Nâng Cao Tinh Thần Trách Nhiệm Của Các Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng Trong Việc Chủ Động Ngăn Chặn Tình Trạng Người Phạm Tội Lẩn Trốn, Hạn Chế Đầu

- Ngành Tòa án cần phải có lộ trình từng bước đảm bảo có đủ về số lượng, bảo đảm về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là đội ngũ Thẩm phán. Phải xây dựng được "đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành" [19].

3.3.3. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc chủ động ngăn chặn tình trạng người phạm tội lẩn trốn, hạn chế đầu vào

Việc các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng các quy định của pháp luật chính là thể hiện tinh thần trách nhiệm và là giải pháp tối ưu nhằm hạn chế đầu vào của đối tượng truy nã. Theo đó, tùy từng chức năng, nhiệm vụ mà mỗi cơ quan cần làm tốt các việc sau:

- Tăng cường trách nhiệm của CQĐT và Điều tra viên khi thụ lý điều tra các vụ án trên cả lĩnh vực ngăn chặn tội phạm lẩn trốn cũng như áp dụng các biện pháp truy bắt nhằm đảm bảo thời hạn và kết quả điều tra. Khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm truy bắt đối tượng giữa các lực lượng cũng như tình trạng ra QĐTN để khép kín hồ sơ như hiện nay.

- Để việc truy nã vừa đảm bảo được mục đích của nó là truy bắt người bị truy nã đồng thời đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của họ thì CQĐT cần làm hết trách nhiệm của mình trước khi ra QĐTN. Theo đó, trước khi tiến hành bắt, CQĐT phải kiểm tra lại các thủ tục cần thiết như Quyết định (lệnh) truy nã và những thông tin pháp lý về đối tượng; ngay từ đầu phải chống tư tưởng ngại thu thập, xác minh thông tin, tài liệu về đối tượng, trong trường hợp thiếu thông tin, thiếu căn cứ phải bổ sung điều chỉnh ngay có như vậy mới tránh xảy ra trường hợp bắt nhầm, bắt oan, sai hay những phức tạp khác có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu quá cầu toàn trong việc thu thập, xác minh thông tin của người bị truy nã lại làm cho công tác truy nã thiếu kịp thời, đối tượng lợi dụng để lẩn trốn xa, gây khó khăn cho công tác truy bắt.

- Các cơ quan tiến hành tố tụng cần nâng cao hiệu quả các biện pháp điều tra tố tụng, phối kết hợp với các cơ quan chức năng như chính quyền địa phương, gia đình, cơ quan nơi làm việc của đối tượng... giám sát chặt chẽ các đối tượng được tại ngoại, tạm hoãn thi hành án để hạn chế số đối tượng bỏ trốn phải ra QĐTN.

- Khi bắt giữ người bị truy nã cần kết hợp, cùng kiểm tra nhiều thông tin như đặc điểm nhận dạng, thái độ, địa điểm xuất hiện... của đối tượng nghi vấn. Có như vậy mới nhanh chóng loại trừ những sự trùng hợp ngẫu nhiên, khẳng định đối tượng để có quyết định chính xác. Với những trường hợp nghi ngờ nhưng chưa thể xác định ngay có phải là đối tượng truy nã hay không thì chưa được bắt nhưng cần có biện pháp giám sát, theo dõi chặt chẽ, tìm mọi cách thông báo với cơ quan, đơn vị có trách nhiệm để xác định thật chính xác, nếu đúng đối tượng truy nã thị phải kịp thời bắt giữ.

Sau khi bắt giữ người đang bị truy nã hoặc tiếp nhận người bị bắt, cơ quan Công an hoặc cơ quan khác phải áp dụng các biện pháp kiểm tra, xác minh ngay như đối chiếu, xác định lại người bị bắt với QĐTN, lấy lời khai, kiểm tra người, báo cáo cơ quan đã ra QĐTN... Khi đã xác định chính xác người bị bắt là đối tượng đang bị truy nã mới áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết theo luật định như khám xét, giam giữ, dẫn giải...

- Tập trung chỉ đạo áp dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động truy nã tội phạm, không để đối tượng có điều kiện bỏ trốn phải ra QĐTN nhằm hạn chế thấp nhất "đầu vào" đối tượng truy nã. Công an các cấp phải phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp áp dụng các BPNC phù hợp, không để đối tượng lợi dụng sơ hở để bỏ trốn.

- Kết hợp chặt chẽ giữa công tác điều tra với hoạt động truy nã tội phạm, làm cho các bước, các khâu và cả quá trình điều tra và truy nã tội phạm gắn liền nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển chủ động ngăn chặn tội phạm lẩn trốn sau khi gây án là một giải pháp quan trọng trong hoạt động truy nã tội phạm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

và điều tra tội phạm là giải pháp có tính chiến lược, thể hiện tinh thần chủ động cao bởi vì nó giải quyết căn bản hạn chế đầu vào của đối tượng truy nã.

- CQĐT các cấp cần quản lý được toàn bộ các khâu ra QĐTN, đình nã. Làm tốt công tác theo dõi, kiểm tra, sơ kết tổng kết hoạt động truy nã đúng Luật TTHS. Đáp ứng các yêu cầu về pháp lý, nghiệp vụ và trong mối quan hệ giữa CQĐT, Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân, hạn chế tình trạng chia cắt, tách rời các lực lượng, các khâu, các bước của hoạt động truy nã, hạn chế những lãng phí, bảo đảm yếu tố nhanh chóng, kịp thời trong hoạt động truy nã.

Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 16

- CQĐT các cấp thường làm tốt công tác phòng ngừa, nâng cao chất lượng cũng như kết quả điều tra khám phá án, hạn chế đối tượng bỏ trốn phải ra QĐTN, hàng năm phải đề ra chỉ tiêu phấn đấu giảm đối tượng truy nã; chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp tiến hành rà soát, thanh loại các đối tượng ra khỏi diện truy nã theo Nghị quyết 33/2009/NQ/QH12 ngày 19/6/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS và các căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

- Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người phạm tội bỏ trốn đó là sự lơ là trong công tác quản lý, giám sát nhất là đối với những người đang thi hành hình phạt tù. Chính vì vậy cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, quản lý tạm giam, tạm giữ, cải tạo phạm nhân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất đối tượng tạm giam, tạm giữ, phạm nhân bỏ trốn.

- Tổ chức tốt công tác điều tra tại hiện trường, bắt giữ kịp thời tội phạm, không để chúng có điều kiện chạy trốn. CQĐT khi nhận được tin báo có tội phạm xảy ra hoặc có đối tượng trốn cải tạo, trại tạm giam, nhà tạm giữ... cần nhanh chóng triển khai lực lượng đến hiện trường. Việc khám nghiệm hiện trường cần kết hợp với việc triển khai đồng thời các biện pháp truy bắt cấp bách

thủ phạm. Trong trường hợp phát hiện thu thập những thông tin, tài liệu cho phép nhận định đối tượng phạm tội chưa kịp tẩu thoát xa hoặc khi hướng chạy trốn của tội phạm đã rõ nét... các lực lượng ở hiện trường cần tổ chức và phối hợp các lực lượng tại chỗ của quần chúng để truy bắt cấp bách tội phạm theo dấu vết nóng.

3.3.4. Xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã

Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trước công dân là giải pháp quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân. Nhà nước không chỉ có trách nhiệm trong việc ban hành pháp luật và duy trì để pháp luật về quyền tự do dân chủ của công dân được thực hiện trên thực tế mà còn xử lý các vi phạm pháp luật bằng các chế độ trách nhiệm khác nhau. Vì vậy, việc hoàn thiện chế độ trách nhiệm của người tiến hành tố tụng cũng là giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân trong xét xử vụ án hình sự nói chung, trong áp dụng BPNC bắt người bị truy nã nói riêng.

- Trước hết cần hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân trong hoạt động tư pháp. Theo đó, nên bổ sung vào Chương XXII BLHS một điều luật quy định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động tư pháp; bởi vì trong BLHS mới chỉ có tội thiếu trách nhiệm đề người bị giam, giữ trốn (Điều 301); còn nếu áp dụng Điều 285 BLHS để xử lý các hành vi thiếu trách nhiệm đó thì không hợp lý.

