theo quy định tại các điểm h, i và k khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự thì gây thương tích dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp gây thương tích thuê, có tính chất côn đồ, để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Vậy, hành vi hành hung (người chỉ huy, cấp trên hoặc đồng đội), dùng nhục hình đối với cấp dưới gây thương tích dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp nêu trên bị coi là phạm tội tương ứng quy định tại Điều 319, Điều 320, 321 Bộ luật hình sự hay tội cố ý gây thương tích?

Hơn nữa, về lý thuyết, thì tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên, tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới và tội làm nhục hành hung đồng đội có thể xảy ra trong chiến đấu hoặc khi không chiến đấu. Hành vi phạm các tội nêu trên được thực hiện trong chiến đấu có tính nguy


hiểm cao hơn nên cần trừng trị nghiêm khắc hơn nhưng “phạm tội trong chiến đấu” không được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của các tội phạm này là một hạn chế của Bộ luật hình sự.

2.2.3. Các tội xâm phạm chế độ kỷ luật chiến đấu


Các tội xâm phạm chế độ kỷ luật chiến đấu bao gồm: tội đầu hàng địch, tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh, tội bỏ vị trí chiến đấu, tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu, tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm và tội ngược đã tù binh, hàng binh. Các tội phạm này được quy định trong pháp luật hình sự của tất cả các nước có tổ chức quân đội không phụ thuộc vào chế độ chính trị của Nhà nước. Bộ luật hình sự Vương quốc Thuỵ Điển quy định các hành vi sau đây thuộc nhóm các tội xâm phạm chế độ kỷ luật chiến đấu: khai báo tin tức cho địch; ở lại lãnh thổ của kẻ thù; giao nộp cho kẻ thù vị trí chiến đấu, phương tiện chiến tranh; nộp mạng chính mình hoặc đơn vị mình cho địch; không thực hiện nhiệm vụ trong chiến đấu [85, tr. 76-77]. Theo quy định của Bộ luật hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, thì các hành vi phạm tội xâm phạm chế độ kỷ luật chiến đấu bao gồm: tự động bỏ vũ khí đầu hàng; tháo chạy khi lâm trận; khi ở trong chiến trường biết chiến sỹ ở đơn vị khác gặp nguy hiểm yêu cầu cứu viện, có khả năng mà không cứu viện; khi thi hành nhiệm vụ chiến đấu, rời bỏ vị trí phản bội chạy ra nước ngoài hoặc ở nước ngoài làm những việc gây nguy hại đến lợi ích quân sự của Nhà nước; khi thi hành nhiệm vụ chiến đấu, điều khiển máy bay, chiến thuyền phản bội, bỏ chạy; cố ý bỏ rơi quân nhân bị bệnh trong chiến trường; không cứu chữa quân nhân bị thương trong chiến trường; tàn sát người dân vô tội hoặc cướp bóc tài sản trong khu vực có chiến sự; ngược đã tù binh [15, tr. 68-70]. Bộ luật hình sự Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga trước đây cũng quy định trách nhiệm hình sự đối với một loạt hành vi xâm phạm chế độ kỷ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

luật chiến đấu như: bỏ vị trí chiến đấu, giao nộp hoặc để lại cho địch phương tiện chiến đấu; bỏ trận chiến hoặc từ chối thực hiện hành động chiến đấu; tự nguyện làm tù binh; tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh; chiếm đoạt tài sản của người bị thương hoặc bị chết trong trận chiến; tàn sát hoặc cướp bóc tài sản của dân thường trong khu vực có hành động quân sự; đối xử tàn ác với tù binh [102, tr. 130-138].

Trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, các tội xâm phạm kỷ luật chiến đấu được quy định tại các Điều 322, 323, 324, 336, 337 và 340. So với quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, thì quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm kỷ luật chiến đấu có một số điểm mới sau đây:

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 13

- Thứ nhất, về đối tượng tác động của tội phạm, thì tại khoản 4 Điều 336 chỉ quy định về việc truy cứu trách nhiệm hành vi chiếm đoạt “di vật của tử sỹ”. Hành vi chiếm đoạt tài sản của thương binh, tử sỹ bị coi là hành vi xâm phạm chế độ sở hữu và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự;

- Thứ hai, bổ sung tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” làm tình tiết định khung hình phạt của tất cả các tội xâm phạm kỷ luật chiến đấu. Bỏ tình tiết định khung “phạm tội nhiều lần”, bổ sung tình tiết định khung “chiến lợi phẩm có giá trị rất lớn” đối với tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm;

- Thứ ba, tội đầu hàng địch, tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh, tội bỏ vị trí chiến đấu và tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu (trong trường hợp bỏ thương binh, tử sỹ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh) được chia thành ba khoản thay cho hai khoản ở các tội tương ứng của Bộ luật hình sự năm 1985.


Nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm kỷ luật chiến đấu, chúng tôi thấy:

- Tội bỏ vị trí chiến đấu là hành vi bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu. Trong đó: bỏ vị trí chiến đấu là hành vi tự ý bỏ vị trí chiến đấu đã được phân công mà không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền; không làm nhiệm vụ trong chiến đấu là hành vi của người đang làm nhiệm vụ chiến đấu tuy vẫn có mặt ở vị trí chiến đấu nhưng không làm nhiệm vụ được phân công. Như vậy, tên tội danh là “bỏ vị trí chiến đấu” không bao quát hết các hành vi khách quan được mô tả tại khoản 1 Điều này.

- Về tội đầu hàng địch và tội bỏ vị trí chiến đấu, thì tại điểm b khoản 2 của các Điều 322 và 324 Bộ luật hình sự quy định “Giao nộp tài liệu quan trọng cho địch, bỏ tài liệu quan trọng” là những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2003/ TTLT - TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP-BQP ngày 11/8/2003 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của Bộ luật hình sự năm 1999, thì “Tài liệu quan trọng" được hiểu là tài liệu bí mật công tác quân sự hoặc tuy không phải là tài liệu bí mật công tác quân sự nhưng ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Ví dụ: tài liệu về tổ chức, biên chế, trang bị, kế hoạch công tác của đơn vị, các tài liệu đảm bảo cho hoạt động của đơn vị v.v… [61, tr. 9]. Cho nên, không thể áp dụng điểm b khoản 2 của các Điều 322 và 324 Bộ luật hình sự đối với trường hợp giao nộp cho địch tài liệu bí mật nhà nước khi đầu hàng địch hoặc bỏ tài liệu bí mật nhà nước khi bỏ vị trí chiến đấu. Nhưng tại Điều 263 Bộ luật hình sự lại chưa quy định là tội phạm trường hợp giao nộp cho địch tài liệu bí mật nhà nước khi đầu hàng địch hoặc bỏ tài liệu bí mật nhà nước khi bỏ vị trí chiến đấu.


- Tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu được quy định tại Điều 336 Bộ luật hình sự như sau:

“1. Người nào có trách nhiệm mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người nào chiếm đoạt di vật của tử sĩ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”

Như vậy, tại Điều 336 Bộ luật hình sự quy định hai nhóm hành vi phạm tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu là: cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh; và chiếm đoạt di vật của tử sĩ. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh được quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều luật này. Cụ thể: cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm theo quy định tại khoản 1; cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm theo quy định tại khoản 2; cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm


theo quy định tại khoản 3. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi chiếm đoạt di vật của tử sĩ được quy định tại khoản 4.

Theo chúng tôi, cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh và chiếm đoạt di vật của tử sĩ là hai nhóm hành vi hoàn toàn khác nhau về đối tượng tác động và chủ thể. Chủ thể của nhóm hành vi bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh là người có trách nhiệm trong việc: chuyển hoặc tổ chức vận chuyển thương binh, tử sỹ ra khỏi trận địa; chăm sóc, cứu chữa hoặc tổ chức chăm sóc, cứu chữa thương binh. Còn chủ thể của hành vi chiếm đoạt di vật của tử sỹ là bất cứ người nào được quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự có năng lực trách nhiệm hình sự. Hành vi không chăm sóc, cứu chữa thương binh có thể xảy ra cả trong chiến đấu, trên trận chiến và trong quá trình phục vụ chiến đấu ở hậu cứ nhưng tên tội danh quy định tại Điều 336 Bộ luật hình sự chỉ giới hạn không gian hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự là “trong chiến đấu”. Đối tượng tác động của hành vi bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh là tính mạng, sức khoẻ thương binh và thi hài tử sỹ. Trong khi đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt di vật của tử sỹ là “những vật của tử sỹ để lại tuy không có giá trị về tài sản hoặc giá trị về tài sản không đáng kể, nhưng lại có giá trị về tinh thần đối với thân nhân của tử sỹ (như ảnh, huân chương, huy chương, nhật ký...) [61, tr. 11].

Như vậy, về kỹ thuật lập pháp thì việc quy định hai nhóm hành vi nguy hiểm cho xã hội có đối tượng tác động và chủ thể khác nhau vào cùng một điều luật với cùng một tên tội danh là không hợp lý. Sự bất hợp lý này còn dẫn tới hệ quả không đồng bộ với quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự về việc quyết định hình phạt nhẹ hơn. Bởi vì, tại Điều 336 Bộ luật hình sự quy định bốn khung hình phạt, trong đó khoản 1 là tình tiết định tội “vi phạm


chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu” đối với hành vi cố ý bỏ thương binh, tử sỹ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng; khoản 2 và 3 là những tình tiết tăng năng định khung hình phạt đối với hành vi phạm tội nêu trên; khoản 4 là tình tiết định tội “vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu” đối với hành vi chiếm đoạt di vật của tử sỹ. Hình phạt quy định tại khoản 3 nặng hơn hình phạt quy định tại khoản 4. Vậy, khi xử phạt bị cáo về tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu theo quy định tại khoản 4 Điều 336 và trong trường hợp áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự thì có thể quyết định hình phạt theo mức quy định tại khoản 3 điều luật này hay không? Nếu có, thì đây là trường hợp quyết định hình phạt nặng hơn quy định của Bộ luật hình sự chứ không phải là “quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự” như quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự.

- Tại Điều 340 Bộ luật hình sự cũng chỉ mới quy định “Người nào ngược đãi tù binh, hàng binh, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” mà không mô tả hành vi ngược đãi tù binh, hàng binh. Trong khi đó, Công ước Geneve ngày 12/8/1949 về cách đối xử với tù binh quy định: “Trong mọi trường hợp, bản thân và danh dự của tù binh phải được quyền tôn trọng. Mọi hành vi hoặc mọi bất động bất hợp pháp của quốc gia giam giữ làm thiệt mạng hoặc làm phương hại trầm trọng đến sức khoẻ của một tù binh thuộc quyền họ đều bị cấm chỉ và coi như là một sự vi phạm nặng nề đối với Công ước này. Đặc biệt là không được huỷ hoại thân thể một tù binh hoặc dùng họ để thí nghiệm về y học hay khoa học, dưới bất cứ hình thức nào nếu cuộc thí nghiệm đó không phải là để điều trị cho tù binh đương sự hoặc vì lợi ích của chính bản thân họ. Các tù binh lúc nào cũng phải được bảo vệ, nhất là đối với những hành vi bạo hành hay đe doạ và đối với sự lăng nhục và sự hiếu kỳ của dân chúng. Cấm thi hành những biện pháp


trả thù đối với tù binh [5, tr. 71-72]”. Nghiên cứu pháp luật hình sự một số nước, thấy: Bộ luật hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định “ngược đãi tù binh, có tình tiết xấu thì bị phạt đến 3 năm tù [15, tr. 70]”; Bộ luật hình sự Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga quy định “Nhiều lần ngược đãi hoặc đối xử tàn ác hoặc hành vi chống lại tù binh ốm, bị thương, cũng như không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc cứu chữa, chăm sóc tù binh bị ốm, bị thương nếu không có dấu hiệu của tội nặng hơn, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm [102, tr. 438]”. Theo chúng tôi, Bộ luật hình sự nước ta cũng nên mô tả hành vi ngược đãi tù binh, hàng binh là gì. Hình phạt đối với người phạm tội ngược đãi tù binh cũng cần được quy định tương đồng với quy định của pháp luật hình sự các nước trên thế giới.

2.2.4. Các tội xâm phạm chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ


Các tội xâm phạm chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ bao gồm tội đào ngũ và tội trốn tránh nhiệm vụ; được quy định tại các Điều 325, 326 Bộ luật hình sự năm 1999. Các tội xâm phạm chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ là hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm phục vụ trong quân đội hoặc hành vi trốn tránh việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể được giao trong quá trình phục vụ trong quân đội cũng như hành vi không có mặt tại đơn vị theo quy định. So với quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, thì quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ có một số điểm mới sau đây:

Thứ nhất, Bộ luật hình sự hiện hành đã phi tội phạm hoá hành vi vắng mặt trái phép. Việc phi tội phạm hoá hành vi vắng mặt trái phép được lý giải là “Hành vi vắng mặt trái phép của quân nhân tuy vi phạm kỷ luật của Quân đội nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, chưa cần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022