Phân Biệt Tội Vi Phạm Các Quy Định Về Quản Lý Đất Đai Với Tội Cố Ý Làm Trái Quy Định Của Nhà Nước Về Quản Lý Kinh Tế

Bảng 2.1. Phân biệt tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai với tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế

gây hậu quả nghiêm trọng


Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174)

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165)

Giống nhau:

- Chủ thể: Đều là chủ thể đặc biệt (người có chức vụ, quyền hạn và người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó vào việc thực hiện tội phạm).

- Về lỗi: Đều được thực hiện bởi lỗi cố ý (chủ yếu là cố ý trực tiếp).

Khác nhau:

- Khách thể của tội phạm:

Xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về đất đai.


Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tài chính (nói chung) của Nhà nước.

- Về cấu thành cơ bản của tội phạm:

Có ba tình tiết độc lập của CTTP cơ bản:

+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc

+ Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn; hoặc

+ Gây hậu quả nghiêm trọng.


Có hai yếu tố định lượng CTTP cơ bản:

+ Gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng; hoặc

+ Dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

- Động cơ, mục đích phạm tội:

Hành vi vi phạm không vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Động cơ, mục đích của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc mà chỉ là tình tiết tăng nặng định khung.

- Về thủ đoạn phạm tội: Lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái.

Chỉ có thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái.

- Về hình phạt:

+ Người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến mười hai năm.

+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nhìn chung, nặng hơn so với tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai:

+ Người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến hai mươi năm.

+ Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong Luật Hình sự Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội - 11

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BLHS năm 1999.

Bảng 2.2. Phân biệt tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai với các tội phạm tham nhũng


Phân biệt với tội Tham ô tài sản

Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174)

Tội tham ô tài sản (Điều 278)

Giống nhau:

- Chủ thể: Đều là chủ thể đặc biệt (người có chức vụ, quyền hạn, sử dụng chức vụ, quyền hạn vào việc thực hiện tội phạm).

- Về lỗi: Đều được thực hiện bởi lỗi cố ý.

Khác nhau:

- Khách thể của tội phạm:

Xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về đất đai.

Xâm phạm đồng thời hai khách thể:

+ Quan hệ sở hữu tài sản của Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức; và

+ Hoạt động đúng đắn, uy tín và hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý tài sản nói chung, quản lý kinh tế, tài chính nói riêng.

- Về mặt khách quan: Hành vi phạm tội được thể hiện thông qua việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, không mang tính chất chiếm đoạt tài sản.


Hành vi phạm tội luôn mang tính chiếm đoạt. Tài sản bị chiếm đoạt thường là động sản hoặc giấy tờ có giá.

- Về cấu thành cơ bản của tội phạm:

Có ba tình tiết CTTP cơ bản:

+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc

+ Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn; hoặc

+ Gây hậu quả nghiêm trọng.

Có hai yếu tố định lượng CTTP cơ bản:

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

+ Dưới hai triệu đồng, và:

- Gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc

- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc

- Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương XXI (Các tội phạm về chức vụ), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Về lỗi: Được thực hiện bởi hai hình thức lỗi cố ý: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp (trong đó cố ý trực tiếp là chủ yếu).

Luôn được thực hiện bởi hình thức lỗi cố ý trực tiếp.

- Động cơ, mục đích phạm tội: Không vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Mục đích phạm tội là tư lợi.

- Thủ đoạn phạm tội: Lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình trực tiếp quản lý.

Phân biệt với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174)

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ(Điều 281)

Giống nhau:

- Chủ thể: Đều là chủ thể đặc biệt (người có chức vụ, quyền hạn, sử dụng chức vụ, quyền hạn vào việc thực hiện tội phạm).

- Về lỗi: Đều được thực hiện bởi lỗi cố ý.

Khác nhau:

- Khách thể của tội phạm:

Xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về đất đai.

Xâm phạm đồng thời hai khách thể:

+ Hoạt động đúng đắn, uy tín và hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;

+ Lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

- Về cấu thành cơ bản của tội phạm:

Có ba tình tiết CTTP cơ bản:

+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc

+ Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn;

+ Gây hậu quả nghiêm trọng.


Tội phạm có cấu thành vật chất, chỉ được coi là hoàn thành khi hành vi gây thiệt cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

- Về lỗi: Được thực hiện bởi hai hình thức lỗi cố ý: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp (trong đó cố ý trực tiếp là chủ yếu).

Luôn được thực hiện bởi hình thức lỗi cố ý trực tiếp.

- Động cơ, mục đích phạm tội:

Hành vi phạm tội không vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Động cơ vụ lợi hay động cơ cá nhân khác là dấu hiệu bắt buộc của CTTP.

- Thủ đoạn phạm tội: Lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ.

- Về hình phạt: Nhìn chung, hình phạt trong tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ nặng hơn tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Cụ thể, hình phạt đối với người phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là: cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến mười lăm năm; ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.


- Về hình phạt: Hình phạt của tội Tham ô tài sản nặng hơn so với tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Cụ thể, hình phạt đối với người phạm tội Tham ô tài sản là: phạt tù từ hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình; ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174)

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282)

Giống nhau:

- Chủ thể: Đều là chủ thể đặc biệt (người có chức vụ, quyền hạn, sử dụng chức vụ, quyền hạn vào việc thực hiện tội phạm).

- Về lỗi: Đều được thực hiện bởi lỗi cố ý.

Khác nhau:

- Khách thể của tội phạm:

Xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về đất đai.

Xâm phạm đồng thời hai khách thể:

+ Hoạt động đúng đắn, uy tín và hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;

+ Lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

- Về cấu thành cơ bản của tội phạm:

Có ba tình tiết CTTP cơ bản:

+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc

+ Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn;

+ Gây hậu quả nghiêm trọng.


Tội phạm có cấu thành vật chất, chỉ được coi là hoàn thành khi hành vi gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

- Về lỗi: Được thực hiện bởi hai hình thức lỗi cố ý: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp (trong đó cố ý trực tiếp là chủ yếu).

Luôn được thực hiện bởi hình thức lỗi cố ý trực tiếp.

- Động cơ, mục đích phạm tội:

Hành vi phạm tội không vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.


Động cơ vụ lợi hay động cơ cá nhân khác là dấu hiệu bắt buộc của CTTP.

- Thủ đoạn phạm tội: Lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định Nhà nước về quản lý đất đai.

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn mà vượt quá quyền hạn để làm trái công vụ mà mình được giao thực hiện.

- Về hình phạt: Nhìn chung, hình phạt trong tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ nặng hơn so với tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Cụ thể, hình phạt đối với người phạm tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là: bị phạt tù từ một năm đến hai mươi năm; ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Phân biệt với tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BLHS năm 1999.

Bảng 2.3. Phân biệt tội Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai với tội Sử dụng trái phép tài sản


Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 173)

Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142)

Giống nhau:

- Chủ thể: Đều được thực hiện bởi chủ thể thường (người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS).

- Về lỗi: Đều được thực hiện bởi lỗi cố ý.

Khác nhau:

- Khách thể của tội phạm:

Xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về đất đai.

Xâm phạm quan hệ sở hữu về tài sản của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức và của công dân.

- Về hành vi khách quan: Có thể thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, nhưng hành động là chủ yếu.

Luôn được thực hiện dưới hình thức hành động (sử dụng trái phép).

- Về cấu thành cơ bản của tội phạm:

Có ba tình tiết CTTP cơ bản:

+ Gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc

+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc

+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Có ba tình tiết CTTP cơ bản:

+ Sử dụng trái phép tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc

+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc

+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Về lỗi: Được thực hiện bởi hai hình thức lỗi cố ý: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp (trong đó cố ý trực tiếp là chủ yếu).

Luôn được thực hiện bởi hình thức lỗi cố ý trực tiếp.

- Về động cơ phạm tội: Không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP này.

Động cơ tư lợi là dấu hiệu bắt buộc của CTTP này.

- Thủ đoạn phạm tội:

Không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP này.

Tùy từng hoàn cảnh, thời điểm, có thể là lén lút, che giấu tính chất bất hợp pháp của hành vi, hoặc công nhiên, gian dối để sử dụng trái phép tài sản.

- Về hình phạt: Nhìn chung, hình phạt ở hai tội mức độ như nhau. Ở tội Sử dụng trái phép tài sản, người phạm tội bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến bảy năm; hình phạt bổ sung tiền từ 05 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BLHS năm 1999.

Chương 3

THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI; MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG


3.1. THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.1. Đặc điểm tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đã tồn tại qua một nghìn năm tuổi. Chiếu dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình về thành Đại La - Thăng Long của Lý Thái Tổ (1010 - 1028) có viết: "Đất Thăng Long nằm giữa đồng bằng đông dân, trù phú, lại ở đầu mối giao thông trọng yếu, là nơi hội tụ và tỏa rộng của mạng lưới giao thông, là vị trí chính giữa Bắc - Nam - Đông - Tây, chỗ hội tụ của bốn phương".

Với vị trí là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật của cả nước, Hà Nội chứa đựng nhiều đặc điểm riêng biệt so với các địa phương khác. Những năm gần đây, với sự biến động mạnh về gia tăng dân số, nhu cầu chỗ ở và nhiều hoạt động kinh doanh, buôn bán, đã và đang gây nên sự phức tạp, bất ổn về trật tự xã hội, ảnh hưởng tới tình hình vi phạm pháp luật nói chung, trong đó có cả những vi phạm trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, khi "tấc đất" ngày càng khẳng định giá trị là "tấc vàng", thì các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai cũng trở nên ngày càng nóng bỏng, phức tạp, vì nó liên quan trực tiếp tới lợi ích của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, cũng như lợi ích của người sử dụng đất. Mặc dù các cấp ủy Đảng và chính quyền thành phố luôn quan tâm đến lĩnh vực này, đã ban hành nhiều văn bản quy định các chính sách liên quan đến đất đai cho phù hợp với tình hình mới, tuy nhiên, do

tác động của cơ chế thị trường và xu hướng đô thị hóa ở nhiều địa phương, công tác quản lý nhà nước về đất đai có lúc, có nơi vẫn còn bị buông lỏng và chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Thêm vào đó là ý thức và hiểu biết pháp luật đất đai của nhiều tổ chức, cá nhân còn hạn chế; trong khi vẫn còn tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước vì động cơ cá nhân đã có hành vi làm trái, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, thiếu trách nhiệm dẫn đến những sai phạm về đất đai.

Hình thức vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai là: lấn, chiếm đất, chuyển nhượng trái phép đất nông nghiệp, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng công trình, nhà ở trái phép; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trái pháp luật, và nhiều hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khác vi phạm chức trách, nhiệm vụ trong quản lý đất đai. Điển hình phải kể đến các vi phạm xảy ra thời gian gần đây ở một số quận, huyện như: Từ Liêm, Hà Đông, Hoài Đức, Thạch Thất, Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, vi phạm xảy ra các quận, huyện này từ năm 2008 đến 2012 là: Từ Liêm: 601 trường hợp, Hà Đông: 546 trường hợp, Hoài Đức: 533 trường hợp, Thạch Thất: 526 trường hợp, Thanh Oai: 449 trường hợp, Gia Lâm: 417 trường hợp, Sóc Sơn: 362 trường hợp, Đông Anh: 327 trường hợp. Chỉ tính riêng trong năm 2012, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố về việc tăng cường xử lý vi phạm lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích trên địa bàn, UBND các quận, huyện, thị xã đã rà soát, kiểm tra và thống kê được tổng số 788 trường hợp vi phạm; các quận, huyện đã xử lý xong 407 trường hợp; còn lại 381 trường hợp đang xử lý, chủ yếu ở các huyện: Quốc Oai (106 trường hợp), Hoài Đức (49 trường hợp), Phú Xuyên (33 trường hợp), Thường Tín (27 trường hợp). Thực trạng trên cho thấy, các vi phạm trong lĩnh vực đất đai chủ yếu tập trung ở các khu vực ven đô, ven trục đường giao thông, các địa phương được coi là "huyết mạch" của thành phố, đóng vai trò quan trọng về phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Đây cũng là những địa phương nằm trong "chiến lược" quy hoạch phát triển mở rộng các

khu đô thị, cụm công nghiệp, thương mại, du lịch mà Đảng, Nhà nước đã định hướng; được các chủ đất, giới đầu cơ bất động sản nhắm tới, với phương châm "đi tắt, đón đầu", nên đã trực tiếp hoặc móc nối với những người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước làm trái quy định pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.

Những vụ án liên quan đến sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai xảy ra trong thời gian qua, cho thấy diễn biến của loại tội phạm này đang có chiều hướng gia tăng và phức tạp. Sự phức tạp không chỉ thể hiện ở số người vi phạm, mức độ thiệt hại mà còn là sự cấu kết của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền, tham gia phạm tội với những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt. Điển hình phải kể đến như vụ 8 vị "tham quan" xã Minh Phú (Sóc Sơn) lợi dụng chức vụ, quyền hạn chuyển mục đích sử dụng trái pháp luật trên 260.000m2 đất nông nghiệp, đất rừng thành đất ở bán cho các hộ gia đình, cá nhân; bị TAND thành phố Hà Nội đưa ra xét xử vào năm 2009. Trước đó

không lâu, năm 2005, TAND thành phố cũng đã đưa ra xét xử 10 vị "quan" của huyện này về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giao hàng nghìn m2 đất trái pháp luật cho nhiều hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các xã Minh Trí, Đông Xuân, trên thực tế đó là đất lâm nghiệp, đất ao lấn chiếm, đất khai hoang chưa có bản đồ địa chính, nhưng vẫn chứng nhận là đất thổ cư, sử dụng ổn định lâu dài có đủ điều kiện để trình UBND huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc một vụ án khác xảy ra tại quận Hoàng Mai mà đối tượng vi phạm cũng là "quan chức" của huyện và phường lợi dụng chức vụ, quyền hạn để hợp thức hóa trái phép trên 23.000m2 đất nông nghiệp của 224 trường hợp trên địa bàn phường Định Công chuyển thành đất thổ cư, đã bị TAND quận xét xử vào tháng 9/2010.

Đứng trước thực trạng đó, những năm gần đây, các cấp ủy Đảng và chính quyền thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chủ trương, biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt lĩnh vực nhạy cảm mà toàn xã hội luôn quan tâm - đất đai. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực quản

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 23/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí