và 27.227 ngư dân tham gia [140, tr.10]. Lực lượng công an nhân dân đã làm tốt vai trò nòng cốt trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật, các loại tội phạm và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng phát triển cả bề rộng và chiều sâu, mô hình “cụm liên kết an ninh trật tự”, cụm liên kết an ninh – quân sự” được nhiều địa phương tiến hành có hiệu quả góp phần giữ gìn ANCT, TTATXH trên địa bàn, điển hình như mô hình điểm “Khu dân cư vùng giáo tiến tiến, an toàn về an ninh trật tự” tại giáo xứ Hòa Định, giáo xứ Văn Lý, Hải Hậu, Nam Định [133, tr.11]; “cụm liên kết ANTT giữa 2 hai huyện Kim Bảng, Duy Tiên, Hà Nam và huyện ứng Hòa, Hà Nội” [129, tr.6].
Lực lượng DQTV được xây dựng theo phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, có số lượng từ 1,32 đến 1,78% dân số [PL12], tổ chức, biên chế phù hợp với tình hình thực tiễn và tính chất nhiệm vụ tại địa phương; các tỉnh giáp biển như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình tổ chức lực lượng dân quân biển hoạt động dưới sự chỉ đạo của cơ quan quân sự địa phương. Các xã, phường, thị trấn biên giới, trọng điểm trong nội địa tổ chức lực lượng dân quân thường trực, hoạt động có hiệu quả; phối hợp với công an, bộ đội biên phòng đấu tranh, ngăn chặn các vụ xâm canh, xâm cư, tàu cá xâm phạm ngư trường, vùng biển nước ta, thiết thực góp phần giữ vững ANCT, TTATXH, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa ở cơ sở, đồng thời còn là nơi rèn luyện, là nguồn cung cấp cán bộ cho địa phương, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân đánh giá cao. Qua khảo sát có 77,58% đánh giá tốt vai trò, hiệu quả hoạt động của lực lượng DQTV [PL14].
Lực lượng DBĐV được xây dựng vững mạnh, có tổ chức biên chế hợp lý theo phương châm “đúng chuyên nghiệp quân sự”, “gần, gọn địa bàn” thực hiện tốt chế độ đăng ký, quản lý quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật của nền KT; làm tốt công tác huấn luyện nâng cao chất lượng quân nhân và sĩ quan dự bị. Tính đến thời điểm 31/12/2020 các tỉnh ở ĐBSH có 830.218 quân
nhân dự bị, trong đó sĩ quan dự bị hạng 1 là 12.302 đồng chí, chiếm 1,48%; sĩ quan dự bị hạng 2 là 12.345 đồng chí, chiếm 1,49%; số lượng nữ quân nhân dự bị chuyên môn kỹ thuật là 17.934, chiếm 2,16% [PL13].
Các thành phần thế trận trong KVPT được quan tâm xây dựng, từ việc lập quy hoạch thế trận quân sự đến quy hoạch tổng thể thế bố trí QP, AN đã kết hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển KT - XH theo nguyên tắc bảo vệ đi đôi với xây dựng. Căn cứ vào khả năng của địa phương, ưu tiên đầu tư ngân sách xây dựng các công trình trong KVPT, trước hết là Sở chỉ huy các cấp, các căn cứ chiến đấu, công trình chiến đấu, căn cứ hậu phương. Một số tỉnh đã quan tâm đầu tư cho xây dựng các công trình phòng thủ như tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010-2020 đã đầu tư xây dựng cơ bản các công trình quốc phòng 307,276 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương đạt 295,085 tỷ đồng, tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư xây dựng cơ bản các công trình quốc phòng 220,860 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương là 201,753 tỷ đồng [PL9]. Chủ động khai thác, quản lý, sử dụng các hang động tự nhiên, các khu vực, điểm cao có giá trị về chiến dịch, chiến thuật, các công trình có sẵn trong các cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Điển hình như cải tạo các hang động tự nhiên tại Hang Lôi, hang Núi Chùa huyện Hoa Lư, hang Rồng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình với tổng kinh phí 37,9 tỷ đồng [135, tr.8]; xây dựng trận địa súng máy 12,7mm, đài quan sát phòng không, trung tâm thông tin, trạm cảnh báo chiến sự, thiên tai núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc [143, tr.16].
Trong xây dựng cơ sở vật chất hậu cần – kỹ thuật cho LLVT trong KVPT, các địa phương đã từng bước xây dựng hệ thống kho tàng, doanh trại, căn cứ hậu cần, kỹ thuật, hệ thống cung ứng, dự trữ lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc chữa bệnh; coi trọng việc nâng cấp các cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật, quân sự. 100% các tỉnh ở khu vực ĐBSH đã thành lập Hội đồng cung cấp theo Nghị định 21/2019/NĐ-CP ngày 22/02/2019 của Chính phủ, xây dựng và hoàn thiện kế hoạch cung cấp, bảo
đảm hậu cần, kỹ thuật cho các lực lượng trong KVPT theo các phương án A Tích cực xây dựng nguồn nhân lực, bồi dưỡng, đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật của các thành phần KT, sẵn sàng huy động cho KVPT khi cần thiết.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tỉnh Uỷ Ở Đồng Bằng Sông Hồng Lãnh Đạo Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ - Khái Niệm, Nội Dung, Phương Thức
- Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 9
- Thực Trạng Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ Ở Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng
- Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 12
- Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 13
- Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 14
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
Trong công tác phòng thủ dân sự, thực hiện nghiêm Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự, 100% các tỉnh ĐBSH đã thành lập Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã để làm nhiệm vụ tham mưu, chỉ huy, chỉ đạo làm tốt việc xây dựng và thực hiện các phương án tổ chức, bố trí, sử dụng lực lượng; kế hoạch động viên, sơ tán các cơ sở KT và dân cư trong các tình huống QP, AN; kế hoạch phòng, chống “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ, cứu hộ, cứu nạn… Điển hình trong phòng, chống dịch Covid-19 năm 2020, tỉnh Quảng Ninh đã huy động 2.780 cán bộ, chiến sĩ, nhân viên y tế, chuẩn bị 19 điểm cách ly, 1.664 giường bệnh, 150 tấn cơ sở vật chất, vật tư y tế để tổ chức cách ly, theo dõi, điều trị theo yêu cầu nhiệm vụ [62, tr.19] Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục, phổ cập rộng rãi kiến thức phòng, chống thảm họa cho toàn dân với thành lập các lực lượng chuyên trách làm nòng cốt để nhanh chóng khắc phục hậu quả khi xảy ra các tình huống (các đội cứu hộ, chống cháy nổ, chống ngập, chống sập, cấp cứu, tải thương, tiếp tế…). Thường xuyên tổ chức diễn tập để rèn luyện, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy và khả năng ứng phó với các tình huống của các lực lượng và nhân dân địa phương.
3.1.2. Hạn chế
Một là, trong xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần
Thời gian qua, một số cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương có nhận thức chưa thật đầy đủ và sâu sắc về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng trong xây dựng các tỉnh, thành phố thành KVPT vững chắc. Vì thế trong lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng KVPT chưa được quan tâm đầy đủ; trách nhiệm quản lý, điều hành của chính
quyền chưa được đề cao, còn có biểu hiện khoán trắng, ỉ lại, coi việc xây dựng KVPT là nhiệm vụ của LLVT, của cơ quan quân sự, biên phòng, công an; năng lực tham mưu, phối hợp, hiệp đồng và tổ chức thực hiện của các cơ quan, ban ngành, các lực lượng còn hạn chế. Qua điều tra, khảo sát thực tế còn có 4,58% còn băn khoăn về vị trí, vai trò của xây dựng KVPT [PL14].
Công tác giáo dục QP, AN có địa phương chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nội dung, hình thức chậm được đổi mới, chưa thực sự gắn với tình hình thực tiễn của địa phương, đặc điểm của đối tượng giáo dục, âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch trên địa bàn; trình độ, năng lực đội ngũ giảng viên, báo cáo viên còn hạn chế; cơ sở vật chất phục vụ cho tuyên truyền, giáo dục còn nghèo nàn… Một số địa phương mới chỉ coi trọng giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP, AN tập trung mà chưa quan tâm đúng mức đến việc tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là đồng bào tôn giáo, biên giới, biển đảo và người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. “Hoạt động của Hội đồng giáo dục quốc phòng, an ninh có nơi còn hình thức, hiệu quả thấp; chất lượng giáo dục quốc phòng, an ninh cho đối tượng 4, học sinh, sinh viên và đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế” [106].
Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cải cách hành chính chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao. Bộ máy quản lý nhà nước ở một số địa phương, nhất là cấp cơ sở còn nhiều yếu kém; việc xây dựng các quy định, quy chế còn nhiều bất cập, chưa phân định rõ thẩm quyền, phạm vi, nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong tổ chức các nhiệm vụ phát triển KT - XH và củng cố QP, AN, hiện tượng dựa dẫm, ỉ lại, chồng chéo, đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm còn khá phổ biến. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở một số địa phương còn mang tính hình thức; năng lực tham mưu và tổ chức thực hiện của các cơ quan, ban, ngành đoàn thể trong xây dựng, hoạt động KVPT còn hạn chế.
Kết quả thực hiện các chính sách XH của Đảng và Nhà nước, nhất là các chính sách xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, chính sách hỗ trợ khó khăn cho đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh… còn nhiều hạn chế, đặc biệt còn có hiện tượng gian dối, cấp sai đối tượng, sai tiêu chuẩn. Công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đồng bào các dân tộc, các chức sắc tôn giáo chưa được quan tâm đúng mức, còn để xảy ra các điểm nóng, tình trạng khiếu kiện kéo dài; tình hình ANCT, TTATXH ở một số địa phương chưa thật ổn định, vững chắc; “Công tác nắm tình hình, giải quyết tranh chấp phát sinh trong nội bộ nhân dân, công nhân có thời điểm chưa kịp thời. Quản lý hoạt động của các đối tượng trọng điểm có lúc còn buông lỏng, thiếu chính xác. Việc xử lý các tình huống phức tạp của một số ngành, địa phương còn lúng túng; tình hình vi phạm, tội phạm, tệ nạn XH còn diễn biến phức tạp…” [140, tr.11]. Điều đó đã tác động tiêu cực tới việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và xây dựng “thế trận lòng dân” trong KVPT.
Hai là, trong xây dựng tiềm lực kinh tế - xã hội, tiềm lực khoa học và công nghệ
Trong những năm qua, tuy đã đạt được những kết quả nhất định trong phát triển KT - XH, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng KT có địa phương, ngành, lĩnh vực chưa bền vững, chưa đạt yêu cầu đề ra; nhiều nguồn lực và tiềm năng của địa phương chưa được khai thác và huy động triệt để cho phát triển KT - XH và củng cố QP, AN. Báo cáo chính trị của tỉnh ủy Quảng Ninh trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 đánh giá: “Tốc độ tăng trưởng của khu vực du lịch, dịch vụ không đạt yêu cầu đề ra; phát triển KT biển, dịch vụ cảng biển, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng chậm so với tiềm năng, lợi thế; thương mại biên giới còn phụ thuộc nhiều vào chính sách biên mậu và yếu tố bên ngoài, phát triển chưa bền vững. Hiệu quả của khu vực đầu tư nước ngoài còn thấp, thu hút vốn FDI chưa có nhiều đột phá; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực KT tư nhân còn hạn chế…” [62, tr.22].
Việc gắn phát triển KT - XH với củng cố QP, AN, xây dựng KVPT theo phương châm “mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương là bước tích lũy, đầu tư cho quốc phòng, an ninh, khu vực phòng thủ” ở một số địa phương chưa đạt yêu cầu đề ra; trong xây dựng các kế hoạch, quy hoạch, dự án phát triển KT - XH, nhất là trong quy hoạch một số các khu công nghiệp, khu dân cư, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng chưa gắn chặt với QP, AN, chưa đáp ứng tính lưỡng dụng và phòng thủ dân sự. Việc phân công lại lao động, phân bổ dân cư trong quá trình chuyển dịch cơ cấu KT ở một số địa phương chưa tốt, chưa gắn chặt với sắp xếp bố trí lực lượng QP, AN và thế trận KVPT. Công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập; sự thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao so với yêu cầu phát triển trong tình hình mới đang trở thành lực cản không nhỏ trong phát triển KT - XH và củng cố QP, AN ở địa phương. Kết quả xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo ở một số địa phương chưa thực sự vững chắc; công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản còn nhiều hạn chế; ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng gây phức tạp và phát sinh khiếu kiện ở nhiều địa phương như Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình… để các thế lực thù địch lợi dụng kích động, chống phá.
Khoa học – công nghệ chưa thực sự gắn kết và trở thành động lực cho phát triển KT - XH và củng cố QP, AN. Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn có những bất cập, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm “lưỡng dụng”; trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp, hàm lượng tri thức, khoa học công nghệ trong các sản phẩm chưa nhiều; việc gắn kết giữa chính quyền, nhà khoa học với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa chặt chẽ, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản. Đầu tư cho khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chưa tương xứng với yêu cầu phát triển; chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế.
Ba là, về xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh, đối ngoại
Chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của LLVT tuy đã được nâng lên nhưng chưa thực sự vững chắc, công tác huấn luyện chưa có mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chưa sát thực tế chiến đấu và chức năng nhiệm vụ, địa bàn hoạt động của từng đơn vị và địa phương. Trình độ, năng lực lãnh đạo, chỉ huy, tham mưu, kiến thức quản lý nhà nước về QP, kiến thức về KT – XH của đội ngũ cán bộ quân sự địa phương còn nhiều bất cập; công tác phối hợp giữa cơ quan quân sự và công an các cấp có nơi chưa chặt chẽ, thống nhất; hiệu quả hoạt động và khả năng xử lý tình huống phức tạp ở cơ sở của lực lượng công an còn lúng túng, hiện tượng tiêu cực trong quản lý TTATXH, an toàn giao thông của lực lượng công an chưa được khắc phục. “Vai trò làm tham mưu, nòng cốt trong tổ chức thực hiện theo chức năng trong xây dựng và hoạt động KVPT của một số sở, ngành, cơ quan quân sự, công an, địa phương còn hạn chế” [106].
Công tác xây dựng lực lượng DQTV còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất; “đặc biệt ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có địa phương còn chưa thực hiện được” [140, tr.11]. Chất lượng đăng ký, quản lý, huấn luyện lực lượng DBĐV kết quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; số lượng sĩ quan DBĐV có xu hướng giảm, mất cân đối cả về địa bàn và chuyên nghiệp quân sự. Việc quản lý lực lượng, phương tiện, nguồn DBĐV còn thiếu những biện pháp thích hợp; phương tiện kỹ thuật của nền KT quốc dân mới được quản lý trên sổ sách, chưa nắm được biến động về số lượng, chất lượng, chủ sở hữu do đó gặp nhiều khó khăn trong huy động lực lượng phục vụ các nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT. Cá biệt có địa phương chưa hoàn thành chỉ tiêu huy động và huấn luyện lực lượng DQTV và DBĐV, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 28-NQTW của tỉnh ủy Nam Định đánh giá: “Chưa hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao về huy động, huấn luyện lực lượng DQTV,
DBĐV; phương tiện bảo đảm an ninh trật tự, tuần tra trên biển cho các lực lượng tham gia chưa được đầu tư đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ” [133, tr.12].
Việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận quân sự, thế trận an ninh nhân dân trong KVPT ở một số địa phương còn nhiều bất cập; quản lý Nhà nước về QP, AN có nơi còn buông lỏng, nhất là trong quản lý đất và các công trình QP, các địa hình, khu vực có giá trị về QP, QS. Đầu tư ngân sách cho xây dựng các công trình, thế trận trong KVPT còn hạn chế, chưa tương xứng với tốc độ phát triển KT - XH và yêu cầu củng cố QP, AN ở địa phương trong tình hình mới.
Công tác đối ngoại trong xây dựng KVPT chưa được phát huy đúng mức, qua các báo cáo tổng kết xây dựng KVPT giai đoạn 2008-2018 của các tỉnh ủy thì chỉ tỉnh Quảng Ninh có các hoạt động đối ngoại quân sự, tuần tra chung trên đất liền, trên biển… còn lại các tỉnh khác chưa có hoạt động đối ngoại quân sự, an ninh.
3.2. CÁC TỈNH UỶ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
3.2.1. Thực trạng
3.2.1.1. Ưu điểm
* Trong thực hiện các nội dung lãnh đạo
Một là, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã lãnh đạo quán triệt nghiêm túc các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn của Quân uỷ Trung ương về xây dựng KVPT.
Nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong tình hình mới, trong những năm qua, đi đôi với việc quán triệt và tổ chức thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng về phát triển KT- XH, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã lãnh đạo quán triệt đầy đủ, nghiêm túc các quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng về nhiệm vụ