Nội Dung Của Các Tình Tiết Tăng Nặng Thuộc Mặt Chủ Quan Của Tội Giết Người Theo Quy Định Của Blhs Năm 1999

về tội giết người trong các văn bản pháp luật này, đặc biệt là Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người ban hành kèm theo Công văn số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của TANDTC về thực tiễn xét xử tội giết người, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây: Thứ nhất, quy định về tội giết người trong giai đoạn này đã kế thừa những thành tựu lập pháp hình sự của giai đoạn trước trong việc phân hoá TNHS cũng như trong đường lối xử lý người phạm tội giết người. Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người chủ yếu như: giết người để che giấu hoặc dễ dàng thực hiện một tội phạm khác, giết người kèm theo hiếp dâm hoặc giết người kèm theo cướp của (những trường hợp cụ thể của phạm tội vì động cơ đê hèn). Các tình tiết này cụ thể như sau:

- Giết người kèm theo một trong những tình tiết tăng nặng đặc biệt sau đây thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình: Giết người có dự mưu; giết người để che giấu hoặc để dễ dàng thực hiện một tội phạm khác; giết người kèm theo hiếp dâm, cướp của hay một tội phạm nghiêm trọng khác; giết người một cách cực kì man rợ; giết nhiều người...

- Giết người kèm theo tình tiết giảm nhẹ đặc biệt sau đây thì bị phạt thấp hơn 15 năm tù: Giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động một cách mạnh mẽ và đột xuất do hành vi sai trái nghiêm trọng của nạn nhân.

- Giết người trong những trường hợp thông thường, không có tình tiết tăng nặng cũng không có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm. Thứ hai, so với giai đoạn trước, quy định về tội giết người trong giai đoạn này đã có sự phát triển đáng kể trong việc phân hoá TNHS cũng như trong đường lối xử lý người phạm tội. Cụ thể là: 1. Nhiều tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ được bổ sung thêm trong giai đoạn này. Nhưng điểm đáng chú ý nhất là lần đầu tiên luật hình sự có sự phân biệt tình tiết tăng nặng chung với tình tiết tăng nặng đặc biệt và tình tiết giảm nhẹ chung với tình tiết giảm nhẹ đặc biệt.

- Những tình tiết tăng nặng đặc biệt được quy định trong tội giết người gồm: “Giết người vì động cơ đê hèn hoặc có tính chất côn đồ; giết phụ nữ mà biết là có mang; giết người bằng thủ đoạn nguy hiểm có thể làm chết nhiều người; giết người được giao nhiệm vụ công tác trong khi hoặc vì nạn nhân thi hành nhiệm vụ; can phạm có nhân thân rất xấu” [41, tr.48].

Riêng về tình tiết phạm tội giết người vì động cơ đê hèn được phân tích và hướng dẫn rất kỹ trong Chỉ thị số 1025/TANDTC ngày 15/6/1960 của TANDTC về đường lối xử lý tội giết người vì mê tín, trong đường lối xét xử tội giết người của TANDTC. Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người ban hành kèm theo Công văn 452/HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử tội giết người, trong phần A những tình tiết tăng nặng đặc biệt có ghi như sau:

Kẻ đã giết người hầu hết đều có tính chất xấu xa và hung bạo ít nhiều. Đối với trường hợp động cơ xấu hoặc tính chất hung bạo không có gì đặc biệt, các Toà án đều đã vận dụng khung hình phạt thông thường, phải đến mức cao như sau mới được coi là động cơ đê hèn. Ví dụ: giết vợ hoặc chồng để được tự do đi lấy vợ hoặc chồng khác, giết người để cướp vợ hoặc chồng của nạn nhân, giết người tình sau khi đi lại có thai để trốn trách trách nhiệm. Giết người vì mục đích vụ lợi như: giết người để khỏi phải trả nợ, để cướp gia tài, để lấy tiền thuê… Giết người có tính chất bội bạc, phản trắc như giết những người thực sự thương yêu mình, lo lắng cho quyền lợi của mình, tin tưởng vào mình, giao phó cho mình… Giết người vì những duyên cớ cá nhân, ích kỷ.

Bản tổng kết còn đưa ra một số ví dụ làm dẫn chứng như sau:

Ví dụ 1: Bản án tử hình đối với T.V.H, N.T.L, N.T.C… là những tên đã giết vợ hoặc giết chồng để lấy tình nhân. Án tử hình đối với tên N.T.Q đã giết bố đẻ mặc dù bố rất yêu thương y.

Ví dụ 2: Có những trường hợp giết người chưa đạt nhưng đã bị phạt 17,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

18 năm tù một cách thích đáng. Như tên T.V.T có người bạn là ông P.C, người đồng hương. Ông C rất thương T, cho T vay tiền mua xe đạp và thường xuyên khuyên răn T. Một hôm T nảy ra ý định giết ông C để trốn nợ, y đã rủ ông T ra một quãng đường vắng rồi bất thình lình rút dao ra đâm ông C những nhát chí mạng, may mắn cho ông C là có người dân đi qua và cứu ông thoát chết. T bị phạt 17 năm tù.

Sắc luật số 03/SL ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời, và Thông tư số 03/SL-BTP-TT ngày 15/4/1976 của Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc luật số 03.

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người - 4

Thông qua tổng kết công tác hàng năm và tổng kết chuyên đề về các nhóm tội, TANDTC đã hướng dẫn đường lối xử lý tội giết người cho Toà án các cấp trong cả nước. Cụ thể là:

- Trong Lời tổng kết Hội nghị công tác ngành toà án năm 1976, TANDTC đã hướng dẫn những trường hợp: giết người mà nạn nhân là ngụy cũ có nợ máu; giết “ma lai”; người mẹ giết con đẻ của mình rồi tự sát nhưng không chết.

- Trong Báo cáo tổng kết công tác ngành toà án năm 1977, TANDTC đã hướng dẫn: những trường hợp giết người sau đây sẽ bị tăng nặng TNHS:

1) Giết người có tổ chức; 2) Giết người một cách trắng trợn, công khai trước mặt người khác; 3) Giết người gây khủng khiếp trong nhân dân; 4) Giết người với thủ đoạn tàn khốc; 5) Giết nhiều người; 6) Giết người vì tư thù, tư lợi; 7) Giết người để che giấu khuyết điểm, tội lỗi của mình; 8) Giết người để cướp của [41, tr.83].

Ngoài ra các trường hợp giết người với tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội phạm này như giết người để che giấu hoặc thực hiện tội phạm, giết người vì lý do công vụ của nạn nhân đã được thể hiện một phần trong các văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền sống bất khả xâm phạm

của con người. Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật trong thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1985 đã có bước đầu quy định về tội giết người nói chung và các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người đã được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, do yêu cầu và hoàn cảnh thực tế mà chưa có văn bản mang tính pháp điển hóa cao về luật hình sự nói chung và quy định về tội giết người nói riêng. Nhìn chung việc xử lý tội phạm mới chỉ dừng lại ở các cấp độ là các Sắc lệnh và đặc biệt là các thông tư hướng dẫn đường lối xét xử...

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước năm 1999

Từ khi đất nước thống nhất, chúng ta đã gặp phải nhiều khó khăn và khuyết điểm chủ quan duy ý chí, duy trì quá lâu mô hình kinh tế quan liêu bao cấp nên không thực hiện được mục tiêu đã đề ra là ổn định một cách cơ bản tình hình kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Pháp chế XHCN chậm được tăng cường, pháp luật và kỷ cương bị buông lỏng. Mặt khác, các quy phạm pháp luật hình sự đơn hành không thể hiện được toàn diện, đầy đủ các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta. Việc ban hành BLHS là một vấn đề có tính tất yếu khách quan, cấp thiết có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện thành công hai nhiệm vụ lớn đã được Đảng và Nhà nước đề ra đó là xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngày 27 tháng 6 năm 1985, pháp luật hình sự Việt Nam lần đầu tiên được chính thức pháp điển hoá bằng việc Quốc hội khoá VII đã thông qua BLHS, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1986. Tội giết người được quy định tại Điều 101 cụ thể như sau:

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;

a) Vì động cơ đê hèn; để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác;

b) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp hoặc bằng phương pháp có khả năng chết nhiều người;

c) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Giết nhiều người hoặc giết phụ nữ mà biết là có thai; đ) Có tổ chức;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác;

g) Có tính chất côn đồ; tái phạm nguy hiểm.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định ở khoản 1 Điều này hoặc không có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

3. Phạm tội trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

4. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm [34].

Như vậy, lần đầu tiên tội giết người được quy định cụ thể trong BLHS quốc gia. Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người được quy định tại khoản 1 Điều 101 với các điểm a và c gồm có: vì động cơ đê hèn; để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác; giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn. Như vậy chúng ta thấy, trong BLHS năm 1985 đã có những quy định cụ thể về tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người.

Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS. Chương II về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người có giải thích về hành vi phạm tội vì động cơ đê hèn như sau:

Giết người vì động cơ đê hèn (điểm a) như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng của nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ…) [24].

Trong lần sửa đổi, bổ sung thứ nhất BLHS tại kỳ họp Quốc hội khoá VII từ ngày 18 tháng 12 đến ngày 28 tháng 12 năm 1989, BLHS vẫn giữ nguyên quy định về tình tiết tăng nặng phạm tội vì động cơ đê hèn tại Điều 39 (những tình tiết tăng nặng) và tăng nặng định khung tại điểm a khoản 1 Điều 101 (tội giết người), ngoài ra không có thêm bất cứ thay đổi hay bổ sung nào về tình tiết phạm tội vì động cơ đê hèn vào trong các CTTP.

Lần sửa đổi, bổ sung thứ hai BLHS tại kỳ họp Quốc hội khoá VIII từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 1991 không có sửa đổi bổ sung nào về tình tiết phạm tội vì động cơ đê hèn.

Lần sửa đổi, bổ sung thứ ba BLHS tại kỳ họp Quốc hội khoá IX từ ngày 09 đến ngày 23 tháng 12 năm 1992 vẫn giữ nguyên về các tình tiết phạm tội vì động cơ đê hèn.

Đối với tình tiết giết người để che giấu hoặc để thực hiện tội phạm khác. Nghị quyết 04/HĐTP đã hướng dẫn như sau:

Giết người để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác: động cơ “để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác” là tình tiết định khung của tội giết người quy định ở Điều 101, khoản 1, điểm a. Còn “tội phạm khác” có thể là tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng (theo Điều 8 khái niệm tội phạm) cần được xử lý theo một tội danh riêng [24].

Nếu “tội phạm khác” cần xét xử, thì xét xử về hai tội (tội giết người và “tội phạm khác”), quyết định hình phạt đối với từng tội phạm (tuần tự theo thời gian thực hiện) rồi tổng hợp thành hình phạt chung, như hiếp dâm rồi giết nạn nhân để che giấu tội phạm thì bị xử lý về tội hiếp dâm (Điều 122) và tội giết người (Điều 101, khoản 1, điểm a).

Nếu “tội phạm khác” có tính chất, mức độ nguy hiểm hạn chế (như: tội phạm chưa đạt, hậu quả chưa xảy ra hoặc không đáng kể…), mà xét thấy không cần thiết phải xử lý về hình sự thì có thể không xét xử về tội phạm đó, nhưng phải phân tích trong bản án.

Đối với tình tiết giết người vì lý do công vụ của nạn nhân Nghị quyết 04/HĐTP hướng dẫn:

Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân (điểm c). Công vụ là một công việc mà cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một người thực hiện.

Người thực hiện một công việc vì nghĩa vụ công dân (như bắt giữ kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải là người thi hành công vụ, nhưng nếu do công việc đó mà họ bị giết, thì họ có thể được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội như đối với người thi hành công vụ và hành vi của kẻ giết người đó cũng bị xử lý theo Điều 101, khoản 1, điểm c [24].

Kẻ giết người có thể thực hiện tội phạm khi nạn nhân sắp thi hành công vụ hoặc giết người đã thi hành công vụ để trả thù họ hoặc để đe dọa người khác.

Như vậy, qua nghiên cứu có thể thấy, BLHS năm 1985 trong quy định về tội giết người đã có sự phát triển một bước mới trong việc quy định về tội phạm này, trong đó đã xác định cụ thể 3 tình tiết phạm tội mang yếu tố thuộc mặt chủ quan là giết người vì động cơ đê hèn, giết người để che giấu hoặc thực hiện một tội phạm khác, giết người vì lý do công vụ của nạn nhân. Đây là bước phát triển mới, đồng thời tạo ra điều kiện thuận lợi để các cơ quan có thẩm quyền có cơ sở pháp lý để đấu tranh chống loại tội phạm này.

Tuy nhiên, BLHS năm 1985 sau một thời gian thực hiện cũng có những nhược điểm nhất định cần phải được thay đổi, do đó BLHS năm 1999 ra đời như một yêu cầu tất yếu của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Tội giết người và đặc biệt là quy định về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người cũng cần phải sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới.

1.3. Nội dung của các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người theo quy định của BLHS năm 1999

Như trên đã phân tích, các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người được quy định tại các điểm d, m, h, g, q của khoản 1 Điều 93 BLHS 1999. Các tình tiết này gồm có: giết người vì lý do công vụ của nạn nhân; giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thuê giết người; giết người vì động cơ đê hèn. Trong mục này, tác giả phân tích về nội dung quy định của BLHS và các văn bản khác có liên quan về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người.

1.3.1. Nội dung của tình tiết “giết người vì lý do công vụ của nạn nhân”

“Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân” là tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999. Khi nghiên cứu về tình tiết này chúng ta cần phải hiểu công vụ là gì, và người thi hành công vụ là gì. Theo Từ điển tiếng Việt “Công vụ là một hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội” [30, tr.153].

Theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipeadia” thì khái niệm công vụ còn có một số đặc điểm và tính chất như sau:

- Mục đích của công vụ là phục vụ nhân dân và xã hội.

- Nội dung hoạt động công vụ gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023