Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong Luật Hình sự Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác quản lý nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế

- xã hội, trong đó, quản lý về đất đai là một nội dung quan trọng liên quan tới các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề đất đai; ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến đất đai cho phù hợp với tình hình đổi mới của đất nước. Sự ra đời của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản có liên quan góp phần không nhỏ trong việc quản lý "lĩnh vực nóng" và được coi là nhạy cảm này. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế nhất định trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, như: công tác quản lý đất đai ở nhiều địa phương còn bị buông lỏng; ý thức và hiểu biết pháp luật đất đai của nhiều tổ chức, cá nhân còn hạn chế; tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước vì động cơ tư lợi cá nhân đã có hành vi làm trái, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn… dẫn đến gây ra nhiều hậu quả xấu về kinh tế - xã hội. Khi "tấc đất" ngày càng khẳng định giá trị là "tấc vàng", những sai phạm về đất đai cũng ngày càng nhiều hơn. Liên tục xảy ra những vụ án liên quan đến sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai thời gian qua, cho thấy loại tội phạm này đang có chiều hướng gia tăng và phức tạp. Sự phức tạp không chỉ thể hiện ở số người vi phạm, mức độ thiệt hại mà còn là sự cấu kết của một số cán bộ có chức, có quyền, với những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt. Nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận cả nước, đủ yếu tố cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, đòi hỏi cần có sự vào cuộc sát sao, mạnh mẽ của các cấp, các ngành, trong đó, không thể không kể đến vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải nghiêm khắc xử lý.

Thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tế của cả nước. Những năm gần đây, cùng với tác động của cơ chế thị trường và xu hướng đô thị hóa ở nhiều địa phương, trên địa bàn thành phố đang ngày càng gia tăng số vụ vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai, mà đối tượng bao gồm cả đội ngũ cán bộ, công chức, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước cho đến mọi người dân. Yêu cầu trên đặt ra công tác quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả, hợp lý là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến 2050 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV đã đề ra. Để đạt được những mục tiêu đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, ban, ngành thành phố có liên quan. Bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đất đai cho mọi tầng lớp nhân dân, phải đi đôi với việc xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; truy cứu TNHS đối với những vụ việc đã đủ yếu tố CTTP, nhằm lập lại trật tự kỷ cương ngay trong hệ thống các cơ quan nhà nước và tại các địa phương. Giải quyết tình trạng này là một vấn đề không đơn giản và nóng vội, yêu cầu chúng ta lần lượt chỉ ra từng nguyên nhân sâu xa và đưa ra những giải pháp đồng bộ mới có thể từng bước khắc phục được.

Nhận thấy việc nghiên cứu về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai thực sự mang tính cấp thiết không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng, chống nhóm tội phạm này, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: "Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội)" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Xuất phát từ thực trạng về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài, có thể kể đến: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), của TSKH.PGS. Lê Văn Cảm chủ biên (2007);

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (2000); Tìm hiểu Luật hình sự Việt Nam, của PGS.TS. Kiều Đình Thụ (1998); Bình luận Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, của Nguyễn Ngọc Anh, Đỗ Khắc Hưởng (2010); Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm), của ThS. Đinh Văn Quế (2006); Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, của Nguyễn Mai Bộ (2004) và nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác... Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, nhất là khi thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, vấn đề nghiên cứu chuyên sâu về từng lĩnh vực cần được làm sáng tỏ cả về mặt lý luận và thực tiễn là cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nói riêng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nhìn chung, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đều dựa trên các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể để đưa ra những thiết chế pháp luật riêng cho mình nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Chọn đề tài này tác giải mong muốn góp tiếng nói nhất định trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này nói riêng trên địa bàn Hà Nội.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong Luật Hình sự Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, nêu được thực trạng tình hình vi phạm cũng như công tác đấu tranh xử lý nhóm tội phạm này. Qua đó, chỉ ra được những vấn đề đang tồn tại, bất cập trong xử lý tội phạm; đề xuất những giải pháp mang tính đồng bộ, có hệ thống về công tác phòng, chống tội

phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng cho phù hợp với sự phát triển của Thủ đô trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao tính khả thi trong quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những quy định của pháp luật liên quan đến các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai; phát hiện những tồn tại, bất cập trong những quy định của pháp luật cũng như thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm, để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp, đề xuất hợp lý.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đấu tranh xử lý trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2008 đến 2012).

5. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

5.2. Cơ sở thực tiễn

Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai; các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của các cơ quan có liên quan đến các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp luận biện chứng lịch sử, kết hợp một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp nghiên cứu và xử lý thông tin, phương pháp thống kê, phương pháp lôgic, phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp phân tích - dẫn giải các quy định của pháp luật về đấu tranh phòng, chống các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.

6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

Đây là công trình chuyên khảo trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về thực trạng đấu tranh phòng, chống các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai (trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đấu tranh xử lý trên địa bàn thành phố Hà Nội). Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn:

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai;

- Đánh giá đúng thực trạng tình hình tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai cả nước nói chung, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Phân tích, làm rõ những tồn tại và hạn chế trong xét xử các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội và những nguyên nhân của nó;

- Xác định sự cần thiết hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai và nâng cao hiệu quả áp

dụng. Đồng thời đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự cũng như nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống, phòng ngừa các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nói chung, trên địa bàn Hà Nội nói riêng.

7. Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh chống và phòng ngừa các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Thông qua kết quả nghiên cứu và các kiến nghị, tác giả mong muốn đóng góp một phần vào kho tàng lý luận về luật hình sự, cũng như công cuộc đấu tranh phòng, chống nhóm tội phạm có tính phức tạp, nhạy cảm này.

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự nói riêng và cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Những vấn đề chung về tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai theo luật hình sự Việt Nam.

Chương 2. Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai theo Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng.

Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn Hà Nội và nâng cao hiệu quả áp dụng.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


1.1. TRẬT TỰ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VỚI TƯ CÁCH LÀ KHÁCH THỂ BẢO VỆ CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Đất đai là một trong những bộ phận cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia. Nói đến chủ quyền quốc gia, không thể không nhắc đến lãnh thổ, mà nền tảng pháp lý của nó chính là đất đai.

Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội; là cơ sở hình thành làng mạc, khu đô thị, thành phố, các công trình công cộng, thể thao, văn hóa… và các ngành sản xuất vật chất phục vụ cho nhu cầu của con người. Tuy nhiên, đối với từng ngành cụ thể trong nền kinh tế quốc dân, đất đai có vị trí khác nhau: là nguồn của cải, tài sản cố định; là thước đo nguồn lực giàu có của mỗi người, mỗi quốc gia; là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính thông qua sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và là nguồn lực cho các mục đích sản xuất và tiêu dùng.

Ở nước ta, việc quản lý đất đai đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm ngay từ những ngày đầu giành độc lập, thống nhất đất nước. Tại phần mở đầu của Luật Đất đai năm 1993 đã ghi:

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay [53].

Từ khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCH thì nhu cầu sử dụng đất (nhất là đất đô thị) của người dân, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội nhằm phục vụ cho việc phát triển đất nước là rất lớn. Cho nên, có nhiều vấn đề đã nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, như việc sử dụng đất không theo quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; sử dụng lãng phí, sử dụng không đúng mục đích hoặc vi phạm các quy định về giao đất, thu hồi, cho thuê, chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng, lấn chiếm đất… đang diễn ra hết sức phức tạp. Có nơi, có lúc còn để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý dẫn đến hàng loạt các vi phạm nghiêm trọng trong việc sử dụng đất. Thực trạng này đặt ra cho Nhà nước phải quan tâm hơn trong công tác quản lý đất đai, tăng cường việc phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cố tình vi phạm và lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm.

Công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm nói chung, tội phạm nói riêng trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nhằm giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội luôn là đòi hỏi cấp bách trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng ta năm 1991 đã viết: "Kết hợp lực lượng chuyên trách, nửa chuyên trách, các cơ quan bảo vệ pháp luật với phong trào quần chúng. Kết hợp biện pháp phòng ngừa, giáo dục là cơ bản với trấn áp, trừng trị các loại tội phạm" [36]. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, trước tiên phải xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, bảo đảm Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Theo đó, "pháp chế như là tính thiêng liêng của pháp luật, tính bền vững của các quy phạm pháp lý… Pháp chế có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật, với bình đẳng và với sự tuân thủ luật pháp, không một ai, không một người nào có bất kỳ một đặc quyền nào trước pháp luật…" [73, tr. 100-102]. Đến lượt mình, pháp chế bảo đảm sự ổn định và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, bảo vệ vững chắc các thành quả của cách mạng, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới của xã hội. Pháp chế góp phần đưa pháp luật có hiệu lực, hiệu

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 23/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí