Giai Đoạn Từ Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự Năm 1985 Đến Trước Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự Năm 1999 104384

kinh tế, việc xây dựng và thi hành các chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế có phần bị buông lỏng; việc trừng trị những hành động nhằm xâm hại tài sản XHCN cũng thiếu nghiêm minh và kịp thời; những hiện tượng tiêu cực như tham ô, trộm cắp, lãng phí tài sản của Nhà nước và của hợp tác xã chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa, trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại hoặc làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, Hợp tác xã và nhân dân, ngày 21/10/1970, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua hai Pháp lệnh: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân. Thời kỳ này, Nhà nước ta bắt đầu có sự quan tâm nhất định đến việc quy định chính sách hình sự xử lý các tội phạm về chức vụ và tội phạm về kinh tế nói chung, trong đó bao gồm cả các tội phạm có liên quan đến lĩnh vực đất đai.

Xác định nguyên tắc cơ bản chỉ đạo toàn bộ đường lối xử lý các tội xâm phạm sở hữu XHCN được thể hiện tại Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN, đó là: "tài sản xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng, tuyệt đối không ai được xâm phạm… Mọi hành động xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh" [67, Điều 2], "nghiêm trị bọn lưu manh chuyên nghiệp, bọn tái phạm, bọn phạm tội có tổ chức, bọn cầm đầu, bọn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, bọn gây thiệt hại nặng…" [67, Điều 3]. Trong nhóm các tội xâm phạm tài sản XHCN, tội Tham ô tài sản XHCN quy định: "Kẻ nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" thì tùy từng tình tiết định khung hình phạt mà có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình [67, Điều 8]; còn tội Cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính, gây thiệt hại đến tài sản XHCN quy định: "Kẻ nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ và thể lệ về kinh tế, tài chính, gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa" tùy từng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà có thể phải chịu hình phạt từ mức thấp nhất 6 tháng tù cho đến mức cao nhất là 20 năm tù

[67, Điều 12]. Ngoài hình phạt chính đã nêu, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung "cấm đảm nhiệm những chức vụ có liên quan trực tiếp đến tài sản xã hội chủ nghĩa từ 2 năm đến 5 năm", hoặc "tùy theo tính chất nghiêm trọng của tội phạm hoặc nguồn thu lợi bất chính mà có thể bị phạt tiền từ 50 đồng đến 5.000 đồng hoặc bị tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản" [67, Điều 20]. Hành vi cố ý làm trái trong giai đoạn này chủ yếu là làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ về quản lý kinh tế. Những nguyên tắc, chính sách, chế độ này được Nhà nước đặt ra nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động kinh tế đi đúng đường lối phát triển theo định hướng XHCN mà Nhà nước đã hoạch định, bảo đảm cho mọi hoạt động kinh tế được cân đối, có kế hoạch.

Nói đến cơ chế quản lý kinh tế, trong đó, bao gồm những nguyên tắc, thể lệ quản lý kinh tế. Một khi có vi phạm đến những nguyên tắc, thể lệ đó, cũng có nghĩa là xâm phạm đến cơ chế quản lý, đường lối phát triển kinh tế. Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN đã đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm tài sản XHCN, trong đó nêu ra hai bộ phận cấu thành: tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước - tức là sở hữu của toàn dân, và tài sản thuộc quyền sở hữu của hợp tác xã và các tổ chức hợp pháp khác của nhân dân - tức là sở hữu của tập thể. Việc trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN đã được quy định căn cứ vào tính chất nghiêm trọng khác nhau giữa các tội phạm cụ thể, như: tội Tham ô tài sản XHCN, tội Cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính, gây thiệt hại đến tài sản XHCN, tội Cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản XHCN, tội Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản XHCN…

Hành vi "làm trái" quy định trong các tội phạm nêu trên phải với ý thức biết rõ là trái, có khả năng dẫn đến hậu quả xấu nhưng cứ làm. Hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này, và hậu quả xảy ra phải là tất yếu do hành vi cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ và thể lệ về kinh tế, tài chính gây nên, hiểu theo điều luật là xâm hại đến tài sản XHCN.

Tiếp sau việc ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, ngày 09/12/1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 185- CT/TW tăng cường bảo vệ tài sản XHCN, với nhận định: “Công tác tổ chức quản lý kinh tế, việc xây dựng và thi hành các chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế có phần bị buông lỏng, công tác giáo dục và phát triển quần chúng đông đảo tham gia bảo vệ của công làm chưa tốt; việc trừng trị những hành động xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa cũng thiếu nghiêm minh và kịp thời. Những hiện tượng tiêu cực như tham ô, trộm cắp, lãng phí tài sản của Nhà nước và của Hợp tác xã chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả”.

Sau ngày thống nhất đất nước, nhằm kịp thời có công cụ pháp lý để giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm có tính đặc thù của khu vực vừa mới hoàn toàn được giải phóng, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/3/1976 quy định các tội phạm và hình phạt được áp dụng ở miền Nam Việt Nam. Nội dung Sắc luật này và hai Pháp lệnh ngày 21/10/1970 về cơ bản là thống nhất. Tuy nhiên, những quy định trong Sắc luật chưa cụ thể, mới chỉ nêu tội danh mà không mô tả dấu hiệu của tội phạm, không quy định khung của hình phạt đối với từng tội riêng biệt mà quy định hình phạt chung cho từng nhóm tội, dẫn đến tình trạng áp dụng không chính xác, thiếu triệt để, làm hạn chế tác dụng răn đe, phòng ngừa. Do vậy, ngày 08/3/1978, liên ngành Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) và Bộ Nội vụ đã có Thông tư số 61LB/TA-KS-NV hướng dẫn thi hành và áp dụng pháp luật thống nhất (ở miền Nam Việt Nam). Trong quá trình áp dụng có thể vận dụng cả Sắc luật và hai Pháp lệnh nói trên để có biện pháp và đường lối xử lý phù hợp cho từng loại tội phạm, trong đó có tội Cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính, gây thiệt hại đến tài sản XHCN.

Nhìn chung, hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước trong quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn này hầu như không xảy ra, nên chưa được quy định bằng điều luật cụ thể trong các văn bản, chính sách pháp luật hình sự riêng biệt của Nhà nước, mà được đan xen cùng với một số tội phạm khác, hoặc được áp dụng theo nguyên tắc "tương tự" trong quá trình giải quyết vụ án. Thời kỳ đầu, các tội phạm nói chung được xử lý chủ yếu dựa vào quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ở giai đoạn sau, Nhà nước đã ban hành được nhiều văn bản pháp luật hình sự để điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, không những phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm bảo vệ chế độ XHCN, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân… mà còn bảo vệ chế độ kinh tế, trong đó có chính sách quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các thiết chế chính trị, văn hóa, xã hội mới, việc ban hành văn bản tuy nhiều nhưng vẫn chưa tập trung, đồng bộ, bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, nên yêu cầu đặt ra là phải có những văn bản pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất. Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, các ban ngành hữu quan và nhà làm luật nước ta đã bắt tay vào việc pháp điển hóa BLHS đầu tiên của thời kỳ đổi mới nhằm đáp ứng phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. BLHS năm 1985 đã ra đời trong bối cảnh đó.

1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Ngày 27/6/1985, BLHS đầu tiên của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1986. Có thể nói, việc ban hành BLHS 1985 là một sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, góp phần tích cực vào việc hoàn thiện chính sách hình sự, tăng cường pháp chế XHCN ở Việt Nam. Đồng thời, nó cũng là một trong những công cụ hữu hiệu và sắc bén của Nhà nước bảo vệ sự nghiệp cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng, chế độ XHCN, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Qua đó, đấu tranh phòng ngừa và

chống các hành vi phạm tội, góp phần hoàn thành hai nhiệm vụ chính trị xã hội: xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong Luật Hình sự Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội - 5

Để bảo vệ chế độ kinh tế của đất nước lúc bấy giờ, các nhà làm luật đã đưa tất cả các tội phạm về kinh tế cùng được quy định vào một chương (Chương XIII), tổng số có 21 tội được quy định tương ứng tại 21 Điều (từ Điều 164 đến Điều 184). Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai cũng nằm trong số các tội phạm về kinh tế đó. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, các nhà làm luật đã tội phạm hóa các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai, được điều chỉnh bằng một quy phạm pháp luật hình sự cụ thể. Riêng đối với tội phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện thì được điều chỉnh bởi Điều 174 (tội Cố ý làm trái những nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng) có nguồn gốc kế thừa từ tội Cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính, gây thiệt hại đến tài sản XHCN (Điều 12 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN ngày 21/10/1970).

Nhằm bảo vệ chế độ quản lý đất đai và sở hữu XHCN (sở hữu toàn dân), BLHS năm 1985 quy định hành vi mua bán, lấn chiếm đất hoặc hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì bị coi là tội phạm, gây nguy hại đến nền kinh tế của đất nước, cần phải được ngăn chặn và bị xử lý. Tội phạm này được quy định tại Điều 180 BLHS, với nội dung:

1- Người nào mua bán, lấn chiếm đất hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, các yếu tố CTTP "vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai", chúng ta nhận thấy:

* Khách thể của tội phạm

Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai có khách thể là trật tự quản lý của Nhà nước về đất đai. Trật tự quản lý nhà nước nói ở đây được quy định trong Hiến pháp, các Luật, văn bản dưới luật do các cơ quan nhà nước thuộc nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp ban hành theo quy định của pháp luật.

Đối tượng tác động của tội phạm chính là các nội dung quy định chế độ, chính sách của Nhà nước về quản lý và bảo vệ đất đai tại các văn bản đó.

* Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm được quy định bởi hai dấu hiệu cần

và đủ:

Thứ nhất: Có một trong các hành vi: mua bán, lấn chiếm hoặc hành vi

khác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ đất đai.

Thứ hai: Có hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra hoặc người thực hiện hành vi đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm.

Về dấu hiệu có "hậu quả nghiêm trọng" đã xảy ra:

Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của BLHS thì, số lượng tài sản, hàng hóa, vật tư được xác định:

Khoảng 5 tấn gạo, 5 tấn xăng, dầu lửa, phân đạm, 10 kg thuốc phiện, 5 tạ mỳ chính, 2 tấn đường trắng loại 1, 2 lượng vàng, đối với tiền và các loại tài sản, hàng hóa, vật tư khác thì quy ra trị giá tương đương 5 tấn gạo - được coi là số lượng tài sản, hàng hóa, vật tư có giá trị lớn hoặc số lượng lớn, khi trị giá gấp 3 lần các mức nêu trên thì được coi là có giá trị rất lớn hoặc có số lượng rất lớn, nghĩa là thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng... Gây thiệt hại về tài sản với giá trị

lớn thì bị coi là gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, là gây hậu quả nghiêm trọng. Gây thiệt hại về tài sản với giá trị rất lớn thì bị coi là gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng [58, Mục XII].

Một điểm cần chú ý, trước khi có hướng dẫn về dấu hiệu "gây hậu quả nghiêm trọng" và "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" đến tài sản nêu trên, thì tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29-11-1986 Hội đồng Thẩm phán TANDTC cũng đã hướng dẫn: thiệt hại tài sản dưới 100.000 đồng được coi là "thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản", thiệt hại về tài sản từ 100.000 đồng trở lên được coi là "hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Tuy nhiên, do tình hình lạm phát, giá cả không ổn định, hướng dẫn này không còn phù hợp nữa, nên Hội đồng Thẩm phán TANDTC có hướng dẫn mới để thay thế.

Về dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm":

Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ban hành ngày 30/11/1989, khái niệm "vi phạm hành chính" được định nghĩa là "hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính". Các hình thức xử phạt hành chính được nói ở đây bao gồm các biện pháp xử phạt thông dụng như: cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện… Bên cạnh việc quy định các hình thức xử phạt hành chính được nêu tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989, trước đó, Nhà nước ta đã có quy định một số biện pháp xử lý hành chính khác bởi các văn bản dưới luật như: Nghị quyết số 49/NQ-TVQH ngày 20/6/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tập trung giáo dục, cải tạo và phần tử có hành động nguy hại cho xã hội, Thông tư số 68/TTg-VG ngày 13/7/1964 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các trường giáo dục thiếu niên hư, Quyết định số 217/TTg-CN ngày 18/12/1967 về việc tổ chức lại các trường giáo dục thiếu niên hư. Các văn bản này đồng thời có hiệu lực thi hành, đến năm 1995 thì được gộp lại và pháp điển hóa thành một văn bản

chung - Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, thay thế các văn bản trước đó cùng điều chỉnh về những hành vi tương tự.

Như vậy, đến năm 1995, khái niệm "xử lý (vi phạm) hành chính" mới xuất hiện và lần đầu tiên được quy định chính thức trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, theo đó, "xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác" [68, Điều 1]. Xử phạt hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Còn các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh và trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu TNHS, như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính.

Việc xử lý hành chính phải được người có thẩm quyền thực hiện bằng hình thức ra quyết định bằng văn bản để áp dụng một (hoặc các) biện pháp xử lý hành chính nhất định đối với người có hành vi vi phạm và theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính phải bị xử lý.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, nếu không có tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng", thì người thực hiện hành vi vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai cũng chỉ phải chịu TNHS khi đã có lần bị xử lý hành chính về hành vi tương tự. Có nghĩa là, "đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm" là dấu hiệu bắt buộc của CTTP, thiếu nó thì không có tội phạm xảy ra. Tuy nhiên chỉ được coi là "đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm" trong tội phạm nói ở đây, nếu chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính nhưng lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ đất đai. Cụ thể, thời hạn đó là: qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm; qua hai năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 23/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí