Các Tội Xâm Phạm Quan Hệ Đoàn Kết Quân, Dân


theo Nghị định số 47/CP ngày 12 -8-1996 của Chính phủ, thì vũ khí quân dụng bao gồm: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thanh, các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hoá chất và nguồn phóng xạ, các loại đạn, bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoạ cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng-an ninh [85, tr.942-943]. Do vậy, chỉ có chất nổ được dùng cho mục đích quốc phòng-an ninh mới là đối tượng tác động của các tội xâm phạm chế độ, quy tắc bảo quản, sử dụng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là vũ khí quân dụng. Còn chất nổ được các đơn vị quân đội dùng để sản xuất công nghiệp và các mục đích dân dụng khác không phải là đối tượng tác động của tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng.

- Tại Điều 334 Bộ luật hình sự chỉ quy định “Người nào huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 và Điều 231 Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Cho nên, mặt khách quan của tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thụât quân sự thể hiện bởi hành vi hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Đó là hành vi đập phá, đốt cháy, dùng hoá chất, ngâm nước... làm mất hoàn toàn (không thể khôi phục lại) giá trị sử dụng của vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Như vậy, Bộ luật hình sự hiện hành không quy trách nhiệm hình sự của hành vi “cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự”.

Tuy nhiên, trong khoa học luật hình sự Việt Nam có ý kiến cho rằng, huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thụât quân sự là “làm mất toàn bộ giá trị sử dụng hay từng bộ phận vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thụât quân sự [20, tr. 419- 420]”. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) cũng hướng dẫn, trường hợp phá vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự để lấy một số bộ phận (nếu


không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 và Điều 231 Bộ luật hình sự) bị coi là phạm tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo quy định tại Điều 334 Bộ luật hình sư [59, tr. 90-91].

Nhận thức và hướng dẫn như trên là trái quy định về trách nhiệm hình sự đối với hành vi tương tự xâm phạm sở hữu. Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự, thì hành vi huỷ hoại tài sản bị coi là phạm tội huỷ hoại tài sản; hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản bị coi là phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản.

Theo chúng tôi, hành vi phá vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự lấy một số bộ phận là hành cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Bởi lẽ, vẫn có thể khôi phục lại giá trị sử dụng của vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự bị phá bằng cách lắp đặt lại các bộ phận bị phá huỷ hoặc tháo dỡ đi. Do vậy, việc các cơ quan liên ngành hướng dẫn “truy cứu trách nhiệm hành vi phá vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự để lấy một số bộ phận về tội huỷ hoại vũ khí phương tiện kỹ thuật quân sự theo Điều 334 Bộ luật hình sự” là không chính xác. Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, thì hành vi “cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì. Trong khi Bộ luật hình sự một số nước như Liên bang cộng hoà Xô viết Nga trước đây, Liên bang Nga hiện nay quy định trách nhiệm hình sự của hành vi “cố ý huỷ hoại hoặc làm hư hỏng vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự [35, tr. 132-133] là hoàn toàn chính xác về kỹ thuật lập pháp.

Về thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, tại khoản 1 Điều 334 Bộ luật hình sự không quy định thiệt hại đến mức nào, thì người thực hiện hành vi huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong khi tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 334 Bộ luật hình sự lại


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

lần lượt quy định các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng” và “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là các tình tiết định khung hình phạt của tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Và theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, thì gây thiệt hại về vũ khí quân dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây được coi là gây hậu quả nghiêm trọng:

“- Từ 3 đến 10 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên;

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 16


- Từ 1 đến 5 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41;

- Từ 5 đến 15 quả lựu đạn;


- Từ 3 đến 10 quả đạn cối, đạn pháo;


- Từ 300 đến 1.000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống;


- Từ 200 đến 600 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly;


- Từ 10 đến 30 kg thuốc nổ các loại;


- Từ 1.000 đến 3.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ;


- Từ 3.000 đến 10.000 m dây cháy chậm, dây nổ v.v…[61, tr. 7]”.


Trường hợp gây thiệt hại nhiều loại vũ khí khác nhau mà mỗi loại chưa chưa đến mức nêu trên, thì được coi là gây hậu quả nghiêm trọng nếu tổng thiệt hại tương ứng với mức được hướng dẫn nêu trên. Ví dụ: phạm tội gây thiệt hại 2 khẩu súng trường (66% mức hướng dẫn tối thiểu), 3 kg thuốc nổ (30% mức hướng dẫn tối thiểu) và 300 nụ xuỳ (30% mức hướng dẫn tối thiểu) được coi là phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (vì tổng cộng thiệt hại các loại là 126%, trên mức tối thiểu được hướng dẫn [61, tr. 7].