- Hoàn thiện chế độ kỷ luật đối với hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân trong TTHS. Những hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy tính chất, mức độ phải được xử lý một cách hợp lý; phải được đánh giá để bãi miễn hoặc không tái bổ nhiệm các chức danh chuyên môn. Đặc biệt là những người không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu ngày

càng cao của hoạt động tư pháp, đã có những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do dân chủ của công dân thì không nên tiếp tục giao thực hiện các nhiệm vụ tố tụng.

- Nâng cao trách nhiệm của người tiến hành tố tụng nếu họ có những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ với các hình thức như trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.

Theo báo cáo tổng kết của TANDTC qua các năm từ (2006-2010) cho thấy thực tiễn số vụ án và bị cáo bị đưa ra xét xử về tội Thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn không nhiều (trong tổng số 368.761 vụ án và 634.874 bị cáo đưa ra xét xử, thì chỉ có 6 vụ án (chiếm tỷ lệ 0,002%) và 8 bị cáo (chiếm tỷ lệ 0,001%) được đưa ra xét xử về tội do lỗi vô ý trong Chương XXII BLHS. Số lượng các vụ án này tăng, giảm không đều. Năm có số vụ án đưa ra xét xử cao nhất là năm 2005 và năm 2008 với 2 vụ. Năm 2006 và năm 2010 không phải xét xử vụ nào thuộc chương này bị đưa ra xét xử theo Điều 301 BLHS năm 1999.

3.3.5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp, trao đổi giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các cơ quan, tổ chức hữu quan

Trong những năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn có sự phối hợp với nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nhất là đối với các vụ án trọng điểm, đặc biệt nghiêm trọng đã phát huy tốt tác dụng của công tác điều tra, truy tố, xét xử góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy vậy nhiều vụ án chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Để việc áp dụng BPNC có hiệu quả cần có sự phối kết hợp, trao đổi của các cơ quan tiến hành tố tụng thể hiện:

- Thực hiện tốt mối quan hệ giữa CQĐT với Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân; giữa Điều tra viên với trinh sát; giữa cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân - là những cơ quan tiếp nhận đối tượng truy nã; giữa cơ quan, tổ chức nơi làm việc trước đây của đối tượng truy nã với cơ quan chức năng... do người bắt được bàn giao nhằm đẩy nhanh tiến độ điều tra, giải quyết những vụ án đang thụ lý, thống nhất quan điểm về áp dụng

hoặc thay đổi BPNC, khẩn trương đưa ra truy tố, xét xử và thi hành án, nâng cao tỷ lệ điều tra khám phá án, bắt triệt để đối tượng phạm tội, hạn chế đầu vào của đối tượng truy nã.

- Chỉ đạo, quán triệt các Thẩm phán trong đơn vị sau khi kết thúc việc xét xử vụ án hình sự phải khẩn trương hoàn thiện bản án, quyết định để tiến hành giao bản án. Đối với các trường hợp xét xử sơ thẩm, việc giao bản án hình sự sơ thẩm phải được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 229 BLTTHS và hướng dẫn tại tiểu mục 5 mục IV Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba Xét xử sơ thẩm của BLTTHS năm 2003 để trên cơ sở đó có căn cứ xác định ngày có hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm và ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác thi hành án theo quy định tại Điều 255 và 256 BLTTHS. Đối với các trường hợp xét xử phúc thẩm thì trong thời hạn quy định tại Điều 254 của BLTTHS, bản án, quyết định phúc thẩm phải được gửi cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm để ra quyết định thi hành án hoặc quyết định ủy thác thi hành án theo quy định tại Điều 256 BLTTHS.

- Chỉ đạo tiến hành ngay việc rà soát, thống kê các trường hợp cụ thể những người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án chưa ra quyết định thi hành án để ra ngay quyết định thi hành án đối với họ. Cần lưu ý là đối với trường hợp trong một vụ án hình sự có nhiều bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án mà trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị chỉ có một hoặc một số bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị thì phần của bản án hình sự sơ thẩm đối với những bị cáo không kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật được thi hành. Tòa án cần căn cứ vào các quy định tại Điều 240 và điểm a khoản 1 Điều 255 BLTTHS để ra quyết định thi hành án đối với những người bị kết án đó.

- Rà soát, thống kê cụ thể các trường hợp người bị kết án phạt tù được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt nhưng đã hết thời hạn được

hoãn hoặc được tạm đình chỉ. Đối với trường hợp người bị kết án có đủ các điều kiện quy định tại Điều 61 và 62 của BLHS và xét thấy cần tiếp tục cho họ được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì Tòa án phải ra quyết định tiếp về việc hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt đối với người bị kết án. Đối với trường hợp người bị kết án không có các điều kiện để được xem xét cho tiếp tục hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì Tòa án phải ra quyết định thi hành án đối với họ theo đúng quy định tại Điều 261, 262 của BLTTHS. CQĐT phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp áp dụng các BPNC chặt chẽ, đúng đối tượng, hạn chế đến mức thấp nhất đối tượng lợi dụng được tại ngoại để bỏ trốn.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an cùng cấp tiến hành rà soát các trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại, đã có quyết định thi hành án nhưng đã bỏ trốn để yêu cầu cơ quan Công an ra Quyết định (lệnh) truy nã bắt họ đi chấp hành hình phạt tù. Đối với những trường hợp bị cáo bỏ trốn trước khi xét xử, cơ quan Công an đã ra Quyết định (lệnh) truy nã nhưng không có kết quả và Tòa án đã xét xử vắng mặt bị cáo theo đúng quy định của BLTTHS thì bản án có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải ra quyết định thi hành án đồng thời yêu cầu cơ quan Công an tiếp tục thực hiện Quyết định (lệnh) truy nã đối với họ và thông báo kết quả cho Tòa án biết để theo dõi việc thi hành án [38]. Phải theo dõi, nắm vững số bị can, bị cáo và người bị kết án bỏ trốn trong từng giai đoạn tố tụng để kịp thời yêu cầu cơ quan Công an ra Lệnh truy nã, không để xảy ra tình trạng bị can, bị cáo, người bị kết án bỏ trốn mà không có lệnh truy nã [49].

- Trong quá trình điều tra, Điều tra viên cần phải xây dựng kế hoạch, chiến thuật điều tra khi tiến hành điều tra các vụ án để vừa bắt triệt để các đối tượng phạm tội vừa không để các đối tượng trốn, nâng cao tỷ lệ điều tra khám phá án và ra QĐTN phải theo đúng quy định của BLTTHS. Giữa Điều tra viên và trinh sát phải phối hợp chặt chẽ trong quá trình điều tra không để đối tượng có cơ hội trốn hoặc khi đối tượng bỏ trốn thì phải tổ chức truy bắt ngay.

Mặt khác phải phối hợp và thống nhất với Viện kiểm sát về các thủ tục truy tố như chưa cần tống đạt quyết định khởi tố mà chuyển hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam trước khi tống đạt các quyết định đối với những đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm như vậy mới hạn chế đầu vào đối tượng truy nã.

- Lực lượng Công an các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp trong quá trình thực hiện công tác truy nã, đồng thời hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và công dân tham gia phát hiện, tố giác, bắt giữ và vận động đối tượng truy nã ra đầu thú, góp phần đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự tại các cơ quan, xí nghiệp và địa bàn dân cư.

- CQĐT phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật TTHS về truy nã bị can, bị cáo. Như không thể quá thời hạn luật định, thông tin trong QĐTN phải đầy đủ, phải dán ảnh người bị truy nã. Sau thời hạn một tháng mà truy nã không có kết quả phải thông báo ngay cho Tòa án để Tòa án biết và xét xử vắng mặt bị cáo. Mặt khác, Viện kiểm sát và Tòa án cũng phải có sự kiểm tra, đôn đốc thường xuyên để CQĐT làm tốt công tác truy nã bị can, bị cáo đúng pháp luật.

3.3.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bắt người đang bị truy nã

Trong tình hình hiện nay khi mà các đối tượng phạm tội bỏ trốn có vũ khí, hung khí, phương tiện liên lạc hiện đại. Nếu lực lượng chuyên trách tham gia việc bắt người đang bị truy nã không nắm được những động thái cũng như tính chất lưu manh của đối tượng sẽ khó khăn rất nhiều trong quá trình truy bắt. Chính vì vậy, cần đầu tư, trang bị cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bắt người truy nã theo hướng:

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí