Đặc Điểm Của Các Tình Tiết Tăng Nặng Thuộc Mặt Chủ Quan Của Tội Giết Người

hành vi. Mặt chủ quan của tội phạm biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Mỗi yếu tố có ý nghĩa khác nhau trong việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.

- Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó.

- Mục đích phạm tội là kết quả cuối cùng mà người phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nó xác định khuynh hướng ý chí và khuynh hướng hành động của người phạm tội.

- Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.

Các dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội, trong đó dấu hiệu lỗi bắt buộc phải có trong tất cả các CTTP, động cơ và mục đích chỉ có trong một số CTTP cơ bản và có trong một số CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Tức là dấu hiệu bắt buộc để người phạm tội thực hiện hành vi thuộc trường hợp tăng nặng đó gồm lỗi, động cơ và mục đích là: giết người vì lý do công vụ của nạn nhân; giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thuê giết người; giết người vì động cơ đê hèn.

Chúng ta có thể thấy các tình tiết tăng nặng trên đều phản ánh các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan như động cơ giết người, mục đích giết người. Điều này làm cho hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm cao hơn đáng kể so với trường hợp phạm tội thông thường. Chính vì vậy, người phạm tội phạm chịu mức hình phạt cao hơn.

Từ sự phân tích trên có thể rút ra khái niệm về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người như sau:

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người là các tình

tiết thuộc về mặt chủ quan như lỗi, động cơ, mục đích phạm tội mà khi người phạm tội thực hiện hành vi giết người với những yếu tố đó làm cho tội phạm trở nên nguy hiểm đáng kể hơn so với trường hợp giết người thông thường khác”.

1.1.2. Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Từ khái niệm các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người chúng ta có thể rút ra 4 đặc điểm của các tình tiết này như sau:

Thứ nhất, các trường hợp giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan có các đặc điểm như tội giết người nói chung. Tức là có hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS do BLHS quy định (từ đủ 14 tuổi trở lên) thực hiện [21, tr.14]. Như vậy, các trường hợp giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan cũng cần phải có dấu hiệu cố ý gây ra cái chết của người khác một các trái pháp luật. Điều này có nghĩa là lỗi trong trường hợp phạm tội giết người nói chung và giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan nói riêng đều đòi hỏi phải là lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp, có thể là cố ý gián tiếp. Đây chính là dấu hiệu phân biệt giết người với các tội phạm khác như vô ý làm chết người; cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người....

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người - 3

Thứ hai, các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người có đặc điểm chung là khi xuất hiện các tình tiết này trong tội phạm làm cho hành vi phạm tội trở nên nguy hiểm cho xã hội hơn so với các trường hợp phạm tội thông thường. Theo lý luận về luật hình sự đã chỉ ra rằng, các tình tiết tăng nặng nói chung là các tình tiết phản ánh tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với các trường hợp phạm tội khác và người phạm tội thuộc các trường hợp này phải chịu mức TNHS cao hơn so với các trường hợp khác. Theo quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 thì các tình tiết tăng nặng thuộc mặt

chủ quan của tội giết người bao gồm: giết người vì lý do công vụ của nạn nhân, giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác, giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân, thuê giết người, giết người vì động cơ đê hèn có mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Khoản 2 Điều 93 quy định các trường hợp giết người thông thường khác không thuộc khoản 1 Điều 93 thì mức TNHS thấp hơn, chỉ từ 7 năm đến 15 năm. Như vậy, có thể thấy các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người có đặc điểm chung như các tình tiết tăng nặng nói chung trong BLHS. Do đó, khi nghiên cứu về các tình tiết tăng nặng này phải đặt nó trong mối quan hệ và về phương diện lý luận tương tự như các tình tiết tăng nặng khác.

Thứ ba, các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người có liên quan chặt chẽ tới các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm nói chung. Theo lý luận về CTTP, mặt chủ quan của tội phạm bao gồm ba yếu tố lỗi, động cơ, mục đích. Song, trong các yếu tố này thì lỗi là dấu hiệu bắt buộc của CTTP, động cơ và mục đích là dấu hiệu trong một số CTTP.

Các trường hợp giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan chính là trường hợp giết người mà xuất hiện các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan làm cho hành vi phạm tội trở nên nguy hiểm hơn trường hợp khác. Ví dụ như mục đích không chỉ giết người thông thường mà để nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là một trong các trường hợp như vậy. Tình tiết này cho thấy mục đích của người phạm tội là nguy hiểm hơn so với trường hợp khác, việc lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân không những gây bức xúc, đau đớn cho người thân, gia đình nạn nhân mà còn tạo dư luận xấu trong xã hội...

