Thực Trạng Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ Ở Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng


thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng địa phương thành KVPT vững chắc, các tỉnh ủy lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị về xây dựng KVPT, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi lực lượng đồng thời vận động, thuyết phục tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong quần chúng nhân dân, huy động cao nhất sức người, sức của trong xây dựng và hoạt động của KVPT.

Bốn là, tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng KVPT bằng công tác tổ chức, cán bộ

Lãnh đạo thông qua hệ thống tổ chức đảng, công tác tổ chức cán bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên là nội dung quan trọng trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Bởi vì, trên thực tế, đội ngũ cán bộ chủ trì, chủ chốt của các cơ quan chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, LLVT đều do các đảng viên đảm nhiệm; các đảng viên này lại sinh hoạt và chịu sự quản lý, rèn luyện trực tiếp của các tổ chức đảng được lập trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức tương ứng. Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT thông qua hệ thống tổ chức đảng, công tác tổ chức, cán bộ và đội ngũ đảng viên, nhất là vai trò của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu trong HTCT, các tổ chức đảng, đảng viên hoạt động trong các cơ quan, ngành trực tiếp tham mưu và nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT như quân đội, công an, bộ đội biên phòng. Quan tâm củng cố, kiện toàn, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy của các cơ quan này vững mạnh, trong đó đồng chí bí thư tỉnh ủy trực tiếp tham gia và đảm nhiệm chức vụ bí thư đảng ủy quân sự tỉnh.

Năm là, tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng KVPT bằng việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng triển khai thực hiện các phương án, kế hoạch xây dựng KVPT theo các trạng thái quốc phòng

Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các phương án, kế hoạch theo các trạng thái QP và các tình huống thực tế tại địa phương là phương thức đặc trưng trong hệ thống các phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với nhiệm vụ QP, AN, xây dựng KVPT. Trên cơ sở hệ thống văn bản


của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về xây dựng, hoạt động KVPT, tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền tỉnh, đảng ủy, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, công an tỉnh quán triệt, xây dựng các phương án, kế hoạch xây dựng và hoạt động của KVPT theo các tình huống như: khủng bố, biểu tình bạo loạn, phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn và các trạng thái QP; tổ chức các cuộc diễn tập, luyện tập để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp, hiệp đồng của các cơ quan, ban ngành và kiểm tra, đánh giá kết quả công tác huấn luyện, chỉ huy, sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng trong KVPT.

Sáu là, tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng KVPT thông qua phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Tỉnh ủy lãnh đạo và tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức các phong trào hành động cách mạng nhằm động viên, khuyến khích và phát huy sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp nhân nhân trong tỉnh tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Bảy là, tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng KVPT tỉnh bằng công tác kiểm tra, giám sát

Kiểm tra, giám sát là nội dung quan trọng trong phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy nhất là đối với các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp trong xây dựng và hoạt động KVPT. Thường xuyên kiểm tra, giám sát sẽ kịp thời phát hiện, giải quyết những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện sự lãnh đạo đối với nhiệm vụ xây dựng KVPT.

Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 10


Tiểu kết chương 2

Xây dựng các tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương thành KVPT vững chắc là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Đối với các tỉnh ở ĐBSH, là địa bàn chiến lược, quan trọng án ngữ hướng Vịnh Bắc Bộ, phía Đông Bắc và xung quanh Thủ đô Hà Nội; xây dựng các tỉnh ở ĐBSH thành KVPT vững chắc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thế trận phòng thủ chung của các quân khu 1, 2, 3 và cả nước.

Xây dựng KVPT ở các tỉnh ĐBSH là toàn bộ hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp, LLVT, nhân dân địa phương và các lực lượng có liên quan dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của các tỉnh ủy nhằm xây dựng KVPT vững mạnh về mọi mặt: Chính trị, KT, VH, XH, khoa học công nghệ, QS, AN, đối ngoại… giải quyết hiệu quả các tình huống trong cả thời bình và thời chiến, cùng các quân khu và cả nước bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN

Lãnh đạo xây dựng KVPT của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng là tổng thể các hoạt động của tỉnh ủy từ việc xác định chủ trương, đề ra nghị quyết, chỉ thị về xây dựng KVPT đến việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và công tác kiểm tra, giám sát với những nội dung và phương thức lãnh đạo phù hợp sát với tình hình thực tiễn của địa phương nhằm phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp, tại chỗ của toàn đảng bộ, chính quyền, các LLVT và nhân dân trong tỉnh, xây dựng địa phương thành KVPT vững chắc, có tiềm lực và sức mạnh toàn diện, đủ sức tự bảo vệ địa phương trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và BVTQ trong tình hình mới.


Chương 3

XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ VÀ CÁC TỈNH UỶ

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHU VỰC

PHÒNG THỦ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

3.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.1.1. Ưu điểm

Thứ nhất, về xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần

Với vai trò nền tảng, trực tiếp quyết định hiệu quả xây dựng và sức mạnh tổng hợp của KVPT, trong những năm qua, xây dựng tiềm lực chính trị

- tinh thần của KVPT ở các tỉnh ĐBSH đã có những kết quả khích lệ:

Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, LLVT và nhân dân các tỉnh đã có những chuyển biến tích cực: Quán triệt và nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và BVTQ trong tình hình mới; chủ trương chiến lược của Đảng về xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành KVPT vững chắc, mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng KVPT của địa phương, hiểu rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, những nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, từ đó nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của cấp ủy và chính quyền địa phương, nỗ lực phát triển KT - XH và thực hiện nhiệm vụ QP, AN, xây dựng KVPT. Qua điều tra XH học có 93,33% số người được hỏi tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp đối với nhiệm vụ xây dựng KVPT [PL14]

Công tác giáo dục QP toàn dân, bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đội ngũ cán bộ các cấp được mở rộng và tăng cường, nhiều địa phương như Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam… đã chủ động bồi dưỡng kiến thức QP,


AN cho các chức sắc, chức việc tôn giáo, cán bộ chủ chốt trong các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh ở các địa bàn quan trọng, biên giới, biển, đảo... Số lượng cán bộ, đảng viên và các đối tượng được bồi dưỡng kiến thức QP, AN ngày càng tăng cao. Nhiệm kỳ 2010 - 2015, các tỉnh khu vực ĐBSH đã gửi đi bồi dưỡng đối tượng 1 là 136 đồng chí; đối tượng 2 là 1.269 đồng chí; tổ chức bồi dưỡng cho đối tượng 3 là 7.767; đối tượng 4 là 42.616; đối tượng 5 là 73.701[PL7]; nhiệm kỳ 2015-2020 tăng lên, đối tượng 1 là 142 đồng chí; đối tượng 2 là 1.410 đồng chí; tổ chức bồi dưỡng cho đối tượng 3 là 13.338; đối tượng 4 là 47.685; đối tượng 5 là 85.557[PL8].

Tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước, bám sát và hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Các phong trào thi đua “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” được nhân rộng và đạt những kết quả tích cực; nhiều địa phương có các mô hình, cách làm hay, sáng tạo như các phong trào “Xã, phường, thị trấn văn minh”, “Doanh nghiệp giỏi - Doanh nhân tiêu biểu”; “Cơ quan - Đơn vị văn hóa” ở Quảng Ninh, phong trào “Hỗ trợ vốn sản xuất”, “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi” theo hướng nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa, liên kết, sản xuất sạch ở tỉnh Hưng Yên… gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã thực sự đi vào cuộc sống, lao động và sản xuất, tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần thay đổi diện mạo cho nhiều vùng nông thôn, đem lại nhịp sống mới cho nhiều khu vực đô thị, từng bước đẩy lùi, xóa bỏ các tệ nạn XH, các hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh trong KVPT.

Thực hiện tốt các chính sách XH, chính sách dân tộc, tôn giáo, huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư, phát triển KT - XH, hỗ trợ đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng có nhiều tín đồ


tôn giáo. Các phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, “xóa đói giảm nghèo”, “phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng”, chăm sóc người có công với cách mạng đã trở thành việc làm thường xuyên. Ngoài ra, các địa phương còn chủ động, kịp thời trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân, nhanh chóng phục hồi sản xuất… Những việc làm thiết thực, cụ thể đó đã góp phần củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân với cấp ủy, chính quyền; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, giữ vững sự ổn định về chính trị trong KVPT.

Thứ hai, về xây dựng tiềm lực kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, các tỉnh ĐBSH đã thu được những thành tựu quan trọng; việc gắn phát triển KT - XH với củng cố QP, AN, xây dựng KVPT được thực hiện nghiêm túc trên cơ sở phát triển toàn diện các lĩnh vực công, nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch, dịch vụ, y tế… gắn kết chặt chẽ với xây dựng các tiềm lực, lực lượng và thế trận trong KVPT. Cụ thể là:

Trong xây dựng các kế hoạch, quy hoạch, dự án phát triển KT - XH, nhất là trong quy hoạch phát triển các thành phố, thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp, khu dân cư, các công trình, dự án lớn… đã xem xét chặt chẽ đến các yếu tố QP, AN, trước khi trình các cấp thẩm quyền phê duyệt đều có sự tham mưu của cơ quan quân sự tỉnh và báo cáo, xin ý kiến của quân khu, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo phân cấp. Trong lĩnh vực công nghiệp đã chú trọng phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất gắn với xây dựng thế trận hậu cần, kỹ thuật và yếu tố phòng thủ dân sự; nhiều ngành có tính “lưỡng dụng” như: Luyện kim, hóa chất, lắp máy, đóng tàu… có tốc độ tăng trưởng tốt và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không được quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH vừa đảm bảo cho sự liên kết giữa các thành phần thế trận và sự cơ động, tác chiến của các lực lượng,


phương tiện, vũ khí trang bị trong KVPT. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc, vừa đáp ứng đủ nhu cầu lương thực của địa phương vừa xuất khẩu, đảm bảo dự trữ lương thực, thực phẩm cho KVPT và sẵn sàng cung ứng, chi viện cho các địa phương trong cả nước khi xảy ra các tình huống bất trắc. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm giai đoạn 2015 đến 2019 ở các tỉnh ĐBSH đạt 5.158.700 tấn, chiếm 10,58% sản lượng lương thực cả nước [PL6]; hệ thống bệnh viện, trạm y tế phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng phục vụ, các mô hình quân dân y kết hợp được đẩy mạnh và phát huy tác dụng tốt, đặc biệt là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Mạng lưới thông tin liên lạc có sự phát triển rộng khắp vừa đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH vừa đảm bảo yêu cầu chỉ huy, hiệp đồng tác chiến của các lực lượng trong KVPT.

Thứ ba, về xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ

Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ “lưỡng dụng” đã trở thành phong trào mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống XH từ việc đầu tư, khuyến khích, phát huy năng lực khoa học công nghệ nội sinh đi đôi với tăng cường tiếp thu, làm chủ, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới đã tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền KT như: Nghiên cứu phát triển, ứng dụng các công nghệ vật liệu mới, kỹ thuật điều khiển, tự động hóa, trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học được ứng dụng có hiệu quả tích cực vào các khâu như chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, quảng bá các sản phẩm có thế mạnh của từng địa phương. Nhiều địa phương đã bước đầu hình thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Khu công nghiệp chuyên nông nghiệp khu vực đồng bằng Bắc Bộ tại huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thị xã Đông Triều, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh…


Kết hợp chặt chẽ giữa khoa học công nghệ với giáo dục và đào tạo, giữa nghiên cứu, giảng dạy với sản xuất, kinh doanh. Phát triển quan hệ liên kết, đặt hàng giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu với các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH đồng thời sẵn sàng chuyển sang thực hiện nhiệm vụ QP, AN khi có yêu cầu.

.

.

Thứ tư, về xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh, đối ngoại

Trong những năm qua, trên cơ sở xây dựng “thế trận lòng dân” vững mạnh, lực lượng vũ trang địa phương đã được quan tâm xây dựng vững mạnh toàn diện, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Các đơn vị bộ đội địa phương được xây dựng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tổ chức tinh, gọn theo hướng giảm biên chế trong thời bình, được huấn luyện đúng quy định, sát thực tế chiến đấu, sát với chức năng nhiệm vụ, địa bàn hoạt động của từng đơn vị. Ở các tỉnh có biên giới trên đất liền, trên biển, các đơn vị bộ đội biên phòng được xây dựng vững mạnh, thực sự là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền, giữ gìn ANCT, TTATXH trên địa bàn biên giới, xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương và giúp đỡ nhân dân trên các địa bàn biên giới, biển, đảo khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Ví dụ, giai đoạn 2008-2018, lực lượng Biên phòng tỉnh Nam Định đã phát hiện, xua đuổi 126 lượt, xử lý 02/6 vụ tàu cá Trung Quốc đánh bắt trộm hải sản; xây dựng 35 tổ tự quản AN trật tự khu vực tuyến biển; ký kết với Vùng Cảnh sát biển I về quy chế phối hợp khi có tình huống trên biển [133, tr.11], bộ đội biên phòng tỉnh Thái Bình tổ chức ứng cứu, khắc phục hậu quả, tìm kiếm cứu nạn trên biển 57 vụ (57 phương tiện tàu thuyền với 213 người), tổ chức tuyên truyền vận động kêu gọi phòng chống bão, áp thấp nhiệt đới trên biển 453 lượt/ 5.854 phương tiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022