ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----------------------------
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
CÁC TỘI PHẠM VỀ KHỦNG BỐ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----------------------------
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
CÁC TỘI PHẠM VỀ KHỦNG BỐ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Hình sự
Mã số : 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN NGỌC ANH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Thanh Huyền
MỤC LỤC
Trang | ||
Lời cam đoan | ||
Mục lục | ||
MỞ ĐẦU......................................................................................... | 1 | |
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM KHỦNG BỐ.................................................................................. | 6 | |
1.1 | Khái niệm về khủng bố và đặc điểm của khủng bố................................. | 6 |
1.1.1 | Khái niệm về khủng bố............................................................................ | 6 |
1.1.2 | Các đặc điểm của khủng bố ..................................................................... | 26 |
1.2 | Lịch sử hình thành và phát triển quy định các tội phạm về khủng bố trong Luật hình sự Việt Nam................................................................... | |
27 | ||
1.2.1 | Giai đoạn từ trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985.................... | 27 |
1.2.2 | Từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1999 ............................................................................................ | |
29 | ||
1.2.3 | Từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay ............................... | 30 |
1.3 | Tham khảo pháp luật quốc tế về tội phạm khủng bố............................... | 32 |
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI PHẠM KHỦNG BỐ VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI PHẠM NÀY....... | 41 | |
2.1 | Các tội khủng bố trong Bộ luật hình sự năm 1999 .................................. | 41 |
2.1.1 | Khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009).................................................................................. | |
41 | ||
2.1.2 | Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội khủng bố theo Điều 230a Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) ........................ | |
46 | ||
2.1.3 | Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội tài trợ cho khủng bố quy định tại Điều 230b Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).. | |
53 | ||
2.2 | Thực tiễn áp dụng các quy định về tội phạm khủng bố........................... | 58 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự Việt Nam - 2
- Khái Niệm Khủng Bố Trong Pháp Luật Một Số Quốc Gia
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Quy Định Các Tội Phạm Về Khủng Bố Trong Luật Hình Sự Việt Nam
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI PHẠM KHỦNG BỐ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM KHỦNG BỐ Ở NƯỚC TA TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY................................................................................ | 68 | |
3.1 | Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về các tội phạm khủng bố........................................ | |
68 | ||
3.1.1 | Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) về các tội khủng bố.... | |
68 | ||
3.1.2 | Nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) các tội về khủng bố..... | |
73 | ||
3.2 | Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về các tội khủng bố trong tình hình hiện nay ..................................................... | |
80 | ||
3.2.1 | Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho nhân dân............................................................................................ | |
80 | ||
3.2.2 | Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, Tòa án với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong việc phát hiện, xử lý, cải tạo, giáo dục người phạm tội .................................. | |
82 | ||
3.2.3 | Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm khủng bố ở Việt Nam trong tình hình hiện nay ...................................... | |
84 | ||
KẾT LUẬN ........................................................................................................ | 88 | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... | 90 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn
Tội phạm khủng bố đang ngày càng gia tăng với nhiều diễn biến phức tạp, vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia và thực sự trở thành vấn đề toàn cầu, là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với hòa bình và an ninh của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đấu tranh phòng, chống khủng bố là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và vùng lãnh thổ, đòi hỏi sự hợp tác quốc tế cùng ngăn chặn và loại trừ khủng bố dưới mọi hình thức.
Trước xu thế chung của thế giới và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Việt Nam đã mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia, đảm nhận những trọng trách quan trọng trong các tổ chức quốc tế của khu vực và toàn cầu, tham gia vào nhiều điều ước quốc tế đa phương về bảo vệ nền hòa bình và an ninh thế giới, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và khủng bố nói riêng. Đến nay, trong số 19 điều ước quốc tế của Liên hợp quốc về chống khủng bố, Việt Nam đã gia nhập 13 điều ước và đang tích cực nghiên cứu khả năng gia nhập các điều ước còn lại. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia Hiệp định chống khủng bố ASEAN và Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN; ký kết hàng chục điều ước quốc tế song phương cấp Nhà nước, cấp Chính phủ và cấp Bộ với nhiều nước trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự, về dẫn độ và hợp tác phòng chống các loại tội phạm nguy hiểm, tội phạm có tổ chức, trong đó có khủng bố quốc tế. Cùng với việc tích cực gia nhập các điều ước quốc tế về chống khủng bố, Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự về phòng, chống khủng bố; trong đó chú trọng đến việc quy định về trách nhiệm hình sự đối với các hành vi khủng bố trong Luật hình sự Việt Nam. Năm 2009, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về trách nhiệm hình sự đối với các hành vi khủng bố của Luật sửa đổi,
bổ sung Bộ luật hình sự đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta về tội phạm khủng bố. Theo đó, trong Bộ luật hình sự của Việt Nam có 3 điều quy định 3 tội danh về khủng bố, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để đấu tranhh phòng, chống khủng bố và thuận lợi trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm nguy hiểm này.
Tuy nhiên, quy định về các tội khủng bố trong Luật hình sự Việt Nam còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ. Việc hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung và pháp luật về khủng bố nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đấu tranh bảo về an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Nhìn nhận dưới góc độ lý luận, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống về các tội phạm khủng bố theo pháp luật hình sự Việt Nam; do đó còn những vấn đề lý luận pháp luật hình sự cần được nghiên cứu, làm sáng tỏ.
Xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách nêu trên, tác giả chọn vấn đề: “Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về hoạt động khủng bố và công tác đấu tranh phòng chống khủng bố trên các sách báo pháp lý hình sự nước ta trong thời gian qua đã có những công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau, song đáng chú ý là một số công trình khoa họa như sau: Đề tài khoa học cấp Bộ “Những giải pháp cơ bản phòng, chống khủng bố ở Việt Nam trong tình hình hiện nay” do TS. Bùi Trung Thành, Học viện An ninh nhân dân làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2004; Đề tài khoa học cấp Bộ “Khủng bố và giải pháp phòng chống khủng bố ở nước ta hiện nay” do PGS.TS. Hoàng Kông Tư, Phó tổng cục trưởng Tổng cục I, Bộ Công an làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2007; PGS.TS. Nguyễn
Ngọc Anh, Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam trong tình hình hiện nay, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 18 tháng 9/2007; PGS.TS. Nguyễn Ngọc Anh, Tội phạm khủng bố trong pháp luật quốc tế, Tạp chí Công an nhân dân số 8/2008; PGS. TS. Nguyễn Ngọc Anh, Một số ý kiến về xây dựng Luật phòng, chống khủng bố ở Việt Nam, Tạp chí Công an nhân dân, số 10/2009 ..v.v..
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập vấn đề khủng bố dưới nhiều góc độ như tội phạm học, điều tra tội phạm… Đồng thời đã đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả phòng, chống khủng bố nói chung và bước đầu đề cập đến cơ sở pháp lý của phòng, chống khủng bố. Tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy, vấn đề khủng bố, và phòng, chống khủng bố chưa được quan tâm nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về khủng bố và các tội danh về khủng bố trong Luật hình sự Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống khủng bố ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu khái niệm khủng bố, đặc điểm của hoạt động khủng bố; những quy định của pháp luật về các tội khủng bố theo pháp luật hình sự Việt Nam; tham khảo pháp luật quốc tế về khủng bố.
- Phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng quy định về khủng bố đồng thời đề cập đến thực trạng tội phạm về khủng bố và công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm này.