Kiểm Soát Hoạt Động Tổ Chức Thi Hành Pháp Luật Của Các Cơ Quan Nhà Nước


tham gia trực tiếp các hoạt động nghiên cứu, xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, nghị định với tư cách là thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập và với vai trò thành viên Hội đồng thẩm định thuộc Bộ Tư pháp đối với nhiều dự án luật, văn bản dưới luật. Thông qua các hoạt động này, MTTQ ngày càng thể hiện được vai trò, chức năng đại diện cho quyền, lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân trong việc góp ý cho các dự án luật, đồng thời giám sát hoạt động xây dựng pháp luật nhằm góp phần đảm bảo các quy định của pháp luật phù hợp với thực tiễn cuộc sống và lợi ích của nhân dân.

Ngoài việc tham gia hoạt động phản biện do MTTQ tổ chức, các tổ chức chính trị - xã hội thành viên cũng chủ động triển khai nhiều chương trình phản biện của tổ chức mình. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức phản biện để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ trong Luật bảo hiểm xã hội và dự án Luật Lao động sửa đổi, nhiều kiến nghị được tiếp thu vào Nghị quyết của Quốc hội và triển khai thực hiện. Hội Nông dân Việt Nam phản biện dự thảo Luật Trồng trọt và dự thảo Luật Chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phản biện cho dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi).

Các tổ chức chính trị - xã hội các cấp ở địa phương tổ chức nhiều hội nghị phản biện xã hội và góp ý kiến vào các dự thảo văn bản luật theo đề nghị của các cơ quan soạn thảo ở trung ương. Giai đoạn 2014 - 2018, UB MTTQ Việt Nam các cấp ở địa phương phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thành viên “tổ chức 86.872 cuộc phản biện xã hội, trong đó: cấp tỉnh chủ trì phản biện xã hội được 4.059 cuộc; cấp huyện 15.166 cuộc; cấp xã 69.710 cuộc” [102, tr.12]. Thông qua hoạt động phản biện xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện các chính sách, pháp luật của địa phương theo hướng minh bạch, hợp lý và khoa học hơn. Nhiều ý kiến kiến nghị về xây dựng chính quyền, góp ý vào các dự thảo chủ trương, chính sách, kế hoạch, đề án, dự án và các văn bản quy phạm pháp luật được tiếp thu. Nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (đặc biệt là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) nhờ có hoạt động phản biện xã hội nên đã khắc phục được thiếu sót, bất cập, phù hợp với yêu cầu năng lực


thực tế của địa phương và nguyện vọng, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Việc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu chính quyền, các cơ quan, đơn vị với các tầng lớp nhân dân ở cấp tỉnh, huyện, xã được chú trọng tổ chức. Tiêu biểu như Hà Nội (giai đoạn 2014 - 2017) “tổ chức được 1893 cuộc đối thoại, Nghệ An (năm 2017) tổ chức được 480 cuộc với 57.845 lượt người tham gia; có 3491 lượt người phát biểu, với 7604 ý kiến đối thoại” [102, tr.26]. Thông qua hoạt động đối thoại do MTTQ tổ chức, các cơ quan nhà nước đã kịp thời giải đáp những kiến nghị, thắc mắc của nhân dân trên nhiều lĩnh vực hoạt động ở địa phương; tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân; giải quyết những bất cập, vướng mắc, điều chỉnh chủ trương, chính sách cho phù hợp; nâng cao trách nhiệm, góp phần xây dựng chính quyền cơ cở vững mạnh; tăng cường sự đồng thuận, thống nhất trong nhân dân.

Các tổ chức chính trị - xã hội khác ở các cấp địa phương cũng tích cực tổ chức các hoạt động phản biện xã hội. Điển hình là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trong năm 2018, “Đoàn cấp tỉnh tổ chức được 43 hội nghị phản biện và 48 cuộc đối thoại trực tiếp, Đoàn cấp huyện tổ chức được 316 hội nghị phản biện và 512 cuộc đối thoại trực tiếp, Đoàn cấp xã tổ chức được 2.058 hội nghị phản biện và

3.397 cuộc đối thoại trực tiếp” [103, tr.15]. Hội Nông dân Việt Nam tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham vấn, đối thoại lấy ý kiến phản biện xã hội để kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về tích tụ và tập trung đất đai; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; quản lý vật tư nông nghiệp; phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp; vai trò chủ thể của nông dân trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới,…