Vậy, trường hợp huỷ hoại vũ khí quân dụng dưới mức tối thiểu nêu trên, phải bị coi là huỷ hoại vũ khí quân dụng chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Có ý kiến cho rằng, hành vi huỷ hoại một vài quả lựu đạn, quả đạn cối, đạn pháo, viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống, viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly, nụ xuỳ hoặc ống nổ; một vài kg thuốc nổ các loại; hoặc vài mét dây cháy chậm, dây nổ chưa nguy hiểm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi không đồng tình với quan điểm nêu trên, và cho rằng trong trường hợp này, người thực hiện hành vi huỷ hoại vũ khí quân dụng phải bị coi là phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 334 Bộ luật hình sự.

- Đối với hành vi vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, thì tại khoản 1 Điều 335 Bộ luật hình sự quy định “Người nào được giao quản lý, được trang bị vũ khí quân dụng… mà … vô ý làm hư hỏng gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt…). Vấn đề đặt ra là vô ý làm hư hỏng số lượng vũ khí quân dụng dưới mức bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” có bị coi là phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 335 Bộ luật hình sự hay không? Vấn đề này chưa được đề cập trong Thông tư liên tịch số 01/2003/ TTLT - TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP-BQP ngày 11/8/2003 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của Bộ luật hình sự năm 1999. Do vậy, nếu cho rằng, trường hợp nêu trên bị coi là phạm tội vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 335 Bộ luật hình sự thì mâu thuẫn với hướng dẫn về các tội xâm phạm sở hữu [60, tr. 21]”. Bởi lẽ, theo hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp thì thiệt hại về tài sản trong các tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là thiệt hại ngoài giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng [60, tr. 21]. Tội huỷ hoại vũ


khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thực ra là những tội xâm phạm sở hữu mà đối tượng tác động của chúng là những tài sản đặc biệt (vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự). Chính vì tính chất đặc biệt của đối tượng tác động và chủ thể của tội phạm này mà chúng được quy định tại Chương “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân”. Để không mâu thuẫn với quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu, cần nghiên cứu sửa đổi Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP-BQP ngày 11/8/2003 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của Bộ luật hình sự năm 1999.

2.2.7. Các tội xâm phạm quan hệ đoàn kết quân, dân


Các tội xâm phạm quan hệ đoàn kết quân, dân bao gồm: tội quấy nhiễu nhân dân, tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ; được quy định tại các Điều 338, 339 Bộ luật hình sự. So với quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, thì quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm này có một số điểm mới sau đây:

- Thứ nhất, dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội quấy nhiễu nhân dân được thay đổi theo hướng quy định hành vi quấy nhiễu nhân dân chỉ cấu thành tội phạm khi có thêm một trong hai dấu hiệu bắt buộc (là đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; và gây hậu quả nghiêm trọng);

- Thứ hai, tại khoản 2 Điều 338 Bộ luật hình sự, các tình tiết định khung “phạm tội trong khu vực đã có lệnh giới nghiêm, gây hậu quả nghiêm trọng” được thay bằng “phạm tội trong khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng


khẩn cấp, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”;

- Thứ ba, tại khoản 2 Điều 339 Bộ luật hình sự bổ sung tình tiết định khung hình phạt “phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng”.

Nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm đoàn kết quân, dân, chúng tôi thấy:

- Quấy nhiễu nhân dân là hành vi vi phạm kỷ luật của quân nhân trong quan hệ với nhân dân; được thực hiện dưới dạng hành động như phá phách cuộc sống bình yên của nhân dân; đánh đập, chửi mắng, không tôn trọng phong tục, tập quán, nếp sống của nhân dân; xâm phạm tài sản của nhân dân như lấy không hỏi, mượn không trả lại, mua bán không sòng phẳng... …[8, tr. 397, 20, tr. 425, 36, tr. 829, 57, tr. 36]. Những hành vi nêu trên chỉ có thể xảy ra khi quân đội tiếp xúc với nhân dân. Theo cơ cấu tổ chức và cách thức quản lý bộ đội của Quân đội nhân dân Việt Nam, thì việc tiếp xúc giữa quân đội với nhân dân được thực hiện theo hai hình thức là cá nhân và tập thể. Với hình thức là cá nhân tiếp xúc với nhân dân, thì những hành vi quấy nhiễu nhân dân nêu trên cấu thành: các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người; các tội xâm phạm sở hữu; hoặc các tội xâm phạm trật tự công cộng... Còn với hành thức tiếp xúc tập thể, thì việc để xảy ra tình trạng nêu trên thuộc trách nhiệm của người chỉ huy đơn vị bộ đội. Hoàn cảnh tiếp xúc tập thể giữa quân đội với nhân dân mà khi đó có thể xảy ra tình trạng lạm quyền, quấy nhiễu nhân dân là trong tình trạng “thiết quân luật”. Bởi lẽ, theo quy định của Luật quốc phòng, thì “Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa bàn thiết quân luật được giao cho Quân đội thực hiện. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa bàn thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện lệnh thiết quân luật và chịu trách


nhiệm về việc áp dụng các biện pháp đó [47, tr. 24].” Còn trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thì “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền ra mệnh lệnh đặc biệt để bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực có chiến sự. Người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có chiến sự phải chấp hành mệnh lệnh đó [47, tr. 26].” Do vậy, việc quy định “phạm tội trong khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp” là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với tội quấy nhiễu nhân dân là không chính xác.

- Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, chúng tôi thấy pháp luật hình sự một số nước trên thế giới không quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi quấy nhiễu nhân dân mà quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi cướp bóc hoặc tàn sát nhân dân trong khu vực có hoạt động quân sự. Ví dụ:

+ Bộ luật hình sự Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga quy định tội dùng bạo lực đối với nhân dân trong khu vực có hành động quân sự là hành vi “cướp bóc, huỷ hoại trái phép tài sản, hành hung, cũng như huy động trái phép tài sản của nhân dân với cớ là để phục vụ nhu cầu quân sự, được thực hiện đối với nhân dân trong khu vực có hành động quân sự, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm hoặc phạt tử hình [102, tr. 138].”

+ Bộ luật hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định “người nào ở trong khu vực hoạt động quân sự khi xảy ra chiến sự mà tàn sát người dân vô tội hoặc cướp đoạt tài sản của dân, thì bị phạt tù đến năm năm, nếu có tình tiết nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm, nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình [15, tr. 70].”

Các hành vi bị coi là tội phạm hình sự nêu trên theo quy định của Bộ luật hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Bộ luật hình sự Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga đều là những hành vi bị cấm bởi


các Công ước Gieneve ngày 12/8/1949 về bảo vệ nạn nhân chiến tranh và các Nghị định thư bổ sung (các Công ước này) về bảo vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang mang (hoặc không mang) tính chất quốc tế. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết là những nước đã gia nhập các Công ước Gieneve ngày 12/8/1949 về bảo vệ nạn nhân chiến tranh, Nghị định thư bổ sung (I) các công ước nêu trên về bảo vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế và Nghị định thư bổ sung (II) các công ước nêu trên về bảo vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế. Như vậy, việc quy định các tội phạm nêu trên trong Bộ luật hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Bộ luật hình sự Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga thực chất là việc nội luật hoá những điều ước quốc tế mà các nước này đã gia nhập.

Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã gia nhập các Công ước Gieneve ngày 12/8/1949 (bao gồm: Công ước về việc cải thiện số phận của những thương nhân và bệnh nhân của các lực lượng vũ trang trên chiến trường, Công ước về cải thiện số phận của những thương nhân, bệnh nhân và các người bị đắm tầu thuộc các lực lượng vũ trang trên mặt biển, Công ước về cách đối xử đối với tù binh, Công ước về việc bảo vệ các thường dân trong thời kỳ chiến tranh; và Nghị định thư (số I) bổ sung các Công ước nêu trên về bảo vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế) nhưng Bộ luật hình sự nước ta chưa quy định trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm những điều cấm của các Công ước quốc tế và Nghị định bổ sung (số I) nêu trên về bảo vệ nạn nhân các cuộc chiến tranh là một hạn chế.

Tuy nhiên, vẫn cần giữ lại trong bộ luật hình sự tội quấy nhiễu nhân dân để làm cơ sở pháp lý cho việc giáo dục ý thức tôn trọng nhân dân và việc truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi quấy nhiễu nhân dân chưa đến mức cấu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022