Những Hạn Chế, Bất Cập Trong Quy Định Và Áp Dụng Quy Định Về Các Tình Tiết Tăng Nặng Thuộc Mặt Chủ Quan Của Tội Giết Người

nhau ở bàn ghế đá trước nhà, còn em dâu là Hồ Ngọc Thanh Tuyền đang quét dọn bên ngoài nên Tâm đi thẳng xuống bếp, lấy lọ thuốc nước tím trong túi quần ra, đổ gần hết số thuốc tím trong lọ vào nồi canh gà và lấy muỗng quấy đều nồi canh rồi Tâm đi ra sau nhà rửa tay và đi về nhà mình. Sau khi Tâm về, do Tuyền nghi ngờ Tâm đã bỏ thuốc độc vào thức ăn nên kiểm tra thì thấy trong nồi canh gà có chất lạ màu tím nên nói cho ông Nhã biết và ông Nhã mở máy Camera gắn trên tường trong nhà bếp lên để xem và thấy quay được cảnh Tâm đang thực hiện hành vi bỏ thuốc tím vào nồi canh gà nên ông Nhã đã điện thoại báo cho Công an xã An Linh và Công an huyện Phú Giáo để xử lý.

Ngày 25/9/2011, Nguyễn Thanh Linh Tâm ra đầu thú tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Giáo để khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội giết người của Tâm.

Căn cứ Kết luận giám định số 931/GĐ-PC54 ngày 28/9/2011 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bình Dương kết luận: Canh gà trong 01 (Một) nồi nhôm (Dạng nồi lẩu), dung dịch màu tím và hạt cặn trong 02 (Hai) lon bia “333” bằng kim loại bị cắt mất khoảng 1/3 lon và dung dịch màu tím có ít cặn trong 01 (Một) lọ nhựa vặn nắp, gửi đến giám định đều có thành phần chất Carbofuran. Carbofuran là chất độc đối với người và gia súc, thuộc nhóm độc I, mức độc hại dựa theo chỉ số LD50 qua đường ruột của chuột là 11mg/kg thể trọng. Như vậy có thể kết luận, vì động cơ đê hèn với mục đích để Tâm có thể kết hôn với người khác và được thừa hưởng tài sản của gia đình ông Nhã, Tâm đã thực hiện hành vi bỏ thuốc độc vào nồi cơm, canh của gia đình ông Nhã. Động cơ thực hiện hành vi giết người của Tâm là động cơ đê hèn.

2.2. Những hạn chế, bất cập trong quy định và áp dụng quy định về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

2.2.1. Những hạn chế, bất cập trong quy định về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

Thứ nhất, về tình tiết “giết người vì lý do công vụ của nạn nhân”

Khái niệm người thi hành công vụ hiện nay đang được hiểu với nhiều

quan điểm chưa thống nhất. Quan điểm thứ nhất cho rằng, người thi hành công vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Cơ sở pháp lý của quan điểm này chính là quy định tại Điều 277 BLHS năm 1999. Quan điểm thứ hai lại cho rằng, người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội. Cơ sở pháp lý của quan điểm này chính là Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29-11-1986 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC [23, tr.461]. Vì còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau cho nên việc áp dụng không thống nhất tình tiết định khung tăng nặng “giết người vì lý do công vụ của nạn nhân” là điều khó tránh khỏi. Theo Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, có hiệu lực từ ngày 01/02/2014 thì:

Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Tuy nhiên, ít nhất nếu so sánh khái niệm này với phạm vi được coi là người thi hành công vụ được quy định trong Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước đã thấy có sự khác nhau, bởi theo luật này:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc

người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người - 8

Điểm có thể thấy rõ nhất khi so sánh hai khái niệm của hai văn bản này đó là Nghị định 208/2013/NĐ-CP đã đưa “viên chức” vào nhóm người thi hành công vụ. Đã có nhiều tranh cãi thế nào là thi hành công vụ, người thi hành công vụ và chống người thi hành công vụ, nhưng chắc chắn rằng việc bác sĩ bị tấn công khi đang khám chữa bệnh trong một số vụ gần đây chưa có đối tượng nào bị khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ ở đây cả. Nếu theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước, rõ ràng công việc khám chữa bệnh của bác sĩ không phải là công vụ, bởi bác sĩ không phải là công chức, không làm chức năng quản lý nhà nước (trừ bác sĩ là lãnh đạo bệnh viện được coi là công chức), hay phóng viên báo chí bị tấn công thì cũng không thuộc trường hợp chống người thi hành công vụ. Như vậy, nếu xét theo Nghị định 208/2013/NĐ-CP thì hành vi chống người thi hành công vụ có sự mâu thuẫn so với quy định tại các văn bản pháp luật trong đó có BLHS.

Bên cạnh đó, tuy đã được quy định ngay từ BLHS năm 1985 nhưng cho đến nay vẫn chỉ có duy nhất Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC quy định về tình tiết này. Tuy nhiên, do văn bản này được ban hành đã lâu nên không theo kịp xu thế phát triển của xã hội và theo chúng tôi còn thiếu chặt chẽ. Do đó, cho đến nay, khi giải quyết trường hợp giết người này vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm.

Chính vì vậy việc ban hành một văn bản mới, giải thích cụ thể, chi tiết về tình tiết “giết người vì lý do công vụ của nạn nhân” là một đòi hỏi khách quan của xã hội.

Thứ hai, về tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”. Tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” là tình

tiết được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 93 BLHS và tình tiết “giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 93 chưa có sự phân biệt rạch ròi. Căn cứ theo điều luật thể hiện thì “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” với mục đích của người phạm tội là thực hiện hành vi giết người để thực hiện một tội phạm khác, hoặc che giấu tội phạm khác (giết người bịt đầu mối). Như vậy, đối với tình tiết này mục đích của tội phạm phải được đặt ra để áp dụng. Tuy nhiên nếu không có hướng dẫn cụ thể để phân biệt tình tiết này với tình tiết “giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” thì rất khó có thể xác định được, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng. Bởi lẽ, “giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” về cơ bản cũng giống tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”. Hai tình tiết này chỉ phân biệt ở mục đích thực hiện hành vi mà thôi. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể, thống nhất nên nhiều cơ quan tiến hành tố tụng còn lúng túng khi áp dụng vấn đề này trong xử lý tội giết người.

Ngoài ra, phân biệt thế nào là tình tiết “giết người để thực hiện tội phạm khác” và tình tiết “giết người để che giấu tội phạm khác” cũng là một nhiệm vụ cấp thiết cần sớm được nghiên cứu làm sáng tỏ.

Thứ ba, về tình tiết “giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” mặc dù thực tế tại Việt Nam trong thời gian qua chưa có vụ án nào xảy ra. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là không có những bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật về tình tiết tăng nặng này. Việc xây dựng khái niệm, đặc điểm tình tiết “giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” để có sự áp dụng thống nhất trong thực tế điều tra, truy tố, xét xử, tránh bỏ lọt người, lọt tội hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tiêu cực là đòi hỏi khách quan. Mặc dù vậy, cho đến nay đòi hỏi này chưa được đáp ứng một cách thỏa đáng. Tình

tiết tăng nặng “giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” còn chưa có sự thống nhất trong quy định. Ví dụ: ở một số trường hợp hung thủ và nạn nhân có sự hận thù rất lớn nên sau khi hung thủ giết chết nạn nhân đã mổ phanh thây lấy nội tạng cho động vật ăn để hả giận thì có phạm tội này không hay chỉ mục đích lấy bộ phận cơ thể người khác cho các mục đích khác thì mới thuộc trường hợp phạm tội này. Bởi có quan điểm cho rằng, giết người sau đó chặt xác, mổ lấy nội tạng vứt đi, cho động vật ăn thuộc về tình tiết “thực hiện tội phạm một cách man rợ” được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 93 BLHS.

Ngoài ra, phân biệt tình tiết “giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” với một số tình tiết khác như “xâm phạm thi thể” hoặc giết người với tình tiết “thực hiện tội phạm một cách man rợ” cũng là một đòi hỏi khách quan cần sớm được giải quyết.

Thứ tư, tình tiết tăng nặng “thuê giết người” cũng có những bất cập nhất định. Đầu tiên là vấn đề việc thuê giết người chưa có hướng dẫn cụ thể xem việc trao đổi các lợi ích tinh thần mà bên thuê giết người trả cho bên giết người thuê để thực hiện hành vi giết người thì có thuộc trường hợp này không. Ví dụ giết người khác để được bạn gái yêu hơn, cho quan hệ tình dục, giết người theo chỉ đạo của lãnh đạo để được thăng tiến... Hai là trường hợp giết người vì cả nể hoặc bị ép buộc mà không có bất kỳ lợi ích vật chất gì thì có thuộc trường hợp này hay không. Đây là điểm còn khó khăn khi áp dụng trên thực tế đối với tình tiết này. Bởi lẽ các trường hợp dùng tiền hoặc các lợi ích vật chất để thuê người khác thực hiện hành vi giết người thì đã tương đối rõ ràng nhưng đối với các trường hợp nêu trên thì lại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể gây khó khăn, không thống nhất khi áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

Thứ năm, tình tiết tăng nặng “giết người vì động cơ đê hèn” cũng có những bất cập ở chỗ động cơ đê hèn chưa được quy định thống nhất. Mặc dù trước kia đã có hướng dẫn về tình tiết giết người vì động cơ đê hèn trong Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án

nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS thì:

Giết người vì động cơ đê hèn (điểm a) như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…).

Tuy nhiên, trên thực tế hướng dẫn này còn rất sơ sài, thêm vào đó lại ban hành từ năm 1986 nên chưa có sự thay đổi kịp thời theo những diễn biến mới của cuộc sống. Do đó, trên thực tế hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau về một số vụ án giết người xảy ra có liên quan đến tình tiết này.

2.2.2. Những hạn chế, bất cập trong áp dụng quy định về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội giết người, đặc biệt là liên quan đến các tình tiết tăng nặng thuộc về mặt chủ quan của tội giết người thì còn có nhiều vấn đề tồn tại vướng mắc trong thực trạng điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm này còn cần được hoàn thiện. Những hạn chế vướng mắc đó như sau.

Thứ nhất, chưa kiểm soát được tình hình tội phạm giết người nói chung và giết người có các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan nói riêng. Trung bình mỗi năm vẫn để xảy ra khoảng 1.300 vụ giết người, gây mất trật tự, an toàn xã hội. So với các nước trên thế giới và trong khu vực thì tình hình tội phạm giết người ở Việt Nam tuy chỉ ở mức trung bình, nhưng tính chất lại rất phức tạp và có xu hướng gia tăng [61, tr.17-18]. Một điều rất đáng lo ngại khác là trước đây, bạo lực gia đình xảy ra rất ít, chỉ khoảng 5-7% và phần lớn là vợ chồng giết hại lẫn nhau. Các hiện tượng con cái giết bố mẹ, bố mẹ giết con, anh em ruột giết hại lẫn nhau hầu như không có. Tuy nhiên, trong những

năm trở lại đây, bạo lực gia đình đã trở thành một hiện tượng đáng lo ngại. Khi mà những suy thoái đạo đức đã len lỏi đến tận nhiều gia đình gây ra những vụ án đẫm máu thì quan hệ vợ chồng cũng không thoát khỏi những ảnh hưởng xấu này. Loại án vợ chồng giết hại lẫn nhau – điển hình cho loại tội phạm “giết người vì động cơ đê hèn” cũng chiếm tới 1/3 số vụ bạo lực gia đình xảy ra hiện nay.

Thứ hai, so với án giết người nói chung, tỉ lệ khám phá án giết người có các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan trong những năm gần đây đã cao hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Theo Thống kê của Phòng Cảnh sát điều tra Công an các tỉnh, thành phố trong cả nước, trung bình mỗi năm có khoảng 85% số vụ giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan được khám phá. Tuy vậy, cũng cần phải lưu ý là chỉ có 82% trường hợp Cơ quan điều tra đã xác định ngay được thủ phạm, còn 18% là chưa rõ thủ phạm. Trong số này chỉ có 50% là được điều tra làm rõ, số còn lại phải đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra [27, tr. 10-11]. Không ít vụ án thời gian tiến hành tố tụng bị kéo dài đã ảnh hưởng đến mục đích phòng ngừa riêng, phòng ngừa chung của hình phạt và gây ra tâm lý không tốt trong quần chúng nhân dân.

Thứ ba, công tác kiểm sát trong giai đoạn khởi tố còn bộc lộ một số khuyết điểm như để xảy ra tình trạng lọt tội đối với một số vụ án giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan khi không bị bắt quả tang; tỉ lệ khám phá án chưa cao, chưa bảo đảm 100% các vụ án giết người có các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan được kiểm sát điều tra ngay từ đầu; án mạng không quả tang mỗi năm bị bỏ lọt không khởi tố là khá lớn, chiếm khoảng 3,9% tổng số án mạng xảy ra [57, tr. 15-17].

Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

tuy không ngừng được nâng cao nhưng vẫn để xảy ra tình trạng truy tố không đúng người, không đúng tội dẫn đến xét xử oan sai. Công tác kiểm sát điều tra án giết người có các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan trong giai đoạn sau khi kết thúc điều tra cũng còn một số tồn tại như: a) Xác định sai tội danh hoặc chỉ truy tố về tội giết người, bỏ lọt tội cướp hoặc ngược lại khi bị can giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này đã xảy ra ở một số Viện kiểm sát tỉnh như: Yên Bái (vụ Đặng Phương Thanh giết chị Hồng nhằm chiếm đoạt dây chuyền vàng); Thuận Hải (vụ Mang Biểu); Hà Tĩnh (vụ Nguyễn Duy Trung); Thừa Thiên Huế (vụ Phạm Thị Nữ); Hải Hưng (vụ Nguyễn Văn Viện); Đồng Nai (vụ Nguyễn Hữu Hiền); Bà Rịa - Vũng Tàu (vụ Trâng Quốc Thành)... b) Truy tố sai khung hình phạt vì xác định sai một số tình tiết định khung [57, tr.18].

Thứ tư, công tác xét xử, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn không ít trường hợp để quá thời hạn xét xử. Không ít vụ án vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Không ít bản án của Toà án có sai sót mà sai sót chủ yếu và phổ biến là đánh giá không chính xác về chứng cứ, áp dụng không đúng, không thống nhất các tình tiết định khung tăng nặng khiến dư luận không đồng tình. Những sai sót về áp dụng pháp luật tuy đã được TANDTC thường xuyên rút kinh nghiệm trong các báo cáo tổng kết, trong các kết luận giám đốc, kiểm tra nhưng nhìn chung việc sửa chữa còn chậm, thậm chí không ít đơn vị vẫn lặp lại những sai sót đã được rút kinh nghiệm. Tình trạng xét xử oan sai vẫn xảy ra (vụ Nguyễn Sỹ Lý ở Nghệ An, vụ Nguyễn Văn Nhiên ở Hậu Giang và một số vụ án khác) đã làm giảm uy tín của cơ quan Toà án trong nhân dân và đúng như Chủ Tịch nước Trần Đức Lương đã nói: "Chừng nào còn để xảy ra tình trạng xét xử có oan sai nghiêm trọng thì chừng đó chưa thể nói ngành TAND đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó".

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí