Nội Dung Của Tình Tiết “Giết Người Để Thực Hiện Hoặc Che Giấu Tội Phạm Khác”

hiện chức năng tổ chức phục vụ các nhu cầu chung của xã hội không vì mục đích lợi nhuận.

- Chủ thể thực thi công vụ là công chức.

- Hoạt động công vụ không chỉ thuần tuý mang tính quyền lực nhà nước, mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà nước thành lập (được nhà nước uỷ quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân. Các hoạt động này đều do công chức, nhân danh nhà nước tiến hành. Nó bao gồm các hoạt động nhân danh quyền lực và các hoạt động của các tổ chức được nhà nước uỷ quyền. Ở các nước trên thế giới, khi đề cập đến công vụ, người ta ít nói đến yếu tố quyền lực nhà nước mà thường chỉ nói tới công chức nhân danh pháp luật hoặc nhân danh nhà nước mà thôi. Bởi lẽ, pháp luật là công cụ chính, chủ yếu do nhà nước ban hành.

- Công vụ được tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của nhà nước và tuân theo pháp luật.

- Hoạt động công vụ mang tính thường xuyên, chuyên nghiệp.

Như vậy, nhìn chung công vụ đều được hiểu là hoạt động của các cá nhân, tổ chức được nhà nước bổ nhiệm hoặc giao quyền hay nói cách khác là hoạt động do công chức thực hiện nhân danh quyền lực nhà nước.

Để xác định như thế nào là người thi hành công vụ phải xét ở hai khía cạnh:

- Về chủ thể: người thi hành công vụ phải là cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội hoặc cũng có thể là một công dân bất kỳ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền huy động, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

- Về phạm vi thực hiện nhiệm vụ: chỉ có thể coi là thi hành công vụ khi công việc mà họ làm là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhằm phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội.

Người thi hành công vụ phải là người thi hành một nhiệm vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Mặc dù khái niệm về người thi hành công vụ không được quy định trong BLHS cũng như các văn bản về xử lý vi phạm hành chính khác tuy nhiên tại một số nghị quyết và các văn bản pháp luật khác đã đưa ra khái niệm và giải thích như thế nào là người thi hành công vụ:

- Khoản 1 Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009 quy định:

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người - 5

Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính... hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính....

Trước đó Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29-11-1986 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm 1985 đã giải thích về người thi hành công vụ như sau:

Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, thực hiện chức năng, nghiệp vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nghiệp vụ (như: tuần tra, canh gác, bảo vệ…) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội [26].

“Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân” là trường hợp giết người xảy ra trước hoặc sau khi họ thi hành công vụ. Thông thường, nạn nhân là người đã thi hành một nhiệm vụ và vì thế làm cho người phạm tội thù oán nên ra tay giết họ. Điển hình là vụ án Phạm Minh Hà phạm tội giết người với tình tiết tăng nặng “vì lý do công vụ của nạn nhân”. Diễn biến vụ án như sau:

Phạm Minh Hà và Trần Quốc Việt là những đối tượng nghiện ngập tại xã Hạ Hồi, huyện Thường Tín. Ngày 4/11/2011, để có tiền thỏa mãn cơn nghiện Hà đã sang nhà Việt tìm gặp và rủ Việt đi ăn trộm chó, cũng đang không có tiền mua heroin để trích, Việt đã lập tức nhận lời. Thực hiện kế hoạch đã bàn bạc với nhau, khoảng 1h30 sáng ngày 5/11/2011 Hà đi chiếc xe máy nhãn hiệu Wave của Trung Quốc tháo biển kiểm soát đến nhà đón Việt, khi đi Hà mang theo một sợi thòng lọng làm từ dây phanh xe máy có chiều dài 4 m, một bao tải dứa. Hà giao nhiệm vụ Việt cầm lái để Hà ngồi sau dùng thòng lọng bắt trộm chó, sau đó chúng trở nhau sang làng Thụy Vân, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín cách đó 2 km để rình mò bắt trộm chó. Đến trước cửa nhà chị Lê Thị Vân chúng phát hiện có con chó đang chạy rông ngoài đường, thấy vậy Hà đã bảo Việt cho xe chạy sát lại và dùng thòng lọng làm từ dây phanh xe máy tròng vào cổ con chó lôi đi rồi cho vào chiếc bao tải mang theo. Đúng lúc đó, chị Lê Thị Vân thấy động mở cửa chạy ra liền tri hô để mọi người vây bắt hai tên trộm chó. Lúc này, anh Đinh Chí Dũng là phó trưởng công an xã và anh Lương Xuân Hạ là công an viên của xã Vạn Điểm trong ca trực đang đi tuần tra tới đầu làng đã phối hợp với quần chúng nhân dân vây bắt hai tên trộm chó. Thấy khó lòng chạy thoát, Việt và Hà đã phải vứt cả xe máy, bơi qua con kênh thủy lợi bỏ chạy thoát thân. Chiếc xe tang vật của Hà đã bị anh Đinh Chí Dũng đưa về công an xã giải quyết. Hôm sau, Phạm Minh Hà đã lân la dò hỏi và biết rằng chiếc xe máy của mình đang bị giữ tại công an xã Vạn Điểm nên nhờ bạn là Nguyễn Văn Điệp, trú tại xã Vạn Điểm đến gặp anh Đinh Chí Dũng – phó công an xã để xin anh Dũng cho Hà lấy lại chiếc xe máy và hứa sẽ biếu anh Dũng 1 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Dũng đã từ chối thẳng thừng. Tức giận vì không lấy được xe, hai ngày sau đối tượng Phạm Minh Hà đã mò đến xã Vạn Điểm để theo dõi thói quen sinh hoạt của anh Dũng nhằm ra tay trả thù. Biết được quy luật hàng ngày vào lúc 19h00 anh

Dũng thường đi bộ sang nhà anh Lương Xuân Hạ cách đó 300 m để xem thời sự nên Hà đã lên kế hoạch trả thù. Hôm sau, sau bữa cơm chiều, đúng 18h00 đối tượng Phạm Minh Hà đã xuống bếp lấy con dao băm bèo dài 25 cm, rộng 15 cm, chuôi gỗ thường để trên nóc chuồng gà nhà mình dắt vào trong người, đi bộ tắt qua đồng đến nhà anh Dũng để thực hiện ý định trả thù. Như thường lệ, đúng 19h00 anh Dũng vừa bước ra khỏi nhà được khoảng 100 m liền bị Phạm Minh Hà nấp trong bụi cây lao ra dùng dao chém 3 nhát vào đầu, cổ khiến anh Đinh Chí Dũng đứt động mạch cổ, mất máu tử vong tại chỗ. Khi dân làng phát hiện ra sự việc thì anh Dũng đã tắt thở còn hung thủ đã kịp tẩu thoát. Cơ quan điều tra tiến hành điều tra đã phát hiện và bắt được hung thủ Phạm Minh Hà. Sau đó đối tượng Phạm Minh Hà đã bị xét xử với tội danh giết người có tình tiết tăng nặng “vì lý do công vụ của nạn nhân” theo điểm d, Khoản 1, Điều 93, BLHS.

Cũng có trường hợp nạn nhân chưa thi hành nhiệm vụ được giao, nhưng người phạm tội cho rằng nếu để nạn nhân sống họ sẽ thực hiện nhiệm vụ gây ra thiệt hại cho mình nên đã giết nạn nhân trước khi họ thi hành nhiệm vụ. Ví dụ: Nguyễn Ngọc Chung là học sinh cá biệt của Trường PTTH Dương Hòa, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Do nhiều lần bỏ học và gây gổ đánh nhau với bạn bè, mặc dù được nhà trường và giáo viên chủ nhiệm nhiều lần răn đe, giáo dục nhưng vẫn chứng nào tật ấy nên nhà trường quyết định kỷ luật bằng hình thức buộc thôi học đối với Nguyễn Ngọc Chung. Để thực hiện hình thức kỷ luật trên, nhà trường đã yêu cầu cô giáo Lê Thị Mai là giáo viên chủ nhiệm lớp ngày hôm sau phải gửi giấy mời bố mẹ Nguyễn Ngọc Chung đến trường làm việc. Do lo sợ cô giáo báo cho bố mẹ biết chuyện mình bị đuổi học, ngay chiều cùng ngày, khi cô giáo chủ nhiệm Lê Thị Mai chưa kịp gửi giấy mời bố mẹ Nguyễn Ngọc Chung đến trường làm việc thì đã bị hung thủ dùng dao sát hại trên đường đi làm về.

Tính nguy hiểm hơn trường hợp phạm tội giết người thông thường của tình tiết này ở chỗ người phạm tội đã giết người để chống lại hoạt động công vụ của nạn nhân. Việc trừng trị trường hợp phạm tội này cao hơn các trường hợp phạm tội thông thường khác nhằm bảo vệ những người thi hành công vụ và trừng trị nặng hơn hành vi chống đối lại các lợi ích của nhà nước.

1.3.2. Nội dung của tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”

“Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” là trường hợp trước hoặc sau khi giết người, người phạm tội lại thực hiện tội phạm khác, không phân biệt đó là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Theo từ điển tiếng Việt thì “thực hiện” được hiểu là bằng hoạt động làm cho trở thành sự thật [30, tr. 940]. Còn từ “che giấu” được hiểu là giữ không để lộ ra cho người khác biết [30, tr. 141].

Để phân biệt tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” với tình tiết "giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng" (điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS) có những tiêu chí sau:

- Về thời gian: đối với tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” thì tội phạm khác ở đây được hiểu là có thể xảy ra trước đó hoặc sau đó một thời gian ngắn, nhưng cũng có thể là thời gian dài. Tuy nhiên, đối với tình tiết "giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng" thì tội phạm khác phải xảy ra liền trước hoặc ngay sau tội phạm giết người, không có khoảng cách về mặt thời gian.

- Về mối quan hệ giữa các tội phạm: đối với tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” thì tội phạm khác phải có liên quan

mật thiết với tội giết người (Ví dụ: Giết người để cướp của, giết người để diệt khẩu...). Còn đối với tình tiết "giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng" thì tội phạm mà người phạm tội thực hiện trước hoặc sau tội giết người không liên quan đến tội giết người.

- Về loại tội phạm: đối với tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” có thể là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng còn đối với tình tiết "giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng" thì chỉ có thể là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy tình tiết “giết người để thực hiện tội phạm khác” được hiểu là người thực hiện hành vi giết người có mục đích là từ hành vi giết người tạo điều kiện cho việc thực hiện một tội phạm khác.

Tình tiết “giết người để che giấu một tội phạm khác” là trường hợp người thực hiện hành vi giết người nhằm mục đích che giấu, không để lộ ra cho người khác biết về hành vi phạm tội của mình như: giết người để diệt khẩu, giết người xóa dấu vết... Đây là trường hợp trước khi giết người, người có hành vi giết người đã thực hiện một tội phạm và để che giấu tội phạm đó nên người phạm tội đã giết người. Thông thường sau khi phạm một tội có nguy cơ bị lộ, người phạm tội cho rằng phải giết người để bịt đầu mối hoặc để xóa dấu vết thì mình mới không bị phát hiện. Người bị giết trong trường hợp này thường là người đã biết hành vi phạm tội hoặc cùng người phạm tội thực hiện tội phạm.

1.3.3. Nội dung của tình tiết “giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân”

Đây là trường hợp giết người nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân để

mua bán, trao đổi, thay thế cho mình, cho người thân hoặc để thỏa mãn lợi ích nào đó. Đây cũng được xem là một trường hợp giết người với động cơ đê hèn, vì vậy nó được coi là tình tiết tăng nặng TNHS. Trường hợp giết người này thực tiễn chưa xảy ra ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới đã có tình trạng giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân nhằm thay thế bộ phận đó cho mình hoặc cho người thân của mình hoặc bán để người khác thay thế bộ phận đó. Vì vậy, BLHS năm 1999 có quy định trường hợp giết người này là tình tiết tăng nặng.

Mục đích của việc giết người trong trường hợp này là để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân. Thực tế hiện nay với công nghệ ghép tạng đã được phát triển mạnh mẽ, nhu cầu ghép tạng là rất lớn. Bên cạnh mục đích nhân đạo, có nhiều trường hợp vì lợi nhuận mà nhiều người đã mua bán nội tạng để bán lại cho người có nhu cầu ghép tạng. Ngoài việc thu mua nội tạng thì có những đối tượng chấp nhận việc giết người để có nguồn cung cấp nội tạng đem bán thu lợi nhuận. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định tình tiết tăng nặng này để xử lý đối với các trường hợp giết người với mục đích lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân. Cũng phải nói rằng, hiện nay chưa có sự thống nhất trong việc nhận thức về tình tiết này. Theo đó, có trường hợp do hung thủ và nạn nhân có sự thù hận rất lớn nên sau khi hung thủ giết chết nạn nhân đã mổ phanh thây lấy nội tạng vứt cho động vật ăn để hả giận thì có phạm tội thuộc tình tiết này không hay chỉ liên quan đến mục đích lấy bộ phận cơ thể người cho các mục đích khác thì mới thuộc trường hợp phạm tội này.

1.3.4. Nội dung của tình tiết “thuê giết người”

Theo từ điển tiếng Việt, “thuê” được hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất là “Mượn người ta làm gì theo một giá thoả thuận” nghĩa thứ hai “Dùng cái gì của người khác mà phải trả theo một giá thoả thuận” [30, tr.945]. Như vậy, tình tiết “thuê giết người” quy định tại điểm m khoản 1 Điều 93 BLHS 1999

được hiểu theo nghĩa thứ nhất. Theo đó, thuê giết người là trường hợp trả cho người khác tiền hoặc lợi ích vất chất để họ giết người mà mình yêu cầu.

Cũng giống như những trường hợp thuê làm một việc, người phạm tội vì không trực tiếp thực hiện hành vi giết người nên đã dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để thuê người khác giết người. Người trực tiếp giết người trong trường hợp này là người giết thuê.

“Thuê giết người” là trường hợp người phạm tội dùng các lợi ích vật chất hoặc tiền để sai khiến một người khác thực hiện hành vi giết người theo yêu cầu của mình. Tính chất nguy hiểm của hành vi thuê giết người thể hiện ở chỗ nó kích thích sự ham muốn vật chất, ham muốn tiền bạc của người khác để họ thực hiện hành vi giết người theo yêu cầu của người thuê. Việc quy định về tình tiết “thuê giết người” bên cạnh tình tiết “giết người thuê” thể hiện quan điểm đấu tranh, trừng trị đối với kẻ thuê giết người là nhằm ngăn chặn tình trạng "đâm thuê, chém mướn" nhất là trong nền kinh tế thị trường, ở nơi này hoặc nơi khác đã xuất hiện những đối tượng, những nhóm người chuyên hoạt động đâm thuê chém mướn thì việc trừng trị thật nghiêm đối với những người này là rất cần thiết.

1.3.5. Nội dung của tình tiết “giết người vì động cơ đê hèn”

Phạm tội vì động cơ đê hèn là một khái niệm trong luật hình sự, nó chính thức được quy định trong BLHS năm 1985. Trong khoa học luật hình sự Việt nam đã có một số quan điểm đưa ra về khái niệm và nội hàm của phạm tội vì động cơ đê hèn như sau:

Theo TS. Uông Chu Lưu:

Phạm tội vì động cơ đê hèn được hiểu là trường hợp người phạm tội vì động cơ mang tính hèn nhát, phản bội, ích kỉ cao, bội bạc. Đây là tình tiết thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh khá tập trung tính chất và mức độ nguy hiểm của người phạm tội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023