Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 12


bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ QP, QS; chủ trương chiến lược của Đảng về xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành KVPT vững chắc. Đặc biệt từ năm 2008 đến nay, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tốt việc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc gắn với các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về QP, AN, nhất là Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX, khóa XI về Chiến lược BVTQ trong tình mới, Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Luật Dân quân tự vệ, Luật Dự bị động viên, các Nghị định của chính phủ và các hướng dẫn của Quân ủy Trung ương về xây dựng và hoạt động của KVPT. Trong tổ chức quán triệt Nghị quyết 28-NQ/TW riêng tỉnh Thái Bình có 286 đảng bộ cấp xã, 508 đảng bộ, chi bộ cơ sở khối cơ quan, đơn vị sự nghiệp tổ chức hội nghị học tập cho 85.467 đảng viên, đạt tỷ lệ 87,15%, riêng khối tổ chức đảng trong các LLVT đạt 100% [140, tr.2].

Quán triệt tinh thần tích cực, chủ động “giữ nước từ khi nước chưa nguy”, lo giữ nước, chuẩn bị cho công cuộc giữ nước ngay từ thời bình theo Nghị quyết 28-NQ/TW; căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, các tỉnh ủy đã ra nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động xác định nhiệm vụ, kế hoạch xây dựng KVPT từng giai đoạn, từng năm sát đúng với tình hình thực tiễn và có lộ trình, bước đi phù hợp với trình độ phát triển KT - XH, phát huy cao nhất tiềm năng, thế mạnh đồng thời khắc phục được những khó khăn, thách thức của địa phương. Thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW, 9/9 tỉnh ở ĐBSH với 85 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc các tỉnh có nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động, kế hoạch, đề án triển khai thực hiện [106]. Quá trình tổ chức thực hiện đã coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm hay, các điển hình tiên tiến; làm tốt việc sơ kết, rút kinh nghiệm gắn với đẩy mạnh tuyên truyền,


giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho toàn thể đảng bộ, chính quyền, LLVT và nhân dân trong tỉnh về nhiệm vụ xây dựng KVPT và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tin tưởng, đồng thuận của nhân dân, các tiềm lực, lực lượng và thế trận của KVPT ở các tỉnh ĐBSH đã từng bước được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, vững chắc, giữ vững ANCT, TTATXH, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển KT - XH ở địa phương, đồng thời góp phần quan trọng vào xây dựng thế trận phòng thủ chung của các quân khu 1, 2, 3 và cả nước.

Hai là, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã lãnh đạo xây dựng các tiềm lực chính trị, kinh tế, khoa học - công nghệ trong KVPT đạt nhiều kết quả quan trọng

- Trong lãnh đạo xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần

Trước hết, các tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về chính trị, tư tưởng nhằm tạo nên nền tảng chính trị, tinh thần, sự thống nhất ý chí, quyết tâm và hành động của các tổ chức, các lực lượng và toàn thể nhân dân trong KVPT. Nội dung giáo dục đã có sự đầu tư đổi mới và cập nhật kịp thời tình hình thực tiễn của đất nước và từng địa phương, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng; trong đó, chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, con đường đi lên CNXH mà nhân dân ta đã chọn; tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ phát triển KT - XH, xây dựng quê hương gắn với nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT; giáo dục bản sắc văn hóa của dân tộc, truyền thống đấu tranh bất khuất, lao động cần cù, sáng tạo của đảng bộ, nhân dân và LLVT địa phương; âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch… Hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục đã có sự đổi mới theo phương châm hướng mạnh về cơ sở, đặc biệt quan tâm đến cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, đối tượng thanh niên, sinh viên, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng


đồng dân cư, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng có đạo; kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục thông qua tổ chức học tập tập trung và qua các phương tiện thông tin, truyền thông như: Truyền thanh, truyền hình, báo chí, internet, mạng XH…; gắn công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, tư tưởng với đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành; đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chính trị trong tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng nhân dân; huy động và phát huy vai trò các tổ chức, lực lượng, phương tiện sẵn có ở địa phương trong tuyên truyền, giáo dục. Ví dụ, từ năm 2008 đến 2018 tỉnh ủy Hải Dương đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức 58 đợt tuyên truyền, giáo dục; đưa 2.012 tin, bài, chuyên mục về quốc phòng toàn dân trên đài phát thanh và báo Hải Dương [130, tr.4]; tỉnh ủy Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng hơn 472 chuyên mục về QP, AN, 3.610 tin, bài đăng trên các báo, đài Trung ương và địa phương, đầu tư xây dựng 2.310 pano, khẩu hiệu tuyên truyền về hoạt động của LLVT tỉnh [143, tr.6]… Từ đó, đã xây dựng và củng cố niềm tin đối với Đảng, với chế độ; xây dựng ý thức tự giác tinh thần tự lực, tự cường, tin ở tiềm năng, sức mạnh, khả năng của địa phương trong xây dựng KVPT. Xây dựng ý thức sống và hành động theo kỷ cương, pháp luật; xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau không phân biệt lương giáo, dân tộc, tộc họ…không để các thế lực thù địch lợi dụng kích động chia rẽ. Vì vậy, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, những khó khăn, thách thức không nhỏ ở trong nước và từng địa phương, nhưng niềm tin, sự đồng thuận trong mọi tổ chức, mọi lực lượng và các tầng lớp nhân dân ở các tỉnh ĐBSH ngày càng được củng cố và tăng cường, “thế trận lòng dân” trong KVPT được xây dựng ngày càng vững chắc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Lãnh đạo đẩy mạnh công tác giáo dục QP, AN theo đúng quy định, nhất là từ khi có Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh số 30/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện tích cực, toàn diện ở các cấp, các ngành và toàn dân; Hội đồng giáo


Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 12

dục quốc phòng, an ninh được thành lập và hoạt động có hiệu quả; công tác bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ các cấp và các đối tượng được mở rộng và tăng cường. Ngoài việc lựa chọn, gửi đi bồi dưỡng kiến thức QP, AN với đối tượng 1, đối tượng 2 theo phân cấp và chỉ đạo giáo dục kiến thức QP, AN tại các trường đại học, cơ sở đào tạo, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã chỉ đạo tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho các đối tượng còn lại tại địa phương. Nhiệm kỳ 2010 đến 2015 các tỉnh ĐBSH đã tổ chức 152 lớp bồi dưỡng cho cán bộ thuộc đối tượng 3; 761 lớp cho đối tượng 4, 1.293 lớp cho đối tượng 5 [PL7]; nhiệm kỳ 2015-2020 tổ chức 234 lớp bồi dưỡng cho cán bộ thuộc đối tượng 3; 867 lớp cho đối tượng 4, 1.501 lớp cho đối tượng 5 [PL8]; Công tác giáo dục QP, AN cho toàn dân hoạt động có nề nếp, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã được quan tâm xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động; công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, đã kịp thời nâng cao nhận thức, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong KVPT.

Công tác xây dựng đảng được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm và bước đi thích hợp; hệ thống tổ chức đảng và đội ngũ cấp ủy viên các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn; công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên được gắn kết chặt chẽ với công tác cán bộ, công tác tổ chức, công tác chính sách và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII của Đảng. Quan tâm lãnh đạo làm tốt công tác phát triển đảng viên, nhất là trong các tầng lớp công nhân, nông dân, chủ doanh nghiệp, người có đạo. Riêng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2015 bình quân mỗi năm kết nạp được 2.268 đảng viên mới, trong đó có 68 đảng viên là người có đạo [58, tr.13].


Thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Các tỉnh ủy ở ĐBSH đã tập trung lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tham mưu và tổ chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Chú trọng chỉ đạo xây dựng, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị và quy chế phối hợp, hiệp đồng công tác giữa bí thư cấp ủy, chủ tịch Hội đồng nhân nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân, chủ tịch Ủy ban MTTQ và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội cũng như chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quân sự, công an, biên phòng và các sở, ban, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ QP, AN, xây dựng và hoạt động của KVPT. “Các cấp, các ngành, các địa phương đã có nhiều giải pháp xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững và tăng cường vai trò, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng khu vực phòng thủ” [106, tr.3].

Công tác chính sách xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách hậu phương quân đội… được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, nhất là chính sách về việc làm, thu nhập, giáo dục, y tế, giải quyết tồn đọng sau chiến tranh, chăm sóc đối tượng chính sách và người có công với cách mạng… phù hợp với tình hình địa phương và yêu cầu xây dựng KVPT. Những việc làm thiết thực đó đã góp phần củng cố và tăng


cường lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, của cấp ủy và chính quyền địa phương, tạo được sự đồng thuận cao trong XH, “thế trận lòng dân” ngày càng được củng cố vững chắc.

- Trong lãnh đạo xây dựng tiềm lực kinh tế - xã hội

Quán triệt các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng tiềm lực KT - XH trong KVPT, trong những năm qua các tỉnh ủy ở ĐBSH đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT - XH và tăng cường QP, AN trong KVPT. Tập trung lãnh đạo phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh và sức mạnh tổng hợp của địa phương trong phát triển KT – XH gắn với yêu cầu củng cố QP, AN xây dựng KVPT. Các chương trình, dự án của Trung ương và địa phương có liên quan đến QP, AN đã được các tỉnh ĐBSH phối hợp giải quyết một cách tích cực theo hướng ưu tiên phát triển KT - XH đồng thời đáp ứng yêu cầu của QP, AN. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện cơ chế huy động tiềm lực, sức mạnh KT - XH đồng thời làm tốt công tác quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của nền KT quốc dân cho nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT theo đúng các quy định của pháp luật. Các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đã chủ động phối hợp quy hoạch hệ thống đường bộ ven biển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp nhận, khai thác có hiệu quả các dự án KT kết hợp QP của Trung ương và Bộ Quốc phòng xây dựng như Cồn Vành (Tiền Hải, Thái Bình), khu Kinh tế - Quốc phòng Bắc Hải Sơn, Bình Liêu - Quảng Hà - Móng Cái (Quảng Ninh)...

Song song với quá trình lãnh đạo phát triển toàn diện các lĩnh vực công nghiệp, nông, lâm, ngư, nghiệp, dịch vụ, y tế, giáo dục… và chuyển dịch cơ cấu KT ở địa phương, các tỉnh ủy đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, phân công lại lao động, phân bổ lại dân cư gắn với tổ chức xây dựng và điều chỉnh sắp xếp bố trí lực lượng QP, AN và thế trận KVPT. Đặc biệt chú trọng xây dựng các khu KT - QP, các


dự án đưa dân đi phát triển KT ở các địa bàn biên giới, hải đảo, bảo đảm ở đâu có đất, có biển, đảo là ở đó có dân và có lực lượng để bảo vệ cơ sở, bảo vệ địa phương, bảo vệ Tổ quốc. Nhiều địa phương đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ và có chính sách thu hút, động viên khích lệ nhân dân bám biên, bám biển, đảo để xây dựng KT và tham gia bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc như: Xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa dân ra đảo sinh sống ở đảo Trần, huyện Cô Tô, Quảng Ninh… Trên cơ sở những thành tựu trong phát triển KT

- XH, ngân sách các địa phương dành cho thực hiện nhiệm vụ QP, AN ngày càng cao hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng KVPT trong tình hình mới.

- Trong lãnh đạo xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ

Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong thời kỳ mới. Các tỉnh ủy ở ĐBSH đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực của đời sống XH; phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng, dồi dào với hướng đi đúng và cách làm phù hợp, sáng tạo. Việc ứng dụng khoa học công nghệ đã được triển khai thực hiện và thu được những kết quả bước đầu. Trước hết, là việc lãnh đạo, chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng các trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu, hoàn thiện hệ thống văn bản điện tử, các phần mềm quản lý, điều hành… góp phần mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, kích thích đầu tư, phát triển sản xuất đồng thời góp phần vào nâng cao hiệu lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền và công tác chỉ huy, phối hợp hiệp đồng của các tổ chức, các lực lượng trong KVPT. Đến nay có 9/9 tỉnh ở ĐBSH đã triển khai đề án xây dựng chính quyền điện tử, bước đầu tiến hành xây dựng các khu công nghiệp thông minh, giao thông vận tải, trường học thông minh, bệnh viện thông minh…và đi vào hoạt động có hiệu quả. Kết quả thực hiện đề án xây dựng


chính quyền số của tỉnh Quảng Ninh: trang bị công nghệ thông tin hiện đại cho 177/177 bộ phận tiếp nhận, trả kết quả cấp xã; 239 điểm cầu hội nghị trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã; sử dụng hệ thống một cửa điện tử tại 100% các cơ quan đơn vị có thủ tục hành chính [62, tr.8].

Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách và đầu tư kinh phí cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là một số công nghệ “lõi”, công nghệ “lưỡng dụng” như công nghệ vật liệu mới, công nghệ hóa học, sinh học, công nghệ thông tin, tự động hóa… kết hợp với thực hiện XH hóa, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách. Ưu tiên và có chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh như ưu đãi về thuế, phí, hỗ trợ vốn, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm… Chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục, đào tạo, dạy nghề đồng thời chủ động xây dựng cơ chế, chính sách thu hút trọng dụng nhân tài về khoa học công nghệ trong và ngoài tỉnh để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở địa phương.

Ba là, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương và thế trận quân sự của KVPT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện, khả năng của địa phương

Quán triệt đường lối QS, QP của Đảng, hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của LLVT địa phương và yêu cầu xây dựng KVPT, trong những năm qua, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã thường xuyên quan tâm và có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, làm chuyển biến mạnh mẽ chất lượng toàn diện của các LLVT ở địa phương; chỉ đạo thực hiện nghiêm nề nếp, chế độ và tích cực đổi mới nội dung, phương pháp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong các đơn vị bộ đội địa phương nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc và CNXH, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Ở các tỉnh có biên giới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022