Thứ tư, việc điều tra, truy tố, xét xử đối với các trường hợp giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội phạm là rất khó khăn. Vì đây là các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan – tức mặt bên trong của tội phạm. Thể hiện trong lỗi, động cơ, mục đích là cái bên trong hoặc cái mà người phạm tội

hướng tới, hình dung tới khi thực hiện hành vi phạm tội. Chính vì vậy, việc xác định đúng người phạm tội có hành vi giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan hay không đòi hỏi phải có những kinh nghiệm, kỹ năng nhất định. Đồng thời cần có sự đánh giá tổng hợp các tài liệu chứng cứ khác nhau để đưa ra được kết luận chính xác. Bởi lẽ, tội phạm là thể thống nhất giữa mặt bên trong và mặt bên ngoài. Thông qua các biểu hiện bên ngoài của tội phạm có thể đánh giá được lỗi, động cơ, mục đích (là những yếu tố bên trong). Do đó, để đảm bảo hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử đối với các trường hợp phạm tội giết người có các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan này cần phải thực hiện các công việc đó.

1.1.3. Phân biệt các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan và các tình tiết tăng nặng thuộc mặt khách quan của tội giết người

* Giống nhau

Cả hai tình tiết này đều là các tình tiết thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng của tội giết người.

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan và các tình tiết tăng nặng thuộc mặt khách quan của tội giết người đều là các tình tiết mà khi người phạm tội thực hiện hành vi giết người với những yếu tố đó làm cho tội phạm trở nên nguy hiểm đáng kể hơn so với trường hợp giết người thông thường khác.

* Khác nhau

Nếu các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan thể hiện mức độ nguy hiểm đáng kể hơn so với các trường hợp giết người thông thường khác thì các tình tiết tăng nặng thuộc mặt khách quan của tội giết người là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội thể hiện mức độ nguy hiểm đáng kể hơn so với các trường hợp giết người thông thường khác.

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người bao gồm hành vi giết người; hậu quả làm chết người; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi giết người và hậu quả làm chết người; công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, hoàn cảnh, địa điểm… thực hiện hành vi giết người còn các tình tiết tăng nặng thuộc mặt khách quan của tội giết người bao gồm lỗi; động cơ giết người và mục đích giết người.

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người là tiền đề để xác định các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người; các tình tiết tăng nặng thuộc mặt khách quan của tội giết người phải thông qua các tình tiết tăng nặng thuộc mặt khách quan của tội giết người để chứng minh các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

Nhìn chung, việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người chủ yếu liên quan đến việc nghiên cứu về tội giết người nói chung. Việc nghiên cứu về tội giết người được chia thành 3 giai đoạn như sau.

1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến trước năm 1985

Nghiên cứu những quy định về tội giết người trong các văn bản: Sắc lệnh số 26-SL ngày 25/02/1946 trừng trị tội phá hoại công sản; Sắc lệnh số 27-SL ngày 28/02/1946 trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát; Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội xâm phạm an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nước; Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật; Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1955 tổng kết án lệ về một số tội phạm thông thường, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất: Trong giai đoạn này, không có văn bản nào quy định riêng về tội giết người mà tội giết người chỉ được đề cập trong các văn bản quy

định về một nhóm tội cần tập trung trấn áp để bảo vệ chính quyền, công sản và một số đối tượng đặc biệt nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phản đế, phản phong. Ví dụ: Điều 4 Mục 2 Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội xâm phạm an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nước quy định: “Kẻ nào phạm những tội vây quét, bắt, giết, tra tấn, khủng bố, hà hiếp cán bộ và nhân dân, áp bức, bóc lột, cướp phá nhân dân, bắt phu, bắt lính, thu thuế cho địch, sẽ tuỳ tội nặng nhẹ mà xử phạt như sau: a) Bọn chủ mưu, tổ chức, chỉ huy sẽ bị xử tử hình hoặc chung thân...”; Điều 6 Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật quy định:

Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây: 1) Cấu kết với đế quốc, ngụy quyền, gián điệp thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên... thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân hoặc xử tử hình....

Thứ hai: trong giai đoạn này, hành vi phạm tội giết người được quy định dưới nhiều hình thức khác nhau như: Ám sát, giết hại, cố ý giết người... Ví dụ, Điều 1 Sắc lệnh số 27- SL ngày 28/02/1946 trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát quy định: “Những người phạm tội bắt cóc, tống tiền, ám sát sẽ bị phạt từ 2 năm đến 10 năm tù và có thể bị xử tử”; khoản 1 Điều 6 Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật quy định địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân hoặc xử tử hình: “Cấu kết với đế quốc, ngụy quyền, gián điệp thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên”; điểm 3 của Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1955 quy định: “Cố ý giết người: phạt tù từ 5 năm đến 20 năm, nếu có trường hợp nhẹ thì có thể hạ xuống đến 1 năm, giết người có dự mưu có thể phạt đến tử hình”.

Thứ ba: quy định về tội giết người trong giai đoạn này đã có sự phân hoá TNHS cũng như trong đường lối xử lý người phạm tội giết người và thể hiện rõ nguyên tắc nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, người hoạt động đắc lực, gây hậu quả nghiêm trọng...; khoan hồng đối với những người bị cưỡng bức, lừa gạt... Ví dụ: Điều 4 Mục 2 Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội xâm phạm an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nước quy định:

Kẻ nào phạm những tội vây quét, bắt, giết, tra tấn, khủng bố, hà hiếp cán bộ và nhân dân, áp bức, bóc lột, cướp phá nhân dân, bắt phu, bắt lính, thu thuế cho địch, sẽ tuỳ tội nặng nhẹ mà xử phạt như sau: a) Bọn chủ mưu, tổ chức, chỉ huy sẽ bị xử tử hình hoặc chung thân; b) Bọn hoạt động đắc lực làm hại nhiều người sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở lên; c) Những kẻ phạm các tội trên mà tội trạng tương đối nhẹ, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống; Điều 6 Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật quy định: Những kẻ bị cưỡng bức hay bị lừa gạt mà phạm tội thì tùy tội nặng nhẹ, thái độ hối lỗi của họ mà sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống [40, tr.178].

Thứ tư: đường lối xử lý người phạm tội giết người có một số điểm đáng chú ý như sau: 1. Khung hình phạt của tội giết người đã được mở rộng với nhiều loại là mức hình phạt có tính chất nghiêm khắc khác nhau. Ví dụ: Tại điểm 3 Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1955 quy định: “Cố ý giết người: phạt tù từ 5 năm đến 20 năm, nếu có trường hợp nhẹ thì có thể hạ xuống đến 1 năm, giết người có dự mưu có thể phạt đến tử hình”. 2. Hình phạt bổ sung được quy định và áp dụng đối với người phạm tội giết người nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính và mở thêm khả năng pháp lý cho toà án có thể lựa chọn hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội [40, tr.132]. Ví dụ: Điều 6 Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật quy định:

Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây: 1. Cấu kết với đế quốc, ngụy quyền, gián điệp thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên;... thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân hoặc xử tử hình, phải bồi thường thiệt hại cho nông dân, bị tịch thu một phần hay tất cả tài sản.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Ngày 30/6/1955, Bộ Tư pháp đã có Thông tư số 19-VHH-HS, yêu cầu các toà án không áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến vì “chính sách trừng trị trong chế độ dân chủ nhân dân khác nhau về căn bản với chính sách trừng trị của chế độ trước”.

Để thực hiện đường lối mà Đảng ta đề ra trong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1976, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và TANDTC đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn đường lối xử lý tội giết người như: Chỉ thị số 1025-TATC ngày 15/6/1960 của TANDTC về đường lối xử lý tội giết người vì mê tín; Chỉ thị số 01-NCCS ngày 14/3/1963 của TANDTC về xử lý tội giết trẻ sơ sinh; Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người ban hành kèm theo Công văn số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của TANDTC về thực tiễn xét xử tội giết người; Báo cáo tổng kết công tác toàn ngành năm 1975 của TANDTC; Công văn số 37 và 38-NCPL ngày 16/01/1976 của TANDTC; Sắc luật số 03-SL ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời và Thông tư số 03-SL-BTP-TT ngày 15/4/1976 của Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc luật số 03 nói trên quy định các tội phạm và hình phạt trong đó có tội giết người với nội dung: “Phạm tội cố ý giết người thì bị phạt tù từ 15 năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức hình phạt có thể thấp hơn” [41, tr.23]. Nghiên cứu quy định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023