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện công tác phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức thành viên, ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

- Về đối tượng phản biện xã hội: mới chỉ tập trung vào một số dự án luật, chương trình, kế hoạch của nhà nước, chủ yếu là của các cấp địa phương. Các chương trình, dự án liên quan mật thiết đến quyền lợi của người dân ít được tổ chức


Các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 15

đối thoại để nhân dân thể hiện chính kiến và tìm kiếm sự ủng hộ nên khi triển khai thực hiện vấp phải sự phản đối, bất bình từ phía người dân. Việc minh bạch hóa hoạt động của nhà nước và tạo điều kiện để các tổ chức chính trị - xã hội và người dân tiếp cận thông tin chưa được chú trọng thực hiện, do đó, công tác phản biện chưa đi vào chiều sâu, chất lượng.

- Về chủ thể phản biện xã hội: chủ yếu được thực hiện bởi MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội cũng tham gia hoạt động này nhưng vai trò chưa thực sự rò nét. “Việc tập hợp trí tuệ và sức mạnh của các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam hiện nay trong việc thực hiện chức năng phản biện xã hội còn yếu” [80, tr.294]. Mặt trận chưa phát huy được vai trò của các nhà khoa học, các chuyên gia, các cá nhân tiêu biểu và các Hội đồng tư vấn của Mặt trận trong việc tham gia phản biện chính sách. Chưa chú trọng khai thác vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp để trong việc phản biện các chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của họ. Chưa kết hợp tốt với các phương tiện truyền thông đại chúng, tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận xã hội để nâng cao áp lực, hiệu quả của công tác phản biện đối với các cơ quan nhà nước.

- Về nội dung của phản biện xã hội: chủ yếu dừng lại ở mức độ đóng góp ý kiến cho nội dung dự thảo các văn bản pháp luật. Ở các cấp địa phương, phản biện nhiều khi chỉ dừng lại ở góp ý về mặt hình thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản. Việc xem xét tính hợp hiến, hợp pháp, tính đúng đắn, khoa học, khả thi; đánh giá tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của dự thảo chưa được chú trọng. Do đó, khi triển khai thực hiện, nhiều dự án pháp luật, chương trình, kế hoạch của nhà nước gặp khó khăn, thậm chí mắc những sai lầm không đáng có. Hiện tượng vi hiến trong việc ban hành các văn quy phạm pháp luật còn khá phổ biến gây nhiều hệ lụy khó lường, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và lợi ích của người dân. Chỉ tính riêng trong năm 2017, qua kiểm tra, Bộ Tư pháp phát hiện có đến 5.639 văn bản trái pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương ban hành. [17]. Điều này chứng tỏ công tác phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội chưa đi vào thực chất, hiệu quả thực tế


chưa cao.

- Về hình thức phản biện: việc tổ chức phản biện xã hội được tiến hành thành từng đợt theo kế hoạch đã định sẵn chứ chưa trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục như là nhu cầu tự thân để tìm kiếm sự ủng hộ và sự đóng góp trí tuệ từ phía nhân dân cho các chính sách của nhà nước. Các hình thức phản biện chưa được đa dạng hóa để thu hút sự tham gia của người dân. Chủ yếu vẫn là tổ chức các hội nghị phản biện xã hội, các hình thức khác như lấy ý kiến chuyên gia, Hội đồng tư vấn và tổ chức đối thoại chưa nhiều, do đó, chất lượng khoa học, mức độ tham gia và hiệu quả của hoạt động phản biện còn nhiều hạn chế.

- Về hiệu quả, hiệu lực pháp lý của phản biện xã hội cũng chỉ mới dừng lại ở quyền kiến nghị, quyền yêu cầu. Mức độ tiếp nhận của nhà nước đối với các ý kiến phản biện từ phía xã hội khó đo lường, xác định. Tính hiệu quả được tạo ra từ các hoạt động giám sát, phản biện của MTTQ và các tổ chức thành viên chưa đủ mạnh để tạo nên sự thay đổi cơ bản hoặc bác bỏ một đạo luật, hay chính sách chưa chín muồi hoặc sai trái nào từ phía nhà nước. Nếu so với sức mạnh của truyền thông đại chúng và các cơ chế giám sát quyền lực khác thì hiệu quả phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội còn nhiều hạn chế.

3.3.2.2. Kiểm soát hoạt động tổ chức thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước

Kiểm soát việc tổ chức thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước luôn là khâu trọng tâm trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội. Trên thực tế, hoạt động thi hành pháp luật là hoạt động phức tạp, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó, việc kiểm soát quyền lực cũng được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau. Nội dung cơ bản là kiểm soát việc thi hành pháp luật của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trên cả hai phương diện: tính hợp pháp và tính hợp lý. Mục đích là đảm bảo các hoạt động thực thi quyền lực của Chính phủ và UBND các cấp tuân thủ các quy định của pháp luật; các quyết định, các phương án được lựa chọn là tối ưu, phù hợp với thực tế, mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, kiểm soát tổ chức và hoạt động của Chính


phủ, hệ thống hành chính các cấp nhằm đảm bảo hoạt động của các cơ quan này tuân thủ quy định của pháp luật; thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao; tuân thủ các quy định về chế độ việc làm, về quy tắc hoạt động,…

Một là, tổ chức các đoàn giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người dân

Theo “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” năm 2013 của Bộ Chính trị và Luật MTTQ 2015, các tổ chức chính trị - xã hội có thể chủ động thành lập các đoàn giám sát để giám sát các cơ quan, tổ chức và cá nhân từ Trung ương đến cơ sở về việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hình thức giám sát này được các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tương đối có hiệu quả, thể hiện: Thứ nhất, các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giám sát và triển khai các hoạt động giám sát. Số lượng các cuộc giám sát không ngừng gia tăng theo từng năm và có xu hướng bao trùm lên nhiều

lĩnh vực hoạt động của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Ở Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên phối hợp với các cơ quan hữu quan (như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, TAND, VKSND,…) xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các chuyên đề phối hợp giám sát; hướng dẫn các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp địa phương thực hiện chức năng giám sát; chủ trì các chương trình thí điểm giám sát ở một số địa phương. Ở địa phương, trong 5 năm (2013-2018), MTTQ phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp địa phương tổ chức được “657.019 cuộc giám sát ở 63 tỉnh thành. Cấp tỉnh chủ trì chủ trì và tham gia giám sát liên ngành được 4.093 cuộc; cấp huyện, chủ trì giám sát được 22.679 cuộc; cấp xã, chủ trì giám sát được 466.012 cuộc” [102, tr.8-9].

Bên cạnh việc tham gia phối hợp với MTTQ để thực hiện các cuộc giám sát, các tổ chức chính trị - xã hội thành viên ở các cấp cũng thường xuyên chủ động tổ chức các hoạt động giám sát ở những lĩnh vực liên quan đến quyền và trách nhiệm của mình nhằm bảo vệ quyền lợi của các đoàn viên, hội viên. Tổng Liên đoàn lao


động Việt Nam tổ chức các hoạt động giám sát việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định riêng đối với lao động nữ trong Bộ Luật Lao động; việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình; về an toàn thực phẩm; về giải quyết các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em của các cơ quan tố tụng. Hội Nông dân Việt Nam tổ chức giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, pháp luật về quy hoạch và quản lý đất đai, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường nông thôn; Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với quân nhân. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

Thứ hai, số lượng các sai phạm được phát hiện và các kiến nghị xử lý từ các cuộc giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội cũng không ngừng gia tăng liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; vệ sinh an toàn thực phẩm; khám chữa bệnh, bảo hiểm; công tác xóa đói giảm nghèo; chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng,… Từ kết quả giám sát, các tổ chức chính trị - xã hội đã có nhiều kiến nghị gửi các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết. Một số kiến nghị sau giám sát “có chất lượng tốt được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nghiêm túc tiếp thu, phản hồi” [102, tr.15] góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Tuy nhiên, hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước từ hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội vẫn còn nhiều hạn chế. Trước hết, các tổ chức này “mới chủ yếu tổ chức giám sát các hoạt động của tổ chức kinh tế và các tổ chức sự nghiệp. Đối với hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan dân cử và cơ quan tư pháp, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp chủ yếu cử đại diện tham gia các đoàn giám sát do các cơ quan nhà nước tổ chức, chưa chủ trì tổ chức được nhiều các hoạt động giám sát độc lập.” [49].

Mặc dù số lượng các phát hiện, kiến nghị sau giám sát không ngừng gia tăng


nhưng tỷ lệ phúc đáp, xem xét, giải quyết của các cơ quan chức năng chưa cao. Phần lớn các đề xuất kiến nghị được các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết là ở các vụ việc mà các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp giám sát với các cơ quan hữu quan. Các đề xuất, kiến nghị từ các hoạt động giám sát do các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức ít được các cơ quan chức năng trả lời, hoặc nếu có trả lời thì cũng mang tính hình thức. Thêm vào đó, “việc theo dòi, đôn đốc công tác giải quyết kiến nghị sau giám sát chưa được chú trọng, dẫn đến kiến nghị mang tính một chiều, hình thức, hiệu quả chưa cao.” [102, tr.17].

Hai là, kiểm soát việc tổ chức thực thi pháp luật thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân

Theo quy định của pháp luật, MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp; tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để tiếp thu ý kiến của cử tri, của nhân dân; phối hợp với UB thường vụ Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước để báo cáo tại các kỳ họp Quốc hội.

Hoạt động tiếp xúc cử tri và phản ánh kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại các kỳ họp Quốc hội, HĐND các cấp của các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng đi vào chiều sâu cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện tương tác giữa đại biểu với cử tri, cử tri với đại biểu. “Giai đoạn 2016 - 2018, trung bình mỗi năm tổ chức được hơn 2000 cuộc tiếp xúc cử tri” [7]. Năm 2018, MTTQ phối hợp với UB Thường vụ Quốc hội “tổng hợp được 5.091 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới để trình bày trong kỳ họp thứ 5, thứ 6 của Quốc hội khóa XIV” [98, tr.1]. Thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri, các ý kiến phản ánh của cử tri về hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước được MTTQ tổng hợp chuyển đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hầu hết được các cơ quan này xem xét, giải quyết ở những mức độ khác nhau. “Ý kiến kiện nghị tại các kỳ họp Quốc hội cũng được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền và được xem xét, giải quyết, trả lời bằng văn bản gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội nơi cử tri kiến nghị (đạt 100%)” [98, tr.1].


Thông qua việc phản ánh kiến nghị của cử tri và Nhân dân trong các kỳ họp của Quốc hội, nhiều vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của dư luận đã được các cơ quan của Quốc hội kịp thời tổ chức khảo sát thực tế, tổ chức các phiên giải trình tại các UB để làm căn cứ kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền. Tiêu biểu: “khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2012-2017; tổ chức phiên giải trình của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông; tổ chức khảo sát việc thực hiện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông; tổ chức phiên giải trình của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế tuyến cơ sở;...” [98, tr.6].

Trên cơ sở các kiến nghị, phản ánh của cử tri, “trong 9 tháng đầu năm 2018, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành đã tổ chức 5.500 cuộc thanh tra hành chính, trên 180.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, chuyển cơ quan điều tra xem xét 65 vụ, 75 đối tượng. Trong đó có một số vụ việc đặc biệt nghiêm trọng được phát hiện, xử lý kịp thời như vụ AVG, vi phạm đất đai ở thành phố Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn, Hãng phim truyện Việt Nam, Khu đô thị mới Thủ Thiêm,...” [98, tr.6].

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước thông qua phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân vẫn còn một số hạn chế. Hình thức tiếp xúc cử tri còn đơn điệu, chủ yếu là tiếp xúc trước các kỳ họp của Quốc hội, HĐND các cấp. Số cuộc tiếp xúc cử tri còn ít, số lượng cử tri tham gia tiếp xúc chưa đông, thành phần tham gia còn hạn chế. Chẳng hạn như “trong năm 2016, ở Hà Nội chỉ có 15.000 lượt cử tri, ở thành phố Hồ Chí Minh có

22.000 lượt cử tri tham gia tiếp xúc cử tri trong khoảng 5 triệu cử tri ở mỗi thành phố, chiếm tỉ lệ khoảng 0,3% và 0,44%” [100, tr.8]. Công tác phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri và việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của MTTQ các cấp, nhất là ở địa phương còn nhiều bất cập, một số nơi còn hình thức, kém hiệu quả. Hoạt động giám sát theo dòi việc giải quyết, trả lời của cơ quan có thẩm quyền đối với các ý kiến kiến nghị còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn, hiệu quả chưa cao.

Hiệu lực, hiệu quả của kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước thông qua

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí